[Funland] Mời các cụ vào tưởng nhớ:Alexandre de Rhodes

bimbim5656

Xe container
Biển số
OF-143913
Ngày cấp bằng
30/5/12
Số km
8,418
Động cơ
426,815 Mã lực
Không có ông này thì xứ thiên đường vẫn đang lọ mọ với que và gậy.
Nhiều người vẫn chưa hiểu sự lạc hậu của thứ chữ tượng hình. Với chữ cái hệ latinh, trẻ em chỉ cần hết lớp 1 là đã có thể đọc viết thành thạo. Còn dân TQ hết tiểu học may ra học được vài trăm chữ, và họ phải học chữ cả đời.
Anh Dục vẫn còn nợ một câu cảm ơn với người khai sinh ra chữ Quốc ngữ.
 

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
ông này ngày xưa có nhà ghi bia để trên bờ hồ đây mà
 

My Hao

Xe container
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
6,090
Động cơ
2,014,524 Mã lực
Sao phải tưởng nhớ nhỉ.
Cụ ấy không sáng tạo ra chữ quốc ngữ thì có khi bây giờ em đang chém gió bằng tiếng Pháp rồi ấy chứ.
Chém gió bằng tiếng Anh còn khá chứ em thấy các nước chém gió bằng tiếng Pháp có nước nào khá đâu (tất nhiên trừ nước Pháp).
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Tham khảo 1
Ai là người tiên phong sáng tạo chữ Quốc ngữ?
Nguyễn Phước Tương
Alexandre De Rhodes

