Vậy cho nên con trẻ nó không bao giờ theo nghề của bố mẹ , thậm chí chúng còn ghét cái công việc của bố mẹ vì chúng bị thiệt hơn những đứa trẻ khác mặc dù nhà bạn ít tiền hơn, suy nghĩ trẻ con mà cụ . Chúng không có ý thức là sau này sẽ thừa hưởng tài sản của bố mẹ vất vả vì chúng biết chúng sẽ có cuộc sống tôt hơn do chúng quyết định . Bạn bè người quen em em biết , đa số sẽ mong mỏi con cái không phải lao động như bố mẹ chúng . Em đã từng hỏi đùa không dưới hai đứa trẻ thì chúng đều có câu trả lời là làm gì thì làm nhưng chỉ không làm nhà hàng vì không có thời gian riêng tư và cho gia đình . Lan man em cũng chỉ để cụ hiểu là công việc của bố mẹ chúng chúng sẽ không theo như cụ tiếc , còn không ai coi công việc chảo hay móng là hạ đẳng cả , những gì các cụ khác nói về công viêc đó ta nên hiểu là người Việt có thể có chọn lựa khác đỡ vất vả hơn, môt cuộc sống hoà nhập hơn nếu muốn nhưng dĩ nhiên không có cái gì trọn vẹn khi trọn lựa cả .
Trẻ con bên này nó luôn tự hào khi bố , mẹ có một việc làm đàng hoàng , không phân biệt cao sang hay thấp hèn ( miễn không xin quá nhiều trợ cấp xã hội ).
Cái chúng cần là thỉnh thoảng cuối tuần chở chúng nó đi loăng quăng mua sắm hay ăn uống ở bên ngoài.
Khi nghỉ hè thì bố, mẹ đưa chúng nó đi xa đâu đó chơi . Để khi đi học lại chúng có chuyện kể với bạn bè . Đó là văn hóa của tụi nó .
Những điều trên rất đơn giản nhưng nếu làm quán hay móng thì rất khó sắp xếp , còn làm hãng thì đơn giản hơn . Nghỉ hai ngày trong tuần . Có 30 ngày phép / năm , nên dễ cân đối sắp xếp . Thường thì các hãng nó đề nghị mỗi người lao động lên lịch nghỉ phép cho cả năm. Ưu tiên sắp xếp cho ngưởì có con trước .
Tụi trẻ nó chẳng quan tâm , cũng như không cần tài sản bố mẹ để lại như mục tiêu politics nhiều cụ theo đuổi . Điều chúng nó cần , thì lúc bé là đơn giản như trên . Khi lớn thì chúng được tự do quyết định cuộc sống của chúng nó . Bố , mẹ không nên can thiệp quá sâu vào quyết định của chúng nó.
15 tuổi trở nên là chúng nó ( phần đông ) đã tự loay hoay kiếm tiền , để được tự do tiêu những đồng tiền do chúng tự kiếm được . Tức là đã manh nha thói quen độc lập kinh tế , dẫn đến độc lập trong mọi quyết định cho cuộc sống . Chúng sẵn sàng đi thả báo , quảng cáo , phụ quán hay bồi bàn....mà không quan tâm bố, mẹ chúng giàu hay nghèo....
Hiếm thấy chúng nó khoe phụ huynh chúng nó giàu hay quyền cao , chức trọng .....Em biết điều này , vì thỉnh thoảng hãng vẫn nhận tụi trẻ , cho chúng nó làm thêm vào cuối tuần hay kỳ nghỉ . Hỏi chuyện về bố , mẹ chúng nó thì nó toàn trả lời theo kiểu sơ sơ. Mặc dù mình biết bố , mẹ nó thuộc dạng nào qua đứa khác . Bảo gì , sai gì làm răm rắp . Chẳng thấy chúng nó cãi gì . Thái độ của chúng như vậy , nên thỉnh thoảng chúng nó làm không được như ý thì mình cũng không thể cáu chúng nó được .
Nói chung vần đề khác biệt văn hóa giữa hai thế hệ ngay cả trong nước còn đau đầu các cụ , thì nói chi đến hội nhập văn hóa lạ .
Cuộc sống vốn dĩ nó phức tạp . Ai biết cách cân bằng cuộc sống thì sẽ dễ biết cách thoát khỏi áp lực . Mà điều này nó không hẳn phụ thuộc vào người có bằng cấp cao , học rộng . Mà đôi khi đơn giản chỉ phụ thuộc vào người đó đã va chạm với nhiều giai tầng, trong nhiều xã hội , cũng như tiếp xúc đa văn hóa...( cái này phải mất nhiều năm ) ,để hun đúc nhận thức theo cách hợp lý nhất cho bài học cân bằng cuộc sống.