[Funland] Made in Germany

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,164
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
Nếu các cụ chuyển đến một vùng đất mới . Sống ở đó và coi như là quê hương thứ hai . Chịu khó hòa nhập văn hóa , tuân thủ luật và lệ ở đó . Thì các cụ cũng có thể đạt đến ngưỡng thổ dân ở đó.

Rất tiếc là hầu hết người Việt mình đều coi đây là nơi sống tạm , chỗ mưu sinh....Nên không chịu hòa nhập , bảo thủ với các thói quen xấu , nên mãn đời vẫn tự tách mình ra khỏi cộng đồng của họ , có nghĩa là không muốn làm thổ dân ở đó .

Thực tế nhiều cụ khi sống vẫn nghĩ khi chết sẽ về thác ở quê hương , nhưng thực tế thì toàn nằm lại nghĩa trang xứ người . Vì đời chỉ là cõi tạm , không nói trước được là mình ra đi lúc nào . Vậy thì tốt nhất là sống ở đâu thì hãy coi đó là nhà , tôn trọng nhau và tôn trọng môi trường nơi mình sống để mà hưởng thụ luôn và ngay cái thanh thản . Chứ không chờ lê được cái xác già về đất mẹ . Mà chưa chắc đã về được vì con cái , vì đã quen môi trường sống .
Để thấm nhuần đc tư tưởng như Cụ thì cần phải có công việc và thời gian ổn định và đủ để phục vụ đc cuộc sống của mình...
Em đọc đến đây Em hiểu ra là vì sao Em lại tò mò...chưa hẳn là vì nước Đức mà là vì cách suy nghĩ của Cụ chủ đã làm cho EM thấy đc mở mang hơn....Em vẫn đọc tiếp nhé :)
 

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,164
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
Kể hết thì nhiều thứ, chưa kể qui đinh cũng có thể thay đổi. Tuy nhiên mình có thể tóm tắt mấy điểm sau:
1. F1 phải thi đỗ một trường ĐH ở VN với số điểm nhất định (năm trước chỉ cần >15 và ko có môn 4, năm rồi hình như 24 cho 4 môn và ko có môn 4)
2. Sau khi có KQ thi ĐH và giấy gọi nhập trường thì đem đến ĐSQ để làm thủ tục xin APS (tạm gọi giấy đủ điều kiện có thể sang Đức), phí mất đâu khoảng 900K, F1 được cấp 10 tờ giấy APS
3. Học tiếng Đức, nói chung bên kia đều yêu cầu tối thiểu bằng B1, có trường đòi hỏi B2. Học B1 liên tục (ngày nào cũng học 1-2 buổi) thì mất cỡ khoảng 5-6 tháng. Thi B1 và B2 đều 4 kỹ năng. Điểm đỗ mỗi kỹ năng là 60, tốt nhất là đõ từ 70 trở lên để việc xét visa sau này thuận tiện. Học tiếng ở Goeth, hay Trung tâm .... là tùy. Goeth thì đông và theo lớp, chuyển giữa các trình độ lại phải đợi 1-2 tuần cho đủ người.
4. Sau khi có B1 thì bắt đầu làm hồ sơ gửi sang bên kia để xin Zulassung (tạm gọi giấy báo đi thi đầu vào). Có 2 loại trường: nhận thẳng hồ sơ hoặc nhận qua Uni-Assist. Nhận thẳng thì phải lên trang web của trường để biết các yêu cầu giấy tờ cần nộp, kê khai và gửi sang + lệ phí (nếu có). Còn qua Uni thì có trang web lên kê khai trực tuyến, quét hồ sơ up lên, nộp tiền lệ phí (cái đầu 30 E, tiếp theo 15E).
5. Đối với trường đăng ký qua Uni thì đăng ký bao nhiêu trường thì chuyển tiền bấy nhiêu và gửi hồ sơ gốc sang cho họ
6. Tùy từng trường, thời điểm xét hồ sơ khoảng sau 1 tuần cho đến 1 tháng ... họ sẽ gửi giấy Zulassung về theo địa chỉ mình đăng ký. Tốt nhất đăng ký địa chỉ nhận bên Đức để nhận nhanh, sau đó nhờ quét gửi qua email cũng OK. Nhận ở VN qua thư thường có khi quá lịch thi.
7. Trong lúc chờ Zu có thể đi mở TK ngân hàng cho F1. Nếu mở TK bên Deutch Bank (DB) thì phải khai mẫu và đến ĐSQ để xác nhận chữ ký trong tờ khai và xác nhận pho to HC. Cái này mất đâu khoảng 900K. Sau đó gửi sang bên DB ở Đức, đợi họ cấp TK. Có thể đăng ký NH VN là Vietin Ban nhưng nghe nói việc tiêu rút tiền bên kia khó khăn vì ít chi nhánh.
NH yêu cầu nộp hơn 8000 Eu và đâu khoảng 50Eu phí mở TK. Hàng tháng F1 chỉ được rút tối đa 670 Eu. Mỗi năm học thì TK đều phải đủ 8K Eu.
8. Sau khi có Zu thì các cụ mang tiền ra NH chuyển vào TK của mình. Nếu NH DB thì sau 1-2 ngày có email thông báo xác nhận TK có tiền. Còn NH VN thì em ko biết vì em ko làm
9. Có Zu, có thông báo xác nhận TK NH .... cụ đi làm visa cho F1. Theo qui định 3 tuần trở ra sẽ được thông báo (nếu ko có trục trặc) đem bảo hiểm DL 3 tháng đến để lấy visa.
10. Chuẩn bị lên đường đến miền đất hứa có nhiều rủi ro cũng như may mắn tùy theo từng hoàn cảnh và nỗ lực của các F1

Có mấy điểm lưu ý:
1. Thời gian nhanh và thuận lợi thì thường sau khi thi đõ ĐH cho đến khi đi là khoảng gần 1 năm. F1 nhà mình tháng 8/2014 báo đỗ ĐH, học tiếng đến tháng 3 có B1, tháng 5 có B2 và giữa tháng 7/2015 mới sang. Nếu xác định quyết tâm đi thì nên bảo lưu ĐH hoặc bỏ luôn ko học. Vì ko thể bắt cá hai tay.
2. Nay có nhiều cháu đi học, làm điều dưỡng nên lịch đăng ký visa qua mạng khá khó khăn do vậy các cụ nên lưu ý.
3. Về cơ bản hồ sơ tự mình khai được, ko khó. Nhưng nếu cụ nào ko có thời gian thì có thể thuê một số trung tâm tư vấn khai hồ sơ, chuyển sang bên kia, đóng lệ phí hộ. Họ sẽ nhận Zu (nếu được) và chuyển về cho mình. Theo em ko nên làm trọn gói: học tiếng, lo hồ sơ, làm visa, đưa sang bên kia .... Nghe có vẻ tốt nhưng khi sang bên kia rồi, có nhiều F1 ko được sự hỗ trợ của cái gọi là trọn gói.
4. Dù có B1 nhưng sang bên kia vẫn có đ/c thi đầu vào (chỉ Toán và tiếng Đức) vẫn bị tạch vì thực sự B1 nhà mình chưa tốt. Các F1 cần phải chủ động luyện thêm qua giao tiếp
Nếu quyết tâm sang Đức sống , thì điều dưỡng cũng là một cửa anh bạn ạ ( tớ chắc chắn hơn tuổi bạn nên khỏi xưng hô khách khí cụ-em nhé bạn ). Điều dưỡng thì rõ là vất rồi . Nhưng nếu sang được Đức thì trong khi làm điều dưỡng thì kiếm cửa ở lại . Rồi xoay qua làm việc khác, coi như là phải khổ nhục kế mất thời gian đầu . Khổ nhục kế của bạn còn có tiền , chứ khổ nhục kế của tớ để được có ngày hôm nay ( cũng không huy hoàng gì lắm ) ,còn không có tiền và tốn rất nhiều thời gian . Để đạt được mục đích định cư ở Đức thì hầu như ai sang sau này ( sau thống nhất Đức ) ,cũng phải trả một cái giá không hề rẻ . Không trả bằng cách này thì bằng cách khác . Và tất nhiên có những cách mà không tính được bằng tiền .
Nếu thớt còn được cổ vũ bởi các cụ thì em sẽ còn rất nhiều chuyện mắt thấy tai nghe muôn nẻo cách mà người Việt mình dùng để kiếm được cái thẻ cư trú của nó . Máu , nước mắt , thậm chí nhiều gia đình đã tan tác chim muông....là cái giá phải trả .
Có mấy dạng cơ bản như này :

