[Funland] Một bữa cỗ Nông Thôn Bắc Bộ

Tuyenkskt

Xe tải
Biển số
OF-371712
Ngày cấp bằng
27/6/15
Số km
200
Động cơ
252,080 Mã lực
Nơi ở
số 54/100 ngõ chợ Khâm Thiên,Đống Đa,Hà Nội
Website
www.facebook.com
Thường thì e ít khi để ý kỹ đến những tiểu tiết đó,nhưng thấy đúng thật ."Các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt" :))
 

thungxam

Xe tăng
Biển số
OF-84291
Ngày cấp bằng
4/2/11
Số km
1,937
Động cơ
423,859 Mã lực
Em lại thích kiểu này hơn , mấy ông thanh niên bê ra 1 góc ngồi , cỗ chỉ có thịt lợn luộc , lòng , gan , dồi ,vài miếng thịt thủ lót lá chuối chấm nước mắm thêm quả ớt chỉ thiên và ít hạt tiêu .
Kệ mấy ông tây lông hay cuồng tây , em cứ thấy vui và thoải mái là dc
 

abcdxyzw

Xe tăng
Biển số
OF-378049
Ngày cấp bằng
17/8/15
Số km
1,636
Động cơ
255,816 Mã lực
Tuổi
50
Em ghét nhất mấy thằng tây ra vẻ văn minh, đi khám phá về văn hóa của người Việt, viết ba dòng lằng nhằng kiểu bề trên. Ghét hơn nữa mấy thằng có tý liên quan đến tây, cũng học đòi văn hóa của họ về để áp vào cái nhìn của văn hóa dân tộc.

Hơi có tý liên quan, tiện đây em chửi câu cho bõ, tiên sư mấy thằng tây lợn, nó hay có câu "một vùng đất vừa được phát hiện", "một vẻ đẹp hoang sơ vừa được tìm thấy". Mấy cái tư tưởng này nó cũng đã dùng để viết về những vùng đất mà bản thân bọn lợn đó mới biết ở trên bản đồ thế giới hoặc nơi nó đến (trong đó cũng có Hà Nội đấy). Người ta sống ở đó cả nghìn năm rồi mà chúng nó tự cho nó có cái quyền tìm thấy hay phát hiện. Thế song rồi có một đám báo chí, mấy thằng dở người cũng viết bài đưa đẩy mấy cái đánh giá đó, rồi xì xụp hít hà khen thơm.
à, bài này trong tập bút ký của tây nào đấy từ đầu thế kỷ

nên cách nhìn hồi ấy nó cũng khác mà sinh hoạt dân ta cũng khác
 

Seduxen

Xe điện
Biển số
OF-189294
Ngày cấp bằng
11/4/13
Số km
3,008
Động cơ
359,990 Mã lực
Em ăn cỗ ở Tiền Hải.
Mỗi mâm dắt khoảng mươi cái túi nilon để chia phần. Mọi người chỉ ăn qua loa cơm chan nước canh. Còn lại chia đều thức ăn vào các túi để mang phần về.
Hôm đó, em vừa ngồi chưa kịp gắp cái gì ăn thì các bà nhao nhao:
- Mày ăn miếng nào thì gắp hết về đê để các bà còn chia phần mang về.
Run tay em ko dám gắp luôn, cười mếu máo:
- Dạ thôi, các bà cứ chia đi ạ.
Thế là các bà chia nhau đều chằn chặn rồi đứng dậy xách túi phần về.
 

buidinhphuoc

Xe điện
Biển số
OF-152152
Ngày cấp bằng
9/8/12
Số km
4,142
Động cơ
376,776 Mã lực
Tuổi
63
Nơi ở
Lắc Kon Ku
Đây là bữa cỗ trong nội bộ gia đình thì mới có kiểu gắp - nhường.
Cách đây hơn năm, về quê ăn cỗ khách (ma chay hiếu hỉ), bê mâm ra thấy có kèm một xấp túi bóng. Các đồ khô thì mọi người trong mâm tự chia cho vào túi bóng mang về; còn đâu thì ngồi gặm ba miếng xương xẩu, chan tí canh húp, uống vài chén rượu rồi đứng dậy.
Quê em ở Xuân Trường Nam định nhé
Giống Thạch Hà - Hà Tĩnh bầy tui!
 

hungnhd

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-115567
Ngày cấp bằng
5/10/11
Số km
3,877
Động cơ
414,267 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cái này có lâu dồi, tuy nhiên đọc lại vẫn thấy buồn cười. E thích kiểu tả nài :))
 

khoinguyen

Xe điện
Biển số
OF-11230
Ngày cấp bằng
24/10/07
Số km
3,765
Động cơ
562,596 Mã lực
Đếu mịa, nếu là Tây thật thì đúng là mấy thằng Tây ba lô du lịch nửa mùa, đem cái nhìn cứng nhắc và hạn hẹp ấy để nhìn ra cả thế giới thì thôi tốt nhất nên ở nhà cho đỡ thấy kinh. Em có mấy thằng bạn Tây lông, đến HN chén thịt chó, vào miền Trung xơi gỏi sứa, tới Nam xơi rắn hổ, chẳng kinh cái gì. Đúng kiểu đi đến đâu hưởng thụ đến đó mới sướng thân du lịch. Bọn đấy ăn tạp còn hơn cả em.
Cá nhân em thích ngồi cỗ nhà quê hơn là cỗ thành phố. Ngày xưa ông bà còn, ăn cỗ ở quê cứ gọi là vui phơi phới. Giờ về HN, cỗ trong gia đình toàn ăn nhanh uống gọn còn giải tán, ở cơ quan mà có liên hoan thì phải phân công nhau lần lượt đi :D.
Em có thằng bạn Nhật, sang đây nó đạp xe đi từ Nam ra Bắc, ở nhà em mấy hôm mà chợ cóc đầu phố nó biết tất. nó ăn nhiều thứ mà em ko ăn như tiết canh, thắng cố... Em sang Úc, mấy thằng thì ra cái điều là phải quý chó quý mèo; một số thằng biết em VNmese thì kêu thịt chó, bia hơi number one. Nói chung văn hoá tự nó có những giá trị tồn tại...
 

milan2

Xe tăng
Biển số
OF-353677
Ngày cấp bằng
4/2/15
Số km
1,423
Động cơ
273,880 Mã lực
Một câu chuyện có tính chất giải trí mà các cụ cũng nhao lên chửi được , có tý đụng chạm gì thì kệ nó thôi , fun thôi cho nó đỡ mệt mỏi!
 

be beo

Xe tăng
Biển số
OF-97174
Ngày cấp bằng
26/5/11
Số km
1,383
Động cơ
410,470 Mã lực
kệ mịa bọn tây lông, em cứ cỗ là chén.
 

likefim72

Xe điện
Biển số
OF-336653
Ngày cấp bằng
29/9/14
Số km
2,085
Động cơ
293,380 Mã lực
à, bài này trong tập bút ký của tây nào đấy từ đầu thế kỷ

nên cách nhìn hồi ấy nó cũng khác mà sinh hoạt dân ta cũng khác
Thế mà thằng cờ hó nó đưa lên như là bây giờ ấy cụ nhể.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cụ Kéo

Xe ngựa
Biển số
OF-145302
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
26,493
Động cơ
587,980 Mã lực
Nơi ở
Nhà :))
Website
shopee.vn
Em đi ăn cỗ ghét nhất là gắp vào bát em ! cứ gắp vào là em để đấy , éo ăn đồng thời xin thêm 1 cái bát nữa để tự gắp ăn , ai gắp thì mời để vào cái bát riêng ra kia
 

van_ly

Xe tăng
Biển số
OF-166643
Ngày cấp bằng
13/11/12
Số km
1,311
Động cơ
354,956 Mã lực
Đèo mẹ, thằng Tây này nó éo hiểu gì văn hoá Việt Nam, viết lăng nha lăng nhăng éo trách nó, nhưng ông vn nào a dua theo cũng là loại vứt đi, văn hoá dân tộc ta là thế, là gốc là rễ, mất văn hoá là mất dân tộc, người ta phân biệt dân tộc này với dân tộc khác là văn hoá.
Như nhà em thôi, mấy bà con dâu lai căng, làm giỗ bày đặt ăn đồ tây, làm sa lát, dăm bông, cúng gà muối, cả họ chửi cho. giỗ lúc nào cũng phải có con gà trống luộc, đĩa xôi, bát canh miến nhé, tóm lại là món truyền thống. Tây ở đâu éo biết, truyến thống tốt luôn phải phát huy ko thì chả còn bản sắc gì.
 