Thời Pháp thuộc, người Pháp tuyên truyền rằng giáo sĩ Alexandre de Rhodes đã có công sáng chế chữ Quốc ngữ. Nhưng theo nghiên cứu của nhà ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques thì người có công đầu này chính là giáo sĩ Bồ đào nha Francisco de Pina.
Roland Jacques đã bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu vấn đề này và đến cuối năm 1995, ông đã công bố chuyên luận Công trình của một số nhà tiên phong Bồ đào nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học Việt Nam cho đến năm 1650. Đến năm 2002, công trình được tái bản có bổ sung bằng song ngữ Pháp-Anh.
Sau nhiều năm tìm kiếm trong hàng vạn trang viết về Đàng Trong ở thế kỷ 17-18 còn được lưu trữ tại Thư viện hoàng gia của Cung điện Ajuda ở thủ đô Lisbonne (Bồ đào nha), ông may mắn phát hiện được một bức thư viết dở dài 7 trang của giáo sĩ Francisco de Pina vào đầu năm 1623 gửi cho Khâm sai Jéromino Rodriquez ở Macao, báo cáo về công việc truyền giáo và La tinh hoá tiếng Việt.
Giáo sĩ Francisco de Pina đến Đàng Trong vào đầu năm 1617, đặt chân đầu tiên ở Đà Nẵng, sau đó vào giữa năm này đến truyền đạo ở cảng thị Hội An. Đầu năm 1618, ông chuyển đến Nước Mặn, Quy Nhơn. Đến đầu năm 1621 ông quay lại truyền đạo ở Hội An cho đến đầu năm 1625. Giáo sĩ A. de Rhodes đến Hội An vào cuối năm 1624 và học tiếng Việt với ông tại đây.
Đầu năm 1625, Francisco de Pina làm Cha bề trên ở Dinh trấn Thanh Chiêm mà A.de Rhodes là cấp dưới. Tiếp đó, ông thay mặt Giáo đoàn Đàng Trong ra Phủ Chúa yết kiến Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên về vấn đề truyền đạo, mang theo A.de Rhodes để dạy tiếng Việt. Ông bị tai nạn lật thuyền và mất ngày 15-12-1625 khi thay mặt các giáo sĩ ra một chiếc tàu đậu ở ngoài khơi Hội An để nhận hàng tiếp tế của Macao.
Trong bức thư viết vào đầu năm 1623 nói trên, Francisco de Pina đã viết: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp. Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả để xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thể yêu cầu một người nào đó đọc để tôi phiên dịch sang các chữ Bồ đào nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập hợp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc này”.
Những điều Francisco de Pina đã viết trước khi Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong một năm, cho thấy ông đã tiến hành việc La tinh hoá tiếng Việt chậm nhất là vào năm 1622, và đã tạo ra những cuốn sách viết bằng chữ Quốc ngữ sớm hơn bất kỳ một giáo sĩ Phương Tây nào đến Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.
Về vấn đề này, Roland Jacques đã có ý kiến: “Một sự hiểu biết sơ đẳng tiếng Bồ đào nha cho phép xác định rằng những nguyên tắc của hệ thống ghi âm của ngôn ngữ Bồ đào nha đã được vận dụng chủ yếu trong việc ghi âm phức tạp của tiếng Việt...”. (tiếp)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Như vậy, sự ra đời của chữ Quốc ngữ là kết quả của cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ Bồ đào nha, và giáo sĩ Bồ đào nha Francisco de Pina là nhà tiên phong trong phát minh chữ Quốc ngữ.
Sau khi người thầy Francisco de Pina qua đời, các công trình La tinh hoá tiếng Việt đầu tiên của ông đã vào tay người học trò Alexandre de Rhodes và ông này đã mang theo khi ra Đàng ngoài năm 1627.
Alexandre de Rhodes đã được giáo sĩ Bồ đào nha Gaspar do Amral trao cho cuốn Từ điển Việt-Bồ do ông biên soạn tại Macao vào mùa đông 1645. Sau đó giáo sĩ này đã bị chết trong một vụ đắm tàu ngày 23-12-1645 trên đường đến Đàng ngoài.
Alexandre de Rhodes cũng đã được giáo sĩ Bồ đào nha Antonio Barbosa trao cho cuốn Từ điển Bồ-Việt tại Macao cũng vào khoảng thời gian khi ông này bị bệnh và sau đó đã qua đời tại Toà thánh Goa ở ấn Độ năm 1647.
Nhờ những công trình la tinh hoá tiếng Việt có sẵn của các đồng nghiệp nói trên, Alexandre de Rhodes về sau đã bổ sung thêm một ít tư liệu của mình để biên soạn cuốn Từ điển An Nam - Bồ đào nha - La tinh được Vatican xuất bản năm 1651.
Khi đọc lời “Cùng bạn đọc” của cuốn từ điển đó, do chính Alexandre de Rhodes viết, người ta đều cho rằng ông không phải là người đi đầu trong phát minh chữ Quốc ngữ. Ông đã viết: “Ngay từ đầu, tôi đã học với Cha Francisco de Pina là người thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không cần phiên dịch. Tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một hội dòng, nhất là Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa. Cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển, ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khí của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y đáng tôn kính...”.
Bởi vậy, ngày nay, chúng ta chỉ nên khẳng định Alexandre de Rhodes là người có công hệ thống hoá, chỉnh lý và phổ biến chữ Quốc ngữ mà thôi.
Về việc người Việt có tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques gồm hai nhóm: thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy đồ, sư sãi, các trưởng tông phái (đạo Lão, đạo Khổng...), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ, am hiểu nền văn hoá dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ đào nha, La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo. Và số người Việt này phải đông hơn gấp nhiều lần sơ với các giáo sĩ.
Các phiên dịch nhờ học được tiếng Bồ đào nha, La tinh nên có khả năng đóng góp thực sự trong việc phiên âm tiếng Việt bằng bộ chữ cái mà nó dẫn tới chữ Quốc ngữ.
Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học hiểu rất rõ nếu các giáo sĩ phương Tây không được sự hợp tác của người Việt thì không thể La tinh hoá tiếng Việt được. Bởi vậy Roland Jacques đã viết: “Chính cả Pina và các đồng nghiệp đã tập hợp được những người hợp tác có chất lượng mà nếu không có họ, mọi công trình ngôn ngữ học nghiêm túc sẽ không thể có được”. Và ông đề nghị: “Cần thiết phải đặt đứng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ đào nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt Nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu”

Nguyễn Phước Tương
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Tham khảo 2

Phát minh chữ quốc ngữ, công đầu thuộc về ai?
Nguyễn Phước Tương

Báo Văn Nghệ Công An số 5 (105) tháng 5-2004

Dưới thời Pháp thuộc, để tuyên truyền cho công lao khai hoá đối với Việt Nam, trên sách giáo khoa cấp tiểu học, người Pháp đã dạy cho học sinh nước ta rằng: “Các ông cố đạo ở châu Âu sang nước Việt nam lấy chữ cái vần la tinh mà đặt ra chữ Quốc ngữ và nhất là cố Alexandre de Rhodes có công trong việc đặt ra lối chữ ấy”. Các sách của ông là nhũng sách in đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ”.
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các nhà sử học nước ta đã có cách nhìn chính xác hơn: “Sáng chế ra chữ Quốc ngữ bằng cách La tinh hoá chữ viết của ta là một quá trình và là một công trình của nhiều giáo sĩ phương Tây, trong đó tất nhiên phải có sự tham gia và hợp tác của nhiều người Việt Nam”.
Và tháng 1-1993, Giáo sư Hoàng Tuệ, lúc đó là Viện trưởng Viện Ngôn ngữ học đã viết bài “Ai làm ra chữ Quốc ngữ” in trên báo Thanh niên có những ý kiến tương tự với nhận định trên. Chính vì đồng cảm với những suy nghĩ của các nhà nghiên cứu của nước ta sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nhà ngôn ngữ học người Pháp Roland Jacques đã bỏ ra hàng chục năm để nghiên cứu vấn đề này và đến cuối năm 1995, ông đã công bố chuyên luận Công trình của một số nhà tiên phong Bồ đào nha trong lĩnh vực ngôn ngữ học Việt Nam cho đến năm 1650 và đến năm 2002 công trình này được tái bản có bổ sung bằng song ngữ Pháp - Anh.
Ông đã cho rằng giáo sĩ Bồ đào nha Francisco de Pina. người tinh thông nhất tiếng Việt trong số các giáo sĩ, người đầu tiên giảng đạo mà không cần phiên dịch, người thầy dạy tiếng Việt cho A.de Rhodes, chẳng lẽ không để lại một công trình La tinh hoá tiếng Việt như người học trò của mình hay sao?
Sau nhiều năm tìm kiếm trong hàng vạn trang viết về Đàng Trong ở thế kỷ 17 18 còn được lưu trữ tại Thư viện hoàng gia của Cung điện Ajuda ở thủ đô Lisbonne, Bồ đào nha, ông may mắn phát hiện được một bức thư viết dở dài 7 trang của giáo sĩ Francisco de Pina vào đầu năm 1623 gửi cho Khâm sai Jéromino Rodnquez ở Macao, báo cáo về công việc truyền giáo và La tinh hoá tiếng Việt.
Giáo sĩ Francisco de Pina đến Đàng Trong vào đau năm 1617, đặt chân đầu tiên ở Đà Nẵng, sau đó vào giữa năm này đến truyền đạo ở cảng thị Hội An, đến đầu năm 1618, ông chuyển đến Nước Mặn, Quy Nhơn. Đến đầu năm 1621 ông quay lại truyền đạo ở Hội An cho đến đầu năm 1625. Giáo sĩ A. de Rhodes đến Hội An vào cuối năm 1624 và học tiếng Việt với ông tại đây. Đầu năm 1625, F. de Pina làm Cha bề trên ở Dinh trấn Thanh Chiêm mà A. de Rhodes là cấp dưới. Tiếp đó, ông thay mặt Giáo đoàn Đàng Trong ra Phủ Chúa yết kiến Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên về vấn đề truyền đạo, mang theo A. de Rhodes để dạy tiếng Việt. Ông bị tai nạn lật thuyền và mất ngày 15-12-1625 khi thay mặt các giáo sĩ ra một chiếc tàu đậu ở ngoài khơi Hội An để nhận hàng tiếp tế của Macao.
