- Biển số
- OF-151495
- Ngày cấp bằng
- 3/8/12
- Số km
- 10,625
- Động cơ
- 458,685 Mã lực
TAM ĐẢO CHUNG SỐ PHẬN VỚI BÀ NÀ HILL
https://www.facebook.com/giang.dang.9469?__tn__=lC-R&eid=ARDczQ6GDropM3y1cJZkoY7xAGCAD2b72it7stLaIzgq52je1YCrcn5xkOmnVNXetJREZXPWFHI-9kX1&hc_ref=ARQTm98ZrEKwwUc4OjPyEKwn8isGH4CxHCAPZeFEL8bBvfK1f4xfuYjjF_jjNN7tCy4&__xts__[0]=68.ARA5Jt0uxQZyMa79n9uMNgTV-xICOkAi_7bsZVu9pp7UeihrmTqNjIa_n_zJVrXIGF2QuCFTEOklCtITbA43oX2WGqZyHGKWtDRVagdInHPoaFIUtklNIgN3AHo-Pw6jcGEehDnC0kLWolruy3DSl6FeOqu--E7gc8QpmwK3y1OUA2Jt_PNC0FT6e7KKeYUNjOWroRUSOnccmUsKiKGFhe0s1vtmfowN3-IxksY4MfcmtrIlgtJKkechdfZZv_o3MdtvjrmKzBgmiJJL5wcs109FQMcDBrC80AxP1zMU0w3ZhGW1dXkK0OLZidci5sWPvM3zaiOmCnF7khN8xw
Trước kia, từ thị trấn Tam Đảo, người dân có thể mua vé 25K, đi sâu vào lõi rừng quốc gia (khu Tam Đảo 2) để trải nghiệm những cánh rừng nguyên sinh tuyệt vời này. Đây cũng là nơi nhiều đoàn khách Nhật tới để ngắm các loài bướm. Hệ sinh thái của Tam Đảo vô cùng đặc sắc.
Nhưng theo nhóm admin của trang Save Tam Dao, gần đây, con đường công cộng để đi vào Vườn Quốc gia Tam Đảo “bị đóng lại mà không có một lời giải thích có lý nào.”
Đột nhập bằng đường mòn vào nơi mà trước kia công dân nào cũng có thể tiếp cận, họ thấy “rất nhiều cột mốc, điểm tọa độ, dây chăng khắp nơi, hố chân cáp treo đã được đào lên.” Tại Chùa Địa ngục nằm sâu trong rừng, người quản chùa cho biết, “Ở đây họ đang chuẩn bị xây dựng một dự án khách sạn nhà nghỉ to lắm”. Người này đang nói về Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 của tập đoàn Sun Group.
Người Việt cần đi bao nhiêu cái cáp treo nữa, tới bao nhiêu khu vui chơi kết hợp du lịch tâm linh nữa để thấy cuộc đời mình có ý nghĩa? Câu trả lời là: bao nhiêu cũng không đủ.
Quốc gia Việt Nam lập nên những khu bảo tồn, những vườn quốc gia để làm gì? Để bảo vệ di sản thiên nhiên hay để chúng được biến thành những cỗ máy in tiền cho các nhóm lợi ích? Tới giờ thì câu trả lời cũng đã rõ.
”Các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt; nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại đến rừng...” - đây là Điều 35 trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004). Giờ đây nó vang lên như một tiếng cười giễu nhại khoái trá của những kẻ nắm quyền lực và những kẻ thao túng quyền lực.
Ý đồ muốn thương mại hoá Rừng quốc gia Tam Đảo đã có từ năm 2000. Hồi đó, báo chí đồng loạt lên tiếng phản đối sự “phá huỷ sinh thái” và “thảm hoạ môi trường” này.
Hai thập kỷ sau, tất cả các báo - TẤT CẢ - đăng nguyên văn thông cáo báo chí về lễ khởi công dự án của Sun Group, và không có thêm một chất vấn về vị trí, diện tích, sơ đồ dự án, tác động môi trường v.v… Sau 20 năm, chúng ta đã "phát triển" như vậy đó.
“Hãy cứu lấy cây! hãy cứu lấy rừng! chúng ta không thể để mất thêm một cánh rừng nguyên sinh quý giá như thế này nữa. Cát Bà, Bà Nà, Phú Quốc đã là quá đủ.” - Đây là những tiếng kêu của trang Save Tam Dao.
