[Funland] Miễn dịch cộng đồng: Hiểu thế nào cho đúng?

Trạng thái
Thớt đang đóng

dz0r0

Xe điện
Biển số
OF-403073
Ngày cấp bằng
28/1/16
Số km
2,867
Động cơ
257,988 Mã lực
Nơi ở
Somewhere...
Cháu nghĩ có đoạn đá xéo trong link của cụ:
The second reason is that despite our frequent warnings, we are deeply concerned that some countries are not approaching this threat with the level of political commitment needed to control it.

Let me be clear: describing this as a pandemic does not mean that countries should give up. The idea that countries should shift from containment to mitigation is wrong and dangerous.

On the contrary, we have to double down.

This is a controllable pandemic. Countries that decide to give up on fundamental public health measures may end up with a larger problem, and a heavier burden on the health system that requires more severe measures to control.

All countries must strike a fine balance between protecting health, preventing economic and social disruption, and respecting human rights.

We urge all countries to take a comprehensive approach tailored to their circumstances – with containment as the central pillar.
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,669
Động cơ
851,535 Mã lực
Không biết trong lịch sử đã có "thí nghiệm" miễn dịch cộng đồng chủ động kiểu này chưa các cụ, hay toàn là kết quả của tiêm vaccine hoặc không kiểm soát nổi đành phải chịu sống chung với bệnh?

Em thấy đây là một kiểu thí nghiệm vô trách nhiệm, lấy chính sự tồn vong của dân tộc mình và nhân loại ra thử nghiệm. Cách thử nghiệm cũng rất tùy tiện, ví dụ muốn thử nghiệm một loại vaccine gì đó thì tối thiểu phải:
+ Chọn người tình nguyện, không bị bắt buộc
+ Dùng loại vaccine là virus đã được làm yếu
+ Theo dõi y tế với nhóm thử nghiệm
+ Cách ly những người thử nghiệm chặt chẽ, không thì lây ra cộng đồng mất
Em thấy thử nghiệm "miễn dịch cộng đồng" không đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Cụ chịu khó tìm hiểu đi
Cúm gia cầm nó đẻ ra bao nhiêu biến thể đấy
có thế mà cũng phải giải thích
Em vừa gg, thấy bảo là " Vẫn chưa có vắc xin phòng cúm gia cầm (A/H5N1)" Cụ có vẻ hiểu biết nhiều: bảo thế đúng hay sai ại?
 

XSim

Xe container
Biển số
OF-698009
Ngày cấp bằng
8/9/19
Số km
9,669
Động cơ
851,535 Mã lực
Nhiều cụ lấy tỉ lệ tử vong 1-3% để suy ra nếu 60% dân nhiễm thì số tử vong = 1% x 60% dân số. Em nghĩ cách tính này không chuẩn vì 1-3% chỉ là tỉ lệ ghi nhận trong một đợt dịch và không ai biết sau khi khỏi bệnh thì miễn dịch sẽ duy trì được bao lâu.

Ví dụ cúm mùa, mỗi năm một người có thể bị nhiễm vài lần. Nếu tỉ lệ tử vong mỗi lần nhiễm là 3% thì một người nhiễm 2 lần trong năm tỉ lệ tèo sẽ là khoảng 6% chứ không phải 3% đâu, nhiễm 3 lần thì gần 9% đó :D
 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,061
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
Em vừa gg, thấy bảo là " Vẫn chưa có vắc xin phòng cúm gia cầm (A/H5N1)" Cụ có vẻ hiểu biết nhiều: bảo thế đúng hay sai ại?
lậy cụ! cứ phải trả lời mấy câu hỏi vớ vẩn của cụ em mệt lắm rồi
VN còn làm được, TG người ta có từ lâu rồi
Vắc xin cúm gia cầm H5N1 đã được nghiên cứu, ứng dụng sản xuất thành công tại Việt Nam.

 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,368
Động cơ
559,178 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
lậy cụ! cứ phải trả lời mấy câu hỏi vớ vẩn của cụ em mệt lắm rồi
VN còn làm được, TG người ta có từ lâu rồi
Vắc xin cúm gia cầm H5N1 đã được nghiên cứu, ứng dụng sản xuất thành công tại Việt Nam.

