[Funland] Made in Germany

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
Cụ nói chí phải , chính em đã nhiều lần chùn bước trước đèn đỏ và đường vắng khi đi cùng thằng cu nhà em . Nhiều lần chùn buớc, giờ trở thành thói quen . Nhiều hôm đi bộ từ phố về nhà khoảng nửa đêm , tại ngã tư không có một mống xe nào , nhưng mà vẫn cứ phải chờ xanh mới băng qua . Mặc dù trời lạnh cóng .
Ối giời ơi. Cụ già rồi. Em chạy xe thì đi tử tế thôi chứ đi bộ hay xe đạp thì cứ phi thoải. Có trẻ con thì dừng lại thôi. Mà không phải chỉ mình em đâu nhé.:)
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,936
Động cơ
562,699 Mã lực
E đã ở Nhật, Đức, Anh, Úc thì thấy
Tàu không đúng giờ bao nhiêu năm không khắc phục được rồi cụ ơi , bạn nào đi công tác kết hợp fly & rail thì xác định mạo hiểm nhỡ chuyến
E đã ở Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Úc thì thấy đúng giờ tuyệt đối chỉ có Nhật, đúng tới từng giây. Thế nên khi sang Đức cũng biết trước là người Đức rất kỷ luật, nhưng không ngờ phương tiện đi lại không đúng giờ lắm, chẳng hơn VN là mấy. Anh mà ở zone ngoài đi bus thì xác định giờ dao động trong 15p, Úc khá đúng nhưng vì người thưa thớt nên chờ GTCC rất mất thời gian...
Cụ DE_VN nói đi bộ, xe đạp không dám vượt đèn mặc dù o có xe nào chạy trên đường là tuân thủ quá máy móc, dân Đức nó vượt đầy... E nghĩ đây là biểu hiện của sự không tự tin, trong thâm tâm nghĩ mình đã bị nó coi thường nên sợ vượt thì nó càng coi thường hơn... E thì dân nó làm ntn thì e cũng sẽ làm như thế, bình đẳng hết.
Ở Đức còn bệnh hình thức, máy móc... không biết có phải chỉ e gặp trường hợp đó không, nhưng căn bệnh hình thức chỗ cái học viện đào tạo e làm e phát điên. Thêm nữa người Đức bề ngoài lịch sự nhưng trong tâm dường như rất coi thường cái dân mũi tẹt.
Thế giới này, nếu chịu khó và có năng lực thì Mỹ, Úc là 2 nơi giúp mình phát huy tốt nhất, cơ hội giữa người bản địa và nhập cư cơ bản là như nhau
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
Ở Đức còn bệnh hình thức, máy móc... không biết có phải chỉ e gặp trường hợp đó không, nhưng căn bệnh hình thức chỗ cái học viện đào tạo e làm e phát điên. Thêm nữa người Đức bề ngoài lịch sự nhưng trong tâm dường như rất coi thường cái dân mũi tẹt.
Thế giới này, nếu chịu khó và có năng lực thì Mỹ, Úc là 2 nơi giúp mình phát huy tốt nhất, cơ hội giữa người bản địa và nhập cư cơ bản là như nhau
Em vodka cho cụ. Cụ đúng là đi nhiều hiểu nhiều có khác. Vâng, bon Đức này nó là vậy. Mình đến đây ở bao nhiêu năm đi chăng nữa thì trong mắt chúng nó cũng vẫn chỉ là thằng Ausländer thôi. Bởi vậy trong công việc mà không bằng nó thì nó coi mình chả ra gì thì cũng dễ hiểu. Chúng nó lịch sự thì bên ngoài không tỏ thái độ. Chứ im Hinterkopf thì … thôi khỏi nói tiếp.

