1. Lịch sử không phải là 1 môn khoa học
2. Học sinh hoàn toàn được phép nghi ngờ và phản biện
Là do cách học của học sinh Việt Nam có vấn đề thôi, môn học nào chả vậy, luôn cần có sự tư duy và phản biện. Học sinh Việt học theo kiểu gà trọi cho nên bỏ môn này hay bỏ môn kia vẫn vậy - dốt vẫn là dốt. Mà em để ý thằng nào học giỏi mấy môn lịch sử địa lý thường thông minh và hoạt bát hơn mấy đứa học giỏi toán lý hoá.
Toán lý hoá cần sự tư duy phản biện cao hơn mấy môn kia, nếu tư duy không đủ mà học mấy môn này theo kiểu gà trọi thì chỉ làm người ngơ đi chứ chả thông minh hơn được.
Nếu phải bỏ 1 môn học thì tốt nhất là bỏ môn văn - môn học bựa nhất, viết đúng suy nghĩ tư duy của mình thì chỉ có 1-5 điểm, chép giỏi theo lời cô thì toàn 7-8
Em xin có ý kiến :
1- Sử là một môn khoa học : Nó là tiền đề của các ngành khảo cổ học, xã hội học, ngôn ngữ học v.v...
2- Sử đòi hỏi tư duy phản biện rất cao, lý luận chặt chẽ, thuyết phục.
Lịch sử là sự phản ánh một thời kỳ, giai đoạn của một dân tộc, quốc gia. Sự phản ảnh ấy thường thiếu và yếu bởi nhiều lý do như thời gian quá lâu, nhận định chủ quan của người viết sử do phục vụ giai cấp thống trị, góc nhìn... do đó để viết đúng (tương đối) lịch sử là một công việc cực kỳ khó, đòi hỏi sự tìm tòi, nghiên cứu sâu rộng nhiều sự kiện và kết hợp chúng lại với nhau. Ví dụ như về vua Gia Long, một nhân vật lịch sử. Hoàn toàn không thể dựa vào nhận định chủ quan (mang động cơ chính trị) của một nhân vật (nổi tiếng) lên án nhà vua (và cả dòng họ Nguyễn) để có thể bóp méo sự thật lịch sử về vị vua nổi tiếng này. Một người viết sử chân chính thì phải tìm tòi, sưu tập nhiều nguồn tư liệu từ : Dòng họ nhà vua, truyền miệng nhân gian, ý kiến của người dân tại những nơi nhà vua đã đi qua, ý kiến của các thương nhân ngoại quốc, ý kiến của phía đối địch với nhà vua, các ghi chép, tín vật mà nhà vua để lại, những công trình kiến trúc, nhân sinh dưới thời nhà vua thậm chí đi tìm chứng cứ từ những câu hò, câu vè, ca dao, tục ngữ v.v.... để tổng hợp, phân tích thấu đáo thì mới cho ta có cái nhìn tương đối chính xác nhất về nhân vật lịch sử này. Ví dụ như thế để thấy : Lịch sử là một môn khoa học không thể dựa vào những nhận định chủ quan, duy ý chí . Sử phải khách quan, phải là tấm gương phản chiếu đầy đủ sự thành công cũng như thất bại, thịnh cũng như suy của đất nước, con người để con cháu nhìn vào, chúng có thể rút ra được những bài học bổ ích chứ không phải là những bài học tào lao như cách thể hiện của lịch sử hiện nay.