Đã nói là không có ai ngoài đường phố lúc nửa đêm , thì ngại gì ai nhìn thấy mà tự tin với không tự tin . Đã nói ở trên là chờ đèn đỏ nhiều thì nó thành thói quen , có vậy thôi . Nửa phút , một phút chứ mấy . Nhiều thằng lao như trâu điên , vượt tới , vuợt lui , nhưng đến đèn đỏ ngoảng sang thì vẫn thấy đứng cạnh thằng bị vượt .
Vâng , dân nó làm sai thì cụ cũng làm sai , lại còn cho đó là bình đẳng nữa . Đó là thói láu cá của người láu cá chứ bình đẳng cái gì .
Cụ láu cá nên cụ ghét bệnh " máy móc " của nó . Còn cụ phách tụi Đức có bệnh " hình thức " là cụ chưa hiểu văn hóa Đức rồi . Đó là kỷ luật . Muốn xã hội trật tự , thì mọi người phải tuân thủ kỷ luật .
Lịch sự với nhau là tốt lắm rồi . Nhật nó cũng tẹt , vậy mà nó cũng câng câng coi thường mũi tẹt cùng châu lục đấy thôi . Ở quê hương VN thì lịch sự cũng còn khuya mới bằng chúng nó , chứ chưa nói tới giàu khinh nghèo, thành phố khinh nhà quê , người có chức, quyền khinh dân đen.....
Ở Đức năng lực không được phát huy tốt bằng Úc hay Mỹ . Nhưng trong mọi lĩnh vực từ chính trẹo , văn hóa , thể thao, kinh tế đều thấp thoáng đại diện những gương mặt ngoại quốc . Cụ tỉ như lão Philipp Rösler nó vẫn giành cho cơ hội đấy thôi . Còn đội bóng quốc gia hay các môn thể thao khác kiểu gì chẳng có chú ngoại quốc hay gốc ngoại quốc . Mấy thằng G7 thì đều nhìn ra sức mạnh của toàn cầu hóa rồi . Nên chính sách trọng dụng nhân tài nó cũng ná ná giống nhau .
Nhân tài đều có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực ngang bằng ở mấy nước đó . Còn người láu cá thì ở xó xỉnh nào trên thế giới này chẳng bị khinh bỉ , coi thường , và cái tài cũng chỉ dừng lại ở tính cách láu cá mà thôi .
1. Tranh luận thì mất thời gian, nhưng e quan sát chỗ đèn đỏ nếu tối vắng, o có xe thì 5 ông Đức thì 2-3 ông vượt (chỗ slip lane), thế nên đừng nói người vượt là láu cá. nói láu cá thì như vậy dân Đức cũng 3/5 láu cá rồi, cụ lại tự ti quy kết cho người việt. Đó là sự linh hoạt, không máy móc
2. E cũng không muốn kể dài dòng lạc đề nhưng cụ nói thì phải kể cái bệnh hình thức của dân Đức:
E học ở học viện ZEW (chắc cụ biết và rất nổi tiếng ở Đức), học viện này trúng thầu gói đào tạo cho svvn. Thế là họ muốn đào tạo 1 sản phẩm perfect để trình diễn cho tổ chức XYZ là tổ chức trao thầu cho họ (để còn hi vọng trúng thầu khóa sau). Cụ biết thế nào không? vì cái bệnh thành tích mà thay vì xem svvn học được cái gì, họ chỉ quan tâm sản phẩm họ đào tạo ra sẽ được trình diễn với XYZ một cách hoàn hảo ntn. Do vậy:
- nếu sv thi kết quả không tốt, sẽ cho thi lại cho đến khi tốt thì thôi (gv có thể mớm kết quả luôn)
- trình diễn presentation: mặc dù sv toàn thạc sỹ nước ngoài nhưng bắt biểu diễn tới 4-5 buổi cho tới bao giờ lên sân khấu trông thật chuyên nghiệp thì thôi, nói vẹt hay không không quan trọng
- Trước khi đến 1 tổ chức để học hỏi thì bắt tập đặt câu hỏi trước để đến đó tổ chức đó thấy toàn sv giỏi.... Mặc dù đã đến, đã biết họ trình bày cái gì đâu mà đặt câu hỏi...???
- ....
Tại sao họ làm vậy, vì muốn XYZ thấy rằng sv họ đào tạo ra đều rất giỏi, nhưng đâu biết rằng cái giỏi bề ngoài đó là do biểu diễn lặp đi lặp lại, mớm lời trước.... Và đúng là vậy, khi trình diễn ZYZ rất hài lòng. Đó không phải là bệnh hình thức, thành tích là gì??
Vì vậy, khi kết thúc khóa sv phản ánh rất nhiều, khóa sau bắt buộc phải thay đổi.
Như e đã nói, đó có thể là trường hợp cá biệt. Nhưng e muốn nói đừng vì nước Đức hay bất kỳ nước nào vĩ đại quá mà ngợp, mà tự ti về nguồn gốc của mình. Người Việt rất có tố chất, do cái hệ thống và môi trường chưa tốt thôi, và do mình sinh ra trong xã hội như nào thì tầm nhìn cũng không vượt được cái môi trường đó.
Hãy nhớ rằng, nếu một đứa trẻ VN cùng nuôi nấng trong một môi trường với những trẻ e Đức khác thì cơ bản sẽ chẳng có gì khác biệt hết.
3. Về phát huy năng lực:
Đừng tự lừa dối bản thân rằng người Đức fair, không phân biệt: Xã hội Đức nói riêng, Châu Âu nói chung (trừ Anh) là xã hội rất khó cho người ngoại quốc hòa nhập, khẳng định mình.. Rosler rất là cá biệt nên dân ngoại quốc rất tự hào, nếu là phổ biến thì chẳng có gì là đặc biệt hết.
- Không có nước nào như Mỹ khi mọi người đều có thể có 1 giấc mơ Mỹ. Chỉ nước Mỹ mới có "american dream", không có "German... dream" đâu, miễn là anh cố gắng và có năng lực
- Hãy đến Sydney rồi thấy cái xã hội đa chủng tộc, văn hóa họ phát triển ntn, svvn ở lại hòa nhập nhanh chóng ntn.
Hòa nhập ở Đức không hề đơn giản, chính trong các bài cụ nói đã cho biết điều đó.
Ai cũng biết Đức là một xã hội rất đáng học tập, nhưng để bén rễ ở đó, được khẳng định mình ở đó không hề đơn giản, e nghĩ bản thân cụ cũng chỉ kỳ vọng ở F1 của mình thôi.