Maybayfun - Nơi trao đổi tất tần tật các vấn đề liên quan đến máy bay

xetaybac

Xe tăng
Biển số
OF-14360
Ngày cấp bằng
29/3/08
Số km
1,263
Động cơ
526,723 Mã lực
Nơi ở
nơi nào có niềm vui.....
thế cái mà bọn Mẽo nó độ sau ít oto em xem trên youtube cũng áp dụng cái nguyên lý này hả cụ Pín?
thấy nó hú to lắm,mà phụt lửa ầm ầm,trông đã thấy ghê mà bọn đấy cứ đứng vỗ tay ầm ầm.:21:
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,216
Động cơ
640,957 Mã lực
Cái này em định hỏi anh gúc nhưng vô đây nhờ các cụ chỉ bảo cho em mở rộng tầm mắt ạ: các cụ cho em hỏi định nghĩa và thông tin về các ngưỡng tốc độ Mach với ạ (b)
 

lengkeng

Xe tăng
Biển số
OF-105
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
1,666
Động cơ
597,520 Mã lực
Em thấy mấy lần nhìn thấy máy bay bay ngườc lại... nhìn rõ mồm một nhưng chắc cũng phải cách nhau hàng trăm mét... Ko hiểu qui định hành lang bay thế nào nhỉ?:ohmy:
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
Cái này em định hỏi anh gúc nhưng vô đây nhờ các cụ chỉ bảo cho em mở rộng tầm mắt ạ: các cụ cho em hỏi định nghĩa và thông tin về các ngưỡng tốc độ Mach với ạ (b)
Số Mach là một đại lượng vật lí biểu hiện tỉ số giữa vận tốc chuyển động của vật thể trong một môi trường nhất định (hoặc vận tốc tương đối của dòng vật chất và vận tốc âm thanh trong môi trường đó). Trong khí động lực học, số Mach là số đo tác dụng lực nén của không khí lên dòng chuyển động.
Trong vật lí, đại lượng này có kí hiệu Ma trong các hệ thống SI, ISO 31, IUPAP-25, tuy nhiên ngành hàng không dùng kí hiệu M. Cách gọi của đại lượng này xuất phát từ tên nhà vật lí nổi tiếng của thế kỉ 19, Ernst Mach.
Trong ngành hàng không, số Mach thường được coi là một trong những yếu tố công suất cho những loại máy bay có vận tốc lớn hơn hoặc gần bằng 400 km/h. Vì vận tốc âm thanh liên quan đến mật độ không khí, đồng thời mật độ không khí phụ thuộc vào độ cao của máy bay và nhiệt độ không khí, để giữ ổn định vận tốc bay, số Mach phải phụ thuộc vào độ cao và tình trạng khí quyển cụ thể của chuyến bay. Để có thể so sánh, công suất các máy bay (bao gồm vận tốc và số Mach) được tính sang công suất ở trạng thái khí quyển tiêu chuẩn.
Vận tốc âm thanh trong môi trường không khí ở nhiệt độ 25 °C, trên mặt nước biển bằng khoảng 346 m/s, ở nhiệt độ 20 °C là 343 m/s.
tỷ như ông già SR71 có thể bay tốc độ cao hơn nhưng sau khi quy đổi ra theo môi trường tiêu chuẩn thì chỉ ở tốc độ hơn MACH3 thôi



trong đó v là vận tốc chuyển động của vật thể, c là vận tốc âm thanh trong cùng môi trường. Vì Ma không phải là một đơn vị, về nguyên tắc chỉ có thể diễn đạt dạng "vận tốc Mach 2", không thể dùng theo thứ tự ngược lại.
Trên thực tế thì công thức này là công thức tối giản còn công thức tính theo định luật Bernulli thì phức tạp hơn chút

Với M là vận tốc MACH
qc là lực tác động
P là áp suất tĩnh của khí quyển
là tỷ lệ của nhiệp độ với áp suất khí quyển ( cái này em dịch chưa chuẩn cụ nào dịch hộ: the ratio of specific heat of a gas at a constant pressure to heat at a constant volume)

công thức tính theo PITOT ( nhà bác học ng Pháp phát minh ra cách này và các ống PITOT vẫn đc dùng trên máy bay ngày nay kể cả sau việc AIRBUS có vài cái ông bị lỗi phải thu hồi )



