[Funland] Made in Germany

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Bởi vì có muốn quan tâm cũng chả được. Có hiểu gì đâu mà nói. dở dở ương ương, Tây chả ra tây
Quan tâm cái cm gì ? Dân đông Đức thì cày như máy cả ngày ngoài đường . Con chưa thôi nôi đã nhăm nhe kiếm người không giấy tờ từ Tiệp chạy qua, hay đón người ở Việt nam sang trông để đi cày . Cày để giúp gia đình ở quê hương thì một phần . Còn chín phần thì do ham tiền , bằng bạn , bằng bè . Ông nào cũng thích khoe ở VN có vài mảnh đất , có vài nhà hàng . Ăn mắm, hút giòi để tích tiền về VN mua đất .....Mùa đông thì lò sưởi không dám bật, hoặc bật số nhỏ . Nước thì kê cái xô để hứng kiểu nhỏ giọt cả ngày dùng cho rửa rau , dội toilet . Vì hứng kiểu nhỏ giọt thì đồng hồ nó không quay .
Dân hoa quả thì dậy từ 3 giờ sáng đi lấy hàng về bán . Tối 8 giờ mới về đến nhà . Cả ngày không nhìn thấy mặt con . Đứa nhỏ thì phó mặc cho người ở , đứa lớn đi học về thì kệ cmn muốn làm gì thì làm.
Dân bán quần áo và Nail thì cũng vậy , nhưng đi làm muộn hơn ( 9-10 h ) , tối mò mới về .
Dân quán thì cũng bắt đầu từ 10h , nhưng đến 11-12h đêm mới về .
Với lịch trình 6 ngày trong tuần như thế , thì chỉ có ngày chủ nhật thả dăm ba câu với tụi nhóc . Có mà quan tâm bằng niềm tin . Tụi nhỏ nó cũng là người . Ông , bà không quan tâm tôi thì cớ gì tôi phải nghe lời ông bà .
Còn dân tây Đức thì cũng tương tự như vậy với ngành quán và nail , còn với công nhân hãng thì tuần 3 ca , 4 kíp . Hầu như các hãng của Đức đều chạy máy 24/24 , nên công nhân cứ luân phiên đổi ca nhau mà làm . Thời gian gặp con tâm sự cũng không nhiều .
Nói chung là nhà nát khát vì tiền , vì ở Đức chịu cày phá sức thì kiếm tiền không khó .
Chưa bao giờ ở Đức đến thời điểm này ( đông Đức ) người Việt lại chết nhiều như thế . Nhiều cụ ra đi khi chưa đầy 5x , 6x . Nguyên nhân toàn do đột quị với ung thư ...
 

Matnautq

Xe tải
Biển số
OF-301412
Ngày cấp bằng
11/12/13
Số km
491
Động cơ
304,783 Mã lực
Việc gì cũng có phần hay và phần dở!
Con bé đầu nhà em học hết lớp 3 là cho nó về nước ngay!
Học hành với nó, cả sau này học trong nước chưa bao giờ phải nhắc nó 1 câu. Khi cho nó về nước, bà giáo dậy nó (người Đức) đến tận cửa hàng bà xã khuyên cho nó ở lại học tiếp, vì nó học rất tốt!
Nhưng tre con, nhất là con gái sau tuổi 12, nếu mẹ nó vào phòng nó quá 5 phút thì chúng đứng lên, đi, lại trong phòng đến lúc mẹ nó ra khỏi phòng sẽ đóng sầm cửa lại!
Tụi trẻ con Đức coi bố mẹ chỉ như bảo mẫu, nhận tiền của Nhà nước nuôi chúng. Có nhiều đứa lớn lên tính toán tiền cầm tay (taschen Geld)+tiền ăn ước lượng hàng tháng, thấy thiếu chúng kiện ra toà và bố mẹ phải trả nốt cho chúng!
Vung tay lên đánh chúng, dù là con người Việt thì tụi Jugen Amt đến và đưa đứa bé đi ngay. Con bé nhà em, ngay ngày đầu tiên đến lớp đã nhận 1 danh sách điện thoại, khi cần kêu cứu ở đâu!
Người Việt bên ấy mưu sinh, cuộc sống cũng vất vả, cũng vì vậy mà cuộc sống gia đình cũng xáo trộn. Nhiều lúc ở khu buôn bán người Việt bị gọi: "anh ơi đến giúp em xem thằng bé nhà em nó nói gì!". Cuốn vào việc làm ăn, con cái phải gửi nhờ người trông, hay đến trường cả ngày, cả tuần. Chỉ cuối tuần mới gặp nhau. Nên tụi trẻ con, tiếng Việt nghe thì hiểu, nhưng chẳng nói được. Còn mẹ chúng thì cũng chỉ gói gọn trong cộng đồng người Việt, nên tiếng Đức không tốt. Trong gia đình, mẹ con nói chẳng hiểu nhau. Không phải ít gia đình gặp phải hoàn cảnh này!
Vâng, như cụ nói có vẻ cũng nhiều vấn đề. Cậu bé em quen thì thấy tiếng Việt nói tốt ạ, cứ về Vn là đi học thêm tiếng Việt, tiếng Anh của em ấy cũng tốt nữa. Em ấy thấy bảo là học kiểu nội trú trong trường, không học cùng các bạn Vn, hình như cuối tuần mới về nhà. Còn tham gia nhóm hát trong trường nên đc đi rất nhiều nước, thấy cậu bé rất ngoan, cư xử lễ phép và hiểu biết. Về Vn đi chợ biết mặc cả nữa. :)
 