Cụ thông cảm, em xem báo trong nước đăng tháng 2/2020 thôi ạ :D

Hiện chưa có vắcxin phòng bệnh. Năm 2018, Việt Nam thử nghiệm lâm sàng thành công hai vắcxin sản xuất trong nước phòng cúm mùa và cúm A/H5N1, dự kiến năm tới, hai vắcxin được cấp phép lưu hành.

https://vnexpress.net/suc-khoe/cum-gia-cam-h5n1-chua-lay-tu-nguoi-sang-nguoi-4049067.html
 

Ivanka34

Xe hơi
Biển số
OF-710052
Ngày cấp bằng
10/12/19
Số km
103
Động cơ
275,528 Mã lực
Cụ nói sao chứ ofer đây toàn tinh như cú vọ, đâu dễ ăn thịt lừa. Chân chất, thật thà cũng sai nốt, toàn khôn lỏi và suy nghĩ ăn người thôi ạ :D
Thỉnh thoảng vẫn có những thớt kêu cứu vì bị lừa mà cụ :D
 

Nhạc

Xe lăn
Biển số
OF-45568
Ngày cấp bằng
5/9/09
Số km
11,751
Động cơ
555,623 Mã lực
Em nghĩ cụ phân tích ko đúng.
Việc chống dịch này là dạng thiên tai, địch họa, sự tiên tiến về khoa học kỹ thuật chỉ giúp được 1 phần nhỏ trong chống dịch, cái này nó gồm nhiều điều bao gồm khoa học kỹ thuật, tiếp cận chính phủ, tuân thủ dân chúng, thể chế chính trị, thổ nhưỡng, khí hậu, chủng tộc ...
Do vậy cái này ko nói trước hay nói hay được , phải khi nào hết dịch (mà vẫn sống) thì mới biết được.
Chuẩn cụ, cứ trong phạm vi 1 km2 mà ngày 3 ca tèo xem có mà chả vàng mắt
 

Waterblack

Xe tải
Biển số
OF-705125
Ngày cấp bằng
23/10/19
Số km
359
Động cơ
96,084 Mã lực
Tuổi
46
Không biết trong lịch sử đã có "thí nghiệm" miễn dịch cộng đồng chủ động kiểu này chưa các cụ, hay toàn là kết quả của tiêm vaccine hoặc không kiểm soát nổi đành phải chịu sống chung với bệnh?

Em thấy đây là một kiểu thí nghiệm vô trách nhiệm, lấy chính sự tồn vong của dân tộc mình và nhân loại ra thử nghiệm. Cách thử nghiệm cũng rất tùy tiện, ví dụ muốn thử nghiệm một loại vaccine gì đó thì tối thiểu phải:
+ Chọn người tình nguyện, không bị bắt buộc
+ Dùng loại vaccine là virus đã được làm yếu
+ Theo dõi y tế với nhóm thử nghiệm
+ Cách ly những người thử nghiệm chặt chẽ, không thì lây ra cộng đồng mất
Em thấy thử nghiệm "miễn dịch cộng đồng" không đáp ứng được tất cả các tiêu chí trên.
Nó đã thử vaccine thành công trên chuột rồi, em nghĩ dùng luôn cho người trong trường hợp này cho bọn UK có khi lại hiệu quả hơn miễn dịch cộng đồng kiểu này.
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
8,482
Động cơ
1,306,857 Mã lực
2. Người Anh không tin Trung Quốc đã thực sự khống chế được con virus. Hiện giờ TQ hạn chế lây nhiễm bằng cách hạn chế trên toàn quốc nhưng khi họ khôi phục hoạt động bình thường thì có nguy cơ rất cao là dịch lại bùng phát! Khi đó TQ làm thế nào? Tiếp tục đưa ra những biện pháp cực đoan với chi phí siêu lớn hay đành quay lại phương pháp của nước Anh.
3. Giới khoa học ở nước Anh tin chắc virus SARS-2 hoạt động giống cúm mùa, nó sẽ hoạt động ít vào mùa hè. Khi đó TQ lại phải mở cửa với Anh, khách du lịch tấp nập sang nhau. Vẫn sẽ có lây nhiễm dù ít. Và đến sang năm dịch lại tiếp tục bùng phát ở TQ.
4. Tóm lại nước Anh cho rằng, không sớm thì muộn, các nước ôn đới trên TG cũng phải áp dụng phương pháp của Anh. Vậy thì Anh áp dụng sớm hơn, giảm đi rất nhiều chi phí trong khi thiệt hại về con người phải gánh là không thể tránh được.
Như em biết, và để tiện em để link của CDC US ở đây:

https://www.cdc.gov/flu/prevent/keyfacts.htm

Thì bị cúm năm nay, đến năm sau cũng vẫn có thể bị cúm. Tương tự, vaccine cũng chỉ bảo vệ được 1 năm, năm sau vẫn phải tiêm lại. Chả lẽ các bạn UK chỉ định tạo MIỄN DỊCH CỘNG ĐỒNG trong 1 năm, năm sau nếu vẫn chưa có vaccine thì lại làm lại phát nữa cho nó chắc à?
 

dealer-ck

Xe điện
Biển số
OF-360108
Ngày cấp bằng
26/3/15
Số km
2,475
Động cơ
277,168 Mã lực
Việt Nam e thấy CP hành động rất đúng, phía bắc cho cách ly ở Vân Đồn, phía Nam thì ở Cần giờ, đó là những khu khá độc lập.
Cụ nào thuộc diện cách ly thì sống chậm chút vậy, dịch kiểm soát thế này rất rất OK rồi, chờ mùa hè tới là ngon ngay thôi, khi đó cũng có thuốc và hiểu biết cặn kẽ về em cô vy này rồi.
 

Dungha

Xe container
Biển số
OF-95517
Ngày cấp bằng
16/5/11
Số km
5,258
Động cơ
19,266 Mã lực
Ở nước nào không biết nhưng ở ta mẹ em 68 tuổi nhưng lắm bệnh nền mà dính là chết 100%. Nên em không thể để mình dính mà lây sang bà được. Có thể cái nhìn phương Tây là bố mẹ mình sống chết hay không không quan trọng vì đằng nào các cụ cũng ở trại dưỡng lão rồi nên chúng nó làm được.
 

minh91

Xe container
Biển số
OF-330856
Ngày cấp bằng
12/8/14
Số km
7,749
Động cơ
340,846 Mã lực
Thả nổi đỉnh dịch COVID-19: 12 triệu dân Anh có thể chết
Thứ Bảy, ngày 14/03/2020 10:30 AM (GMT+7)

Quan niệm thả nổi đỉnh dịch COVID-19 được các chuyên gia đánh giá là nguy hiểm và nếu áp dụng sẽ phải trả giá cực kỳ đắt.


Hôm 12-3 (giờ địa phương), Thủ tướng Anh Boris Johnson đã gọi dịch COVID-19 là “cuộc khủng hoảng sức khỏe cộng đồng tồi tệ nhất trong thế hệ gần đây” khi số người tử vong vì dịch ở nước này đã lên con số 12, bao gồm hai người ở nước ngoài, theo hãng tin Reuters.

Nhà lãnh đạo Anh công bố nhiều biện pháp mới để làm chậm sự lây lan của virus gây dịch COVID-19, trong đó khuyến cáo những ai có triệu chứng nên ở trong nhà ít nhất bảy ngày. Việc xét nghiệm sẽ bị hạn chế và chỉ ưu tiên cho người đã nhập viện với các triệu chứng nặng.

Ông Johnson lập luận nếu có thể đẩy đỉnh dịch COVID-19 ra xa thêm khoảng 20%, sẽ có nhiều giường hơn cho người bệnh, nhiều thời gian hơn cho các nghiên cứu y tế và xã hội sẽ đối phó tốt hơn. “Trì hoãn đỉnh dịch là cách chúng ta có thể giảm bớt tác động của dịch bệnh” - ông Johnson lập luận.

Dù vậy, trên thực tế, tạp chí Wired cho rằng những lãnh đạo chống dịch dưới quyền của Thủ tướng Johnson lại có cách tiếp cận hoàn toàn khác về phòng, chống dịch. Đó là thả nổi đỉnh dịch trong nước và xây dựng miễn nhiễm cộng đồng đối với virus.

