- Biển số
- OF-44803
- Ngày cấp bằng
- 28/8/09
- Số km
- 55,221
- Động cơ
- 1,131,827 Mã lực
Theo em hiểu thì pilot L19 được trang bị một súng ngắn với 3 con dao ạ ?Ngày 29/4/1975, Thiếu tá Lý Bửng lái L-19 chở vợ và 5 con hạ xuống tàu sân bay Midway
View attachment 5802821 '
Ngày 29/4/1975, Thiếu tá Lý Bửng lái L-19 để chở vợ con bay từ Tân Sơn Nhất ra Côn Đảo. Sau đó bay ra tàu sân bay Midway đậu ngoài khơi.
Ông Bửng biết có chiếc tàu sân bay đậu ngoài biển, nhưng không biết chính xác vị trí nào. Rồi ông thấy tất cả các máy bay khác đều bay về một hướng, nên ông bay theo họ và tìm thấy tàu sân bay USS Midway đang đậu ngoài biển khơi.
Đài kiểm soát không lưu trên tàu Midway thì tưởng rằng chỉ có một mình ông trên máy bay, nên đã cố gắng liên lạc với ông, bảo ông phải đáp xuống biển, tàu Midway sẽ cho người ra cứu. Thế nhưng, mọi liên lạc đều không thành, do trên máy bay của ông Bửng không có radio.
Máy bay của ông lại sắp hết nhiên liệu, không đủ xăng để bay vào đất liền. Nếu thuyền trưởng tàu Midway không cho ông đáp xuống, 7 mạng người trên tàu không thể sống sót.
Ông Bửng đã viết vào mảnh giấy xin lệnh đáp, cột vào cái dao và quăng xuống tàu. Ông làm như vậy 3 lần, nhưng nó đều rơi ra biển. Lần thứ 4 ông cột miếng giấy vào khẩu súng, bay thật thấp rồi quăng. May quá, lần này nó rơi xuống tàu sân bay. Mảnh giấy ghi:
“Các ông làm ơn rời chiếc trực thăng sang bên kia cho tôi đáp xuống đường băng. Tôi có thể bay thêm một tiếng nữa, chúng ta có đủ thời gian để rời. Làm ơn cứu tôi. Thiếu tá Bửng, vợ và 5 đứa con”.
Larry Chambers, thuyền trưởng của Midway đã cho ông hạ cánh. Biết không đủ chỗ đáp, nên ông Chambers ra lệnh cho các thủy thủ quăng mấy chiếc trực thăng UH-1 Huey của Không lực VNCH xuống biển để có chỗ trống cho ông Bửng đáp xuống.
Trên tàu sân bay lúc đó chỉ có lưới và móc để giữ các loại máy bay phản lực khác khi đáp, không đủ dụng cụ để chiếc L-19 của ông Bửng hạ cánh. Thế nhưng ông Bửng đã đáp thành công, trước những cặp mắt kinh ngạc của tất cả những người Mỹ có mặt trên tàu.
Hiện giờ chiếc máy bay của phi công Bửng vẫn được trưng bày cùng với con tàu Midway tại Mỹ.
Hình cuối trong chùm ảnh này là trực thăng UH-1 chứ không phải chiếc L-19 trước đó. Màu sơn đậm hơn, thân máy bay to hơn L-19 nhiều, khung cảnh đường phố cũng khác, không có hàng cây sao cao thẳng như ở hình chiếc L-19 rơi. Chiếc trực thăng này rơi nghiêng, nên cái của trượt bên hông giờ nằm bên trên. Động cơ ở chỗ hai người đang đứng tì sát vào máy bay gần phía người chụp nhất, cột cánh quạt lộ ra ở giữa hai người đó.30-4-1975 – máy bay L-19 № 16877 VNCH có thể do thiếu xăng bị rơi đầu hẻm 59 Nguyễn Hoàng (nay là 59 Trần Phú) một ngày trước đó.. Ảnh: Françoise De Mulder
View attachment 5802793
30-4-1975 – máy bay L-19 № 16877 VNCH có thể do thiếu xăng bị rơi đầu hẻm 59 Nguyễn Hoàng (nay là 59 Trần Phú) một ngày trước đó.. Ảnh: Phạm Khắc
LÊ HỒNG PHONG học lái phi cơ chỉ là cái cớ thôi để mật hám pháp và phòng nhì pháp khỏi để ý. chứ thực chất LÊ HỒNG PHONG học làm đặc vụ là chính ( có thể gọi là học làm chuyên viên lật đổ do LX đào tạo ) chứ không pải học phi công đâu. hồi đó vn đang bị pháp đô hộ ..học lái phí công để lái máy bay cho ai thế. ????Phi công người gốc Việt đầu tiên là ai, các thông tin chưa thống nhất Lê Hồng Phong hay Đỗ Hữu Vị?
