Nhiều khi không phải chỉ là chuyện tiền bạc.
Em có bà chị, khi bố mẹ mất không để lại cho chị ấy cái gì, tất cả tài sản để lại cho 2 người con trai. Chị ấy tâm sự buồn cha mẹ và có phần nào xa cách với cậu út. Vì chị ấy bảo, khi ông bà còn sống chị ấy chăm lo cho ông bà rất chu đáo. Vậy mà ông bà không để lại cho chị ấy chút tài sản nào cả, dù cả 2 cậu em đều được ông bà cưới vợ và lo nhà lo cửa cho. Như vậy ông bà không tôn trọng chị ấy và thậm chí không tôn trọng chồng, con của chị ấy, những người đã sống rất hiếu thảo với ông bà. Cha mẹ bên chồng của chỉ cũng nghĩ không được vui về ông bà thông gia bởi cách đối xử với con và cháu của họ.
Khi ông bà mất, cậu em kế có nói với chị, thôi bố mẹ để đất lại cho em, em xin chị phần đáng ra của chị. Chị cần gì thì em bù lại cho chị chút ít bằng tiền mặt. Chị ấy từ chối cậu em nhưng cũng nghĩ cậu em còn suy nghĩ tới chị. Sau cậu em cũng mua cho chị cây vàng trang sức, coi như bù cho chị chút tiền. Còn cậu út im lặng nhận và thật sự chị cũng thất vọng về cậu em này. chị không nói gì nhưng tình cảm ít nhiều cũng vơi.
Thế cho nên em phải học ông bác của em. Năm 1991 bác mất. Trước khi mất bác lập di chúc cặn kẽ, cái gì cho đứa nào, từ cái quạt tai voi cho đến cái xe Phượng hoàng. Nhà có 2 gian tập thể, bác bảo cho 2 anh trai 1 cái, còn 1 cái cho chị con gái vì chị đông con, 2 đứa đừng tị nạnh với chị. Còn góp được mấy chỉ vàng bác chia đều cho bầy cháu, cháu nào cũng được 5 phân. Sau khi bác mất, các anh chị cứ thế mà làm, không hề có lời ra tiếng vào gì, anh chị em gắn bó và san sẻ cho nhau rất tình cảm.
Trong gia đình nói riêng hay tập thể nói chung, công bằng là nguyên tắc cơ bản đảm bảo chung sống hòa bình. Gia đình thì có thể qua loa chút ít, đứa nhiều hơn chút, đứa kém hơn chút chứ nói thật, cụ nào bảo cha mẹ cho con cái ra sao cũng không không quan tâm thì em cho là không thật lòng. Thà là không có, cha mẹ nghèo, con cái tự bươn chải nó dễ. Hoặc cha mẹ có chút ít nhưng có đứa nghèo quá, thiệt thòi hơn anh chị em, cha mẹ nói trước với bầy con để bù đắp cho 1 đứa thì còn được. Chứ ông bà dư giả, trách nhiệm chăm lo thì con cái chia sẻ nhưng tài sản chia đứa này phần nhiều, đứa kia quá ít thì chính là tạo nền mống cho mâu thuẫn.
Còn cụ nào tuyên bố không cho đứa nào, tiêu hết. Cá nhân em nghĩ đấy là ý kiến rất hợp lý. Tiền chúng ta làm ra, chúng ta được quyền tiêu theo ý mình, chả cần cho đứa nào cả dù đó là con ruột. Nhưng nếu có tiền bạc để cho con cái, em cho rằng các cụ nên cố gắng công bằng nhất có thể. Nó giúp con cháu các cụ bớt này sinh mâu thuẫn ngầm do ứng xử của cha mẹ. Tự nhiên có tiền cho con mà gây mâu thuẫn, các cụ thấy có hợp lý không?
Nguyên tắc là không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng. Cứ thế mà triển.