Thả nổi đỉnh dịch là gì?

Theo Wired, hôm 11-3, ông David Halper, một thành viên thuộc Nhóm cố vấn khoa học cho các tình huống khẩn cấp thuộc chính phủ Anh, tuyên bố chiến lược cho tình hình dịch hiện tại là chủ động để virus lây lan trên diện rộng đến khi đủ người nhiễm sẽ tự hình thành cơ chế miễn nhiễm cộng đồng và chặn đứng virus, hay còn gọi là thả nổi đỉnh dịch. Song song với quá trình này là các cơ quan y tế sẽ triển khai các biện pháp nhằm bảo vệ những nhóm có nguy cơ tử vong cao như người cao tuổi để virus chỉ lây lan trong những nhóm đủ sức khỏe hình thành kháng thể.

“Đến khi không còn ai có thể nhiễm bệnh được nữa, sẽ không có thêm ca nhiễm mới và chúng ta coi như đã đánh bại được dịch” - ông Halper cho biết.

Trong tương lai gần vẫn không rõ chính phủ Anh sẽ áp dụng biện pháp nào trong dài hạn để hạn chế ảnh hưởng của COVID-19. Trước mắt, London đang bị chỉ trích vì vẫn chưa đưa ra các biện pháp mạnh tay, chẳng hạn đóng cửa trường học. Trong số những người bày tỏ quan ngại này có cựu bộ trưởng Y tế Anh Jeremy Hunt.

Thả nổi đỉnh dịch COVID-19: 12 triệu dân Anh có thể chết - 1

Nhân viên y tế đang di chuyển một bệnh nhân nhiễm COVID-19 ở TP Brighton, Anh ngày 13-3.

Ngoài ra, trên thế giới cũng chưa có quốc gia nào áp dụng chiến lược này và biện pháp ngừa dịch phổ biến nhất vẫn là cách ly, phong tỏa trên diện rộng các khu vực bị ảnh hưởng, điển hình như Trung Quốc (TQ) và Hàn Quốc.

Ở châu Âu, Ý là nước được cho là đang tiến hành thả nổi đỉnh dịch một phần và có giới hạn nhưng hiệu quả đến nay vẫn chưa được xác định rõ ràng. Giới chức Pháp cũng tránh lệnh phong tỏa quy mô lớn như ở Ý do lo ngại kinh tế thiệt hại nặng. Đức, nơi số người nhiễm đã vượt mốc 3.000 người, cũng chưa áp lệnh bắt buộc hủy hoặc hoãn các sự kiện quy mô lớn trên toàn quốc, mà chỉ dừng lại ở mức kêu gọi.

Tính đến 20 giờ 30 ngày 13-3, tờ South China Morning Post dẫn nguồn Ủy ban Y tế quốc gia TQ cho biết toàn thế giới có 5.052 người tử vong do COVID-19, 134.497 ca nhiễm và 70.172 ca điều trị thành công âm tính với virus. Đại dịch COVID-19 hiện đã lan ra 132 quốc gia và vùng lãnh thổ.

Kết quả không đáng kể, nguy cơ cao

Trên thực tế, Wired khẳng định đây là một chiến lược quá nhiều rủi ro và nguy hiểm. Cụ thể, để đạt mức miễn nhiễm cộng đồng thì virus phải lây nhiễm ít nhất 50% dân số Anh, hơn 33 triệu người, để đảm bảo một ca nhiễm COVID-19 không thể lây cho nhiều hơn hai người bình thường. Hiện tỉ lệ tử vong của nước này vào khoảng 35,71% tính đến tối 13-3, tức để chiến lược thả nổi đỉnh dịch thành công thì giới chức London phải chấp nhận có thể hy sinh gần 12 triệu người.

Ngoài ra, việc thả cho virus lây lan tự do cũng sẽ đặt một gánh nặng cực kỳ lớn cho hệ thống y tế Anh trong các vấn đề như số lượng giường bệnh và khả năng giữ an toàn cho các nhóm có nguy cơ cao.

