[Funland] Một bữa cỗ Nông Thôn Bắc Bộ

khonglo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-431911
Ngày cấp bằng
23/6/16
Số km
3,390
Động cơ
237,460 Mã lực
Văn tả hay, sát thực tế. Với E thì bthuong, vui là khác nữa, nhưng e ghét cái cảnh gắp cho nhau. Với cháu không gì cực hình bằng ngồi ăn với các cụ cao niên
 

mylife0210

Xe tải
Biển số
OF-345044
Ngày cấp bằng
1/12/14
Số km
280
Động cơ
453,188 Mã lực
Theo ý của em thì lần sau nhà các bác có cỗ thì đừng có mời khách Tây về ,nếu có mời về nhà thì cứ cho ăn chuối và uống nước lọc . Vừa đỡ tốn , vừa không bị họ chê lọ chê chai.
Và còn nữa , những lời miêu tả ở trên có 1 phần không nhỏ là văn phong của người dịch ,chứ không phải 100% là ý của bản gốc
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
7,091
Động cơ
1,058,150 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Mình thì quen đi nên không để ý, đúng là Họ viết chân thực và miêu tả chi tiết thú vị thật !
Văn hóa và thói quen ẩm thực mỗi vùng miền và từng con người cu thể khác nhau nên cũng khác nhau thật ! Đúng là người Tây thích, hay ăn lườn gà, nó cũng đắt hơn hẳn gà đùi. Nói chung, với thịt gia súc, gia cầm, Họ không thích ăn đồ dai, rắn.
 

Trang Nguyen

Xe container
Biển số
OF-106833
Ngày cấp bằng
26/7/11
Số km
5,400
Động cơ
404,992 Mã lực
Cụ nào dịch sinh động ghê. :)
Nhưng em k thích ăn uống chung trong đĩa, bát canh...hay dùng đũa gắp đồ ăn cho nhau. Em toàn nghĩ đến những hình ảnh mất vệ sinh. Cho nên ăn uống trong nhà cũng như bên ngoài em ít gắp cho người khác và k thích bị người khác gắp cho mình.
 

lyhoa75

Xe điện
Biển số
OF-111623
Ngày cấp bằng
5/9/11
Số km
3,386
Động cơ
416,307 Mã lực
Nơi ở
Lò Hoả
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Chả biết Tây hay ta viết mà đọc thấy so funny :))
 

Peon

Xe hơi
Biển số
OF-396716
Ngày cấp bằng
14/12/15
Số km
163
Động cơ
234,410 Mã lực
Đếu mịa, nếu là Tây thật thì đúng là mấy thằng Tây ba lô du lịch nửa mùa, đem cái nhìn cứng nhắc và hạn hẹp ấy để nhìn ra cả thế giới thì thôi tốt nhất nên ở nhà cho đỡ thấy kinh. Em có mấy thằng bạn Tây lông, đến HN chén thịt chó, vào miền Trung xơi gỏi sứa, tới Nam xơi rắn hổ, chẳng kinh cái gì. Đúng kiểu đi đến đâu hưởng thụ đến đó mới sướng thân du lịch. Bọn đấy ăn tạp còn hơn cả em.
Cá nhân em thích ngồi cỗ nhà quê hơn là cỗ thành phố. Ngày xưa ông bà còn, ăn cỗ ở quê cứ gọi là vui phơi phới. Giờ về HN, cỗ trong gia đình toàn ăn nhanh uống gọn còn giải tán, ở cơ quan mà có liên hoan thì phải phân công nhau lần lượt đi :D.
 

Buôn gạch

Xe buýt
Biển số
OF-312467
Ngày cấp bằng
20/3/14
Số km
809
Động cơ
302,413 Mã lực
Khối ông ở thành phố mâm cao cỗ đầy thèm được ăn 1 bữa cơm như thế.
 