Cụ lại làm em phải suy nghĩ vì em cũng đang chán ở đây. Đang tính kế có khi sang Mỹ. Làm quả American dream :))
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,077
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Cụ DE_VN nói đi bộ, xe đạp không dám vượt đèn mặc dù o có xe nào chạy trên đường là tuân thủ quá máy móc, dân Đức nó vượt đầy... E nghĩ đây là biểu hiện của sự không tự tin, trong thâm tâm nghĩ mình đã bị nó coi thường nên sợ vượt thì nó càng coi thường hơn... E thì dân nó làm ntn thì e cũng sẽ làm như thế, bình đẳng hết.
Ở Đức còn bệnh hình thức, máy móc... không biết có phải chỉ e gặp trường hợp đó không, nhưng căn bệnh hình thức chỗ cái học viện đào tạo e làm e phát điên. Thêm nữa người Đức bề ngoài lịch sự nhưng trong tâm dường như rất coi thường cái dân mũi tẹt.
Thế giới này, nếu chịu khó và có năng lực thì Mỹ, Úc là 2 nơi giúp mình phát huy tốt nhất, cơ hội giữa người bản địa và nhập cư cơ bản là như nhau
Đã nói là không có ai ngoài đường phố lúc nửa đêm , thì ngại gì ai nhìn thấy mà tự tin với không tự tin . Đã nói ở trên là chờ đèn đỏ nhiều thì nó thành thói quen , có vậy thôi . Nửa phút , một phút chứ mấy . Nhiều thằng lao như trâu điên , vượt tới , vuợt lui , nhưng đến đèn đỏ ngoảng sang thì vẫn thấy đứng cạnh thằng bị vượt .
Vâng , dân nó làm sai thì cụ cũng làm sai , lại còn cho đó là bình đẳng nữa . Đó là thói láu cá của người láu cá chứ bình đẳng cái gì .
Cụ láu cá nên cụ ghét bệnh " máy móc " của nó . Còn cụ phách tụi Đức có bệnh " hình thức " là cụ chưa hiểu văn hóa Đức rồi . Đó là kỷ luật . Muốn xã hội trật tự , thì mọi người phải tuân thủ kỷ luật .
Lịch sự với nhau là tốt lắm rồi . Nhật nó cũng tẹt , vậy mà nó cũng câng câng coi thường mũi tẹt cùng châu lục đấy thôi . Ở quê hương VN thì lịch sự cũng còn khuya mới bằng chúng nó , chứ chưa nói tới giàu khinh nghèo, thành phố khinh nhà quê , người có chức, quyền khinh dân đen.....

Ở Đức năng lực không được phát huy tốt bằng Úc hay Mỹ . Nhưng trong mọi lĩnh vực từ chính trẹo , văn hóa , thể thao, kinh tế đều thấp thoáng đại diện những gương mặt ngoại quốc . Cụ tỉ như lão Philipp Rösler nó vẫn giành cho cơ hội đấy thôi . Còn đội bóng quốc gia hay các môn thể thao khác kiểu gì chẳng có chú ngoại quốc hay gốc ngoại quốc . Mấy thằng G7 thì đều nhìn ra sức mạnh của toàn cầu hóa rồi . Nên chính sách trọng dụng nhân tài nó cũng ná ná giống nhau .
Nhân tài đều có cơ hội thể hiện, phát huy năng lực ngang bằng ở mấy nước đó . Còn người láu cá thì ở xó xỉnh nào trên thế giới này chẳng bị khinh bỉ , coi thường , và cái tài cũng chỉ dừng lại ở tính cách láu cá mà thôi .
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,810
Động cơ
432,162 Mã lực
Cụ Dê , cho nên vì sao mới tạo ra cái nồi lẩu thập cẩm Made in SRV . Đang đàm làm sao hội nhập với nơi mình chọn để sống tốt hơn thì hô hào tự hào dân tộc , thế rồi tuân thủ tôn trọng luật lệ không muốn làm láu cá nữa thì cho là không khôn ngoan . Cách đối xử người Đức với người nhập cư cách đây 10 năm khác hẳn rõ rệt vì chúng nó cũng nhận ra xu thế xã hội , nó tử tế lịch sự thì bảo nó chửi mình đằng sau . Khó cụ nhể .
 

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
6,399
Động cơ
406,243 Mã lực
E đã ở Nhật, Đức, Anh, Úc thì thấy