Một dạng trinh sát điện tử ạView attachment 5802513
Cessna O-1 Bird Dog, quân đội Mỹ định danh L-19, là máy bay liên lạc và trinh sát 2 chỗ ngồi, ra đời 1950, dài 7,85 m. sải cánh 10,97 m, cao 2,22 m, nặng 732 kg, MTOW 1089 kg, 1 động cơ Continental O-470-11 cho công suất 213 hp (159 kw), tốc độ max 209 km/h. tầm bay 853 km, sản xuất 3.500 chiếc
View attachment 5802221
Cùng với một số máy bay trinh sát khác, L-19 làm nhiệm vụ FAC (Forward Air Controler) tạm dịch là Kiểm soát chiến đấu trên không tiền phương
Cụ nào biết thuật ngữ quân sự, xin cho biết, dịch như trên em e ... tây quá
L-19 làm nhiệm vụ chính
- chỉnh đạn pháo
- chỉ điểm mục tiêu cho máy bay bắn phá và theo dõi kết quả
- thu nhận tín hiệu từ cây nhiệt đới, chuyển tiếp tín hiệu cho EC-130 (tác chiến điện tử), chuyển tiếp sang Thái Lan xử lý rồi gửi về Phú Bài (Huế) để quyết định gửi máy bay chiến đấu can thiệp (em sẽ nói ký ở phần sau)
Tự tàu SB nó là 1 thành phố thu nhỏ rồiEm không hiểu tập trung lượng lớn người thập cẩm nhiều thành phần thế lên tsb thì họ bố trí ăn ở, sh thế nào nhỉ. Bình thường chỉ đủ biên chế cho thủy thủ đoàn thôi chứ có thiết kế như tàu khách hay tàu bệnh viện đâu. Về được cảng gần nhất là subic chắc cũng vài ngày.
Đúng là những câu chuyện về Công tử Bạc Liêu nhiều phần đồn thổi. Nhưng Morane thời đó tầm bay 700km.Công Tử Bạc Liêu lái máy bay sang Thái là chuyện bốc phét mà thôi . Từ Bạc Liêu sang Thái bao nhiêu km ? Thời kỳ đầu thế chiến 2 các máy bay chỉ có bán kính chiến đấu 3-400km , máy bay kiểu thể thao của công tử BL thời đấy thì bay nổi bao nhiêu km ?
Công nghệ của những năm 30-40 . Morane nó là máy bay chiến đấu , chứ máy bay của cụ Bảo Đại + Công Tử Bạc Liêu là kiểu thể thao , bay sang Thái vào mắt cụ ạ . Không biết bay nổi đến mũi Cà Mau hay Phú Quốc không đây ?Đúng là những câu chuyện về Công tử Bạc Liêu nhiều phần đồn thổi. Nhưng Morane thời đó tầm bay 700km.
Thường thì không bao giờ bay hết tầm cụ ạĐúng là những câu chuyện về Công tử Bạc Liêu nhiều phần đồn thổi. Nhưng Morane thời đó tầm bay 700km.
Thấy ảnh chụp đội mũ phi công đó cụ ? En ko rõ nguồn, xác tín hay ko nhưng có ảnh đó còn cãi gì nữa.LÊ HỒNG PHONG học lái phi cơ chỉ là cái cớ thôi để mật hám pháp và phòng nhì pháp khỏi để ý. chứ thực chất LÊ HỒNG PHONG học làm đặc vụ là chính ( có thể gọi là học làm chuyên viên lật đổ do LX đào tạo ) chứ không pải học phi công đâu. hồi đó vn đang bị pháp đô hộ ..học lái phí công để lái máy bay cho ai thế. ????
Ý em là sắp xếp chỗ ăn chỗ ngủ cơ. Chắc là nhét cả vào phòng nằm dưới nền như kiểu trên tàu vượt biên tạm thời chứ sao đủ giường chiếu hay đệm mềm.Tự tàu SB nó là 1 thành phố thu nhỏ rồi
Định kỳ có tàu hậu cần tiếp tế vũ khí, nhiên liệu, lương thực, thực phẩm
Dùng trực thăng chuyển hàng từ tàu tiếp tế sang tàu sb
Chuyển nhiên liệu từ tàu hậu cần sang tàu sb
Đường LHP cũng đẹp nhất hp luônThấy ảnh chụp đội mũ phi công đó cụ ? En ko rõ nguồn, xác tín hay ko nhưng có ảnh đó còn cãi gì nữa.
Mấy ông Nghệ tĩnh cuối cùng toàn được đặt tên đẹp nhất Sài gòn mới hay, Lê Hồng Phong, Trần Phú, N Thị Minh Khai....
Con OV10 là nỗi khó chịu của bộ đội Việt Nam, bay lâu, lượn lờ trên khu vực, chỉ điểm cho máy bay bắn phá. Bắn cũng rất khó khi chưa có tên lửa vác vaiView attachment 5804288
0V-10 dẫn đường và chỉ điểm cho F-100 Super Sabre không kích đối phương ờ Nam Việt Nam
View attachment 5804289
1967 – Máy bay trinh sát OV-10 hoạt động trên bầu trời Nam Việt Nam
View attachment 5804293
OV-10 thuộc Không lực Hoa Kỳ bắn rocket khói phốt pho trắng để đánh dấu một mục tiêu dưới mặt đất
Vâng, tháng 6/72 chú ruột em ở mặt trận QT viết thư về có kể " máy bay hai thân nó bay cao lắm". Lúc ấy em không biết mb 2 thân là cái loại gì, vì ngoài bắc mỹ không bay con này. Sau giải phóng có thông tin em mới đoán là Chú nói về con đầm già này.Con OV10 là nỗi khó chịu của bộ đội Việt Nam, bay lâu, lượn lờ trên khu vực, chỉ điểm cho máy bay bắn phá. Bắn cũng rất khó khi chưa có tên lửa vác vai
Đủ hết ạÝ em là sắp xếp chỗ ăn chỗ ngủ cơ. Chắc là nhét cả vào phòng nằm dưới nền như kiểu trên tàu vượt biên tạm thời chứ sao đủ giường chiếu hay đệm mềm.