Em tưởng cất và hạ cách thì vẫn điều khiển chứ, tự động luôn đc ạ?
cái bác tưởng ấy luôn đúng . mặc dù máy bay hiện đại có hệ thống AUTO PILOT cho cả cất cánh và hạ cánh nhưng các hãng dân dụng chưa ai dám xài khi có hành khách
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,853 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
à cso bác hỏi em là sao lại có cái trắng trắng và tiếng nổ khi vượt qua tốc độ âm thanh
em xin giả nhời
Khi máy bay gia tốc vượt tốc độ âm thanh, sóng âm thanh do máy bay phát ra không thể truyền ra phía trước mà bị nén lại, cộng hưởng với nhau thành những sóng âm rất lớn, tạo tiếng nổ rất lớn.
Khi đó, đám mây quanh thân máy bay xuất hiện là do áp suất không khi xung quanh đột ngột giảm, dẫn tới nhiệt độ không khí cũng giảm theo khiến hơi nước tụ lại thành mây... Máy bay khi bay xuyên qua đám mây này thì tạo thành một đám mây hình nón.
cái này gọi là hiện tượng Prandtl–Glauert singularity ( cái này em chịu không biết dịch là gì )
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,754
Động cơ
523,835 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
ủa, sao GPS của bác hoạt động đc trên máy bay nhỉ ???? Lên máy bay nó phá hết sóng mà ???? Em đã thử mấy lần, nhưng ko lần nào thấy GPS hoạt động được trên máy bay cả.
GPS của các cụ vẫn hoạt động được khi cụ ở trong máy bay nhưng không phải khi đang bay, bới vì GPS cho máy bay là một loại đặc chủng khác.

@Cụ ngaydoclap,

Đây mới là mảng chính của em=)). Việc các cụ sử dụng các thiết bị có chế độ FlightMode thực ra là không ảnh hưởng đến các thiết bị của máy bay, tuy nhien, vì khi có quy định cấm sử dụng các thiết bị điện tử thì chưa có loại thiết bị có chế độ đó nên các quy định hiện hành đều cấm tuốt, nhất là Việt nam nhà mình (nhưng dù có cấm vẫn có hàng mớ người vẫn cú dùng:(). Một số nước đã có khuyến cáo rõ ràng là những thiết bị đó được sử dụng trên máy bay ngoại trừ lúc cất, hạ cánh:)

Em tưởng cất và hạ cách thì vẫn điều khiển chứ, tự động luôn đc ạ?
Người ta gọi là "phi công tự động" hay "cất, hạ cánh tự động", nhưng hoàn toàn không phải vậy, mong các cụ đừng nhầm. Máy bay khi hạ cất cánh, đặc biệt là khi hạ cánh cần người phi công điều khiển rất nhiều, luôn tay và cần sự hỗ trợ bởi các thiết bị mặt đất rất nhiều ạ. Kể cả khi đang bay trên hành trình đã được máy tính lập trình sẵn thì cũng vẫm cần người phi công điều chỉnh tần số liên lạc với xxx trên trời và làm theo yêu cầu tăng giảm tốc độ, độ cao của kiểm soát viên không lưu (xxx trên trời, nhưng không bao giờ được nhận xèng kẹp trong giấy tờ:)) ).

Có một số sân bay hiện đại được trang bị các hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên mặt đất rất tốt như sân bay London Heathrow hay sân bay Narita (tuy nhiên cũng chỉ có 1 đầu đường băng) thì máy bay có thể áp dụng hạ cánh gần như hoàn toàn tự động, người phi công chỉ cần tầm nhìn khoảng 50m (góc 45 tính từ buồng lái đến mặt đất để tìm ra đường lăn để bẻ lái thoát khỏi đường băng). Trên thế giới không nhiều loại đường băng có thiết bị đạt tiêu chuẩn này của ICAO, một số không phải do họ không có điều kiện đầu tư mà vì thời tiết nơi có đường băng của họ không cần đến những thiết bị đó. Đối với loại đường băng này thì yêu cầu giờ bay kinh nghiệm của phi công cũng cao và không phải hãng hàng không nào cũng được phép áp dụng. Tương tự như vậy, không phải máy bay nào cũng cóa thể áp dụng được để sử dụng những thiết bị như vậy. Nếu ngồi buồng lái của chiếc máy đang hạ cánh bằng chế độ này, các cụ có thể tưởng tượng nó như em Lexus vào chuồng ấy ạ:).