MP3

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-30965
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
2,555
Động cơ
1,941,037 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân quận
Website
goo.gl
Haizzz, quê ngoại em giờ vẫn vậy, nhất là vào những ngày áp Tết, đã về quê mà k ăn là bị giận, là coi thường người khác. Nhưng ngồi xuống mâm cơm thì gắp mời nhau lia lịa, bưng cái bát lên miếng thịt nó bịt lấy mắt, k còn nhìn thấy ai nữa vì cái bát đầy thức ăn. Ăn thế vui gì???
Giờ kinh tế khấm khá hơn nhiều, k đói nghèo như ngày xưa nhưng xem ra quê em vẫn nặng nề chuyện ăn uống, nhất là chuyện ăn thì phải uống rượu, thành ra những ngày Tết, giỗ chạp gặp ông anh, thằng em, ông chú...ai cũng khề khà 1 giọng rượu chán ghê.
Em là em chỉ thích mời rượu trên này thôi.
 

Altis8629

Xe tải
Biển số
OF-57500
Ngày cấp bằng
23/2/10
Số km
377
Động cơ
448,260 Mã lực
Nghe qua thì có vẻ bữa ăn rất ghê.nhưng thật sự ra đó là những phép lịch sự tối thiểu như nhường miếng ngon cho người già,trẻ nhỏ.rồi cách ăn "rau sống",cách ăn bánh đa...đó chính là văn hoá "bát nước chấm" của đồng bằng bắc bộ và có thể của cả Việt Nam mình các cụ nhỉ.
 

meodenmatlua

Xe container
Biển số
OF-186027
Ngày cấp bằng
19/3/13
Số km
5,747
Động cơ
402,201 Mã lực
Em thấy vui, thấy nhớ những bữa cỗ như thế này. Trước ở quê như thế, giờ ra Hà Nội đến dịp giỗ chạp mới được đông vui như thế, chả thấy ai trong nhà em ghê.
Chỉ thấy vui vui là
 

manhanoi

Xe tăng
Biển số
OF-343571
Ngày cấp bằng
20/11/14
Số km
1,618
Động cơ
283,417 Mã lực
Quê e (Hà Nam) giờ cũng không thấy như tả, cỗ toàn thịt (6 đĩa 3 bát) nhưng cũng trở đầu đũa khi gắp mời xã giao, không ép ăn, không gắp đi gắp lại vòng vo nữa, cũng không thấy lấy phần về cho trẻ con.
 

kutingayxua

Xe tăng
Biển số
OF-195393
Ngày cấp bằng
23/5/13
Số km
1,920
Động cơ
341,828 Mã lực
Thế là đoạn văn chưa tả cảnh, sau khi oánh chén xong. Người trẻ dùng tăm, còn các cụ già thì dùng đũa để khêu thức ăn thừa bám trên răng và súc miệng nước trà òng ọc rồi uống. Thiếu đi cảnh này thì đoạn văn chưa mô tả hết sự tao nhã của bữa cơm người Việt...
 

hoanggialinh

Xe tải
Biển số
OF-339464
Ngày cấp bằng
21/10/14
Số km
295
Động cơ
278,010 Mã lực
Dạ vâng

cái gì không phù hợp rồi tự nó bị đào thải, dù có qua nghìn năm ạ

Bằng chứng là các vùng quê bắc bộ bây giờ không còn mấy cảnh gắp gắp vòng quanh như trên nữa. Chỉ mời và cùng lắm gắp 1-2 lần làm phép với các cụ cao tuổi thôi ạ. Cái chuyện nhúng đũa vào bát canh, bát mắm khoắng lên rồi mút cũng tiệt hẳn rồi

Cụ muốn bảo tồn thì cứ việc, nhưng xu hướng nó vậy roài, tránh sao được
Cái gì bất hợp lý thì dần dần cũng phải thay đổi. Cụ nói đúng. Tuy nhiên bác tây kia đc mời về quê ăn cỗ mà lại chê họ bẩn thì dễ ăn chốt vào mồm lắm cụ ạ. Mà nói toẹt ra dcm nó éo ở nước nó sang đây nhăng cuội *** gì văn hoá của nước em.
 

