- Biển số
- OF-58849
- Ngày cấp bằng
- 11/3/10
- Số km
- 237
- Động cơ
- 446,170 Mã lực
Ngoài những bẫy đã và đang, Dự ở Hà Nội chắc chắn sẽ còn mọc tiếp nhiều cái bẫy kiểu này và không chỉ đơn thuần là biển báo mà còn cả vạch kẻ trên đường và bài Mùa gặt sẽ hát đều đặn cho 4 mùa rồi chứ chưa kể hát ngày hát đêm.
Biển báo - Những “cái bẫy” trên đường
26/05/2010 19:04 (GMT +7)
Ngày 11/5/2010, chỉ trong vài chục phút, hàng chục xe máy đã bị 4 cảnh sát Trạm Nông lâm, thuộc Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) tạm giữ, lập biên bản phạt tiền.
Hầu hết người vi phạm bất bình cho rằng cái biển báo khuất lấp tại khu vực đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long (tầng 2) thuộc địa bàn xã Đông Ngạc, Từ Liêm đã “cài bẫy” họ.
Công an: “Đâu tiện thì... đứng”(?!)
Trong khoảng từ 15h đến 16h chiều 11/5, khi nhóm PV có mặt tại đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long nơi nhóm cảnh sát “lập chốt” làm việc đã có tới hàng chục xe máy bị phạt vì đi vào đường cấm. Đường này vốn là lối lên cầu Thăng Long dành cho ôtô và xe máy, tuy nhiên, từ khi sửa cầu thì cấm xe máy, chỉ ôtô được đi. Riêng xe tải 1,5 tấn thì bị cấm từ 6h sáng đến 21h đêm. 15h30’ ngày 19/5, khi nhóm PV trở lại thì biển báo cấm xe tải được gỡ bỏ. Tại vị trí lập chốt cũ, nhóm 4 cảnh sát trật tự lại lập chốt chặn xe vi phạm.
Người tham gia giao thông hỗn loạn vì không biết đi đường nào cho đúng. Ảnh: TG
Phỏng vấn những người vi phạm, hàng chục trường hợp bị phạt ở đây đều bức xúc khẳng định “không thấy biển báo cấm”. Họ cho rằng “Đặt biển báo mà khiến người dân đỏ mắt cũng không nhìn ra thì đặt làm gì?”. Thậm chí nhiều người còn hoài nghi: “Biển báo hay là “cái bẫy”?”. Anh Quang ở phường Giảng Võ, Ba Đình (Hà Nội), một người dân bị tổ cảnh sát giữ xe cho biết: “Tôi không thể quan sát thấy biển cấm ở tít bên kia đường. Khi qua điểm giao cắt tôi phải quan sát luồng phương tiện đang lưu thông hướng vuông góc với tôi để tránh tai nạn”. Bác Minh, 62 tuổi ở KTT trường Cảnh sát bức xúc: “Tôi hoàn toàn không nhìn thấy có biển báo trên đường. Người dân cứ thuận chiều thì dân đi, mà công an đứng nép thế này thì có mà phạt cả ngày. Biển báo thay đổi xoành xoạch thế này chỉ chết dân”.
Trước câu hỏi của PV về việc biển cấm đặt không phù hợp dẫn đến việc người dân bị phạt, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, một thành viên của nhóm cảnh sát lập chốt ở đây giải thích: “Không thuộc thẩm quyền” và từ chối bình luận(?!). Khi PV hỏi tại sao không đứng ngay đầu đường hướng dẫn cho người dân mà đứng khuất trong đường cấm để “xử”, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng giải thích: “Ở đâu tiện thì chúng tôi đứng. Đứng ở đấy người dân nói mới chớm vi phạm thì khó xử lý”. Lúc PV chất vấn tiếp: “Cơ quan chức năng phải hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật sao lại cố tình tạo điều kiện để dân vi phạm rồi bắt?” thì ông Hùng từ chối trả lời. Ông Hùng cũng cho biết số xe bị phạt rất đông nhưng từ chối cho biết số lượng cụ thể.
Biển báo hay... “cái bẫy”?