Kính các cụ.

Em thấy mấy lần nhìn thấy máy bay bay ngườc lại... nhìn rõ mồm một nhưng chắc cũng phải cách nhau hàng trăm mét... Ko hiểu qui định hành lang bay thế nào nhỉ?:ohmy:
Tùy từng vùng trời cụ ạ, cái này do nhà chức trách hàng không quy định dựa trên mật độ bay của đường bay và thiết bị hỗ trợ của mặt đất. Thông thường là 2000feet (chỉ còn TQ và Nga là dùng mét thôi ạ), còn lại thfi là 1000feet. Vì chỉ có vài trăm mét, lai đang bay tốc độ cao, cụ nhìn thấy gần và nghe cả tiếng ồn là đúng:)
 

rgvmen

Xe container
Biển số
OF-310
Ngày cấp bằng
14/6/06
Số km
6,216
Động cơ
640,957 Mã lực
Cám ơn bác Kingpin và các bác, em dốt toán lắm cơ mà cũng mường tượng được chút qua thông tin của các bác, em hỏi vậy vì xem phim thấy phi công tiêm kích hay thông báo bay ở Mach# nên phải hỏi các bác để hiểu thêm (b)
 

Especen

Xe container
Biển số
OF-11442
Ngày cấp bằng
5/11/07
Số km
6,050
Động cơ
589,413 Mã lực
Nơi ở
28 Thọ Xương
Website
www.especen.vn
ủa, sao GPS của bác hoạt động đc trên máy bay nhỉ ???? Lên máy bay nó phá hết sóng mà ???? Em đã thử mấy lần, nhưng ko lần nào thấy GPS hoạt động được trên máy bay cả.
GPS của các cụ vẫn hoạt động được khi cụ ở trong máy bay nhưng không phải khi đang bay, bới vì GPS cho máy bay là một loại đặc chủng khác.
Em hiểu là cái này do cấu tạo vật lý kỹ thuật gì đó của cái cục GPS của cụ (dùng chip gì chẳng hạn), trước em dùng GPS cổ nối với điện thoại qua Bluetooth thì đi máy bay ko bắt kịp tín hiệu GPS (tại máy bay bay nhanh quá, nó tính ko kịp... chắc thế). Giờ dùng cái điện thoại HTC Touch Diamond thì bắt nhoay nhoáy.
vầng mấy anh bên Không quân vào trg tuyển ạ
cháu ti toe ngồi thử cái ghế quay 2 phút đứng lên vấn đi thẳng đc gần 3 mét nên các anh ấy túm cổ lại
đọc lý lịch thấy cả nhà đảng viên đỏ chóe nên các anh lại càng sứong
sau ông cụ nhà em lại thân chinh lên xin cho cháu nó học nốt
thế nên giờ vẫn còn ngồi chém gió đc ở đây ạ
Mà lói cho nhà Thào nghe nhá
hồi chửa lấy vợ em nguyên tem luôn nhá , bây h mới ra nông nỗi này
May cụ nhà quách tỉnh đấy, chứ em nghe nói bay nhiều hại súng lắm.
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
617
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
42
Em thấy mấy lần nhìn thấy máy bay bay ngườc lại... nhìn rõ mồm một nhưng chắc cũng phải cách nhau hàng trăm mét... Ko hiểu qui định hành lang bay thế nào nhỉ?:ohmy:
Đấy người ta gọi là hình thức phân cách giữa các tầu bay cụ ạ. Có 3 hình thức phân cách là: Phân cách cao bằng cách chỉ định các mực bay khác nhau do KSV Không lưu chọn trong bảng mực bay đường dài; Phân cách phẳng bao gồm phân cách dọc (duy trì khoảng cách giữa các tầu bay trên cùng một đường bay, trên các đường hội tụ hoặc ngược chiều, theo đơn vị thời gian hoặc khoảng cách cụ ạ) và phân ngang (duy trì tầu bay trên các đường bay khác nhau hay địa điểm khác nhau) và thứ 3 là Phân cách kết hợp (phối hợp giữa phân cách cao với một trong các hình thức phân cách phẳng ở trên cụ nhé
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
617
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
42
Người ta gọi là "phi công tự động" hay "cất, hạ cánh tự động", nhưng hoàn toàn không phải vậy, mong các cụ đừng nhầm. Máy bay khi hạ cất cánh, đặc biệt là khi hạ cánh cần người phi công điều khiển rất nhiều, luôn tay và cần sự hỗ trợ bởi các thiết bị mặt đất rất nhiều ạ. Kể cả khi đang bay trên hành trình đã được máy tính lập trình sẵn thì cũng vẫm cần người phi công điều chỉnh tần số liên lạc với xxx trên trời và làm theo yêu cầu tăng giảm tốc độ, độ cao của kiểm soát viên không lưu (xxx trên trời, nhưng không bao giờ được nhận xèng kẹp trong giấy tờ:)) ).