HondaFS388

Xe tải
Biển số
OF-97653
Ngày cấp bằng
30/5/11
Số km
238
Động cơ
401,700 Mã lực
Quan tâm cái cm gì ? Dân đông Đức thì cày như máy cả ngày ngoài đường . Con chưa thôi nôi đã nhăm nhe kiếm người không giấy tờ từ Tiệp chạy qua, hay đón người ở Việt nam sang trông để đi cày . Cày để giúp gia đình ở quê hương thì một phần . Còn chín phần thì do ham tiền , bằng bạn , bằng bè . Ông nào cũng thích khoe ở VN có vài mảnh đất , có vài nhà hàng . Ăn mắm, hút giòi để tích tiền về VN mua đất .....Mùa đông thì lò sưởi không dám bật, hoặc bật số nhỏ . Nước thì kê cái xô để hứng kiểu nhỏ giọt cả ngày dùng cho rửa rau , dội toilet . Vì hứng kiểu nhỏ giọt thì đồng hồ nó không quay .
Dân hoa quả thì dậy từ 3 giờ sáng đi lấy hàng về bán . Tối 8 giờ mới về đến nhà . Cả ngày không nhìn thấy mặt con . Đứa nhỏ thì phó mặc cho người ở , đứa lớn đi học về thì kệ cmn muốn làm gì thì làm.
Dân bán quần áo và Nail thì cũng vậy , nhưng đi làm muộn hơn ( 9-10 h ) , tối mò mới về .
Dân quán thì cũng bắt đầu từ 10h , nhưng đến 11-12h đêm mới về .
Với lịch trình 6 ngày trong tuần như thế , thì chỉ có ngày chủ nhật thả dăm ba câu với tụi nhóc . Có mà quan tâm bằng niềm tin . Tụi nhỏ nó cũng là người . Ông , bà không quan tâm tôi thì cớ gì tôi phải nghe lời ông bà .
Còn dân tây Đức thì cũng tương tự như vậy với ngành quán và nail , còn với công nhân hãng thì tuần 3 ca , 4 kíp . Hầu như các hãng của Đức đều chạy máy 24/24 , nên công nhân cứ luân phiên đổi ca nhau mà làm . Thời gian gặp con tâm sự cũng không nhiều .
Nói chung là nhà nát khát vì tiền , vì ở Đức chịu cày phá sức thì kiếm tiền không khó .
Chưa bao giờ ở Đức đến thời điểm này ( đông Đức ) người Việt lại chết nhiều như thế . Nhiều cụ ra đi khi chưa đầy 5x , 6x . Nguyên nhân toàn do đột quị với ung thư ...
Cũng có nhiều bài báo Đức ca ngợi khả năng học tập của trẻ em Việt , thường được vào các trường chuyên Gymnasium . Không biết các cháu so với thế hệ bố mẹ "tay không bắt giặc " đã làm nên trò trống gì chưa nhưng nhà cháu nghe là ở các trung tâm người Việt ở vùng Đông Đức có rất nhiều người Việt tuổi vị thành niên nghiện ma túy có đúng không cụ DE-VN ?
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Cũng có nhiều bài báo Đức ca ngợi khả năng học tập của trẻ em Việt , thường được vào các trường chuyên Gymnasium . Không biết các cháu so với thế hệ bố mẹ "tay không bắt giặc " đã làm nên trò trống gì chưa nhưng nhà cháu nghe là ở các trung tâm người Việt ở vùng Đông Đức có rất nhiều người Việt tuổi vị thành niên nghiện ma túy có đúng không cụ DE-VN ?
