- Biển số
- OF-554558
- Ngày cấp bằng
- 19/2/18
- Số km
- 861
- Động cơ
- 165,857 Mã lực
Sáng nay buông bút nghiên, xách làn ra chợ, chợ xóm xôn xao. Mua vài món nho nhỏ, mang về hì hụi hì hụi, ngỡ mẹ đi trường hạ giữa trưa mới về. Ngờ đâu sáng nay bà về sớm. Mềm mại hỏi con làm gì, rồi tất tả vét cơm ý muốn rửa nồi vo gạo. Nghe thằng con gắt, lại buông tay ra ghế phòng khách bần thần ngồi.
Mẹ em bảo năm nay tao 86. Nếu thế, bố mà còn thì chắc chắn 105. Tại xưa ông ấy đeo súng lục ở mông nên mê, với lại lính tráng mà thư sinh trắng trẻo, đẹp zai. Nói chung phụ nữ ai mà chả thế, thời binh đao, thấy zai đẹp, lại là sỹ quan cô nào chả mê. Đùa đến thế thôi, chớ có xa hơn, bởi thời gian bên chồng, tính năm chẳng hết hai đầu bàn tay. Cái nhọc nhằn của người phụ nữ xa chồng ngày ấy chỉ nên lắng nghe mà tự cảm nhận, phần nào.
Ơn trời mẹ em vẫn khỏe, vẫn chùa chiền miếu mạo hàng ngày, vẫn hội đoàn xóm phường nô nức. Nhưng giờ mẹ em nấu cơm không còn ngon như trước. Em không ăn được. Nhưng phải để cho bà nấu để bà vui, và vẫn phải ăn dù là ít. Cảm thấy mình vẫn còn có ích cho con cháu là một động lực lớn của người già, vợ em nó bảo thế nên hàng tháng con gấu này vẫn ngửa tay cầm của bà 3 xịch tiền ăn + tiền truyền hình cáp, rồi lại khiến thằng chồng nó giả vờ dấm dúi đưa lại cho bà bằng cách này hay cách khác. Thằng chồng cũng thuộc dạng mất dạy, thỉnh thoảng lại kích đểu để mẹ chồng con dâu cãi nhau cho nó vui cửa vui nhà. Bà cũng chẳng phải vừa, đôi khi thấy con zai con dâu ríu rít là không vui đâu, thế nên phải đập cho gấu vài câu nặng nhọc để bà gật gù, thằng này khỏe mạnh, có sức khỏe mà lại biết bảo ban vợ. keke.
Mỗi lần thằng cháu từ xa zalo về, là bà vui như tết, cười móm mém. Ấy thế mà con cháu gái ở gần thì suốt ngày đe, này thì rửa bát, này thì phơi quần áo, này thì vệ sinh...etc.. Có mà chuyện học hành của nó thì bà chỉ biết có tiền, ôi này tiền đây đi thi ăn xôi đỗ không được ăn xôi lạc đâu nhé... đi chơi với bạn thì phải có tiền nhá, tiền đây... con gái là phải biết son biết phấn, phấn đây tiền đây... nhớ về trả bà tiền thừa là được.
Mẹ già như chuối chín cây. Nhìn dáng bần thần của mẹ trên ghế sofa, lại thương. Vài dòng ở đây cho vơi ủy mị, em k0 post face được. Post face đứa kia biết được lại trách. Mệt.
Mẹ em bảo năm nay tao 86. Nếu thế, bố mà còn thì chắc chắn 105. Tại xưa ông ấy đeo súng lục ở mông nên mê, với lại lính tráng mà thư sinh trắng trẻo, đẹp zai. Nói chung phụ nữ ai mà chả thế, thời binh đao, thấy zai đẹp, lại là sỹ quan cô nào chả mê. Đùa đến thế thôi, chớ có xa hơn, bởi thời gian bên chồng, tính năm chẳng hết hai đầu bàn tay. Cái nhọc nhằn của người phụ nữ xa chồng ngày ấy chỉ nên lắng nghe mà tự cảm nhận, phần nào.
Ơn trời mẹ em vẫn khỏe, vẫn chùa chiền miếu mạo hàng ngày, vẫn hội đoàn xóm phường nô nức. Nhưng giờ mẹ em nấu cơm không còn ngon như trước. Em không ăn được. Nhưng phải để cho bà nấu để bà vui, và vẫn phải ăn dù là ít. Cảm thấy mình vẫn còn có ích cho con cháu là một động lực lớn của người già, vợ em nó bảo thế nên hàng tháng con gấu này vẫn ngửa tay cầm của bà 3 xịch tiền ăn + tiền truyền hình cáp, rồi lại khiến thằng chồng nó giả vờ dấm dúi đưa lại cho bà bằng cách này hay cách khác. Thằng chồng cũng thuộc dạng mất dạy, thỉnh thoảng lại kích đểu để mẹ chồng con dâu cãi nhau cho nó vui cửa vui nhà. Bà cũng chẳng phải vừa, đôi khi thấy con zai con dâu ríu rít là không vui đâu, thế nên phải đập cho gấu vài câu nặng nhọc để bà gật gù, thằng này khỏe mạnh, có sức khỏe mà lại biết bảo ban vợ. keke.
Mỗi lần thằng cháu từ xa zalo về, là bà vui như tết, cười móm mém. Ấy thế mà con cháu gái ở gần thì suốt ngày đe, này thì rửa bát, này thì phơi quần áo, này thì vệ sinh...etc.. Có mà chuyện học hành của nó thì bà chỉ biết có tiền, ôi này tiền đây đi thi ăn xôi đỗ không được ăn xôi lạc đâu nhé... đi chơi với bạn thì phải có tiền nhá, tiền đây... con gái là phải biết son biết phấn, phấn đây tiền đây... nhớ về trả bà tiền thừa là được.
Mẹ già như chuối chín cây. Nhìn dáng bần thần của mẹ trên ghế sofa, lại thương. Vài dòng ở đây cho vơi ủy mị, em k0 post face được. Post face đứa kia biết được lại trách. Mệt.