E đã ở Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Úc thì thấy đúng giờ tuyệt đối chỉ có Nhật, đúng tới từng giây. Thế nên khi sang Đức cũng biết trước là người Đức rất kỷ luật, nhưng không ngờ phương tiện đi lại không đúng giờ lắm, chẳng hơn VN là mấy. Anh mà ở zone ngoài đi bus thì xác định giờ dao động trong 15p, Úc khá đúng nhưng vì người thưa thớt nên chờ GTCC rất mất thời gian...
Cụ DE_VN nói đi bộ, xe đạp không dám vượt đèn mặc dù o có xe nào chạy trên đường là tuân thủ quá máy móc, dân Đức nó vượt đầy... E nghĩ đây là biểu hiện của sự không tự tin, trong thâm tâm nghĩ mình đã bị nó coi thường nên sợ vượt thì nó càng coi thường hơn... E thì dân nó làm ntn thì e cũng sẽ làm như thế, bình đẳng hết.
Ở Đức còn bệnh hình thức, máy móc... không biết có phải chỉ e gặp trường hợp đó không, nhưng căn bệnh hình thức chỗ cái học viện đào tạo e làm e phát điên. Thêm nữa người Đức bề ngoài lịch sự nhưng trong tâm dường như rất coi thường cái dân mũi tẹt.
Thế giới này, nếu chịu khó và có năng lực thì Mỹ, Úc là 2 nơi giúp mình phát huy tốt nhất, cơ hội giữa người bản địa và nhập cư cơ bản là như nhau
Em không ở Đức mà ở TBN, dân bên này vượt đèn đỏ đi bộ nhiều nhưng em chã, đi đâu mà vội. Mình sống văn minh mới khó chứ còn sống láu cá, man di mọi rợ thì quá đơn giản, là do lựa chọn của mình thôi. Không phải cứng nhắc gì đâu!
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,077
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Cụ Dê , cho nên vì sao mới tạo ra cái nồi lẩu thập cẩm Made in SRV . Đang đàm làm sao hội nhập với nơi mình chọn để sống tốt hơn thì hô hào tự hào dân tộc , thế rồi tuân thủ tôn trọng luật lệ không muốn làm láu cá nữa thì cho là không khôn ngoan . Cách đối xử người Đức với người nhập cư cách đây 10 năm khác hẳn rõ rệt vì chúng nó cũng nhận ra xu thế xã hội , nó tử tế lịch sự thì bảo nó chửi mình đằng sau . Khó cụ nhể .
Em không ở Đức mà ở TBN, dân bên này vượt đèn đỏ đi bộ nhiều nhưng em chã, đi đâu mà vội. Mình sống văn minh mới khó chứ còn sống láu cá, man di mọi rợ thì quá đơn giản, là do lựa chọn của mình thôi. Không phải cứng nhắc gì đâu!
Vâng , em đây ! Giờ thì em thành người hâm trong con mắt cộng đồng nhà mình ở hải ngoại rồi . Cũng chỉ vì em không à ơi theo số đông .
Họ chửi em hâm , nhưng hễ có việc gì cần là họ vẫn ới em nhờ giúp ( đúng kiểu ngửa mặt nên trời nhổ nước bọt ) . Em thì nhiệt tình có sẵn, cả nể có thừa , nên nhiều khi cũng à uôm gật đầu . Cần việc chân tay thì em giúp chân tay , cần mẹo mực giấy tờ thì em vẽ đường . Nhưng giờ thì thật sự em chán dần đều rồi. Vì nhiều người thật sự láu cá không có điểm dừng .
Cụ td lines nói người Việt mình vì không biết tiếng nên không xin được vào hãng . Chứ thật với cụ là vào hãng làm việc chân tay cũng chẳng cần biết tiếng nhiều. Nhưng khổ , nhiều ông cứ chê là lương thấp. Nhưng nếu quy ra tiền công/h thì em thấy làm hãng vẫn hơn. Còn làm loanh quanh cho chủ Việt thì được bao nhiêu đút túi bấy nhiêu, lại ngọ ngoạy xin thêm được tí trợ cấp nữa nên người Việt mình vẫn cứ khoái . Chịu nhục, cày sặc nước ăn tiền . Chỉ khi nào cần giấy tờ cho gia hạn hay làm một việc gì khác thì lại lạy lục kiếm việc có khai thuế . Làm tạm vài tháng xong giấy tờ lại kiếm cớ bựa để xin nghỉ , đi làm chui cho Việt .
 