Trong bức thư viết vào đầu năm 1623 nói trên, Francisco de Pina đã viết: “Về phần tôi, tôi đã biên soạn một chuyên luận nhỏ về từ vựng và các thanh của ngôn ngữ này (tức tiếng Việt) và tôi đang bắt tay viết về ngữ pháp. Tuy nhiên, tôi cũng đã tập hợp được những cổ tích, thuộc nhiều loại khác nhau nhằm cung cấp các trích dẫn của các tác giả đề xác minh nghĩa của các từ và các quy tắc của ngữ pháp, cho đến nay tôi có thề yêu cầu một người nào đó đọc đế tôi phiên dịch sang các chữ Bồ đào nha (tức chữ La tinh)... Ngoài ra, tôi đã có ba bốn cuốn tập họp các bài viết có lý luận trong số các bài viết hay nhất mà tôi tìm thấy được ở Vương quốc này”.
Những điều Francisco de Pina đã viết trước khi Alexandre de Rhodes đến Đàng Trong một năm, cho thấy ông đã tiến hành việc La tinh hoá tiếng Việt chậm nhất là vào năm 1622, và đã tạo ra những cuốn sách viết bằng chữ Quốc ngữ sớm hơn bất kỳ một giáo sĩ phương Tây nào đến Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài, điều đó cũng có nghĩa là buộc người ta phải thừa nhận ông là nhà tiên phong sáng tạo ra chữ Quốc ngữ.
Về vấn đề này, Roland Jacques đã có ý kiến: “Một sự hiếu biết sơ đẳng tiếng Bồ đào nha cho phép xác định rằng những nguyên tắc của hệ thống ghi âm của ngôn ngũ Bồ đào nha đã được vận dụng chủ yếu trong việc ghi âm phúc tạp của tiếng Việt...”.
Nói tóm lại, sự ra đời của chữ Quốc ngữ là kết quả của một cuộc gặp gỡ lịch sử giữa ngôn ngữ Việt Nam và ngôn ngữ Bồ đào nha và giáo sĩ Bồ đào nha Francisco de Pina là nhà tiên phong trong phát minh chữ Quốc ngữ. Trước hết, cần biết rằng Alexandre de Rhodes là người kém tinh thông tiếng Việt nhất trong số 7 giáo sĩ biết tiếng Việt đến truyền đạo ở nước ta vào đầu thế kỷ 17. Roland Jacques cũng phát hiện được bức thư của giáo sĩ Giovanm Filippo Marini báo cáo Khâm sai ở Macao ngày 1-6-1655 rằng ông đã “chứng kiến sự kém tín nhiệm của một số giáo sĩ Dòng Tên đối với đồng nghiệp Alexandre de Rhodes về sự nắm vũng tinh thông ngôn ngữ tiếng Việt”.
Sau khi người thầy Francisco de Pina qua đời, các công trình La tinh hoá tiếng Việt đầu tiên của ông đã vào tay người học trò Alexandre de Rhodes và ông này đã mang theo khi ra Đàng Ngoài năm 1627. Alexandre de Rhodes đã được giáo sĩ Bồ đào nha Gaspar do Amral trao cho cuốn Từ điển Việt- Bồ do ông biên soạn tại Macao vào mùa đông 1645 và sau đó giáo sĩ này đã bị chết trong một vụ đắm tàu ngày 23-12-1645 trên đường đến Đàng Ngoài.
Alexandre de Rhodes cũng đã được giáo sĩ Bồ đào nha Antonio Barbosa trao cho cuốn Từ điển Bồ-Việt tại Ma cao cũng vào khoảng thời gian khi ông này bị bệnh và sau đó đã qua đời tại Toà thánh Goa ở Ấn Độ năm 1647.
Nhờ những công trình La tinh hoá tiếng Việt có sẵn của các đồng nghiệp nói trên, Alexandre de Rhodes về sau đã bổ sung thêm một ít tư liệu của mình để biên soạn cuốn Từ điển An Nam-Bồ đào nha-La tinh được Vatican xuất bản năm 1651.
Khi đọc lời “Cùng bạn đọc” của cuốn từ điển đó, do chính Alexandre de Rhodes viết, người ta đều cho rằng ông không phải là người đi đầu trong phát minh chữ Quốc ngữ. Ông đã viết: “Ngay từ đầu, tôi đã học với Cha Francisco de Pina là người thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng này và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không cần phiên dịch, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một hội dòng, nhất là Cha Gaspan do Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên soạn mỗi ông một cuốn từ điển, ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khí của hai ông, tôi còn thêm tiếng La tinh theo lệnh các Hồng y đáng tôn kính...”.