Phuvh

Xe buýt
Biển số
OF-318949
Ngày cấp bằng
9/5/14
Số km
716
Động cơ
297,730 Mã lực
Nơi ở
Công dân Xala
MỘT BỮA CỖ NÔNG THÔN VIỆT NAM

Trích một anh Tây tả màn ăn cỗ của người Bắc

"Tất cả bọn họ hân hoan ngồi sà xuống nền nhà bày la liệt và lộn xộn các món thơm ngon, một số chồm người qua các đĩa đồ ăn để lấy cho mình gia vị và những thứ cần thiết. Những người trung niên bắt đầu đào bới trong các đĩa đồ ăn lớn, lôi ra những thứ có lẽ là ngon nhất cho vào chén của những người già hơn, một số người già sau khi nhận được miếng ngon bắt đầu cằn nhằn và lập tức chuyển chúng sang chén của mấy đứa con nít đang ngồi xung quanh.
Không khí rất ồn ào, ai cũng nói một điều gì đấy nhưng có vẻ không quan trọng.

Noi gương những người đàn ông, đám phụ nữ thì tay lôi ra từ đĩa hay dùng đũa khoắng vào trong các nồi to hơn tìm kiếm một vài thứ mong muốn, khi vớt được một chùm trứng gà còn nhỏ, cả mấy người phụ nữ và đám con nít reo ồ lên.

Một trong số họ tiếp tục vớt đồ ăn trong các tô lớn, một số khác tỉ mẩn ngồi xé các chiến lợi phẩm để cung cấp cho lũ nhỏ.

Tôi thực sự không biết là bữa ăn đã bắt đầu hay chưa, khi người có vẻ lớn tuổi nhất ngồi rung rung chân liên tục và uống những ly rượu đục ngầu, một trong số họ lấy tay bốc một cây rau to, vặt lấy vài lá rồi ném cọng rau còn thừa trở về đĩa.

Số trẻ em vừa ăn vừa nói chuyện huyên náo và xô đẩy nhau rất hiếu động. Cứ mỗi lần mấy người đàn ông chọc đũa vào một đĩa xào thơm phức họ lại gào lên với những người xung quanh: Ăn đi, ăn đi.

Một phụ nữ đang múc đồ ăn cho chính mình chợt rụt phắt tay lại khi ai đó cũng thò đũa vào tô đồ ăn đó, chị ta có vẻ nhún nhường thái quá và hình như chưa ăn được bao nhiêu dù bữa ăn kéo dài đã gần 1 giờ đồng hồ, thời gian quá dài để bắt dạ dày phải liên tục nhận thêm đồ ăn.

Những vị cao niên được trọng vọng thấy rõ trong bữa ăn, họ ăn ít và thường xong đầu tiên. Một cô gái như từ dưới đất chui lên bưng đến một khay nước trà rất nóng kính cẩn mời những ông già, các ông mỗi người ngậm một cây tăm nhỏ xíu trong miệng liên tục cà qua cà lại như cách người ta sơn hàng rào không mỏi mệt, bắt đầu uống trà. Một ngụm trà nuốt vào sau đó họ chép miệng liên tục, rồi một ngụm nữa súc ộc ộc trong khi đám đông vẫn miệt mài ăn và thả đồ ăn vào chén của nhau.

Chợt một người phụ nữ quát to với đứa nhỏ có lẽ là con, không hiểu chị ta nói gì, nhưng thằng bé ngồi thụt ra khỏi chiếc chiếu, bẽn lẽn cúi mặt. Chị ta gầm gừ giật chén cơm trên tay nó, chan súp và lấy thêm các món khác còn lại trên mâm, giúi trở lại vào tay nó, miệng vẫn không thôi gầm gừ.

Sau này có dịp tiếp xúc với những người bạn Việt, tôi biết có một nguyên tắc trong bữa ăn với đám trẻ nít : lúc đầu họ khuyến khích chúng ăn nhanh ăn nhiều cho mau lớn, sau đó họ nói : ăn uống phải liên tục quan sát những người xung quanh và điều chỉnh hướng ngồi của mình cho hợp lý, còn thế nào là hợp lý và quan sát những người xung quanh để làm gì thì mỗi bà mẹ dạy con một kiểu.