The Good

Xe máy
Biển số
OF-386401
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
91
Động cơ
240,930 Mã lực
Tuổi
38
Những nc "lớn", Văn minh, con người họ bình dị, khiêm tốn. Đất nc lớn mạnh là đủ để TG nhìn nhận từng công dân của họ có vị thế. Các nc "nhỏ" thì con người càng thích phô trương, tự hào vớ vẩn thể hiện cho rằng mình lớn mà ko quan tâm cái vỏ bọc nhếch nhác của mình. Còn nói tụi Đức hay tây khinh người thì em thấy ở đâu chả có người này khinh người kia. Cái chính là do người đối thoại, bề ngoài lôi thôi, luộm thuộm, ăn nói thì stupid, vô duyên, thiếu kiến thức để trao đổi, chia sẻ người ta đương nhiên ko muốn kéo dài câu chuyện. Còn nếu nói năng gãy gọn, có trọng tâm, kiến thức cũng rất dễ nói lâu với tụi tây mà.
 

medela

Xe điện
Biển số
OF-19894
Ngày cấp bằng
14/8/08
Số km
4,996
Động cơ
551,574 Mã lực
Website
www.dhl-meditech.com
Em đi đâu cũng cố gắng không vượt đèn đỏ cho trẻ con nó học tập một thói quen tốt. Nhiều khi thấy còn có mỗi một mình mình đứng ở cột đèn chơ vơ rất ức chế nhưng em cũng kệ. Học văn minh thì nó mới khó chứ phỏng các cụ ?

 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,830
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em cũng hơi bận đợt này , lại hơi lười nữa . Đang tính biên bài về người Việt tị nạn , nhưng dòng suy nghĩ mấy bữa nay hơi xáo trộn , nên mới viết được vài chữ lại buông phím .

Vấn đề cụ hỏi thì em trả lời luôn . Người Việt ngoài lắc chảo từ khi mới thống nhất cho đến giờ thì còn bổ xung nghề móng thêm khoảng 7-8 năm gần đây .
Ở đông Đức song hành với nghề móng còn có thêm nghề bán quần áo và trái cây cũng rất sôi động sau thống nhất . Giờ thì quần áo và trái cây đang lụi dần rồi . Một mặt do chất lượng quần áo tồi vì nguồn hàng nhập không xuất xứ . Trái cây thì cạnh tranh không nổi so với hàng siêu thị về giá cả. Ngoại trừ cư dân Việt ở Berlin ra , thì đang có một làn sóng người Việt di dân từ đông sang tây Đức kiếm cơ hội việc làm .
Giờ nghề lắc chảo cũng đang khan người làm , vì nhiều năm trở lại đây người Việt không kéo sang Đức dễ dàng như trước được nữa . Giờ nhiều quán toàn hai vợ chồng phải tự cày . Có thuê được người , thì cũng toàn trung niên đuội sức . Nghề quán vất vả nên tụi trẻ từ Tiệp kéo qua nó cũng không muốn làm . Tụi nó thích ôm chân, sờ tay Tây lông đỡ vất hơn , thu nhập cũng nhỉnh hơn.

Những công việc như điện đóm, máy tính , sửa ô tô....thì dân Việt không đủ sức cạnh tranh về mặt trình độ , tiêu chuẩn...so với tụi học sinh được đào tạo nghề bài bản ở Đức ra .
Dân đức nó khá bảo thủ với việc tin dùng người nước ngoài trong các lĩnh vực đòi hỏi kỹ thuật và chất lượng . Người nước ngoài có thể làm thuê cho các hãng chủ Đức, trong các mảng này thì OK, nhưng tự đứng ra mở cửa hàng là chết sặc gạch . Ngay cả nghề bác sỹ , luật sư được đào tạo rất bài bản ra , nhưng khi người Việt tự đứng ra mở phòng mạch hay văn phòng luật sư thì lại vắng như chùa bà đanh.

Xe đạp , ti vi....thì vứt đầy ngoài đường, hoặc bán với giá rất rẻ ngoài chợ giời....thì ai đem sửa nữa . Nên hầu như không tồn tại mấy nghề sửa chữa này . Có chăng thì mấy cửa hàng xe đạp nó bán xe , kiêm luôn lắp ráp và sửa chữa . Nhưng toàn sửa loại xe đạp đắt tiền cho dân chơi chuyên nghệp. Cụ cứ hình dung giờ nghề sửa xe đạp ở Việt nam còn chết nữa là ở tư bẩn .

Kinh doanh nhỏ lẻ thì vừa thò ra là chết ngáp luôn , do bọn siêu thị nó đập cho tời bời về giá cả và dịch vụ chăm sóc khách hàng . Kể cả mảng quán ăn cũng đang lụi dần , do bọn nhà giầu đức nó vung tiền ra mở chuỗi cửa hàng bán đồ ăn châu Á với quy mô và chất lượng hơn hẳn . Nên đồng bào ta cũng chỉ còn cầm hơi trong mảng này .

Đại khái là thế hệ người Việt đầu tiên tại Đức đang vật vờ kiếm sống qua ngày , do tuổi tác cũng như trình độ đều đuối . Nên chỉ còn trông chờ vào thế hệ sau 2-3 ở Đức . Nhưng tụi này thì gần như là mất gốc . Nên độ khoảng chục năm nữa là kiều hối về Việt sẽ giảm .
Em thấy còn nhiều nghề nữa chứ. Và thành phần thì cụ quên không kể tới thành phần du học sinh của VNCH và thuyền nhân. Em có thể kể ra thêm một số nghề nữa: kinh doanh ngành phi ăn uống, làm móng, ví dụ như xây chuỗi thương hiệu rồi bán lại, hay về mảng nhân lực, tập hợp một hoặc nhiều nhóm công nhân rồi nhận thầu cho một hay nhiều hãng, buôn đường dài, kinh doanh siêu thị truyền thống hoặc siêu thị di động, nghĩa là cả một siêu thị được xếp gọn lên xe tải và đi bán lưu động, hay đi bỏ mối thực phẩm cho nhà hành khách sạn, kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến hội chợ triển lãm, kinh doanh trung tâm thương mại hoặc liên quan đến xúc tiến thương mại, v.v. Ngoài ra, người Việt còn đi làm ở các hãng xưởng, cấp bậc thì từ công nhân cho đến CEO. Có những người làm cho cả những dự án lớn như thiết kế phần mềm cho chính phủ Đức, v.v. Người Việt bên Đức khá mạnh chứ không đơn thuần chỉ buôn thuốc lá lậu mới lại lắc chảo.
 

Khongdanhvong

Xe điện
Biển số
OF-301828
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
3,886
Động cơ
332,238 Mã lực
Em không ở Đức mà ở TBN, dân bên này vượt đèn đỏ đi bộ nhiều nhưng em chã, đi đâu mà vội. Mình sống văn minh mới khó chứ còn sống láu cá, man di mọi rợ thì quá đơn giản, là do lựa chọn của mình thôi. Không phải cứng nhắc gì đâu!
Em đi ra nước ngoài mà cứ nghĩ tới câu "bên này đi sai bị đâm không những chết mà chết xong còn vào tù" thì đường vắng tanh em cũng chả dám vượt đèn đỏ đâu ah. Em ngạc nhiên sao bên TBN lại lắm dân dám vượt thế.
 

hangbinhdan

Xe tải
Biển số
OF-41436
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
439
Động cơ
470,840 Mã lực
Nơi ở
Nơi trangweb hangbinhdan hoạt Động
Website
hangbinhdan.com
Em vào đây để hiểu thông tin cuộc sống sinh hoạt làm việc bên Deutschland thế nào để tính tưng lại. ấy vậy mà các cụ cứ lạc đề thế này thì tương lai em biết nhìn vào đâu? :D funy tí thôi, cụ DE-VN kể tiếp đi, xem có những cơ hội sống và làm việc thế nào cho người VN mình bên đó, cả cũ, gần cũ và mới hay rất mới nữa. Hóng cụ.
 

cổ cồn xanh

Xe tăng
Biển số
OF-391301
Ngày cấp bằng
9/11/15
Số km
1,644
Động cơ
253,302 Mã lực
E đã ở Nhật, Đức, Anh, Úc thì thấy