Bởi vậy, ngày nay, chúng ta chỉ nên khẳng định Alexandre de Rhodes là người có công hệ thống hoá, chỉnh lý và phổ biến chữ Quốc ngữ mà thôi.

Còn về việc người Việt tham gia trong sự phát minh chữ Quốc ngữ, theo Roland Jacques gồm hai nhóm: thứ nhất là giới trí thức gồm có các thầy đồ, sư sãi, các trường tông phái (đạo Lão. đạo Khổng...), quan lại hưu trí và sĩ tử là những người giỏi tiếng mẹ đẻ và am hiểu nền văn hoá dân tộc. Nhóm thứ hai gồm các phiên dịch là thanh niên giáo dân biết tiếng Bồ đào nha, La tinh giúp giáo sĩ truyền đạo. Và số người Việt này phải đông hơn gấp nhiều lần so với các giáo sĩ.

Về vấn đề này Roland đã viết: “... Sự sáng tạo chữ Quốc ngữ không phải là công trình của phòng thí nghiệm mà rất nhiều (tức người Việt) dấn thân vào với một nhiệt tình nào đó trong hành động... Để phiên âm các bài viết bằng các chữ của bộ chữ cái, Pina nhờ các trí thức đọc và phát âm để viết... Cần phải nghĩ rằng các nhà sư đó là nhũng người có trình độ tương đối cao, có khả năng sử dụng các tư liệu tham cứu...”.

Các phiên dịch nhờ học được tiếng Bồ đào nha, Lalinh nên có khả năng đóng góp thực sự trong việc phiên âm tiếng Việt bằng bộ chữ cái mà nó dẫn tới chữ Quốc ngữ.

Ngày nay, các nhà ngôn ngữ học hiểu rất rõ nếu các giáo sĩ phương Tây không được sự hợp tác của người Việt thì không thể La tinh hoá tiếng Việt được. Bởi vậy Roland Jacques đã viết: “Chính cả Pina và các đồng nghiệp đã tập họp được những người hợp tác có chất lượng mà nếu không có họ, mọi công trình ngôn ngữ học nghiêm túc sẽ không thề có được”. Và ông đề nghị: “Cần thiết phải đặt đúng vị trí việc làm của cá nhân Alexandre de Rhodes trong một công trình tập thể mà ông chỉ là một trong số nghệ nhân cư yếu, trong đó người Bồ đào nha và những người cạnh tranh ngang hàng Việt nam của họ đã giữ vai trò hàng đầu”.

Vì lẽ đó mà chúng tôi nhận thấy rằng các sách giáo khoa cấp phổ thông và giáo trình các trường đại học cần chỉnh lý lại tên tác giả và quá trình phát minh chữ Quốc ngữ cho đúng với sự thật lịch sử và tính chính xác khoa học, nhằm giáo dục lòng tự hào dân tộc.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Alexandre de Rhodes có phải là người sáng lập chữ quốc ngữ theo mẫu tự La-tinh hay không?
Chính ông Alexandre de Rhodes, chứ không phải người nào khác, trả lời KHÔNG qua đọan văn trích dẫn do chính ông viết trong Lời Nói Đầu của cuốn “Từ điển Việt – Bồ – La” như sau:



“Quyển từ điển tam ngữ này, gồm tiếng An Nam, Bồ đào và La tinh tôi đặt nó vào trong tay và để trước mắt bạn được, là nhờ vào sự tài trợ
của Thánh Bộ Truyền Bá Đức Tin...
Tuy nhiên trong công việc nầy (học chữ quốc ngữ, BK) ngòai những điều mà tôi học được nhờ chính người bản xứ trong suốt gần mười hai năm thời gian mà tôi lưu trú lại hai xứ Cô-sinh (Đàng Trong, BK) và Đông Kinh (Đàng Ngòai, BK) thì ngay từ đầu tôi đã học với Cha Francisco de Pina người Bồ-đào, thuộc Hội Dòng Giê-su rất nhỏ bé chúng tôi, là thầy dạy tiếng, người thứ nhất trong chúng tôi rất am tường tiếng nầy, và cũng là người thứ nhất bắt đầu giảng thuyết bằng phương ngữ đó mà không dùng thông ngôn, tôi cũng sử dụng những công trình của nhiều Cha khác cùng một Hội Dòng, nhất là của Cha Gaspar de Amaral và Cha Antonio Barbosa, cả hai ông đều đã biên sọan mỗi ông một cuốn từ điển: ông trước bắt đầu bằng tiếng An Nam, ông sau bằng tiếng Bồ Đào, nhưng cả hai ông đều chết sớm. Sử dụng công khó của hai ông tôi còn thêm tiếng La-tinh theo lệnh các Hồng y rất đáng tôn...”
(Từ Điển Việt – Bồ – La, Alexandre de Rhodes, Nhà Xuất Bản Khoa Học Xã Hội, TP Hồ Chí Minh, 1991, trang 3, phần Việt Ngữ).

Ông A. d. Rhodes cho thấy rõ là ông không phải là người sáng chế chữ quốc ngữ và ông cũng chưa bao giờ là tác giả hòan tòan cuốn Từ Điển Việt - Bồ – La mà ông chỉ có công thêm phần La-tinh vào mà thôi. Vậy, chúng ta có cần phải gán cho Alexandre de Rhodes cái công sáng chế chữ quốc ngữ là việc làm mà chính ông đã khẳng định là KHÔNG qua đọan văn mà chính ông đã viết như trên? Alexandre de Rhodes “lương thiện” như thế vì trước ông đã có Từ điển An Nam – Bồ Đào Nha của Gaspar do Amaral, Từ điển Bồ Đào Nha – An nam của Antonio Barbosa, Nhập môn tiếng Đàng Ngoài (Manuductio ad Linguam Tunckinensem) của giáo sĩ Thụy sĩ gốc Đức, Onofre Borges.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Người OF
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
56,513
Động cơ
1,140,134 Mã lực
Ông Alexandre de Rhodes có vận động Pháp đánh chiếm Việt Nam hay không?
Chính ông ta trả lời CÓ trong đọan văn mà cũng chính ông viết như sau trong cuốn “Hành Trình Và Truyền Giáo”(Divers Voyages Et Missions), bản dịch của Hồng Nhuệ, Uy Ban Đòan Kết Công Giáo Thành Phố Hồ Chí Minh, 1994:



“Tôi tưởng nước Pháp là một nước đạo đức nhất thế giới, nước Pháp có thể cung cấp cho tôi mấy chiến sĩ đi chinh phục toàn cõi Đông phương, đưa về qui phục Chúa Kitô và nhất là tôi sẽ tìm được các giám mục, cha chúng tôi và thầy chúng tôi trong các giáo đoàn. Với ý đó, tôi rời bỏ Rôma ngày 11 tháng 9 năm 1652 sau khi tới hôn chân Đức Giáo hoàng”(gần cuối tr. 263).

“Tôi đi qua Marxây và Lyon rồi tới Paris; theo tôi thì Paris là thu gồm hay đúng hơn là bản mẫu tất cả những gì đẹp nhất tôi đã thấy ở khắp trái đất này”
(cuối tr. 263).