Học hành là do tố chất . Cách nhìn nhận chuyện chơi của con trẻ của bọn Đức khác với cách nhìn nhận của các cụ văn hóa Việt . Cụ tỉ như nhiều cháu gái Việt học hành vẫn ngon , nhưng thuốc lá chích cũng ác , phì phèo trên miệng bất cứ lúc nào, hay dắt bạn trai về nhà ngủ thân mật khi chưa kết hôn . Hoặc nó mò sang nhà bạn trai nhờ gãi ngứa cả đêm cũng là chuyện thường.
Cái chuyện dạy dỗ con trẻ cũng là chuyện khó nói tài. Nhưng trẻ hư thì không thể không có lỗi của bố mẹ . Gia đình sao thì nó sẽ ngấm dần, lớn cùng tụi trẻ . Và người mẹ đặc biệt vô cùng quan trọng với tụi nhóc trong việc hình thành ý thức . Bởi thường là người mẹ luôn gần gũi với tụi trẻ hơn ngay từ khi lọt lòng đến khi nó trưởng thành từ thói quen trật tự, ngăn nắp đến thói quen ăn uống.
Trẻ con Việt ở đông Đức đúng như mình nói ở trên . Cha, mẹ mải làm ăn nên để chúng nó lớn như cây , như cỏ . Chịch choạc, hút sách...như ma cô . May còn có nhà trường và xã hội định hướng nên nó vẫn còn tí phần người . Không thì còn nát nữa . Với cả tụi trẻ ở bên đông Đức cũng có một thế hệ do bố mẹ đón sang đoàn tụ, khi đang ở cái tuổi dở ông , dở thằng. Đã nhiễm những thói quen rừng rú, giờ được đón sang , được giải phóng hoàn toàn cả tư tưởng và vật chất . Lại thêm bố mẹ thả nã ra ngoài đường nhờ xã hội quản giúp . Nên nhiều đứa trẻ trâu không nát như ngựa tuột cương mới là lạ.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,270
Động cơ
898,012 Mã lực
Cũng có nhiều bài báo Đức ca ngợi khả năng học tập của trẻ em Việt , thường được vào các trường chuyên Gymnasium...
Trẻ con người Việt bên ấy nói chung học rất tốt!
Được "thả rông" như vậy (chứ không bị túc ép như ở Việt Nam) nhưng kết quả học tập của chúng rất cao so với tụi trẻ con Đức. Có nhóm sinh viên đi lao động thêm, vào quét dọn ở 1 trường phổ thông. Sách vở tụi học sinh về vẫn để lại trên bàn. Thấy tên họ tò mò mở ra xem về nhà nhận xét rất thán phục!
Chỉ tiếc người Việt chỉ học khá lúc phổ thông, lên đại học thì sự tự giác thua xa người các nước khác. Nhất là chế độ dậy đại học của Đức lại rất đề cao ý thức cá nhân. Trừ các buổi thực tập còn sinh viên không bị kiểm tra có lên lớp nghe giảng hay không, miễn có bao nhiêu bài thi bắt buộc làm xong với kết quả quá bán là được nhận làm luận án và tốt nghiệp!
 

