Hôm trước đi xem cái máy bay chiến đấu ở cạnh quán cafe Highland chân cột cờ Hà Nội thấy đuôi máy bay có cái lỗ to tướng rất ấn tượng, em tin rằng cái lỗ ấy để máy bay thổi khí ra cho máy bay phọt
Các cụ cho hỏi thi thoảng em có dòm thấy chiếc máy bay chiến đấu đang bay bỗng dưng thấy nó pùm phát "lôi động Nam Bang", một vệt trắng xuất hiện dài ngoằng, vậy cái tiếng nổ ấy là do đâu mà ra ? Có phải nó có chức năng oánh rắm để phọt tăng tốc không hay chỉ là do không khí dãn nở do phi công kéo cần tăng tốc khí phọt mạnh hơn ra đằng đuôi gây ra tiếng nổ ?
Cụ rất may mắn nếu tận mắt chứng kiến máy bay chiến đấu vượt tường âm thanh :69:. Em mới chỉ xem cờ níp chứ chưa tai nghe mắt thấy bao giờ.
Nếu vệt trắng xuất hiện dài ngoằng sau máy bay thì đơn giản chỉ là do máy bay tăng tốc đột ngột, tiếng động là do luồng phản lực tạo ra, khói trắng là do khí thải tạo ra. Giống như ô tô tăng tốc đột ngột vậy.
Nếu có vòng trắng hình nón bao quanh máy bay thì do máy bay vượt tường âm thanh. Hình nón chính là hình dạng của bề mặt sóng kích, tiếng nổ do không khí bị giãn nở đột ngột khi "va" phải bề mặt sóng kích đó.
Sóng kích + tiếng nổ này luôn luôn tồn tại khi máy bay bay trên tốc độ âm thanh nhưng người nghe chỉ nghe thấy 1 lần do bề mặt sóng kích chỉ quét qua tai người nghe 1 lần. Giả sử người nghe là Sôn-gô-ku dùng dịch chuyển tức thời đi tắt đón đầu máy bay thì sẽ tiếp tục nghe thấy tiếng nổ đó. Vì thế 2M, 3M hay lớn hơn nữa đều có thể nghe thấy tiếng nổ này các cụ nhé.
Em xin trình bày thêm về chuyển động của máy bay trong không khí cho cụ nào quan tâm:
Có thể phân thành 3 loại: 1-dưới âm (vận tốc máy bay nhỏ hơn tốc độ âm thanh M<1, M là tỉ lệ vận tốc tương đối của máy bay so với không khí/vận tốc âm thanh trong không khí); 2-trên âm (M>1); 3-cận âm ( 0.98<M<1.2) tức là loanh quanh ở tốc độ âm thanh.
1. Dưới âm.
Đã quá quen thuộc
2. Trên âm
Khi máy bay chuyển động trên âm, xung quanh máy bay sẽ tạo ra 1 sóng kích có mặ sóng hình nón. Đi qua bề mặt sóng kích này (độ dày tính bằng mircro mét), các đặc tính của không khí như áp suất, vận tốc, mật độ, nhiệt độ sẽ thay đổi đột ngột do đó tạo ra tiếng nổ. Tại sóng kích, mật độ không khí rất lớn vì thế để nhìn thấy sóng kích các máy bay thường vượt tường âm thanh tại nơi có nhiều hơi nước như bãi biển, hơi nước tập trung lại vì thế sẽ quan sát được sóng kích.
Khi bay trên âm không phải các hiện tượng vật lý bị đảo ngược (như cụ Maniac Tuning nói, nghe hoành tráng quá) mà chẳng qua mối tương quan giữa tiết diện ống chảy, vận tốc và chiều chuyển động có thay đổi so với chuyển động dưới âm. Nôm na trong phương trình tương quan đó có đại lượng (M^2-1), khi M<1 hay M>1 sẽ ảnh hưởng đến dấu (+ hoặc -) của (M^2-1) do đó ảnh hưởng đến dấu của vi phân d(tiết diện)/d(độ dài chuyển động)
Cụ thể sẽ thể hiện như sau:
Khi chuyển động dưới âm thì vận tốc sẽ tăng khi tiết diện ống giảm dần (cầm cái vỏ bút bi blow
từ ...ít sẽ thấy khí phụt ra rất mạnh ở phần ngòi do có tiết diện nhỏ:71
. Vì thế ống phụt của máy bay chở khách thường hẹp lại để tăng tốc luồng khí phản lực.
Khi chuyển động trên âm, ngược lại vận tốc sẽ tăng khi tiết diện ống tăng. Ống phụt của máy bay chiến đấu là ống phụt Laval gồm 2 phần. Phần đầu co lại để tăng tốc luồng khí đến vận tốc âm thanh, sau đó loe ra để tăng tốc luồng khí tiếp (khi đó đã trên âm)
Bay ở tốc độ trên âm không có gì quá đáng sợ bởi đều có mô hình toán học phù hợp để tính toán. Sợ nhất là bay ở cận âm tức gần tốc độ âm thanh 0,98<M<1,2. Khi đó đại lượng (M^2-1)~0. Các sóng kích tạo ra và mất đi liên tục, phập phà phập phù không tuân theo các định luật đã biết (các phương trình trở nên tầm thường :43:, vượt quá khả năng kiểm soát chúng ta. Vì thế máy bay khi vượt âm phải thật nhanh chóng vượt qua dải vận tốc này, đó là lý do tại sao không phi công nào bay lâu ở tốc độ này vì rất nguy hiểm. Các bạn Lào đã nói rất chuẩn không cần chỉnh dư lày: Xin xin hẳn, cho cho hẳn.
Các nghiên cứu cận âm hiện tại vẫn đang phát triển, nhưng khi chưa hoàn thiện thì tốt nhất là cứ tránh bay cận âm cho chắc ăn :71: Loại nửa ông nửa thằng là loại khó lường nhất các cụ nhỉ :42: