Nghịch lý ở Việt Nam
Trong Thế chiến 2, các hãng máy bay chạy đua về tốc độ, ai nhanh hơn, kẻ ấy thắng, máy bay nhanh nhất lúc đó là F4U Corsair I cũng chỉ đạt tốc độ max 640 km/h. Sau Thế chiến 2, nhờ động cơ phản lực các máy bay đạt 900 km/h, 1200 km/h, rồi F-105 Thần Sấm đạt 2000 km/h F-4 đạt 2400 km/h. Đúng là ước mơ cho các phi công. Nhưng té ra là nhầm, tính cơ động mới là yếu tố quan trọng trong cận chiến. Máy bay càng nhanh thì vòng lượn càng to và khó ngoặt gấp
F-105 tham chiến ở Bắc Việt Nam trước F-4. F-105 lẽ ra phải gọi là là B-105 vì nó thiết kế để "thả" bom nguyên tử xuống lãnh thổ Liên Xô, đánh nhanh rút nhanh, chứ không phải là cường kích hoặc tiêm kích
Sang Việt Nam, chiếc máy bay này bộc lộ nhược điểm:
1. Máy bay có một người lái, kiêm nhiệm hoa tiêu. Bản đồ định vị để ném bom nguyên tử chứ không phải chiến thuật, nên sai số khi thả bom là 300 mét. Bom nguyên tử thì chấp nhận được, chứ tấn công trận địa pháo mà sai 300 mét thì... quá kém.
2. do cánh nhỏ để bay nhanh, nên không có khả năng cơ động quần vòng với MiG-17 bay chậm bằng phân nửa tốc độ. F-105 bị cụ Trần Hanh hạ ở Thanh Hoá hôm 4-4-1965 là minh chứng. Do tốc độ cao, nên khi không mang bom, nó có thể rút chạy tốt. Còn khi mang bom thì hết cơ động dễ làm mồi cho MiG-21
3. Việc xuất hiện máy bay Việt Nam.trên bầu trời quấy rối máy bay Mỹ, khiến nó muốn chọi lại thì phải vứt bom đi, tức không đạt được mục tiêu. Còn Mỹ muốn thắng thì phải hạ được MiG. Với Việt Nam, hoà là thắng, với Mỹ hoà là thua, chìa khoá để trả lời câu hỏi "ai thắng" trong cuộc chiến Việt Nam
1967, bị rút dần khỏi cuộc chiến, đưa về hoán cải thành máy bay hai người lái: một phi công và một hoa tiêu. rời bỏ chức năng ném bom, sử dụng tính năng tốc độ cao để tấn công trận địa pháo, tên lửa và MiG của Bắc Việt Nam, máy bay bỏ tên "Thần Sấm" , trở thành F-105G mang tên mới "Chồn hoang"