3convit

Xe điện
Biển số
OF-152333
Ngày cấp bằng
10/8/12
Số km
2,747
Động cơ
382,850 Mã lực
Trẻ con người Việt bên ấy nói chung học rất tốt!
Được "thả rông" như vậy (chứ không bị túc ép như ở Việt Nam) nhưng kết quả học tập của chúng rất cao so với tụi trẻ con Đức. Có nhóm sinh viên đi lao động thêm, vào quét dọn ở 1 trường phổ thông. Sách vở tụi học sinh về vẫn để lại trên bàn. Thấy tên họ tò mò mở ra xem về nhà nhận xét rất thán phục!
Chỉ tiếc người Việt chỉ học khá lúc phổ thông, lên đại học thì sự tự giác thua xa người các nước khác. Nhất là chế độ dậy đại học của Đức lại rất đề cao ý thức cá nhân. Trừ các buổi thực tập còn sinh viên không bị kiểm tra có lên lớp nghe giảng hay không, miễn có bao nhiêu bài thi bắt buộc làm xong với kết quả quá bán là được nhận làm luận án và tốt nghiệp!
Hôm qua lớp em làm bài thầy giao tại lớp. Có mặt là 61 SV, thu bài thầy đếm thì ra đến 68 bài làm. Thầy có vẻ khá buồn.
Bọn em được dạy nói dối làm dối từ khi sinh ra rồi.
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,514
Động cơ
432,079 Mã lực
Quan tâm cái cm gì ? Dân đông Đức thì cày như máy cả ngày ngoài đường . Con chưa thôi nôi đã nhăm nhe kiếm người không giấy tờ từ Tiệp chạy qua, hay đón người ở Việt nam sang trông để đi cày . Cày để giúp gia đình ở quê hương thì một phần . Còn chín phần thì do ham tiền , bằng bạn , bằng bè . Ông nào cũng thích khoe ở VN có vài mảnh đất , có vài nhà hàng . Ăn mắm, hút giòi để tích tiền về VN mua đất .....Mùa đông thì lò sưởi không dám bật, hoặc bật số nhỏ . Nước thì kê cái xô để hứng kiểu nhỏ giọt cả ngày dùng cho rửa rau , dội toilet . Vì hứng kiểu nhỏ giọt thì đồng hồ nó không quay .
Dân hoa quả thì dậy từ 3 giờ sáng đi lấy hàng về bán . Tối 8 giờ mới về đến nhà . Cả ngày không nhìn thấy mặt con . Đứa nhỏ thì phó mặc cho người ở , đứa lớn đi học về thì kệ cmn muốn làm gì thì làm.
Dân bán quần áo và Nail thì cũng vậy , nhưng đi làm muộn hơn ( 9-10 h ) , tối mò mới về .
Dân quán thì cũng bắt đầu từ 10h , nhưng đến 11-12h đêm mới về .
Với lịch trình 6 ngày trong tuần như thế , thì chỉ có ngày chủ nhật thả dăm ba câu với tụi nhóc . Có mà quan tâm bằng niềm tin . Tụi nhỏ nó cũng là người . Ông , bà không quan tâm tôi thì cớ gì tôi phải nghe lời ông bà .
Còn dân tây Đức thì cũng tương tự như vậy với ngành quán và nail , còn với công nhân hãng thì tuần 3 ca , 4 kíp . Hầu như các hãng của Đức đều chạy máy 24/24 , nên công nhân cứ luân phiên đổi ca nhau mà làm . Thời gian gặp con tâm sự cũng không nhiều .
Nói chung là nhà nát khát vì tiền , vì ở Đức chịu cày phá sức thì kiếm tiền không khó .
Chưa bao giờ ở Đức đến thời điểm này ( đông Đức ) người Việt lại chết nhiều như thế . Nhiều cụ ra đi khi chưa đầy 5x , 6x . Nguyên nhân toàn do đột quị với ung thư ...
Bên đông ở Berlin có cả khu toàn gái Việt đẻ con cho nhận tên mỗi đứa một tên bố xong ăn xã hội sống túm tụm ở thành khu gọi là làng không chồng cụ biết không . Người bên Đông lắm bà đọc cái địa chỉ chỗ mình ở tây nó quách hiểu thì dạy con cái gì , cứ sống quanh khu chợ người Việt việc gì từ cái nhỏ nhất cũng có cò kiêm phiên dịch lo. Bọn dịch vụ biết tí tiếng bên đấy kiếm tiền cực dễ luôn. Sống ở Đức thật nhưng hầu như tách khỏi xã hội Đức , hỏi tổng thống Đức là ông nào tịt luôn nhưng tin báo mạng VN chém rất cập nhật
 
Chỉnh sửa cuối:

ZARG

Xe container
Biển số
OF-123815
Ngày cấp bằng
11/12/11
Số km
5,964
Động cơ
406,214 Mã lực
Đọc thấy buồn và nát quá!

Em sẽ cố gắng không đi vào vết xe đổ của số đông người Việt ở nước ngoài!
 