Có một số sân bay hiện đại được trang bị các hệ thống hỗ trợ hạ cánh trên mặt đất rất tốt như sân bay London Heathrow hay sân bay Narita (tuy nhiên cũng chỉ có 1 đầu đường băng) thì máy bay có thể áp dụng hạ cánh gần như hoàn toàn tự động, người phi công chỉ cần tầm nhìn khoảng 50m (góc 45 tính từ buồng lái đến mặt đất để tìm ra đường lăn để bẻ lái thoát khỏi đường băng). Trên thế giới không nhiều loại đường băng có thiết bị đạt tiêu chuẩn này của ICAO, một số không phải do họ không có điều kiện đầu tư mà vì thời tiết nơi có đường băng của họ không cần đến những thiết bị đó. Đối với loại đường băng này thì yêu cầu giờ bay kinh nghiệm của phi công cũng cao và không phải hãng hàng không nào cũng được phép áp dụng. Tương tự như vậy, không phải máy bay nào cũng cóa thể áp dụng được để sử dụng những thiết bị như vậy. Nếu ngồi buồng lái của chiếc máy đang hạ cánh bằng chế độ này, các cụ có thể tưởng tượng nó như em Lexus vào chuồng ấy ạ:).
Đây là mảng của em :)) em xin giải thích rõ cho 1 số cụ chưa hiểu là phi công có thể dùng các thiết bị phù trợ dẫn đường hàng không như MLS (Microwave Landing System - Hệ thống hạ cánh bằng sóng viba - Sử dụng tần số cao từ 5031 đến 5091 MHz sai lệch +-10KHz với hệ thống anten rất nhỏ gọn, có thể đặt ở các vị trí linh động hơn chứ kô như ILS là phải đặt cách thêm đường băng trên trục tim đường băng 300m, vùng phủ sóng rộng +-40 độ về mỗi bên của tim đường băng và góc hạ từ 0,9 độ đến 15 độ, độ cao thu được tín hiệu đến 20.000 feet và cự ly bắt được sóng là 41.7km, độ chính xác cự cao và cho phép hạ cách theo nhiều hướng khác nhau). ILS/DME (Instrument Landing System/Distance Measurement Equipment. ILS bao gồm hệ thống đài Localizer và Glidepath. Nói ngắn gọn thế này cho các cụ hiểu là đài LLZ giúp máy bay xác định đúng tim đường băng để may bay luôn nằm giữa đường băng và đài GP giúp máy bay hạ cách theo 1 đường chuẩn 3 độ xuống đến vùng chạm bánh (touchdown zone) còn DME là thiết bi đo khoảng cách giúp may bay biết được khoảng cách của mình so với đầu thềm đường băng. ILS có 3 loại Cat (Category - tiêu chuẩn) là Cat I, Cat II và Cat III (Cat III là tiêu chuẩn cao nhất giúp may bay hạ cách kể cả trong điều kiện thời tiết cực xấu, tầm nhìn của pilot = 0 CatIIIC- No RVR and no decision height (0,0m) tức là kô nhìn thấy gì vẫn có thể cho máy bay hạ cánh 1 cách chính xác và an toàn). Ở VN hiện nay mới chỉ có SB NB và TSN đủ tiêu chuẩn CatII thôi còn ĐN với Phú Bài thì là Cat I còn ngoài ra trong Vũng Tầu cũng có 1 sân bay lắp ILS dùng cho trực thăng ạ :77: (bọn này ăn chơi vãi hàng các cụ ạ vì đầu tư hệ thống ILS rất đắt, đúng là dầu khí lắm tiền có khác :77:). Ngoài ra còn 1 số thiết bị phù trợ khác như Papi, Marker Beacon,... Sân bay London Heathrow là sân bay đầu tiên đủ tiêu chuẩn Cat IIIC trên thế giới vì điều kiện thời tiết tại xứ sở sương mù là luôn có sương mù nên phi công chả nhìn thấy gì nên họ phải đầu tư hệ thống đấy giúp phi công tiếp cận hạ cánh an toàn còn MLS thì cực kỳ đắt và mới chỉ đếm trên bàn tay số lướng các sân bay trang bị hệ thống này và có cũng chưa dùng được :77: vì 1 số máy bay chưa update hệ thống này nên vẫn phải dùng ILS :P Nghề của em là phải bay kiểm tra toàn bộ các hệ thống này đấy các cụ ạ :'( Thoai em phải đi roài, có gì sẽ giải thích cho các cụ sau vậy (b)
 

FeRAM

Xe điện
Biển số
OF-3806
Ngày cấp bằng
15/3/07
Số km
4,236
Động cơ
594,660 Mã lực
Thớt này hay quá.

Em rất khoái nghe Kiểm soát không lưu và Pilot nói chuyện (Tất nhiên, bằng tiếng Anh). Thậm chí, khi còn ở Nhựt bủn, bạn em nó còn có cái cục gạch, thu được cả tiếng Kiểm soát không lưu và Pilot trao đổi.

Cụ nào có đoạn nào nào, up lên đây nghe cho vui. Mà biết đâu, sau đấy, OF liên lạc qua di động, chơi toàn kiểu đấy cho nó ... hay. Em thích nghe vì câu cú rất ngắn gọn, xúc tích, thông tin nhiều, giọng tiếng Anh của Air Control lại chuẩn, :21:
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
7,350
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Thớt này càng ngày càng hay, cho em hỏi hơi ngoài lề một tẹo rằng khi máy bay đang phi trên trời như vậy gặp hàng ngàn các loại đám may tích điện như thế thì khả năng bị sét oánh, vậy làm sao máy bay có thể tự phòng chống lại những đám mây này hả các cụ thông thái :102:
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
617
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
42
Thớt này càng ngày càng hay, cho em hỏi hơi ngoài lề một tẹo rằng khi máy bay đang phi trên trời như vậy gặp hàng ngàn các loại đám may tích điện như thế thì khả năng bị sét oánh, vậy làm sao máy bay có thể tự phòng chống lại những đám mây này hả các cụ thông thái :102:
thì phải oánh võng mà tránh thôi chứ chả lẽ chui vào :))
 