Khi quan sát thấy lượng người vi phạm đi vào đường cấm ở đây nhiều một cách bất thường, chúng tôi đã ghi lại hình ảnh. Trong chưa đầy 1 tiếng, ở đây có trên 20 xe máy “dính đòn”, bị tổ cảnh sát này bắt giữ chờ xử phạt. Khi quay lại đầu đoạn đường dẫn để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy việc cắm biển báo của ngành giao thông có vấn đề. Theo như nhiều người dân phản ứng, đúng là biển báo này không khác một cái “bẫy” đưa người đi đường vào chỗ phải phạm luật.
Cụ thể, đường này vốn cho phép ôtô, xe máy lưu thông nên nhiều người vi phạm vì thói quen, đến đó là rẽ vào. Thế nhưng, khi tiến hành cấm đường, phân luồng lại giao thông trên cầu Thăng Long thì các đơn vị chức năng lại “quên” hẳn hệ thống biển báo hướng dẫn cho người đi đường từ trước đó. Biển báo cấm xe vào đường này lại nằm ở một vị trí mà phải “căng mắt lên nhìn mới thấy”. Chưa kể trường hợp có ôtô đi trước che thì chắc chắn người đi đường chỉ còn biết “bó tay” chịu phạt. Trong trường hợp đó, “chốt” cảnh sát nằm đặt ở chân cầu để “chờ” người vi phạm, mỏi tay ghi phạt là điều... dễ hiểu!
Còn nữa, có hai lối để đi vào đường vành khuyên này. Một lối đi từ hướng từ Bắc sang Nam Thăng Long, theo chân đường cánh gà (Đông Ngạc - Từ Liêm). Khi đi đến ngã rẽ này người đi đường sẽ gặp một vòng xuyến lớn và một biển lớn chỉ dẫn phương tiện được đi thẳng và rẽ trái. Nếu rẽ trái theo chỉ dẫn và đi thẳng theo đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long các phương tiện sẽ lập tức đi vào... biển cấm. Không có một biển báo cấm xe thô sơ, xe máy và xe tải trên 1,5 tấn (riêng xe tải thì cấm từ 6h đến 21h) trước đó, tuy nhiên, nếu các phương tiện rẽ trái vượt qua vòng xuyến cắt ngang đường Đông Ngạc sẽ lập tức gặp chốt cảnh sát đã... “chờ sẵn” ở chân cầu để xử lý vi phạm. Theo tâm lý của người tham gia giao thông, khi quan sát thấy biển chỉ dẫn có đường rẽ trái thì rẽ trái là... dính chưởng.
Sơ đồ đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long. (P1, P2): Phương tiện được đi thẳng và rẽ trái. (P3): Cấm xe đạp, xe máy, ô tô tải.
Một hướng khác, cũng có thể “dẫn dụ” các phương tiện đi vào đường cấm là hướng đi trên đường Đông Ngạc, từ Bắc sang Nam cầu Thăng Long. Khi đến đoạn vòng xuyến này, người đi đường sẽ thấy một lối riêng để rẽ phải và biển cấm rẽ trái.
Lối rẽ phải dẫn lên đường vành khuyên bị cấm. Tuy nhiên không hề có biển hướng dẫn hay biển cấm nào ở đầu lối rẽ, chỉ sau khi bắt cua xong, chớm vào đường cấm và phải cố ngước lên nhìn ở phía cao bên phải thì người đi đường mới nhìn thấy biển cấm xe.
Tuy nhiên, tình trạng biển báo “bẫy” người đi đường này không chỉ có tại điểm này.
Trong đoàn người đi xe máy vi phạm có một người mặc đồng phục Thanh tra giao thông và được tốp cảnh sát làm nhiệm vụ tại đây “bỏ qua”. Khi PV chất vấn về việc này, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Có một số trường hợp người ta thi hành công vụ thì không cấm được. Việt Nam vẫn có những cái không thể như Tây được. Có những cái do chúng tôi không kiểm soát được”. PV chất vấn tiếp: “Khi mà theo luật không được miễn trừ, chẳng nhẽ người thi hành công vụ lại được quyền vi phạm pháp luật?”, Trung tá Hùng thoái thác: “Tôi không làm trực tiếp trường hợp đó”.
Nguồn: http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/446372/index.html
Biển báo - Những “cái bẫy” trên đường
26/05/2010 19:04 (GMT +7)
Ngày 11/5/2010, chỉ trong vài chục phút, hàng chục xe máy đã bị 4 cảnh sát Trạm Nông lâm, thuộc Công an huyện Từ Liêm (Hà Nội) tạm giữ, lập biên bản phạt tiền.
Hầu hết người vi phạm bất bình cho rằng cái biển báo khuất lấp tại khu vực đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long (tầng 2) thuộc địa bàn xã Đông Ngạc, Từ Liêm đã “cài bẫy” họ.
Công an: “Đâu tiện thì... đứng”(?!)
Trong khoảng từ 15h đến 16h chiều 11/5, khi nhóm PV có mặt tại đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long nơi nhóm cảnh sát “lập chốt” làm việc đã có tới hàng chục xe máy bị phạt vì đi vào đường cấm. Đường này vốn là lối lên cầu Thăng Long dành cho ôtô và xe máy, tuy nhiên, từ khi sửa cầu thì cấm xe máy, chỉ ôtô được đi. Riêng xe tải 1,5 tấn thì bị cấm từ 6h sáng đến 21h đêm. 15h30’ ngày 19/5, khi nhóm PV trở lại thì biển báo cấm xe tải được gỡ bỏ. Tại vị trí lập chốt cũ, nhóm 4 cảnh sát trật tự lại lập chốt chặn xe vi phạm.
Phỏng vấn những người vi phạm, hàng chục trường hợp bị phạt ở đây đều bức xúc khẳng định “không thấy biển báo cấm”. Họ cho rằng “Đặt biển báo mà khiến người dân đỏ mắt cũng không nhìn ra thì đặt làm gì?”. Thậm chí nhiều người còn hoài nghi: “Biển báo hay là “cái bẫy”?”. Anh Quang ở phường Giảng Võ, Ba Đình (Hà Nội), một người dân bị tổ cảnh sát giữ xe cho biết: “Tôi không thể quan sát thấy biển cấm ở tít bên kia đường. Khi qua điểm giao cắt tôi phải quan sát luồng phương tiện đang lưu thông hướng vuông góc với tôi để tránh tai nạn”. Bác Minh, 62 tuổi ở KTT trường Cảnh sát bức xúc: “Tôi hoàn toàn không nhìn thấy có biển báo trên đường. Người dân cứ thuận chiều thì dân đi, mà công an đứng nép thế này thì có mà phạt cả ngày. Biển báo thay đổi xoành xoạch thế này chỉ chết dân”.
Trước câu hỏi của PV về việc biển cấm đặt không phù hợp dẫn đến việc người dân bị phạt, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng, một thành viên của nhóm cảnh sát lập chốt ở đây giải thích: “Không thuộc thẩm quyền” và từ chối bình luận(?!). Khi PV hỏi tại sao không đứng ngay đầu đường hướng dẫn cho người dân mà đứng khuất trong đường cấm để “xử”, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng giải thích: “Ở đâu tiện thì chúng tôi đứng. Đứng ở đấy người dân nói mới chớm vi phạm thì khó xử lý”. Lúc PV chất vấn tiếp: “Cơ quan chức năng phải hướng dẫn người dân thực hiện đúng pháp luật sao lại cố tình tạo điều kiện để dân vi phạm rồi bắt?” thì ông Hùng từ chối trả lời. Ông Hùng cũng cho biết số xe bị phạt rất đông nhưng từ chối cho biết số lượng cụ thể.
Biển báo hay... “cái bẫy”?
Khi quan sát thấy lượng người vi phạm đi vào đường cấm ở đây nhiều một cách bất thường, chúng tôi đã ghi lại hình ảnh. Trong chưa đầy 1 tiếng, ở đây có trên 20 xe máy “dính đòn”, bị tổ cảnh sát này bắt giữ chờ xử phạt. Khi quay lại đầu đoạn đường dẫn để tìm hiểu nguyên nhân, chúng tôi nhận thấy việc cắm biển báo của ngành giao thông có vấn đề. Theo như nhiều người dân phản ứng, đúng là biển báo này không khác một cái “bẫy” đưa người đi đường vào chỗ phải phạm luật.