“Tôi nghĩ rằng chỉ cần cách ly tập trung và phong tỏa diện rộng cũng đã đủ chặn đứng virus trước khi dịch lây hơn 50% dân số Anh rồi như thành công không thể chối cãi ở Hàn Quốc và TQ. Thậm chí việc để dịch hoành hành trong gần một tháng tiếp theo đã là một đề nghị không thể chấp nhận được. Chúng ta không cần thiết phải làm thế khi hệ thống giám sát và cách ly của Anh đang hoạt động hiệu quả” - GS Jeremy Rossman thuộc ĐH Kent (Anh) nhận định.

Đồng quan điểm, TS Brandon Brown thuộc ĐH California (Mỹ) cũng cho rằng hệ thống y tế của một nước sẽ phải đối diện với thách thức lớn khi nhiều người nhập viện cùng lúc khi dịch đạt đỉnh. Ông cho rằng mỗi quốc gia cần tính toán nguồn lực của mình hết sức thận trọng để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn bệnh nhân.

Chuyên gia này cũng cảnh báo một nhược điểm khác của việc thả nổi đỉnh dịch là bên cạnh virus lây lan trong nước, chính phủ mỗi quốc gia cũng phải đề phòng khả năng COVID-19 tràn ngược từ bên ngoài, làm gia tăng tổng số ca nhiễm.

“Nếu thực hiện các biện pháp kiềm chế dịch, chúng ta sẽ kiểm soát được số người bị nhiễm. Khi đó các bệnh viện và phòng khám sẽ hoạt động dễ dàng hơn, vì không rơi vào tình trạng quá tải trong một khoảng thời gian ngắn” - chuyên gia nói, đồng thời ủng hộ các quốc gia siết chặt biện pháp chống dịch COVID-19.

Nhiều nước châu Âu đóng cửa trường học

Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha và Bỉ ngày 13-3 (giờ Việt Nam) đã đồng loạt yêu cầu đóng cửa các trường học tại nước này trong bối cảnh dịch COVID-19 tại châu Âu đang lan nhanh, theo hãng tin Reuters.

Tại Bỉ, chính phủ nước này đã ra lệnh các quán cà phê, nhà hàng và trường học tạm thời đóng cửa từ 0 giờ ngày 13-3 đến hết ngày 3-4. Chính phủ Bỉ khẳng định sẽ không có phong tỏa và cấm giao thương buôn bán. Các siêu thị và nhà thuốc vẫn sẽ mở cửa hoạt động trong thời gian này. “Chúng tôi muốn tránh giống như Ý và sẽ tránh chuyện phong tỏa” - Thủ tướng Bỉ Sophie Wilmes cam kết.

Tại Bồ Đào Nha, Thủ tướng Antonio Costa thông báo đóng cửa tất cả trường học cho tới ngày 9-4. Quyết định trên sẽ ảnh hưởng tới hơn 1,6 triệu trẻ em và vị thành niên trên toàn quốc. Nhà chức trách nước này cũng ra lệnh hoãn các sự kiện tập trung hơn 1.000 người trong không gian kín và hơn 5.000 người tại các không gian mở.
 

kgz

Xe máy
Biển số
OF-571122
Ngày cấp bằng
27/5/18
Số km
72
Động cơ
144,620 Mã lực
Cụ ơi theo báo kiểu giaatl tít . Không hiểu thàng viết nó có hiểu 12 triệu người là như thế nào ko? Cháu mà có quyền cách ly thằng này luôn và ngay.
 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,061
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
miễn dịch cộng đồng thụ động kiểu UK đây
B.ộ tr.ưởng Y tế UK: trong những tuần tới các bệnh nhân trên 70 tuổi sẽ được yêu cầu tự cách ly tại nhà, và có thể kéo dài trong nhiều tháng