E đã ở Nhật, Mỹ, Đức, Anh, Úc thì thấy đúng giờ tuyệt đối chỉ có Nhật, đúng tới từng giây. Thế nên khi sang Đức cũng biết trước là người Đức rất kỷ luật, nhưng không ngờ phương tiện đi lại không đúng giờ lắm, chẳng hơn VN là mấy. Anh mà ở zone ngoài đi bus thì xác định giờ dao động trong 15p, Úc khá đúng nhưng vì người thưa thớt nên chờ GTCC rất mất thời gian...
Cụ DE_VN nói đi bộ, xe đạp không dám vượt đèn mặc dù o có xe nào chạy trên đường là tuân thủ quá máy móc, dân Đức nó vượt đầy... E nghĩ đây là biểu hiện của sự không tự tin, trong thâm tâm nghĩ mình đã bị nó coi thường nên sợ vượt thì nó càng coi thường hơn... E thì dân nó làm ntn thì e cũng sẽ làm như thế, bình đẳng hết.
Ở Đức còn bệnh hình thức, máy móc... không biết có phải chỉ e gặp trường hợp đó không, nhưng căn bệnh hình thức chỗ cái học viện đào tạo e làm e phát điên. Thêm nữa người Đức bề ngoài lịch sự nhưng trong tâm dường như rất coi thường cái dân mũi tẹt.
Thế giới này, nếu chịu khó và có năng lực thì Mỹ, Úc là 2 nơi giúp mình phát huy tốt nhất, cơ hội giữa người bản địa và nhập cư cơ bản là như nhau
Ối giời ơi cụ bảo nó ghet muĩ tẹt mà có thằng nó cướp mất người iu của em.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,077
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Em thấy còn nhiều nghề nữa chứ. Và thành phần thì cụ quên không kể tới thành phần du học sinh của VNCH và thuyền nhân. Em có thể kể ra thêm một số nghề nữa: kinh doanh ngành phi ăn uống, làm móng, ví dụ như xây chuỗi thương hiệu rồi bán lại, hay về mảng nhân lực, tập hợp một hoặc nhiều nhóm công nhân rồi nhận thầu cho một hay nhiều hãng, buôn đường dài, kinh doanh siêu thị truyền thống hoặc siêu thị di động, nghĩa là cả một siêu thị được xếp gọn lên xe tải và đi bán lưu động, hay đi bỏ mối thực phẩm cho nhà hành khách sạn, kinh doanh khách sạn, kinh doanh các dịch vụ liên quan đến hội chợ triển lãm, kinh doanh trung tâm thương mại hoặc liên quan đến xúc tiến thương mại, v.v. Ngoài ra, người Việt còn đi làm ở các hãng xưởng, cấp bậc thì từ công nhân cho đến CEO. Có những người làm cho cả những dự án lớn như thiết kế phần mềm cho chính phủ Đức, v.v. Người Việt bên Đức khá mạnh chứ không đơn thuần chỉ buôn thuốc lá lậu mới lại lắc chảo.
Thành phần thuyền nhân miền Nam và du học sinh CH thì em đã nhắc đến từ mấy trang đầu . Trước khi cào phím bình về chuyện gì thì cụ chịu khó lội trang.

Chuỗi thương hiệu thì cũng chỉ chuỗi quán trong trung tâm mua sắm và chuỗi móng.
Mảng nhân lực là hội môi giới việc làm , chuyên gom người cho các công ty làm xúc xích và lò mổ . Nhưng giờ người Việt sang ít , cùng với lương thấp , nên mảng cò này cũng đang teo dần , nhường chỗ đứng cho tụi đông Âu.
Siêu thị truyền thống là mấy cửa hàng bán lẻ như giãi thẻ mặt phố ở VN mình. Siêu thị di động là chất hoa quả , quần áo lởm lên xe rồi mang ra chợ làng bán giống như trải đồ chợ giời ở ga hàng cỏ hay Trường Trinh HN . Mấy mảng này chỉ thịnh ở Berlin và đông Đức đôi thập kỷ trước . Giờ thì cũng tèo rồi . Đang kéo nhau sang phía Tây làm móng. Cụ nghe thợ nổ về VN gió , nên nó hoành như cụ phách vậy.
Trung tâm thương mại với khách sạn cũng chỉ đảo đi , đảo lại từ Đồng Xuân qua Bến Thành ở Berlin chứ làm gì có nhiều . Mà vốn rót vào là tiền từ Việt chuyển qua đới....

Thuốc lá thì đã chết cả chục năm nay rồi . Còn chảo thì cũng đang teo vì chất lượng quán Việt đang teo đi do thói làm ăn chụp giựt cũng như thiếu nhân công lắc chảo . Giờ các vị ấy đang loay hoay chuyển qua Shushi nhợt . Mảng quán ăn giờ tụi Đức nó cũng bắt đầu lao vào giành thị phần với quy mô và chất lượng bờ rồ hơn . Nên chảo Việt khó trụ .

Cuộc sống cộng đồng có sao em nói vậy . Không phóng đại nên , cũng không bôi xấu hơn . Chỉ ở đây là các cụ mới có được cái nhìn chân thực nhất mà không lều báo nào có được.