“Trên đường từ Lyon tới Paris tôi nghiệm thấy có sự quan phòng rất đặc biệt của Chúa tôi vẫn coi như kim chỉ nam và mẫu mực. Để ra mắt ở Pháp tôi cần có thiên thần hộ vực để đưa tôi lọt vào triều đình vua cao cả nhất hoàn cầu. Thế là tôi gặp ở Roanne đức Henri de Maupa, giám mục thành Puy, tu viện trưởng Saint Denis, đệ nhất tuyên úy của Hoàng Hậu. Ngài có nhã ý cùng đi với tôi trong cuộc hành trình nhỏ bé nầy. Trong mười lăm ngày, tôi thấy nơi ngài rất nhiều nhân đức và thương yêu, suốt đời tôi, tôi quí mến công ơn và sẽ đề cao cuộc hội ngộ may mắn nhất trong suốt các hành trình của tôi”
(đầu tr. 264).

Đọan văn trên đã cho thấy, chính Linh Mục Alexandre de Rhodes đã nhờ Giám Mục thành Puy, Henri de Maupa cũng là tuyên uý của Hòang Hậu, vợ vua Luis XIV, dẫn vào triều đình để vận động xin giúp nhiều lính chiến (Plusieurs Soldats) để chinh phục tòan cõi Đông phương (la conquête de tout l’Orient, trong đó có Việt Nam). Tuy sự vận động đó chưa thành vào thời điểm của ông, nhưng nó đã mở đường cho Pháp xâm lăng nước ta 206 năm sau. Lính Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng ngày 1. 9. 1858.

Thế mà một số các nhà nghiên cứu của ta, bảo hoàng hơn vua, lại cứ muốn “cưỡng ép” ông Rhodes (Đắc Lộ) phải đóng vai cha đẻ chữ quốc ngữ cho bằng được, và tìm cách chối bỏ cái tội mà ông đã vào trong triều đình Pháp vận động để Pháp đánh chiếm nước ta, rồi kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền để vinh danh một người không những tầm thường mà là một tên gián điệp, vì hành động chính trị của ông là bước dẫn khởi cho gần một trăm năm nước ta bị Pháp đô hộ và hệ quả của nó vẫn còn di hại cho đến ngày nay.

Trong suốt gần 100 năm Pháp thuộc, chính quyền Pháp và Giáo hội Công giáo Pháp (cũng như Việt) đã cố tình “dạy” cho dân ta rằng người sáng chế chữ Quốc ngữ là một ông cố đạo người Pháp tên là Alexandre de Rhodes mà không nhắc đến các giáo sĩ người Bồ Đào Nha chủ yếu vì hai lý do: (a) Về mặt tôn giáo, thách thức sắc lệnh năm 1493 của Giáo Hoàng Alexander VI chia thế giới làm hai, gạt bỏ giáo hội Pháp và dành cho Bồ Đào Nha độc quyền truyền bá đạo Chúa tại các nước Phương Đông; và (b) Về mặt chính trị, ghi công Rhodes đã góp phần đắc lực vào công cuộc xâm lược và đặt nền móng đô hộ tại Việt Nam của Pháp thông qua những hoạt động gián điệp và đào tạo một đội ngũ tay sai bản xứ của ông ta.