NNS

Xe lừa
Biển số
OF-4688
Ngày cấp bằng
12/5/07
Số km
36,677
Động cơ
1,812,492 Mã lực
Sang Ấn chúng nó bốc bải đút vào mồm nhau còn gớm hơn, văn hóa nó thế, chửi gề
 

Kimochill

Xe tải
Biển số
OF-396945
Ngày cấp bằng
15/12/15
Số km
261
Động cơ
234,850 Mã lực
Em cũng ghét kiểu gắp cho nhau, lần nào về ăn cỗ em cũng bị gắp cho đầy một bát đồ ăn, không ăn thì cảm thấy bất lịch sự mà ăn thì không nổi
 

lehahai

Xe tăng
Biển số
OF-1588
Ngày cấp bằng
30/8/06
Số km
1,022
Động cơ
214,285 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Bọn em học Thái Nguyên chuyên ra Đồng Quang ăn cắp rau cải về nấu mì ăn , 1 bao rau cải cho vào cái xô cắm sục nấu với 1 gói mì Miliket , đúng là trên cả tuyệt vời ,ăn xong thấy 1 bát đầy đất ở đáy nồi , nhưng tuyệt vời hơn là sáng hôm sau ra xem thấy bà con toàn bón phân chuồng
Em tưởng rau là phải bón phân bắc chứ cụ?
 

freeway

Xe tải
Biển số
OF-73528
Ngày cấp bằng
21/9/10
Số km
225
Động cơ
426,100 Mã lực

Hoàng_Phú Thọ

Xe container
Biển số
OF-307823
Ngày cấp bằng
14/2/14
Số km
8,178
Động cơ
1,000,378 Mã lực
Nơi ở
huyện Cẩm Khê - Phú Thọ
Như thế mới vui, và đúng phong tục tập quán, chứ vào bàn là các chú trẻ khoẻ ăn nhanh như chớp thì người già ăn gì, trẻ con ăn gì:)
Cụ làm cháu nhờ hồi đầu những năm 80, ở phòng tập thể trường ĐH, ăn mấy gói mỳ 2 tôm mà ngon hơn ăn cao lương bây giờ. Lấy tàu ngầm đun sôi nước, bỏ mỳ vào, mêm gia vị, 14 anh em từ gường tầng phi xuống ai có muỗng dùng muỗng, ai có đũa dùng đũa, nhoáy 1 cái sạch không còn 1 cọng mà khói vẫn chưa bay ra khỏi miệng nồi.
Bọn em còn dùng cả cán bàn chải răng vớt lên cái vỏ gói mì luôn -vì không có đũa bát; có hôm mượn nhầm xô của bọn con gái - sáng hôm sau bọn nó bảo đấy là cái xô chuyên dùng ngâm màn xô.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,984
Động cơ
388,569 Mã lực
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Không rõ nguồn gốc câu truyện.
Nhưng có lẽ là Bịa. Chắc chỉ đứng ngoài quan sát xong nhập đồng khi viết.
1- Khi có khách, lúc đầu người nông dân Việt Bắc bộ khá rụt rè, thường chú ý đến khách nhiều hơn.Thường mời khách rất nhiệt tình.
2- Ăn cỗ bình thường là có Riệu, và bao giời cũng có màn mời khách ( nếu anh Tây có mặt lại càng nhiệt tình ).
3- Nếu là ngày nay. thì người lớn tuổi có thể ngồi cùng người ít tuổi hơn. Ngày xưa không có truyện đó.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top