Ối giời ơi cụ bảo nó ghet muĩ tẹt mà có thằng nó cướp mất người iu của em.
Vâng gái Á nhà mình luôn là mì chính cánh với tụi Tây đới , ở đó mà tẹt với lõ . Sểnh ra là các em bị khoai Tây hớt ngay .
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,830
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em ở đấy cả chục năm rồi nên cũng không tới mức độ phải nghe qua thợ nổ đâu ạ. ;) Về phần siêu thị thì cụ chắc chưa thấy bao giờ nên mới nói thế. Cái siêu thị em nói ở đây nó đầy đủ gạo nước mắm muối cơ ạ.

Thị trường bao giờ chẳng có ngóc ngách. Có bàn tay nào che nổi trời đâu.
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
Em ở đấy cả chục năm rồi nên cũng không tới mức độ phải nghe qua thợ nổ đâu ạ. ;) Về phần siêu thị thì cụ chắc chưa thấy bao giờ nên mới nói thế. Cái siêu thị em nói ở đây nó đầy đủ gạo nước mắm muối cơ ạ.
Thị trường bao giờ chẳng có ngóc ngách. Có bàn tay nào che nổi trời đâu.

Em đồ rằng đây mà một mợ. Vậy cụ/mợ cho em hỏi là những thông tin đó lấy ở đâu thế ạ. Cụ/mợ có biết mấy cái ngành nghê mà cụ kể thêm ra nó chiếm bao nhiêu phần trăm không. Những người thành đạt trong XH Đức ở bên này không phải không có, chỉ có điều là nó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và hơn nữa là những người này gần như chả có liên quan liên hệ gì với cái gọi là cộng đồng VN cả.

Một câu hỏi nữa là cụ bảo cụ ở bên này gần chục năm. Vậy cụ sang đây có mục đích gì và cụ đã làm gì ở đây ạ. Xin lỗi cụ vì em đã hỏi vậy nhưng có lí do của nó đấy.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,830
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Em đọc bài của cụ DE-VN thì hiểu rằng người Việt chỉ làm được hai nghề, đó là lắc chảo và nail nên em đưa và vài luận điểm đó thôi. Em không có nhu cầu đôi co nhé cụ. :D
 

lotto

Xe buýt
Biển số
OF-163909
Ngày cấp bằng
28/10/12
Số km
604
Động cơ
352,055 Mã lực
Em đồ rằng đây mà một mợ. Vậy cụ/mợ cho em hỏi là những thông tin đó lấy ở đâu thế ạ. Cụ/mợ có biết mấy cái ngành nghê mà cụ kể thêm ra nó chiếm bao nhiêu phần trăm không. Những người thành đạt trong XH Đức ở bên này không phải không có, chỉ có điều là nó chỉ đếm trên đầu ngón tay. Và hơn nữa là những người này gần như chả có liên quan liên hệ gì với cái gọi là cộng đồng VN cả.

Một câu hỏi nữa là cụ bảo cụ ở bên này gần chục năm. Vậy cụ sang đây có mục đích gì và cụ đã làm gì ở đây ạ. Xin lỗi cụ vì em đã hỏi vậy nhưng có lí do của nó đấy.
Cụ không biết cụ hat.tieu à, nói đến tư bản cụ ấy khoe mỗi nước cụ ấy ở chục năm, và cụ ấy biết hết những ngóc ngách xấu xa của bọn tư bản cho nên cụ ấy luôn tuyên truyền cho thiên đường XHCN đấy. Lần trước em không nhầm có topic nói về Mỹ cụ ấy cũng bảo ở đó chục năm, em hỏi ở đâu thì cụ ấy bảo thông tin trên mạng không muốn lộ :D.

Mỗi nước cụ ấy ở chục năm, là công dân thế giới đấy, đừng đùa.
 

hat.tieu

Xe lăn
Biển số
OF-124436
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
14,830
Động cơ
-90,731 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
tiengduc.org
Cụ không biết cụ hat.tieu à, nói đến tư bản cụ ấy khoe mỗi nước cụ ấy ở chục năm, và cụ ấy biết hết những ngóc ngách xấu xa của bọn tư bản cho nên cụ ấy luôn tuyên truyền cho thiên đường XHCN đấy. Lần trước em không nhầm có topic nói về Mỹ cụ ấy cũng bảo ở đó chục năm, em hỏi ở đâu thì cụ ấy bảo thông tin trên mạng không muốn lộ :D.

Mỗi nước cụ ấy ở chục năm, là công dân thế giới đấy, đừng đùa.
Em bảo em ở Mỹ chục năm bao giờ nhỉ? Cụ nhớ nhầm ai cbn dồi :P
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top