Kết hôn với người Đức hoặc người nước ngoài có thẻ định cư ở Đức . Hoàn tất các thủ tục kết hôn là được phép qua định cư.

Du học tới khi tốt nghiệp đại học xong , kiếm được việc làm , cũng được phép ở lại .

Đoàn tụ . Đón (chồng, vợ) đã cưới ở trong nước sang . Đón con đẻ dưới 13 tuổi sang ( con nuôi thì khó như lên giời ) đoàn tụ .

Tị nạn ( chính trẹo , tôn giáo và chiến tranh ) .
Em xin phép các Cụ cho Em đc gom góp chỗ này để làm tài liệu nghiên cứu để làm hành trang phục vụ cho F1.
 

hungkienpham

Xe điện
Biển số
OF-99103
Ngày cấp bằng
8/6/11
Số km
2,574
Động cơ
421,868 Mã lực
Nơi ở
Còn lâu mới biết
Cụ chủ cho em hóng nhé. Em đi xem thầy, thầy phán em ứ có số xuất ngoại nên lót dép hóng cụ chủ ạ.
 

vuphong

Xe tải
Biển số
OF-16704
Ngày cấp bằng
27/5/08
Số km
379
Động cơ
512,410 Mã lực
Nơi ở
Đà Nẵng
Em có vài điều kiện thuận lợi để cho F1 qua Đức học, thanks các cụ đã chia sẻ nhiều thông tin. Em vẫn hóng!
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,396
Động cơ
481,336 Mã lực
Em xin phép các Cụ cho Em đc gom góp chỗ này để làm tài liệu nghiên cứu để làm hành trang phục vụ cho F1.
F1 nhà cụ năm nay lớp mấy. Vì hiện nay nhu cầu sang bên này tăng lên khá cao hằng năm (du học, điều dưỡng ...) nên thủ tục có khi bị thay đổi mà mình ko biết được
 

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,164
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
F1 nhà cụ năm nay lớp mấy. Vì hiện nay nhu cầu sang bên này tăng lên khá cao hằng năm (du học, điều dưỡng ...) nên thủ tục có khi bị thay đổi mà mình ko biết được
Cảm ơn Cụ đã quan tâm.
Hiện tại F1 nhà Em đang học 12 ạ. Em cũng đang cố gắng tìm hiểu 1 cách sát thực nhất để chuẩn bị tư tưởng cho Cháu...
Em đang có ý nghĩ là mình cũng sang đấy cùng F1 để lao động....Nó đi theo ngạch của nó, mình theo ngạch của mình...
Theo Cụ thì có nên ko ạ?
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,396
Động cơ
481,336 Mã lực
Cảm ơn Cụ đã quan tâm.
Hiện tại F1 nhà Em đang học 12 ạ. Em cũng đang cố gắng tìm hiểu 1 cách sát thực nhất để chuẩn bị tư tưởng cho Cháu...
Em đang có ý nghĩ là mình cũng sang đấy cùng F1 để lao động....Nó đi theo ngạch của nó, mình theo ngạch của mình...
Theo Cụ thì có nên ko ạ?
Hiện cụ đã chuẩn bị cho cháu được như thế nào rồi ? Cháu có xác định quyết tâm đi học ko ? Vì du học ko phải là màu hồng, nhất là trong hoàn cảnh mình ko có nhiều tiền, cạnh tranh, chuyển sang môi trường hoàn toàn mới, độc lập tự chủ ko ai quản lý.

Cụ sang được thì là tốt, nhưng theo em cái đó ko nên để F1 biết (tính sau). Vì nói chung tâm lý F1 biết có thể ỷ lại và cũng có thể cho rằng bố mẹ ko tin tưởng mình (với đứa có cá tính).
Kinh nghiệm của em, trao đổi rõ ràng F1 (gái), xác định quyết tâm. Nếu ko thì thôi luôn. Trong quá trình làm hồ sơ, chuẩn bị mình giúp (vì F1 còn bận học) nhưng đều cung cấp TT, trao đổi, giải thích ...thậm chí có việc để nó phải làm cho quen thủ tục, các loại giấy tờ ... Sang đó dần dần F1 sẽ quen và độc lập được. Chứ cứ tụ tập cùng bạn Việt (có cái hay là cùng dân Việt, trao đổi dễ ...) nhưng rất dở là ko thể tiến bộ lên được
 

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,164
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
Hiện cụ đã chuẩn bị cho cháu được như thế nào rồi ? Cháu có xác định quyết tâm đi học ko ? Vì du học ko phải là màu hồng, nhất là trong hoàn cảnh mình ko có nhiều tiền, cạnh tranh, chuyển sang môi trường hoàn toàn mới, độc lập tự chủ ko ai quản lý.

Cụ sang được thì là tốt, nhưng theo em cái đó ko nên để F1 biết (tính sau). Vì nói chung tâm lý F1 biết có thể ỷ lại và cũng có thể cho rằng bố mẹ ko tin tưởng mình (với đứa có cá tính).
Kinh nghiệm của em, trao đổi rõ ràng F1 (gái), xác định quyết tâm. Nếu ko thì thôi luôn. Trong quá trình làm hồ sơ, chuẩn bị mình giúp (vì F1 còn bận học) nhưng đều cung cấp TT, trao đổi, giải thích ...thậm chí có việc để nó phải làm cho quen thủ tục, các loại giấy tờ ... Sang đó dần dần F1 sẽ quen và độc lập được. Chứ cứ tụ tập cùng bạn Việt (có cái hay là cùng dân Việt, trao đổi dễ ...) nhưng rất dở là ko thể tiến bộ lên được
Cảm ơn Cụ đã hiểu suy nghĩ của Em.
F1 nhà Em là Gái, Em đang hướng cho cháu làm việc độc lập hoàn toàn, ko nên phụ thuộc vào bố mẹ, nhưng chết nỗi là nó tin tưởng vào Bố và gia đình quá...Xin lỗi Cụ chứ nó đến ngày đau bụng nó cũng nói cho Bố biết. Tình cảm là vậy nhưng tương lại thì nó chưa hiểu gì cả, đang nhìn thấy 1 màu hồng thôi...
Em có suy nghĩ sang đó là vì Em chỉ có mình nó, muốn làm ông tiên âm thầm bên cạnh con nhưng đúng như Cụ nói thì rất sợ cháu ỷ lại vì nghĩ rằng mình luôn có sự trợ giúp...
Em đang cho Cháu tìm hiểu thông tin về du học, điều dưỡng các nước....trên nhiều kênh thông tin khác nhau, dựa vào sự quyết định của cháu Em sẽ bàn bạc và thông nhất là sẽ đi theo dạng nào và nước nào..!
Hiện tại Em cũng còn quá mơ hồ về nước Đức ạ, Em cũng đang muốn tìm hiểu để giúp Cháu, giúp mình có đc những thông tin cần thiết khi phải xa xứ.....
 

cairong_2011

Xe lăn
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
10,396
Động cơ
481,336 Mã lực
Cảm ơn Cụ đã hiểu suy nghĩ của Em.
F1 nhà Em là Gái, Em đang hướng cho cháu làm việc độc lập hoàn toàn, ko nên phụ thuộc vào bố mẹ, nhưng chết nỗi là nó tin tưởng vào Bố và gia đình quá...Xin lỗi Cụ chứ nó đến ngày đau bụng nó cũng nói cho Bố biết. Tình cảm là vậy nhưng tương lại thì nó chưa hiểu gì cả, đang nhìn thấy 1 màu hồng thôi...
Em có suy nghĩ sang đó là vì Em chỉ có mình nó, muốn làm ông tiên âm thầm bên cạnh con nhưng đúng như Cụ nói thì rất sợ cháu ỷ lại vì nghĩ rằng mình luôn có sự trợ giúp...
Em đang cho Cháu tìm hiểu thông tin về du học, điều dưỡng các nước....trên nhiều kênh thông tin khác nhau, dựa vào sự quyết định của cháu Em sẽ bàn bạc và thông nhất là sẽ đi theo dạng nào và nước nào..!
Hiện tại Em cũng còn quá mơ hồ về nước Đức ạ, Em cũng đang muốn tìm hiểu để giúp Cháu, giúp mình có đc những thông tin cần thiết khi phải xa xứ.....
Các nưóc khác có thể học bằng tiếng Anh và cũng có chế độ miễn phí kiểu như Đức (Phần Lan ...). Đức thì có khó hơn là học ĐH phải bằng tiếng Đức (tiếng Anh chỉ là bậc cao học hoặc ĐH thì phải đóng học phí). Và tiếng Đức cũng khá khoai (đối với ai ko chịu khó). Vì dù ở đâu thì nói tiếng bản địa vẫn hơn tiếng Anh
 

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,164
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
Các nưóc khác có thể học bằng tiếng Anh và cũng có chế độ miễn phí kiểu như Đức (Phần Lan ...). Đức thì có khó hơn là học ĐH phải bằng tiếng Đức (tiếng Anh chỉ là bậc cao học hoặc ĐH thì phải đóng học phí). Và tiếng Đức cũng khá khoai (đối với ai ko chịu khó). Vì dù ở đâu thì nói tiếng bản địa vẫn hơn tiếng Anh
Về việc này thì phụ thuộc hoàn toàn vào lực học và quyết tâm của F1 thôi...
VD : Em biết Cụ và nhờ Cụ giúp đỡ đc 1 phần nào đó ở bên Đức mà nó lại thích Anh và ko thích học tiếng Đức thì mình biết làm sao đc...
Việc định hướng cho F1 mình cũng dựa trên năng lực thật sự của nó chứ đâu phải dựa vào thành tích của cái trường mà các cháu sẽ theo học đâu.
Em chỉ lo khi sang xứ người mọi thứ đều lạ lẫm đối với nó, kinh nghiệm c/s chưa có ,khó thích nghi...nản chí mà cài số lùi thì coi như lại thành công cốc :(
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
474
Động cơ
323,931 Mã lực
Em có suy nghĩ sang đó là vì Em chỉ có mình nó, muốn làm ông tiên âm thầm bên cạnh con nhưng đúng như Cụ nói thì rất sợ cháu ỷ lại vì nghĩ rằng mình luôn có sự trợ giúp...
Em đang cho Cháu tìm hiểu thông tin về du học, điều dưỡng các nước....trên nhiều kênh thông tin khác nhau, dựa vào sự quyết định của cháu Em sẽ bàn bạc và thông nhất là sẽ đi theo dạng nào và nước nào..!
Hiện tại Em cũng còn quá mơ hồ về nước Đức ạ, Em cũng đang muốn tìm hiểu để giúp Cháu, giúp mình có đc những thông tin cần thiết khi phải xa xứ.....
Tôi thực sự không hiểu là các chã như thế này thì ra nước ngoài học làm cái gì nhỉ. Sao không ở nhà cho nó sướng. Được cung phụng đủ đường. Sao lại phải ra nước ngoài cho nó khổ.

Còn cảm nhận của tôi là bây giờ SV sang du học bây giờ, ngoài chuyện thấy lơ ngơ, vẫn chưa hiểu là mình ở đâu thì tôi thấy có một nhược điểm rất lớn là thụ động, ít chịu học hỏi. HÌnh như các chã bây giờ sang được chu cấp khá đầy đủ. Nên chả phải làm thêm làm nếm gì. Tôi chả hiểu là qua đó thì có thêm thời gian để học không nhưng tôi thấy rõ ràng sự tiếp cận vào một XH mới thua những người đi trước nhiều.

Còn nói nhỏ với hai cụ là các cụ có muốn trao đổi với nhau thì cứ pm cho nhau mà bàn bạc. Chứ tôi thấy cụ DE-VN cũng chưa chắc giúp được hai cụ đâu.
 

manhhung1901

Xe điện
Biển số
OF-97922
Ngày cấp bằng
31/5/11
Số km
3,164
Động cơ
426,037 Mã lực
Tuổi
49
Tôi thực sự không hiểu là các chã như thế này thì ra nước ngoài học làm cái gì nhỉ. Sao không ở nhà cho nó sướng. Được cung phụng đủ đường. Sao lại phải ra nước ngoài cho nó khổ.

Còn cảm nhận của tôi là bây giờ SV sang du học bây giờ, ngoài chuyện thấy lơ ngơ, vẫn chưa hiểu là mình ở đâu thì tôi thấy có một nhược điểm rất lớn là thụ động, ít chịu học hỏi. HÌnh như các chã bây giờ sang được chu cấp khá đầy đủ. Nên chả phải làm thêm làm nếm gì. Tôi chả hiểu là qua đó thì có thêm thời gian để học không nhưng tôi thấy rõ ràng sự tiếp cận vào một XH mới thua những người đi trước nhiều.

Còn nói nhỏ với hai cụ là các cụ có muốn trao đổi với nhau thì cứ pm cho nhau mà bàn bạc. Chứ tôi thấy cụ DE-VN cũng chưa chắc giúp được hai cụ đâu.
Theo Cụ thì 1 công dân VN 18 tuổi ở thời đại này là phải biết tự lực?
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
474
Động cơ
323,931 Mã lực
Vâng, em cũng không hiểu là các cụ thương con, xót con, không muốn xa con thì các cụ cho chúng nó ra nước ngoài làm gì nhỉ. Để cho đẹp lý lich à.

Chắc các cụ nghĩ cho nó ra nước ngoài tiếp cận với nền văn minh thì chúng nó sẽ biến thành người khác hả. Nghĩ như vậy thì cũng giống như ai cũng tưởng là Việt Kiều ông nào cũng ngồi trên đống tiền.

Hết cửa làm ăn thì hãy nên tính đi nước ngoài. Còn các chã ở nhà đi đái còn phải dắt thì nên ở nhà cho khỏe. Sang đây cũng phí gạo thôi. Nói toẹt như vậy cho nó dễ hiểu.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,490
Động cơ
314,365 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em chỉ lo khi sang xứ người mọi thứ đều lạ lẫm đối với nó, kinh nghiệm c/s chưa có ,khó thích nghi...nản chí mà cài số lùi thì coi như lại thành công cốc :(
Vạn sự khởi đầu nan , cứ cho cháu nó đi đi . Đi được là tốt , nếu cụ kham được tài chính ban đầu.
Cháu nó quen được gia đình giúp đỡ thì có thể sẽ mất thời gian lâu hơn một chút để thích nghi . Nhưng rồi sẽ đâu vào đấy thôi , nếu cụ thi thoảng động viên cháu nó .
Sang đây những điều mới lạ sẽ hấp dẫn cháu nó. Quen rồi có thể sẽ cố gắng bám trụ . Thêm nữa là sống xa gia đình thì tình thương bố , mẹ sẽ tăng gấp đôi, gấp ba.....từ đó cháu sẽ có trách nhiệm hơn với bản thân và gia đình .

Vợ em cũng 18 tuổi qua bên này . Xe máy chưa biết đi , mẹ vẫn lo cho từng bữa ăn . Chưa bao giờ đi xa khỏi thành phố . Vậy mà sang đây phải tự thân hết . Khóc chán vì tủi thân khi đi làm thuê bị đối xử tệ , rồi thì cũng đứng vững được . Chăm con , nấu ăn, làm bánh trái, giò chả các loại......perfect .
Nói chung là đói thì đầu gối phải bò.

Cá nhân em lúc nào cũng mong tất cả người Việt được một lần qua các nước phát triển . Dù đi học , du lịch hay làm ăn.....Đi để biết VN mình đang ở đâu . Đi để thấy mình đang ếch ở mức nào . Nói chung là cải thiện thế giới quan và nhận thức cuộc sống .....
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,557
Động cơ
541,974 Mã lực
Vâng, em cũng không hiểu là các cụ thương con, xót con, không muốn xa con thì các cụ cho chúng nó ra nước ngoài làm gì nhỉ. Để cho đẹp lý lich à.

Chắc các cụ nghĩ cho nó ra nước ngoài tiếp cận với nền văn minh thì chúng nó sẽ biến thành người khác hả. Nghĩ như vậy thì cũng giống như ai cũng tưởng là Việt Kiều ông nào cũng ngồi trên đống tiền.

Hết cửa làm ăn thì hãy nên tính đi nước ngoài. Còn các chã ở nhà đi *** còn phải dắt thì nên ở nhà cho khỏe. Sang đây cũng phí gạo thôi. Nói toẹt như vậy cho nó dễ hiểu.
Em thấy Cụ hơi tiêu cực. Con em từ bé đến khi sang Đức học chẳng biết làm bất cứ cái gì vì văn hóa người VN mình như vậy. Thế hệ những người trưởng thành ở nước Đức đều muốn con cái mình sống tự lập từ nhỏ nhưng nhiều khi lực bất tòng tâm vì ông bà nội ngoại đều cưng chiều cháu. Nhiều khi thấy bất lực với chính cha mẹ mình vì cách sống của người Việt là lo lắng cho con cái đến lúc chết. Chính vì lẽ đó càng thôi thúc cho con mình ra đi tị nạn giáo dục cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Cụ có tin rằng con em sau 8 năm ở Đức đã tự trưởng thành, tự lo cho bản thân, chẳng bao giờ đòi hỏi đồ xịn hay những vật chất hào nhoáng mà giới trẻ VN đang phát cuồng không ? đấy mới là điều bọn em mong ước lớn nhất cho con mình..........
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,490
Động cơ
314,365 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Cụ có tin rằng con em sau 8 năm ở Đức đã tự trưởng thành, tự lo cho bản thân, chẳng bao giờ đòi hỏi đồ xịn hay những vật chất hào nhoáng mà giới trẻ VN đang phát cuồng không ? đấy mới là điều bọn em mong ước lớn nhất cho con mình..........
Chúc mừng cụ đã có một quyết định sáng suốt, ít nhất là đến lúc này . Phía trước còn nhiều chuyện để bàn . Nhưng
ít ra thì con cụ đã biết theo đuổi một mục tiêu khác lớn hơn mục tiêu vật chất đời thường . Nhận thức của con cụ đã lên tầm .
 

Huong sang

Xe hơi
Biển số
OF-359734
Ngày cấp bằng
24/3/15
Số km
108
Động cơ
260,776 Mã lực
Coppy
"Về cho oách cũng ko dễ bác ạ.
Ông anh tôi, 56 rồi.
Bẩu về đi anh.

Nein, ở đây tao có Bảo hiểm y tế tốt, về chơi thì OK (nhưng tốn tiền lắm).
Còn về kiểu ở liền 5-6 tháng thì sợ bị ốm, nó ko chi tiền cho.
(chưa nói đến chất lượng dịch vụ y tế).


thực ra thì người hưu trí thực sự có nhu cầu về quê hương dưỡng già.
Kinh tế ko phải lo lắm: Lương hưu (bằng Euro) + tích lũy + con cái hỗ trợ hàng tháng..., hoàn toàn sống khỏe ở ta.
Kẹt mỗi vụ Bảo hiểm y tế.
Ngoại lệ: Vài bác có tiền, đã mua Bảo hiểm y tế cá nhân từ lâu (Private Krankenversicherung) thì về được.
Vì chi phí y tế ở ta thấp hơn ở bển, nên nó vui lòng cam kết chi trả.


Thì đấy , em đã nói ở những trang trên .
Có mấy ai về được đâu . Vì đã quen môi trường sống , vì phúc lợi xã hội , vì nặng lòng với con cái đẻ ra ( mặc dù tụi nhóc nó lớn là nó bay ), càng về già cái rễ nó cắm càng sâu , càng khó rút ....

Em đã chứng kiến nhiều cụ (thậm chí có cả cụ còn chưa kịp có giấy tờ , mặc dù đã tha phương cỡ 2 chục niên ) , không thể về với đất mẹ , mà hoặc nằm lại xứ người , hoặc con, cháu , anh, em....ôm bình tro tàn về với quê hương vì đột quị , vì bệnh tật ......
Vâng , nhiều hoàn cảnh cũng đắng lòng lắm các cụ ạ ..."



Chuyện về ở này kể cũng tốn nhiều giấy mực , qua những lần trò chuyện cá nhân mình thấy phần nhiều các cụ bên này thường hay đặt vấn đề : „ sau này có nên về VN sống hay không ..!“ thay vì đúng hơn là nên hỏi „ Mình có thể về VN sống hay không ?“ với suy nghĩ của mình nếu anh có kế hoạch sau này sẽ về VN sống phần đời còn lại thì ít nhất cũng phải có một sự chuẩn bị hạ tầng trước đó . Hạ tầng trong đó bao gồm chỗ ở ổn định, nguồn thu nhập thường xuyên từ mức tối thiểu và quan trọng là quãng thời gian làm quen và thích nghi dần lại với môi trường sống.

Chứ không đơn giản cứ nghĩ đến tuổi cầm một cục tiền về VN mua nhà và trông vào mấy đồng lương hưu hay tiền bảo hiểm ...

Về khía cạnh con cái : các cụ đã sống ở bên này thì cũng biết , thế hệ các cháu sinh ra hoặc đã sang đây từ nhỏ ,được hưởng nền giáo dục từ bé đã có tính tự lập rất cao và cũng từ đây dẫn đến sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái , cháu chắt với ông bà ,nó hoàn toàn không như ở VN ngày trước.Chuyện „tam đại đồng đường“ là hoàn toàn không bao giờ có. Con cái khi đến tuổi trưởng thành là chúng muốn ra ở riêng , độc lập hoàn toàn ,thỉnh thoảng ngày lễ tết hoặc cuối tuần về thăm Bố mẹ là may.

Mặt khác nhìn vào hiện tại điều kiện và phương tiện ngày một thuận lợi cho việc di chuyển để khắc phục vấn đề về khoảng cách địa lí.

Nếu như ngày xa xưa ,muốn vượt quãng đường từ á sang âu phải tính bằng tuần, thì sau này rút xuống bằng ngày và hiện tại thì đã tính bằng giờ (10,30 – 11.30 giờ bay cho chăng FRA- VN) . Thủ tục nhập cảnh cũng ngày càng đơn giản.

Ngoài ra một thực tế là càng về già thì nhu cầu vật chất càng giảm thay thế vào đó là nhu cầu tinh thần , là tình cảm, gặp gỡ, giao lưu thăm hỏi ...
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top