View attachment 5814344
MiG-19 ra đời 1955, 1 người lái, dài: 12,5 m, sải cánh 9,2 m, cao 3,9 m, nặng 5,447 kg, MTOW 7.560 kg, hai động cơ phản lực có thùng nhiên liệu phụ Tumansky RD-9B, lực đẩy mỗi chiếc 31,9 kN (3,9 tấn lực), nhiên liệu 1.800 kg, tốc độ cực đại 1.455 km/h, tầm hoạt động: 685 km, tầm bay 2.200 km, 3 pháo 30 mm NR-30 (70 viên đạn mỗi súng gắn trên cánh, 55 viên súng gắn trên thân) mang được bom 250 kg hoặc rocket không điều khiển trên 4 giá đỡ dưới cánh, sản xuất 8.500 chiếc (kể cả Trung Quốc)
Shenyang J-6 (Trung Quốc sản xuất) có hai động cơ phản lực Liming Wopen-6A lực đẩy 36,78 kN (3,68 tấn) mỗi chiếc, cho tốc độ tối đa 1.540 km/h cùng khả năng vận động khá nhanh nhẹn, rất thích hợp trong không chiến quần vòng cự ly ngắn. J-6 có điểm yếu là rất ngốn nhiên liệu, phạm vi hoạt động của máy bay khoảng 1.390 km nhưng trong thực tế chiến đấu, do phi công liên tục phải bật tăng lực để đuổi theo đối phương hay cơ động tránh hỏa lực nên bán kính tác chiến bị thu hẹp khá nhiều
Liên Xô không gửi MiG-19 sang tham chiến ở Việt Nam
So với MiG-17 và MiG-21, thì MiG-19 tham chiến muộn hơn.
Tháng 2 năm 1969, Trung Quốc đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 36 chiếc MiG-19, đây là phiên bản Shenyang J-6 do Trung Quốc sản xuất trên mẫu MiG-19. Tất cả được đưa về Trung đoàn không quân 925. Căn cứ của 925 là Kép và sân bay Kiến An, Hải Phòng. Còn sân bay Yên Bái lúc đó là của MiG-21 đánh chặn máy bay Mỹ bay từ Thái Lan sang đánh phá Hà Nội.
Tuy tham chiến muộn hơn nhưng MiG-19 đã lập một số chiến công trong nhiệm vụ bảo vệ vùng trời miền Bắc Việt Nam ở giai đoạn 2 của cuộc chiến chống chiến tranh pha hoại bằng không quân của Mỹ (năm 1972). Tổng cộng trong các trận không chiến bảo vệ bầu trời miền Bắc giai đoạn 1969-1972, các máy bay tiêm kích MiG-19 (J-6) của Trung đoàn 925 được tuyên bố đã bắn hạ 13 máy bay chiến đấu của không lực Hoa Kỳ, tất cả đều bằng pháo 30mm. Tổn thất là 5 chiếc MiG-19 bị rơi trong chiến đấu (3 chiếc bởi máy bay địch, 1 chiếc do cạn dầu và 1 chiếc rơi do bị bắn nhầm), 1 phi công MiG-19 hy sinh.