 

moly

Xe điện
Biển số
OF-458259
Ngày cấp bằng
2/10/16
Số km
2,357
Động cơ
240,858 Mã lực
Các cụ nghe quan điểm này nhé. Em thấy thuyết phục
 

phihanhgia

Xe container
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
6,108
Động cơ
382,794 Mã lực
Anh quốc là một quốc gia nhỏ về diện tích, lớn về tư tưởng. Ngôn ngữ của đảo quốc bé nhỏ này trở thành ngôn ngữ quốc tế phổ thông và có ảnh hưởng nhất trong số hàng chục nghìn ngôn ngữ. ThủT Anh giỏi hơn đồng nhiệm ở các nước thế giới thứ 3.
Quay lại với chiến lược quản trị dịch của Anh quốc. Thực sự phải nói chiến lược của họ là rất khoa học, rất thông minh. Tuy nhiên đi kèm với nó là rủi ro tương đối cao. Rủi ro lớn nhất là ko thể kiểm soát được đỉnh dịch như mong muốn. VD nước Anh có 10,000 giường bệnh cho covid-19, kiểm soát thế nào để đỉnh dịch dưới 100,000 nhiễm, để không quá tải; để bs ko phải lựa chọn chữa cho ai ko chữa cho ai? Chưa có thuật toán nào cho phép các nhà quản lý quản trị đỉnh dịch chắc chắn thành công cả. Tôi nghĩ là họ đang tự điều chỉnh, khi ít người nhiễm, dưới 10k ca họ làm lỏng, khi trên ngưỡng đó họ kiểm soát chặt dần lên để giảm tốc lây lan, lên đến 30k ca nhiễm thì sẽ thiết quân luật phong tỏa kiểu TQ, mục tiêu là để đỉnh dịch dưới 100,000. Họ thông minh, tôi mong họ thành công, nhưng rủi ro là cao, cơ hội 60% thành công, 40% thất bại.

Lãnh đạo ở TQ, VN thích sự an toàn, dân chúng cũng thế. Họ không hiểu, không thích chiến lược kiểu Anh, lạnh lùng, khoa học, đi kèm rủi ro.

Mình thấy nhiều cụ phê phán cái này quá, tách hết cả lời nói của bọn Tây ra khỏi context của chúng nó rồi rồi chửi bới ko ra cái gì hết.

Miễn dịch cộng đồng, herd immunity, là khoa học nghiêm túc và đã được chứng minh sau hàng chục dịch bệnh. Một đại dịch chỉ có thể kết thúc bằng 3 khả năng: (i) Chết hết. (ii) chấp nhận và chung sống với nó với tỉ lệ tử vong thấp cho đến khi có vaccine (ví dụ HIV). (iii) đa số đã có kháng thể, thông qua việc bị nhiễm bệnh hay tiêm vaccine, từ đó tạo rào chắn cho những người chưa bị lây ko thể bị lây. Đây chính là miễn dịch cộng đồng.

Ai cũng có quyền chọn cách chống dịch phù hợp với lối suy nghĩ và nền kinh tế của mình. Bạn có thể khoanh vùng, nhanh chóng tìm hết và cách li để dập dịch, rồi ngồi chờ có vacine để tạo miễn dịch cộng đồng siêu chủ động. Đấy là cách VN đang làm. Cách này ok, rất tốt nếu như vacine nhanh chóng đc phát triển và thử nghiệm. Có vaccine rồi thì tiêm hết cả già trẻ một lượt, hết dịch.

Điều gì sẽ xảy ra nếu mãi chưa có vaccine, hoặc ko có vaccine? Có đóng cửa được mãi không? Có xét nghiệm đc tất cả bọn Tây vào sau khi đã tuyên bố hết dịch ko khi mà phân nửa nhiễm không có triệu chứng gì? Thế nên mới có cách tiếp cận thứ hai, đó là chấp nhận không thể khoanh vùng chặn dịch từ trong trứng, chấp nhận “bị lây nhiễm” và tìm cách manage nó. Đây có thể gọi là miễn dịch cộng đồng chủ động, nhưng hoàn toàn ko phải là “để lây nhiễm tự do, survival of the fittest”.

Management ở đây là đẩy đỉnh dịch vào mùa hè, khi mà bệnh viêm phổi ít phát triển hơn, đồng thời giãn số người bị bệnh. Khi đó thì may ra sẽ có đủ giường bệnh và máy móc hỗ trợ phổi cho người già, những người dễ chết (nhưng yếu quá rồi thì thôi, 80 thì ra đường gặp gió cũng chết chứ đừng nói viêm phổi). Trẻ thì rõ ràng số liệu chỉ ra là ít chết, thì có bệnh nằm ở nhà uống nước ăn súp 7 ngày thôi chứ đến bệnh viện làm gì, trừ đứa nào viêm phổi nặng.