SILVIC2007

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-42328
Ngày cấp bằng
4/8/09
Số km
131
Động cơ
466,980 Mã lực
máy bay dân dụng, khi bay bằng nó dùng hành trình tự động, pilot uống cafe với ái. khi cất, hạ cánh hay có bất thường khí quyển mới điều khiển ạ. tốc độ bay, lộ trình đều được quy định, không phải muốn bay thế nào cũng được. bay nhanh chỉ có máy bay quân sự, khi vào cường kích hay tiêm kích có thế đạt tới trên 2M, nhưng chỉ sảy ra trong thời gian rất ngắn
Chuẩn không cần chỉnh...:6:đúng cho các loại Airbus, Boeing, trừ các loại máy bay cỡ nhỏ, máy bay cá nhân, máy bay "bà già"...
Các nhà SX máy bay luôn cố gắng loại bỏ các sai sót trong thao tác của Phi công dẫn đến tai nạn ngoài mong muốn, do vậy càng ngày các máy bay dân dụng hiện đại càng "computer hóa" các thao tác, người phi công chỉ làm nhiệm vụ liên lạc với trung tâm điều khiển mặt đất, và sử lý các tình huống khẩn cấp mà thôi...:6:
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
617
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
42
Thớt này hay quá.

Em rất khoái nghe Kiểm soát không lưu và Pilot nói chuyện (Tất nhiên, bằng tiếng Anh). Thậm chí, khi còn ở Nhựt bủn, bạn em nó còn có cái cục gạch, thu được cả tiếng Kiểm soát không lưu và Pilot trao đổi.

Cụ nào có đoạn nào nào, up lên đây nghe cho vui. Mà biết đâu, sau đấy, OF liên lạc qua di động, chơi toàn kiểu đấy cho nó ... hay. Em thích nghe vì câu cú rất ngắn gọn, xúc tích, thông tin nhiều, giọng tiếng Anh của Air Control lại chuẩn, :21:
Cụ thích thì em sẽ thu được nhưng chả hiểu post lên đây bằng cách nào vì em chưa biết cách post ạ :77: Bên em là Tổng công ty Bảo đảm hoạt động Việt Nam, quản lý vùng trời và chịu trách nhiệm điều hành tất cả các máy bay bay qua không phận và vùng trời VN hay nói ngắn gọn là đếm ruồi ăn tiền :)) XXX trên giời đấy các cụ ạ :21:
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
617
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
42
Còn về tốc độ thì khi nộp kế hoạch bay của chuyến bay đấy cho không lưu thì phi công đã phải đăng ký rất nhiều thứ như: số hiệu chuyến bay hoặc dấu hiệu nhận biết tầu bay; quy tắc và loại chuyến bay; số lượng tầu bay, loại tầu bay và độ nhiễu động; thiết bị; sân bay khởi hành; giờ dự định rời vị trí đỗ, tốc độ bay đường dài, mực bay đường dài;.... và tốc độ sẽ quy định kô được vượt quá 5% so với tốc độ đăng ký của chuyến bay đó, nếu muốn vượt thì phải có sự đồng ý của KSV KL kô thì lại bị bấm bằng bằng có khi bị tịch thu bằng lái đấy các cụ ạ :77:
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
7,350
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
thì phải oánh võng mà tránh thôi chứ chả lẽ chui vào :))
Cũng khó chứ cụ, em đồ rằng phải có cái máy gì đó dò được sét mà tránh từ xa chứ tốc độ máy bay như thế có mà đánh võng thế nào hả cụ :102:
 

vietbinh1981

Xe buýt
Biển số
OF-22034
Ngày cấp bằng
6/10/08
Số km
617
Động cơ
502,170 Mã lực
Tuổi
42
Cũng khó chứ cụ, em đồ rằng phải có cái máy gì đó dò được sét mà tránh từ xa chứ tốc độ máy bay như thế có mà đánh võng thế nào hả cụ :102:
Radar thời tiết cụ ạ (b) và thương trước khi bay phi công lên phòng thủ tục bay làm thủ tục rồi ngó vào 2 cái monitor thời tiết đặt trong phòng đấy cụ ạ
 

ngaydoclap

Xe container
Biển số
OF-12284
Ngày cấp bằng
26/12/07
Số km
7,350
Động cơ
590,159 Mã lực
Nơi ở
Đồn mang cá
Radar thời tiết cụ ạ (b) và thương trước khi bay phi công lên phòng thủ tục bay làm thủ tục rồi ngó vào 2 cái monitor thời tiết đặt trong phòng đấy cụ ạ
Hai cái monitor đó ở dưới mặt đất hay trên màn hình của tàu bay hả cụ ? Em thấy vẫn u mê quá :102:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top