Bạn đừng để cho tiếng kêu đó lẻ loi.
https://www.facebook.com/giang.dang.9469?__tn__=lC-R&eid=ARDczQ6GDropM3y1cJZkoY7xAGCAD2b72it7stLaIzgq52je1YCrcn5xkOmnVNXetJREZXPWFHI-9kX1&hc_ref=ARQTm98ZrEKwwUc4OjPyEKwn8isGH4CxHCAPZeFEL8bBvfK1f4xfuYjjF_jjNN7tCy4&__xts__[0]=68.ARA5Jt0uxQZyMa79n9uMNgTV-xICOkAi_7bsZVu9pp7UeihrmTqNjIa_n_zJVrXIGF2QuCFTEOklCtITbA43oX2WGqZyHGKWtDRVagdInHPoaFIUtklNIgN3AHo-Pw6jcGEehDnC0kLWolruy3DSl6FeOqu--E7gc8QpmwK3y1OUA2Jt_PNC0FT6e7KKeYUNjOWroRUSOnccmUsKiKGFhe0s1vtmfowN3-IxksY4MfcmtrIlgtJKkechdfZZv_o3MdtvjrmKzBgmiJJL5wcs109FQMcDBrC80AxP1zMU0w3ZhGW1dXkK0OLZidci5sWPvM3zaiOmCnF7khN8xw
Trước kia, từ thị trấn Tam Đảo, người dân có thể mua vé 25K, đi sâu vào lõi rừng quốc gia (khu Tam Đảo 2) để trải nghiệm những cánh rừng nguyên sinh tuyệt vời này. Đây cũng là nơi nhiều đoàn khách Nhật tới để ngắm các loài bướm. Hệ sinh thái của Tam Đảo vô cùng đặc sắc.
Nhưng theo nhóm admin của trang Save Tam Dao, gần đây, con đường công cộng để đi vào Vườn Quốc gia Tam Đảo “bị đóng lại mà không có một lời giải thích có lý nào.”
Đột nhập bằng đường mòn vào nơi mà trước kia công dân nào cũng có thể tiếp cận, họ thấy “rất nhiều cột mốc, điểm tọa độ, dây chăng khắp nơi, hố chân cáp treo đã được đào lên.” Tại Chùa Địa ngục nằm sâu trong rừng, người quản chùa cho biết, “Ở đây họ đang chuẩn bị xây dựng một dự án khách sạn nhà nghỉ to lắm”. Người này đang nói về Khu du lịch sinh thái Tam Đảo 2 của tập đoàn Sun Group.
Người Việt cần đi bao nhiêu cái cáp treo nữa, tới bao nhiêu khu vui chơi kết hợp du lịch tâm linh nữa để thấy cuộc đời mình có ý nghĩa? Câu trả lời là: bao nhiêu cũng không đủ.
Quốc gia Việt Nam lập nên những khu bảo tồn, những vườn quốc gia để làm gì? Để bảo vệ di sản thiên nhiên hay để chúng được biến thành những cỗ máy in tiền cho các nhóm lợi ích? Tới giờ thì câu trả lời cũng đã rõ.
”Các Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn thiên nhiên phải được quản lý, bảo vệ nghiêm ngặt; nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại đến rừng...” - đây là Điều 35 trong Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (2004). Giờ đây nó vang lên như một tiếng cười giễu nhại khoái trá của những kẻ nắm quyền lực và những kẻ thao túng quyền lực.
Ý đồ muốn thương mại hoá Rừng quốc gia Tam Đảo đã có từ năm 2000. Hồi đó, báo chí đồng loạt lên tiếng phản đối sự “phá huỷ sinh thái” và “thảm hoạ môi trường” này.
Hai thập kỷ sau, tất cả các báo - TẤT CẢ - đăng nguyên văn thông cáo báo chí về lễ khởi công dự án của Sun Group, và không có thêm một chất vấn về vị trí, diện tích, sơ đồ dự án, tác động môi trường v.v… Sau 20 năm, chúng ta đã "phát triển" như vậy đó.
“Hãy cứu lấy cây! hãy cứu lấy rừng! chúng ta không thể để mất thêm một cánh rừng nguyên sinh quý giá như thế này nữa. Cát Bà, Bà Nà, Phú Quốc đã là quá đủ.” - Đây là những tiếng kêu của trang Save Tam Dao.
Bạn đừng để cho tiếng kêu đó lẻ loi.
Nói rất hay. Cái gì cũng là của mọi người.
Đây là ví dụ về sự khác nhau giữa "của mọi người" và "được giao cho ai đó".
Cái khu vực đồi núi trọc nham nhở như cóc gặm chỗ nào cũng phá chính là "của mọi người", còn cái chỗ quy hoạch gọn gàng có chỗ phá theo quy hoạch còn xung quanh giữ gìn nguyên vẹn chính là do được giao cho "tư bản thân hữu".
Nên nhân rộng mô hình của mọi người nhiều hơn, phá thì phá nốt đi chứ để nhôm nhoam thế kia làm gì.