dienanhnguyen

Xe đạp
Biển số
OF-375086
Ngày cấp bằng
25/7/15
Số km
17
Động cơ
247,890 Mã lực
Cháu đang học Stk bên này (dự bị đại học cho sinh viên nước ngoài) thì cháu đánh giá cao giáo dục của Đức. Học hành hoàn toàn kostenlos (free) nhưng giáo viên họ rất tâm huyết, luôn đặt sinh viên làm nền tảng trong mỗi tiết học. Điểm danh xong bao h họ cũng hỏi ngay: Haben Sie Frage ? (Chúng mày có câu hỏi j muốn hỏi ko? - đại ý là bài trước bọn mày còn thắc mắc j ko). Rồi hỏi thăm các sinh viên vắng mặt vì sao họ k đi bla bla. Ngoài ra họ rất tích cực lồng ghép việc giới thiệu, giảng giải văn hoá đức vào mỗi bài học và so sánh trực tiếp vs văn hoá các nước khác (như VN chẳng hạn)
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,514
Động cơ
432,079 Mã lực
Trẻ con người Việt bên ấy nói chung học rất tốt!
Được "thả rông" như vậy (chứ không bị túc ép như ở Việt Nam) nhưng kết quả học tập của chúng rất cao so với tụi trẻ con Đức. Có nhóm sinh viên đi lao động thêm, vào quét dọn ở 1 trường phổ thông. Sách vở tụi học sinh về vẫn để lại trên bàn. Thấy tên họ tò mò mở ra xem về nhà nhận xét rất thán phục!
Chỉ tiếc người Việt chỉ học khá lúc phổ thông, lên đại học thì sự tự giác thua xa người các nước khác. Nhất là chế độ dậy đại học của Đức lại rất đề cao ý thức cá nhân. Trừ các buổi thực tập còn sinh viên không bị kiểm tra có lên lớp nghe giảng hay không, miễn có bao nhiêu bài thi bắt buộc làm xong với kết quả quá bán là được nhận làm luận án và tốt nghiệp!
Thằng cháu em 14 tuổi vừa đi thực tập ở văn phòng kiến trúc 2 tuần về khoe bản vẽ tự thiết kế một căn nhà 2 lầu em xem hình vẽ , cắt dọc , cắt ngang , các phòng nhìn chuẩn phết . Nó khoe được các cô chú nhiệt tình dẫn đi vào tham quan dinh thự của bà chủ hiệu nước hoa Jil Sander đẹp lộng lẫy. Năm ngoái nó tự viết thư xin vào văn phòng thiết kế này thực nghiệm , rồi nó tự đi xin đi làm thêm ngày 2 tiếng chỗ cửa hàng không bao giờ xin tiền bố mẹ nữa như một thanh niên thực thụ , hôm ngày PN Việt nam nó còn biết rủ mẹ nó đi ăn sáng , vui phết.
Bọn nó cứ lớp 9 là được nghỉ học trong trường 2 tuần đi thực tế , thường thì chúng nó xin thực tập làm quen với môi trường mà sau này nó muốn hướng tới, có đứa cũng được chỗ ấy gạ gẫm đào tạo mà cũng có đứa đưa bảng điểm ra họ tiễn luôn.
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,064
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Đọc thấy buồn và nát quá!

Em sẽ cố gắng không đi vào vết xe đổ của số đông người Việt ở nước ngoài!
Thế là tốt rồi. Nhưng đôi khi lại trở thành không bình thường trong mắt người Việt .
Như tớ đây đi làm hãng đóng các khoản hết 1/3 tháng lương . Ra ngoài đường gặp người Việt toàn hỏi sao dại thế ( sau lưng chắc chửi ngu ) , không khai ít đi làm chui kiếm tiền.
Đồng bào mình quen việc ăn xổi ở thì rồi . Đầu lúc nào cũng nghĩ tiền tiền.... Mười ông làm thuê cho Việt thì cả 10 ông ậm oẹ mãn đời tiếng Đức vì quanh đi quẩn lại chỉ dùng tiếng Việt với nhau .
Sống đâu , phải âu đấy . Làm với bọn Đức ngoài việc kiếm tiền ra, còn học cách hòa nhập với chúng nó . Trau dồi tiếng Đức để ít nhất hơn vợ một cái đầu làm trụ cột gia đình khi ra công sở và hơn nữa là để con cái nó đỡ bịp .
Thực ra làm thuê cho người Việt chỉ hơn đuợc vài trăm . Nhưng nó không đóng cho lương hưu , cũng như bảo hiểm thất nghiệp , số ngày phép thì chỉ bằng 1/3 ( khoảng chục ngày ) , ốm dài dài tí là nó thuê người khác thế chân luôn, lại thành đứng đường. Ngày lễ tiền công vẫn vậy ( không phụ trội ) .
Làm cho Đức thì bất biết công ty nhỏ hay lớn . Cứ sau hai năm là hợp đồng tự động trở thành vô thời hạn . Lúc này nó muốn sa thải thì phải đền, càng làm lâu năm càng phải đền nhiều . Còn không thì cứ túc tắc làm đến lúc sức tàn , lực kiệt .
 

PLC

Xe tải
Biển số
OF-339767
Ngày cấp bằng
23/10/14
Số km
267
Động cơ
277,838 Mã lực
Học ở Đức có rất nhiều SV VN mãi ko ra trường, có lẽ ko phải vì quá khó (tất nhiên cũng có ngành khó thật), nhưng cơ bản tiếng Đức ko tốt. Học ở VN có B1, B2 nhưng sang đó thi đầu vào STK (dự bị) vẫn có thể trượt như thường. Khi đã là SV thì được miễn phí nhiều thứ (ví dụ đi tàu trong bang miễn phí, tất nhiên tàu thường chứ ko phải IC hay ICE).
Tuy nhiên nhiều thành phố số SV ta lẫn tây sang đông nên việc thuê KTX hoặc nhà ở ngoài khá khó khăn. Nhiều chủ nhà ko muốn cho SV thuê (chỉ cho người đi làm ) hoặc thuê được nhà đẹp thì giá khá cao
Chuyện SV lâu không ra trường không chỉ ở mỗi SV VN mà ở tất cả SV. Em nghĩ lý do không phải được miễn phí nhiều thứ vì nếu tốt nghiệp sẽ xin được việc làm, tiền lương cũng được 3000-5000 Eu/tháng đủ sức bắt đầu trả góp mua ô tô mua nhà, họ cũng chả quan tâm tới mấy cái miễn phí linh tinh kia.

Một lý do chính em thấy là thi học kì đại học của Đức khá khoai, đề thi không lắt léo, trực tiếp nhưng rất dài, thi 2-3 tiếng có thể gồm chục câu hỏi lớn, mỗi câu lại gồm vài câu hỏi nhỏ, bao gồm toàn bộ kiến thức đã được học. SV không thể học tủ mà bắt buộc phải nắm chắc tổng thể môn đó mới qua được.

Luật thi của Đức rất nghiêm khắc, mỗi môn chỉ được thi tối đa 2 hoặc 3 lần (tùy theo luật từng bang), nếu trượt quá số lần này sẽ bị buộc thôi học và đồng thời cấm học nghành đó trên toàn nước Đức. Vi dụ, nếu cụ đang học nghành điện tử, năm thứ 5, mà thi một môn đến lần thứ 2 hoặc 3 vẫn trượt, bạn sẽ bị buộc thôi học và cấm học nghành điện tử ở Đức, cụ chỉ có thể chuyển sang học nghành khác như điện, tin học... và làm lại từ đầu. Vì thế, SV không nắm chắc kiến thức đều không dám đăng ký thi. Đặc biệt những người còn lần thi cuối cùng thì coi như sinh tử.

Đại học của Đức được thiết kế là 5 năm tuy nhiên thời gian trung bình để tốt nghiệp theo thống kê là khoảng 7 năm. Em ở Đức gặp những rất nhiều bạn 26, 27, 28... tuổi vẫn đang học đại học.
 

'_'

Xe đạp
Biển số
OF-374803
Ngày cấp bằng
23/7/15
Số km
47
Động cơ
248,370 Mã lực
Cháu gọi em bằng chú ruột ạ! Chuyện này ở Berlin năm 2000, 2001 chắc nhiều người Việt mình biết (mẹ nó sinh bị sự cố, , cứu được nhưng giờ gần như sống thực vật, bé (gái) thì tình trạng bây giờ cũng không ổn lắm cụ (mợ) ạ! Em đính chính lại là năm nay 15 tuổi...
Hà hà, em tưởng gặp người quen. Bác người quen nhà em thuộc loại văn sỹ thơ thẩn, có cô con gái cũng có vấn đề. Cám ơn bác.
 

HenryVN

Xe tải
Biển số
OF-318065
Ngày cấp bằng
2/5/14
Số km
279
Động cơ
295,390 Mã lực
Làm em chảy nước miếng =P~. Mợ quên nước sốt đặc chưng dùng kèm Brockwurst :)


