Thật ra thuyết âm mưu âm mọt gì cũng không qua được nguyên tắc làm ăn trên thị trường. Buôn bán hàng hoá trao tay nếu đổ vỡ hợp đồng thì trả tiền lại, trả hàng lại rồi xách nhau ra toà kiện tụng.
Chỉ có thể tịch thu tiền đặt cọc chứ không thể đi tịch thu tiền ứng thanh toán hợp đồng theo thời hạn. Đây là giao dịch hàng hoá chứ không phải hợp đồng tài chính vay mượn mà bảo mày không trả tiền đúng hạn thì tao kết toán nợ. LHH không có vay tiền Sudico.
Vụ này nếu đúng tinh thần thượng tôn pháp luật thì toà phải phong toả khối tài sản 404 tỷ ấy lại. Yêu cầu Sudico chứng minh thiệt hại phát sinh do LHH trễ hợp đồng là bao nhiêu rồi bắt đền. Không nên bảo LHH ngu kí hợp đồng có điều khoản ngu như 'nếu không kịp thanh toán theo thời hạn thì toàn bộ số tiền thanh toán trước đó sẽ bị tịch thu'.
Trích điều 427 bộ luật dân sự
Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
2. Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
4. Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
5. Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các điều 423, 424, 425 và 426 của Bộ luật này thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan.