Coppy
"Về cho oách cũng ko dễ bác ạ.
Ông anh tôi, 56 rồi.
Bẩu về đi anh.
Nein, ở đây tao có Bảo hiểm y tế tốt, về chơi thì OK (nhưng tốn tiền lắm).
Còn về kiểu ở liền 5-6 tháng thì sợ bị ốm, nó ko chi tiền cho.
(chưa nói đến chất lượng dịch vụ y tế).
thực ra thì người hưu trí thực sự có nhu cầu về quê hương dưỡng già.
Kinh tế ko phải lo lắm: Lương hưu (bằng Euro) + tích lũy + con cái hỗ trợ hàng tháng..., hoàn toàn sống khỏe ở ta.
Kẹt mỗi vụ Bảo hiểm y tế.
Ngoại lệ: Vài bác có tiền, đã mua Bảo hiểm y tế cá nhân từ lâu (Private Krankenversicherung) thì về được.
Vì chi phí y tế ở ta thấp hơn ở bển, nên nó vui lòng cam kết chi trả.
Thì đấy , em đã nói ở những trang trên .
Có mấy ai về được đâu . Vì đã quen môi trường sống , vì phúc lợi xã hội , vì nặng lòng với con cái đẻ ra ( mặc dù tụi nhóc nó lớn là nó bay ), càng về già cái rễ nó cắm càng sâu , càng khó rút ....
Em đã chứng kiến nhiều cụ (thậm chí có cả cụ còn chưa kịp có giấy tờ , mặc dù đã tha phương cỡ 2 chục niên ) , không thể về với đất mẹ , mà hoặc nằm lại xứ người , hoặc con, cháu , anh, em....ôm bình tro tàn về với quê hương vì đột quị , vì bệnh tật ......
Vâng , nhiều hoàn cảnh cũng đắng lòng lắm các cụ ạ ..."
Chuyện về ở này kể cũng tốn nhiều giấy mực , qua những lần trò chuyện cá nhân mình thấy phần nhiều các cụ bên này thường hay đặt vấn đề : „ sau này có nên về VN sống hay không ..!“ thay vì đúng hơn là nên hỏi „ Mình có thể về VN sống hay không ?“ với suy nghĩ của mình nếu anh có kế hoạch sau này sẽ về VN sống phần đời còn lại thì ít nhất cũng phải có một sự chuẩn bị hạ tầng trước đó . Hạ tầng trong đó bao gồm chỗ ở ổn định, nguồn thu nhập thường xuyên từ mức tối thiểu và quan trọng là quãng thời gian làm quen và thích nghi dần lại với môi trường sống.
Chứ không đơn giản cứ nghĩ đến tuổi cầm một cục tiền về VN mua nhà và trông vào mấy đồng lương hưu hay tiền bảo hiểm ...
Về khía cạnh con cái : các cụ đã sống ở bên này thì cũng biết , thế hệ các cháu sinh ra hoặc đã sang đây từ nhỏ ,được hưởng nền giáo dục từ bé đã có tính tự lập rất cao và cũng từ đây dẫn đến sự gắn kết giữa cha mẹ và con cái , cháu chắt với ông bà ,nó hoàn toàn không như ở VN ngày trước.Chuyện „tam đại đồng đường“ là hoàn toàn không bao giờ có. Con cái khi đến tuổi trưởng thành là chúng muốn ra ở riêng , độc lập hoàn toàn ,thỉnh thoảng ngày lễ tết hoặc cuối tuần về thăm Bố mẹ là may.
Mặt khác nhìn vào hiện tại điều kiện và phương tiện ngày một thuận lợi cho việc di chuyển để khắc phục vấn đề về khoảng cách địa lí.
Nếu như ngày xa xưa ,muốn vượt quãng đường từ á sang âu phải tính bằng tuần, thì sau này rút xuống bằng ngày và hiện tại thì đã tính bằng giờ (10,30 – 11.30 giờ bay cho chăng FRA- VN) . Thủ tục nhập cảnh cũng ngày càng đơn giản.
Ngoài ra một thực tế là càng về già thì nhu cầu vật chất càng giảm thay thế vào đó là nhu cầu tinh thần , là tình cảm, gặp gỡ, giao lưu thăm hỏi ...