Từ Phòng Raphael đi lòng vòng khá dài và lên lên xuống xuống các kiểu thang thì mới tới được phần quan trọng nhất của Bảo tàng Vatican là Nhà nguyện Sistine.
Tới đây thì nhân viên của bảo tàng sẽ nhắc nhở mọi người tắt hết điện thoại không được chụp ảnh. Thành ra em không có bức ảnh nào chụp phần bên trong nhà nguyện cả. Thực ra em vẫn nghe thấy có vài tiếng lách tách nho nhỏ, có vẻ như một vài du khách nào đó vẫn lén chụp hình cho bằng được. Không biết có cụ mợ nào sang đây và chụp lén thành công được bức ảnh nào không nhỉ?
Nhà nguyện được đặt theo tên của Giáo hoàng Sixtus IV della Rovere, người đã yêu cầu kiến trúc sư Giovanni dei Dolci xây cho ông một nhà nguyện để phục vụ cho những nghi lễ nội bộ vào năm 1473 và nó được hoàn thành vào năm 1481.
Nhà nguyện có hình chữ nhật, rộng 13,4m, dài 40,9m và cao 20,7m, ở giữa có một tấm vách ngăn thấp trổ các ô vuông rỗng bằng đá cẩm thạch của Mino da Fiesole, Andrea Bregno và Giovanni Dalmata chia nhà nguyện làm 2 phần nhằm mục đích phân chia cấp bậc những người được tham gia vào các nghi lễ.
Từ năm 1841 đến năm 1482, theo yêu cầu của Giáo hoàng Sixtus IV, một nhóm họa sĩ thời Phục Hưng của Ý đã hoàn thành các bức bích họa cho các mặt tường xung quanh. Tường vách được chia thành 3 cấp độ, tầng dưới cùng là thảm trang trí được thiết kế bởi Raphael, tầng 2 là các cảnh trích trong Kinh Cựu ước và Kinh Tân ước và trên cùng xung quanh các cửa sổ vòm là hình ảnh các Giáo hoàng tử vì đạo được vẽ bởi Botticelli, Ghirlandaio, Perugino.
Tới năm 1508, dưới thời Giáo hoàng Giulio II, Michenlangelo gần như bị ép ký hợp đồng vẽ bích họa trang trí cho trần nhà nguyện. Điều này khá là lạ vì cho tới lúc ấy thì Michenlangelo vốn nổi tiếng là nhà điêu khắc chứ không phải là họa sĩ. Ông đã vẽ 9 bức tranh trên trần theo thứ tự trong sách Khải Huyền từ năm 1508 đến năm 1512. Ba thập kỷ sau ông mới tiếp tục vẽ nốt bức tranh tường Sự phán xét cuối cùng (The Last Judgment) ở phía trên bàn thờ cuối nhà nguyện.
Nhà nguyện Sistine nằm trong Điện Tông Tòa vì thế nó không có mặt tiền mà chỉ có một cửa ra vào nhỏ thông với hành lang dinh thự của Giáo hoàng. Không thể nhìn thấy toàn bộ tường nhà nguyện từ phía ngoài mà chỉ có thể thấy một phần tường bên trên cùng cùng với 6 cửa sổ hình vòm mỗi bên và phần mái tam giác (tương tự như kiểu mái ngói ở Việt Nam) của nó nếu nhìn từ trên cao xuống. Nhìn bên ngoài nó chỉ là một tòa nhà gạch đơn giản, không được trang trí gì, khác hẳn với phần nội thất nổi tiếng suốt hơn 500 năm qua.
Ngày nay Nhà nguyện Sistine vẫn được Giáo hoàng sử dụng cho hầu hết các nghi lễ chính thức. Khi một vị Giáo hoàng qua đời thì các hồng y Công giáo La Mã từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại nhà nguyện này để tổ chức Mật nghị Hồng y bầu chọn ra người kế vị.
Từ hành lang này có một cửa nhỏ thông vào trong Nhà nguyện, bên trên có tấm biển và mũi tên chỉ dẫn.