Ai đó sau khi mút đũa chụt chụt bỗng dùng chính đôi đũa đó gắp thả vô trong đĩa tôi một miếng thịt hình thù kỳ dị, tất cả ồ lên : "Ngon lắm, ngon lắm". Tôi hơi ghê và băn khoăn liệu rằng những thứ mà họ thấy ngon thì tôi có thấy ngon hay không?

Bằng sự thận trọng cần thiết, tôi hiểu rằng phải nhường nó cho người lớn tuổi. Miếng ngon đó đi lòng vòng rất lâu trong các đôi đũa ướt nhẫy, cuối cùng nó thuộc về người chủ thực tế của gia đình, một người đàn ông gầy và khắc khổ, vừa nhai nát nó, anh ta vừa rên rỉ trong miệng những lời bình luận thì phải.

Không ai nghe và cũng không ai trả lời, mọi người còn túi bụi thu gom các thứ cần thiết để cho vào một miếng "bánh đa" vừa được nhúng trong nước cùng với rau sống được vẩy lung tung ướt cả mặt người ngồi bên.

Cái chính rút ra được là: Có những thứ sẽ thừa rất nhiều, có những thứ bị thiếu ngay trong chục phút đầu. Tôi cho rằng đây không chỉ là lỗi của đầu bếp, mà còn chính là lỗi của những người ăn, khi họ không chỉ ăn mà lại tự thấy có trách nhiệm thúc ép người khác phải ăn những món mình thấy ngon.

Và như tôi đã trải qua khi lấy một miếng ức con gà: "Đừng ăn! Đừng ăn! Không ngon! Không ngon!"... tức là ngăn cản người khách ăn một món mà chính họ bày ra đĩa vì nó... không ngon???

Khi bữa ăn kết thúc không ai dám động vào miếng "chả" cuối cùng nằm lại trên đĩa như kiểu nó bị tẩm thuốc độc, cũng không hiểu vì sao.

Ôi ! Một phong cách ăn uống độc đáo! Dù sao tôi thấy bữa ăn của họ tuy căng thẳng, mất trật tự và vất vả quá mức những cũng rất khó quên và rất thân mật với các nguyên tắc vừa mơ hồ vừa nghiêm khắc...

Nguồn: FB Quoc Tuan Vu trên group ăn uống.
Quên em á, chả ăn thế đâu....ăn đồ nước thôi đồ khô 6 cái túi bóng chia phần mang về :)
 

XPQ

Xe cút kít
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
19,145
Động cơ
548,851 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Cái sự oánh chén ở thôn quê bây giờ cũng sang choảnh hơn nhiều rồi, nhất là cỗ cưới cỗ họ thì ý tứ khảnh khót còn chán.Bữa cỗ mà bạn tây này nó tả chỉ có thể là cỗ giỗ cụ trong một chi hẹp, toàn chỗ thân thích không kiêng dè ý tứ gì thôi.
Việc cỗ bàn ở Bắc Bộ, nhìn chung cũng có phép tắc riêng, không phải xô bồ lộn xộn.Tuy chỉ có cái môn cậy bựa gảy xỉ thì hẵng còn tởm.Lắm ông gảy được miếng bựa ra, lại còn nhón ngón tay dúng cái tăm vào chén nước để rửa xong mới rà soát tiếp.Tởm thật! :)):)):))
 

Nongdantb

Xe tăng
Biển số
OF-420141
Ngày cấp bằng
3/5/16
Số km
1,184
Động cơ
232,252 Mã lực
Tuổi
41
Đó chính là sự khác nhau giữa văn ta và văn tây.Họ tả những gì thật nhất,còn ta thì tả ít và phét thì nhiều
 

congngo

Xe container
Biển số
OF-37266
Ngày cấp bằng
4/6/09
Số km
6,027
Động cơ
537,955 Mã lực
Ồn ào, hơi mất vệ sinh... nhưng vui mà.
 

thienan.log

Xe buýt
Biển số
OF-376303
Ngày cấp bằng
4/8/15
Số km
845
Động cơ
252,980 Mã lực
Chuẩn không cần chỉnh. Tả rất chính xác và xác thực :)
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,916
Động cơ
534,475 Mã lực
Không thấy bạn Tây tả cảnh ăn tiết canh nhỉ, cỗ quê mà không có tiết canh ư?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top