Khi PV thắc mắc với 4 cảnh sát tại chốt dưới gầm cầu Thăng Long: “Sao không có người hướng dẫn để người dân vi phạm?”, một cảnh sát lập tức rút điện thoại gọi. Vài phút sau có một người mặc đồng phục thanh tra giao thông chạy tới. Cảnh sát này nói: “Có người hướng dẫn đây, sao anh nói là không”. Người đó đeo biển tên Uông Đông Phong, thanh tra GTVT Hà Nội. Tuy nhiên, nhiều người vi phạm bị bắt giữ tại đây quả quyết họ có nhìn thấy vị thanh tra này nhưng thấy chỉ vẫy vẫy tay nên tưởng được đi mà không dừng lại. Thực tế ngay thời điểm phóng viên có mặt tại ngã rẽ này, vị thanh tra này cũng đứng nhìn cười cười trong khi nhiều xe vẫn tiếp tục lao đầu vào... “bẫy”.
Cụ thể, đường này vốn cho phép ôtô, xe máy lưu thông nên nhiều người vi phạm vì thói quen, đến đó là rẽ vào. Thế nhưng, khi tiến hành cấm đường, phân luồng lại giao thông trên cầu Thăng Long thì các đơn vị chức năng lại “quên” hẳn hệ thống biển báo hướng dẫn cho người đi đường từ trước đó. Biển báo cấm xe vào đường này lại nằm ở một vị trí mà phải “căng mắt lên nhìn mới thấy”. Chưa kể trường hợp có ôtô đi trước che thì chắc chắn người đi đường chỉ còn biết “bó tay” chịu phạt. Trong trường hợp đó, “chốt” cảnh sát nằm đặt ở chân cầu để “chờ” người vi phạm, mỏi tay ghi phạt là điều... dễ hiểu!
Còn nữa, có hai lối để đi vào đường vành khuyên này. Một lối đi từ hướng từ Bắc sang Nam Thăng Long, theo chân đường cánh gà (Đông Ngạc - Từ Liêm). Khi đi đến ngã rẽ này người đi đường sẽ gặp một vòng xuyến lớn và một biển lớn chỉ dẫn phương tiện được đi thẳng và rẽ trái. Nếu rẽ trái theo chỉ dẫn và đi thẳng theo đường vành khuyên dẫn lên cầu Thăng Long các phương tiện sẽ lập tức đi vào... biển cấm. Không có một biển báo cấm xe thô sơ, xe máy và xe tải trên 1,5 tấn (riêng xe tải thì cấm từ 6h đến 21h) trước đó, tuy nhiên, nếu các phương tiện rẽ trái vượt qua vòng xuyến cắt ngang đường Đông Ngạc sẽ lập tức gặp chốt cảnh sát đã... “chờ sẵn” ở chân cầu để xử lý vi phạm. Theo tâm lý của người tham gia giao thông, khi quan sát thấy biển chỉ dẫn có đường rẽ trái thì rẽ trái là... dính chưởng.
Một hướng khác, cũng có thể “dẫn dụ” các phương tiện đi vào đường cấm là hướng đi trên đường Đông Ngạc, từ Bắc sang Nam cầu Thăng Long. Khi đến đoạn vòng xuyến này, người đi đường sẽ thấy một lối riêng để rẽ phải và biển cấm rẽ trái.
Lối rẽ phải dẫn lên đường vành khuyên bị cấm. Tuy nhiên không hề có biển hướng dẫn hay biển cấm nào ở đầu lối rẽ, chỉ sau khi bắt cua xong, chớm vào đường cấm và phải cố ngước lên nhìn ở phía cao bên phải thì người đi đường mới nhìn thấy biển cấm xe.
Tuy nhiên, tình trạng biển báo “bẫy” người đi đường này không chỉ có tại điểm này.
Trong đoàn người đi xe máy vi phạm có một người mặc đồng phục Thanh tra giao thông và được tốp cảnh sát làm nhiệm vụ tại đây “bỏ qua”. Khi PV chất vấn về việc này, Trung tá Nguyễn Mạnh Hùng nói: “Có một số trường hợp người ta thi hành công vụ thì không cấm được. Việt Nam vẫn có những cái không thể như Tây được. Có những cái do chúng tôi không kiểm soát được”. PV chất vấn tiếp: “Khi mà theo luật không được miễn trừ, chẳng nhẽ người thi hành công vụ lại được quyền vi phạm pháp luật?”, Trung tá Hùng thoái thác: “Tôi không làm trực tiếp trường hợp đó”.
Nguồn: http://tintuconline.com.vn/vn/thuongnhat/446372/index.html