Như vậy, Rhodes biểu tượng rõ ràng cho cả vừa cuộc xâm lăng văn hóa (sẽ được trình bày rõ hơn trong phần C dưới đây) lẫn nền đô hộ chính trị. Và đối với giáo hội Công Giáo Pháp và bản địa thì việc vinh danh Rhodes vì ông là người đi chinh phục tòan cõi Phương Đông, trong đó có Việt Nam, để mang về cho Vatican những con người sẵn sàng phản bội với tổ quốc của chính họ. Còn người Pháp cũng như tay sai của họ, việc đúc tượng tạc bia cho Rhodes là chuyện đương nhiên phải làm để nhớ cái công ơn đưa sáng kiến chinh phục cõi Phương Đông, và cung cấp cho Pháp một đội ngũ trung thành không thể thiếu trong cuộc xâm lược và đô hộ nước ta vì, nếu không có đội ngũ giáo sĩ và giáo dân (Việt Nam) thì thực dân Pháp cũng giống như cua bị bẽ gãy hết càng. Còn dân Việt ta đã đánh đuổi được quân xâm lăng Pháp ra khỏi bờ cõi để dành lại nền độc lập chính trị và chủ quyền quốc gia, thế mà giờ nầy, năm 2004, ngay tại thủ đô Hà Nội, vẫn còn có một số nhà nghiên cứu chưa thoát khỏi khống chế văn hóa của Pháp nên đòi vinh danh một tên gián điệp của Thực dân ?
 

Vịtxanh

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-11416
Ngày cấp bằng
4/11/07
Số km
30,847
Động cơ
752,102 Mã lực
ông này ngày xưa có nhà ghi bia để trên bờ hồ đây mà
Nhà bia thời người ta đã phá, lấy chỗ đặt cái nàm hình xanh đỏ nhân dịp làm lễ kỷ niệm Thăng long ngàn năm ôn vật.
Không biết cái bia giờ đương lưu lạc nơi nao ???
 

Ferrari horse

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-91370
Ngày cấp bằng
9/4/11
Số km
2,939
Động cơ
423,580 Mã lực
Nơi ở
Nhà thi đấu

be bư

Tầu Hỏa
Biển số
OF-197289
Ngày cấp bằng
4/6/13
Số km
44,268
Động cơ
620,275 Mã lực
Nhà bia thời người ta đã phá, lấy chỗ đặt cái nàm hình xanh đỏ nhân dịp làm lễ kỷ niệm Thăng long ngàn năm ôn vật.
Không biết cái bia giờ đương lưu lạc nơi nao ???
em nghe tây lông đồn là vứt ra bờ đê sông hồng rồi , chỉ là ko rõ đoạn nào thôi
 

xecon

Xe container
Biển số
OF-4527
Ngày cấp bằng
3/5/07
Số km
6,388
Động cơ
1,048,184 Mã lực
Tuổi
54
Công nhận cha Đắc Lộ là cha đẻ chữ quốc ngữ cũng đúng.

Cũng tương tự như công nhận thuyết tương đối là của Einstein !
 

Nhungngaydaqua3

Xe hơi
Biển số
OF-490622
Ngày cấp bằng
22/2/17
Số km
131
Động cơ
190,510 Mã lực
Tuổi
40
Cứ xài chữ tượng hình của Khựa lại hay, Nhật Hàn coppy chữ khựa vào bộ chữ của mình giờ thằng nào cũng khá.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,727
Động cơ
434,776 Mã lực
Tóm lại là công nhận một tập thể sáng tạo đa chủng tộc, dưới ánh sáng soi đường, kim chỉ nam của Người-mà ai cũng-biết -là ai-đấy.
Công nhận rồi thì phải học được cái phương pháp để tập thể đó sang tạo ra văn tự. Thế mới là đưa mình ngang tầm người đi trước.
TK 21 mà lại bắt đầu phân bình công tội là lại bình bầu thi đua, không khá nổi (chả khác các thớt lịch sử từ trước đến nay), toàn như mổ bò nhưng về tư duy, kích thích óc tò mò tìm hiểu thì không thấy đâu.
Rõ rang tiếng Việt nhiều gốc tiếng Bồ vì về văn tự, tiếng Pháp có dấu ngã dấu hỏi đâu. Hoan hô anh Bồ nghĩ tài, anh Pháp nhiệt tình. Dù mcuj đích có thể là hơi xấu nhưng cách thức thực hiện xây dung văn tự là đáng học hỏi.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
12,671
Động cơ
-187,525 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Trong khi các cụ đang cải nhau vụ chữ la-tinh các cháu teen. Đang chuyển sang teen code hết roài :)
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top