:)), đúng rồi, cụ nhắc chuẩn đấy ạ. Có phải mù tạt không cụ nhỉ? Mà cụ cũng từng sang Đức ạ? Cụ sang năm nào thế ạ?
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
Quan tâm cái cm gì ? Dân đông Đức thì cày như máy cả ngày ngoài đường . Con chưa thôi nôi đã nhăm nhe kiếm người không giấy tờ từ Tiệp chạy qua, hay đón người ở Việt nam sang trông để đi cày . Cày để giúp gia đình ở quê hương thì một phần . Còn chín phần thì do ham tiền , bằng bạn , bằng bè . Ông nào cũng thích khoe ở VN có vài mảnh đất , có vài nhà hàng . Ăn mắm, hút giòi để tích tiền về VN mua đất .....Mùa đông thì lò sưởi không dám bật, hoặc bật số nhỏ . Nước thì kê cái xô để hứng kiểu nhỏ giọt cả ngày dùng cho rửa rau , dội toilet . Vì hứng kiểu nhỏ giọt thì đồng hồ nó không quay .
Dân hoa quả thì dậy từ 3 giờ sáng đi lấy hàng về bán . Tối 8 giờ mới về đến nhà . Cả ngày không nhìn thấy mặt con . Đứa nhỏ thì phó mặc cho người ở , đứa lớn đi học về thì kệ cmn muốn làm gì thì làm.
Dân bán quần áo và Nail thì cũng vậy , nhưng đi làm muộn hơn ( 9-10 h ) , tối mò mới về .
Dân quán thì cũng bắt đầu từ 10h , nhưng đến 11-12h đêm mới về .
Với lịch trình 6 ngày trong tuần như thế , thì chỉ có ngày chủ nhật thả dăm ba câu với tụi nhóc . Có mà quan tâm bằng niềm tin . Tụi nhỏ nó cũng là người . Ông , bà không quan tâm tôi thì cớ gì tôi phải nghe lời ông bà .
Còn dân tây Đức thì cũng tương tự như vậy với ngành quán và nail , còn với công nhân hãng thì tuần 3 ca , 4 kíp . Hầu như các hãng của Đức đều chạy máy 24/24 , nên công nhân cứ luân phiên đổi ca nhau mà làm . Thời gian gặp con tâm sự cũng không nhiều .
Nói chung là nhà nát khát vì tiền , vì ở Đức chịu cày phá sức thì kiếm tiền không khó .
Chưa bao giờ ở Đức đến thời điểm này ( đông Đức ) người Việt lại chết nhiều như thế . Nhiều cụ ra đi khi chưa đầy 5x , 6x . Nguyên nhân toàn do đột quị với ung thư ...
Xem ra thì em chọc đúng chỗ ngứa của cụ rồi nhỉ. Nghe chừng cụ cũng bức xúc quá. Chính em cũng đã đi làm nhiều rồi, cũng chịu nhiều rồi nên rất hiểu.

Phần lớn ngừoi Việt ở bên này nói thật là không có trình độ. Sang bên này ngoài việc cắm đầu làm việc thì chả biết gì cả. Bởi vậy có rất nhiều ngừoi so với dân Đức thì có nhiều tiền hơn nhiều nhưng do làm ăn không minh bạch nên vẫn cứ phải sống một cuộc sống không xứng đáng với đồng tiền kiếm đựoc. Khả năng hòa nhập thì do rào cản ngôn ngữ nên rất kém. Trong cộng đồng dân nhập cư thì có lẽ ngừoi Việt là kém nhất. Ngừoi Việt ở đây chỉ chủ yếu là tự buốn bán, nếu có làm hãng xửong thì cũng chỉ nhưng công việc cơ bản.

Nhà nào có điều kiện hơn, có quan tâm đến con hơn thì bố mẹ cũng chỉ dừng ở mức hỗ trợ về mặt vật chất, hơn nữa thì cũng chỉ là đôn đốc con cái học hành. Còn sự tưong tác với nhà trừong thì gần như bằng không. Hơn nữa cũng như phần lớn suy nghĩ của ngừoi VIệt. Con cái học giỏi thì cho bản thân thì ít mà để bô mẹ nở mặt nở mày thì nhiều. Bởi vậy cũng có thể giải thích tại sao học sinh VN ở trừong cấp 3 học thì giỏi nhưng về sau thì lại kém, cũng như sau đó cầm đựoc cái bằng đại học thì tưong lai sự nghiệp cũng ít thành đạt. Vì đó không phải là sự tự giác mà tất cả là chỉ là sự đối phó nhất thời.

Còn cộng đồng ngừoi Việt thì cũng chán lắm. Mặc dù không hòa nhập đựoc với xã hội Đức nhưng ngừoi Việt ở đây sống với nhau cũng chả tử tế gì. Tưong trợ nhau thì ít mà chơi đểu nhau thì nhiều. Ai hơn mình thì thay vì học hỏi chia sẻ thì chỉ ganh ghét nhau. Hội đoàn ngừoi đồng hưong mọc ra như nấm nhưng chia sẻ, giúp đỡ trong công việc làm ăn thì gần như không có. Chẳng qua là chỉ để tụ tập phô trưong với nhau là chính. Không thì cũng chỉ toàn những bố bất tài, đến để tham gia chém gió cho vui là chính.

Vâng, cái XH bên này nó là thế đấy ạ.
 
Biển số
OF-387026
Ngày cấp bằng
14/10/15
Số km
158
Động cơ
241,170 Mã lực
Tuổi
54
Xem ra thì em chọc đúng chỗ ngứa của cụ rồi nhỉ. Nghe chừng cụ cũng bức xúc quá. Chính em cũng đã đi làm nhiều rồi, cũng chịu nhiều rồi nên rất hiểu.

