- Biển số
- OF-643753
- Ngày cấp bằng
- 28/4/19
- Số km
- 2,288
- Động cơ
- 173,003 Mã lực
Cụ hình dung như hai cái bánh răng khớp vào nhau, nhưng thay vì trên cùng một mặt phẳng, cụ nghiêng hai bánh răng đi và kéo dài mỗi răng của bánh răng ra.Cụ vẽ thế này thì khoảng cách 2 trục nó dài hơn 1 cánh thì quá dễ rồi. Kia nó gần sát luôn chỉ cách độ 1,5m là cùng.
Nếu góc nghiêng đã tới mức giới hạn, hay góc nghiêng đã cố định, kéo dài bánh răng một chút thì hai bánh răng vẫn quay được mà không vướng nhau. Kéo dài hơn nữa thì sẽ tới lúc bị vướng. Giải pháp là đẩy hai trục ra xa nhau. Nhưng trên máy bay thì không đẩy ra xa mãi được. Giải pháp nữa là giảm bớt số bánh răng đi, và vẫn phải đảm bảo khoảng cách đồng đều giữa các răng của bánh răng này với các răng của bánh răng kia. Tiếp tục kéo dài răng bánh sẽ lại bị vướng, và để không vướng thì lại bẻ bớt răng bánh. Cứ thế cho tới lúc còn hai răng trên mỗi bánh, hai răng này tạo thành góc 180 độ, thì sẽ có hệ cánh quạt giống cái máy bay H-43.
Trong dạng hai cánh intermeshing này, mỗi cánh sẽ luôn quay từ phía đuôi, vòng ra phía ngoài thân (phía khôg có cánh kia, không bị cản bởi thân máy bay), quay lên phía đầu và quay vòng tiếp ngược về sau. Hướng quay như vậy để khi cánh có vận tốc không khí lớn nhất (di chuyển từ đuôi lên phía đầu, ngược với hướng tới của máy bay), cánh bị cản bởi thân ở mức tối thiểu, nên sức nâng đảm bảo lớn nhất. Do hai cánh quạt nằm ngang nhau thành hàng vuông góc với hướng bay nên chiều vòng xoay ngược nhau.
Trong ảnh trên của cụ Ngao5 thì có thể thấy rất rõ, khi một cánh tới vị trí thẳng hàng với hướng bay (tạm gọi là dọc) thì cánh còn lại vuông góc với hướng bay (tạm gọi là ngang) và nằm trên trục quay của cánh kia (cánh thẳng hàng với hướng bay). Khi cánh dọc quay tiếp về phía sau để đuổi cánh ngang thì cánh ngang cũng tiếp tục chạy về sau. Khi cánh dọc đuổi tới vị trí ngang thì cánh ngang đã xoa sang vị trí dọc.
Mặt khác, phần phía ngoài của cánh ngang sẽ quay lên trước để ‘đuổi’ theo phần trước của cánh dọc, nhưng lúc đấy nó đang ở vị trí thấp nhất của mặt phẳng quay của nó, trong khi phần trước của cánh dọc đang ở vị trí trung bình trong mặt phẳng quay và đang di chuyển lên cao hơn. Cả hai tiếp tục di chuyển lên vị trí cao hơn trên mặt phẳng quay của mỗi cánh, nhưng khi phần ngoài của cánh ngang lên tới vị trí dọc, vị trí trung bình trong mặt phẳng quay, thì cánh dọc lúc nẫy đã nằm ở vị trí cao nhất trong mặt phẳng quay, nằm ngang với thân máy bay và ở trên trục của cánh kia.
Cứ thế nên hai cánh không bao giờ va nhau được.
Diễn tả thì loằng ngoằng, cụ cứ lấu hai cái bánh răng trong bộ lego của bọn trẻ con ra quay sẽ thấy ngay.
Mái bay thì cũng có hai cái đĩa cách nhau có téo mà cũng hay bị vít vào với nhau