Và tấm ảnh sau khi bước chân ra khỏi nhà nguyện.
Tới đây thì nhân viên của bảo tàng sẽ nhắc nhở mọi người tắt hết điện thoại không được chụp ảnh. Thành ra em không có bức ảnh nào chụp phần bên trong nhà nguyện cả. Thực ra em vẫn nghe thấy có vài tiếng lách tách nho nhỏ, có vẻ như một vài du khách nào đó vẫn lén chụp hình cho bằng được. Không biết có cụ mợ nào sang đây và chụp lén thành công được bức ảnh nào không nhỉ?
Nhà nguyện được đặt theo tên của Giáo hoàng Sixtus IV della Rovere, người đã yêu cầu kiến trúc sư Giovanni dei Dolci xây cho ông một nhà nguyện để phục vụ cho những nghi lễ nội bộ vào năm 1473 và nó được hoàn thành vào năm 1481.
Nhà nguyện có hình chữ nhật, rộng 13,4m, dài 40,9m và cao 20,7m, ở giữa có một tấm vách ngăn thấp trổ các ô vuông rỗng bằng đá cẩm thạch của Mino da Fiesole, Andrea Bregno và Giovanni Dalmata chia nhà nguyện làm 2 phần nhằm mục đích phân chia cấp bậc những người được tham gia vào các nghi lễ.
Từ năm 1841 đến năm 1482, theo yêu cầu của Giáo hoàng Sixtus IV, một nhóm họa sĩ thời Phục Hưng của Ý đã hoàn thành các bức bích họa cho các mặt tường xung quanh. Tường vách được chia thành 3 cấp độ, tầng dưới cùng là thảm trang trí được thiết kế bởi Raphael, tầng 2 là các cảnh trích trong Kinh Cựu ước và Kinh Tân ước và trên cùng xung quanh các cửa sổ vòm là hình ảnh các Giáo hoàng tử vì đạo được vẽ bởi Botticelli, Ghirlandaio, Perugino.
Tới năm 1508, dưới thời Giáo hoàng Giulio II, Michenlangelo gần như bị ép ký hợp đồng vẽ bích họa trang trí cho trần nhà nguyện. Điều này khá là lạ vì cho tới lúc ấy thì Michenlangelo vốn nổi tiếng là nhà điêu khắc chứ không phải là họa sĩ. Ông đã vẽ 9 bức tranh trên trần theo thứ tự trong sách Khải Huyền từ năm 1508 đến năm 1512. Ba thập kỷ sau ông mới tiếp tục vẽ nốt bức tranh tường Sự phán xét cuối cùng (The Last Judgment) ở phía trên bàn thờ cuối nhà nguyện.
Nhà nguyện Sistine nằm trong Điện Tông Tòa vì thế nó không có mặt tiền mà chỉ có một cửa ra vào nhỏ thông với hành lang dinh thự của Giáo hoàng. Không thể nhìn thấy toàn bộ tường nhà nguyện từ phía ngoài mà chỉ có thể thấy một phần tường bên trên cùng cùng với 6 cửa sổ hình vòm mỗi bên và phần mái tam giác (tương tự như kiểu mái ngói ở Việt Nam) của nó nếu nhìn từ trên cao xuống. Nhìn bên ngoài nó chỉ là một tòa nhà gạch đơn giản, không được trang trí gì, khác hẳn với phần nội thất nổi tiếng suốt hơn 500 năm qua.
Ngày nay Nhà nguyện Sistine vẫn được Giáo hoàng sử dụng cho hầu hết các nghi lễ chính thức. Khi một vị Giáo hoàng qua đời thì các hồng y Công giáo La Mã từ khắp nơi trên thế giới sẽ tập trung tại nhà nguyện này để tổ chức Mật nghị Hồng y bầu chọn ra người kế vị.
Từ hành lang này có một cửa nhỏ thông vào trong Nhà nguyện, bên trên có tấm biển và mũi tên chỉ dẫn.

Và tấm ảnh sau khi bước chân ra khỏi nhà nguyện.