Phần lớn ngừoi Việt ở bên này nói thật là không có trình độ. Sang bên này ngoài việc cắm đầu làm việc thì chả biết gì cả. Bởi vậy có rất nhiều ngừoi so với dân Đức thì có nhiều tiền hơn nhiều nhưng do làm ăn không minh bạch nên vẫn cứ phải sống một cuộc sống không xứng đáng với đồng tiền kiếm đựoc. Khả năng hòa nhập thì do rào cản ngôn ngữ nên rất kém. Trong cộng đồng dân nhập cư thì có lẽ ngừoi Việt là kém nhất. Ngừoi Việt ở đây chỉ chủ yếu là tự buốn bán, nếu có làm hãng xửong thì cũng chỉ nhưng công việc cơ bản.

Nhà nào có điều kiện hơn, có quan tâm đến con hơn thì bố mẹ cũng chỉ dừng ở mức hỗ trợ về mặt vật chất, hơn nữa thì cũng chỉ là đôn đốc con cái học hành. Còn sự tưong tác với nhà trừong thì gần như bằng không. Hơn nữa cũng như phần lớn suy nghĩ của ngừoi VIệt. Con cái học giỏi thì cho bản thân thì ít mà để bô mẹ nở mặt nở mày thì nhiều. Bởi vậy cũng có thể giải thích tại sao học sinh VN ở trừong cấp 3 học thì giỏi nhưng về sau thì lại kém, cũng như sau đó cầm đựoc cái bằng đại học thì tưong lai sự nghiệp cũng ít thành đạt. Vì đó không phải là sự tự giác mà tất cả là chỉ là sự đối phó nhất thời.

Còn cộng đồng ngừoi Việt thì cũng chán lắm. Mặc dù không hòa nhập đựoc với xã hội Đức nhưng ngừoi Việt ở đây sống với nhau cũng chả tử tế gì. Tưong trợ nhau thì ít mà chơi đểu nhau thì nhiều. Ai hơn mình thì thay vì học hỏi chia sẻ thì chỉ ganh ghét nhau. Hội đoàn ngừoi đồng hưong mọc ra như nấm nhưng chia sẻ, giúp đỡ trong công việc làm ăn thì gần như không có. Chẳng qua là chỉ để tụ tập phô trưong với nhau là chính. Không thì cũng chỉ toàn những bố bất tài, đến để tham gia chém gió cho vui là chính.

Vâng, cái XH bên này nó là thế đấy ạ.
Khả năng hòa nhập tệ quá cụ nhỉ.
 

ib-anhvu

Xe tải
Biển số
OF-205232
Ngày cấp bằng
7/8/13
Số km
445
Động cơ
323,931 Mã lực
Học hành là do tố chất . Cách nhìn nhận chuyện chơi của con trẻ của bọn Đức khác với cách nhìn nhận của các cụ văn hóa Việt . Cụ tỉ như nhiều cháu gái Việt học hành vẫn ngon , nhưng thuốc lá chích cũng ác , phì phèo trên miệng bất cứ lúc nào, hay dắt bạn trai về nhà ngủ thân mật khi chưa kết hôn . Hoặc nó mò sang nhà bạn trai nhờ gãi ngứa cả đêm cũng là chuyện thường.
Cái chuyện dạy dỗ con trẻ cũng là chuyện khó nói tài. Nhưng trẻ hư thì không thể không có lỗi của bố mẹ . Gia đình sao thì nó sẽ ngấm dần, lớn cùng tụi trẻ . Và người mẹ đặc biệt vô cùng quan trọng với tụi nhóc trong việc hình thành ý thức . Bởi thường là người mẹ luôn gần gũi với tụi trẻ hơn ngay từ khi lọt lòng đến khi nó trưởng thành từ thói quen trật tự, ngăn nắp đến thói quen ăn uống.
em chả biết các cụ thế nào chứ các ông bà cho con sang học bên này thì đúng là đã có sự cố gắng để con cái đựoc tiếp cận với môi trừong tốt. Nhưng không có nghĩa là chỉ cần vô trừong của Đức thì con mình cũng tự động thành ngừoi Đức, cũng như con mình tự động nên ngừoi đựoc.

Ngoài việc học ở trừong mà không có sự kèm cặp và chỉ dẫn của bố mẹ thì hên thì nó không hư thôi. Còn đúng như cụ nói con cái thì bao giờ nó cũng nhìn theo bố mẹ chứ nó chả học ở đâu cả. Một cái gia đình dột từ nóc, chẳng có một chỗ đứng trong XH thì cũng đừng mong sau này con mình nó thành cái gì cả. Kể cả là ở Đức cũng vậy thôi.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top