Nếu manage đc tốt thì đúng là tỉ lệ nhiễm bệnh sẽ nhiều, nhưng sẽ trải đều ko gây quá tải cho hệ thống, và tỉ lệ chết sẽ rất ít kể cả người già (trên tàu Primcess Diamond đa số toàn già mà tỉ lệ chết chỉ 1%, và toàn trên 70). Virus là để tự khỏi, nó chỉ nguy hiểm ở chỗ bắt hệ miễn dịch chống lại nó nhiều quá nên ko có thời gian chống những cái khác, như viêm phổi gây chết người.

Không hiểu nhiều người nghĩ thế nào mà có thể nói những thứ như để người già chết bớt cho đỡ tiền xã hội? Ai chả có bố có mẹ, bản thân lãnh đạo bọn Tây cũng toàn già thôi? Đây hoàn toàn là vấn đề management, người ta phải lo cho cả nước, lo công ăn việc làm cho cả ngàn người, đừng lấy cái suy nghĩ manage cái nhà con con với mấy miệng ăn ra áp vào.

Kinh tế nó mà toang thì mới là chết thật.

 

antheo_noileo

Xe điện
Biển số
OF-35302
Ngày cấp bằng
15/5/09
Số km
3,061
Động cơ
505,232 Mã lực
Nơi ở
trên, đôi khi ở dưới
Anh quốc là một quốc gia nhỏ về diện tích, lớn về tư tưởng. Ngôn ngữ của đảo quốc bé nhỏ này trở thành ngôn ngữ quốc tế phổ thông và có ảnh hưởng nhất trong số hàng chục nghìn ngôn ngữ. ThủT Anh giỏi hơn đồng nhiệm ở các nước thế giới thứ 3.
Quay lại với chiến lược quản trị dịch của Anh quốc. Thực sự phải nói chiến lược của họ là rất khoa học, rất thông minh. Tuy nhiên đi kèm với nó là rủi ro tương đối cao. Rủi ro lớn nhất là ko thể kiểm soát được đỉnh dịch như mong muốn. VD nước Anh có 10,000 giường bệnh cho covid-19, kiểm soát thế nào để đỉnh dịch dưới 100,000 nhiễm, để không quá tải; để bs ko phải lựa chọn chữa cho ai ko chữa cho ai? Chưa có thuật toán nào cho phép các nhà quản lý quản trị đỉnh dịch chắc chắn thành công cả. Tôi nghĩ là họ đang tự điều chỉnh, khi ít người nhiễm, dưới 10k ca họ làm lỏng, khi trên ngưỡng đó họ kiểm soát chặt dần lên để giảm tốc lây lan, lên đến 30k ca nhiễm thì sẽ thiết quân luật phong tỏa kiểu TQ, mục tiêu là để đỉnh dịch dưới 100,000. Họ thông minh, tôi mong họ thành công, nhưng rủi ro là cao, cơ hội 60% thành công, 40% thất bại.

Lãnh đạo ở TQ, VN thích sự an toàn, dân chúng cũng thế. Họ không hiểu, không thích chiến lược kiểu Anh, lạnh lùng, khoa học, đi kèm rủi ro.
Ngụy biện khi bảo UK khống chế dưới 100.000. Vì Khựa 1,4 tỷ chỉ có 80.000 nhiễm nên UK không bao giờ lên được tới 100.000
Khi Khựa giấu dịch cũng nghĩ như UK như bây giờ là nghĩ có thể khống chế được, nhưng đời không như mơ. UK mà bị nhiễm 5000 người và 200 người chết là cũng toang như Tây Ban Nha bây giờ
UK để người nhiễm bệnh trên 70 tự cách ly ở nhà thì toang sẽ nhanh thôi
 

kienvinh

Xe lăn
Biển số
OF-115035
Ngày cấp bằng
1/10/11
Số km
13,541
Động cơ
540,386 Mã lực
Đức tuần sau cho học sinh nghỉ học giống VN rồi.

UK cứ chơi lầy đi.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top