- Biển số
- OF-33715
- Ngày cấp bằng
- 22/4/09
- Số km
- 32,650
- Động cơ
- 906,487 Mã lực
Nền giáo dụ của đức rất tốt, nhưng chắc chưa phải là tốt nhất thế giới!Đức có nền giáo dục tốt nhất thế giới rồi, kiếm tiền cho F1 sang Đức du học thôi các bác
Nền giáo dụ của đức rất tốt, nhưng chắc chưa phải là tốt nhất thế giới!Đức có nền giáo dục tốt nhất thế giới rồi, kiếm tiền cho F1 sang Đức du học thôi các bác
Tốt thế đếch nào bằng thiên đường được cụ nhỉNền giáo dụ của đức rất tốt, nhưng chắc chưa phải là tốt nhất thế giới!
Bockwurst bác ạ.Vâng, dân Đức đúng là siêu tiết kiệm; mà còn nguyên tắc nữa cụ nhỉ?
Mà không biết dân Hàn hay dân Đức ai tiết kiệm hơn ai cụ nhỉ? Sói nhà em đi làm 1 năm ở HQ, kể là đi ăn trưa với anh bạn đồng nghiệp người Hàn, còn 1 ít cơm cháy dính dưới đáy thố nồi; anh bạn ấy đổ nước cho mềm ra rồi ăn nốt..
Món cơm cháy em cũng thích; nhưng em chưa bao giờ xơi kiểu thế ạ ..Chẹp, mà cụ nhắc đến Brockwurt em lại thèm..
Dịch cho các cụ ko hiểu tiếng: Broiler là Gà quay nguyên con.Bia Đức ấn tượng với nhà cháu 1 điều,từ nó mà mình trở thành "tín đồ" của cái thứ nước vàng vàng sủi bọt lên men này.
Có những buổi lang thang quảng trường mệt rũ người vì mỏi,những lúc đấy,mắt cứ phải ngó nghiêng xem quán bia ở đâu. 1 chiếc Brockwurt nóng hổi bốc hơi nghi ngút cùng 1 vại bia tươi to 1 lit là tương đối đủ cho bữa trưa. Broiler quay cũng là 1 món khoái khẩu của nhà cháu khi đấy.
Dạ vâng cụ..Bockwurst bác ạ.
Còn ăn cơm kiểu Hàn quốc như trên, tụi Đức làm bình thường, dù có com lê cà vạt hay không. Hoặc, nó xin 1 hộp giấy, bỏ đồ ăn thừa và, đem về (dù chỉ để cho con cún ở nhà)
Bảo tiết kiệm thì đã đành, nhưng tụi Đức bẩu, đấy là sự tôn trọng với món đồ mình mua và tôn trọng người sản xuất ra nó.
Kiến trúc hai miền Đông và Tây Đức tại một số thành phố lớn còn khác nhau. Đông Đức sau 1945 ảnh hưởng kiến trúc Liên Xô, nhất là các tòa nhà chung cư. Đi công tác ở Dresden, nằm ở mấy cái nhà KS Ibis trong trung tâm, sáng dậy mở cửa sổ nhìn ra mà cứ ngỡ như mình hồi còn ở Liên Xô!Dạ vâng cụ..
Tiện em đang nhìn cái còm của cụ về món Broiler ở dưới; em chém thêm 1 chút ạ. Thực ra hồi năm 80 ở Vn mới sang, em thấy cái gì cũng lạ cụ nhỉ? Em nhớ mãi em cứ thèm cả que kem ý..
Mà hồi bức tường Berlin còn chưa sụp đổ, Đức còn chia 2 miền; em nhớ là Tây Đức cái gì cũng hiện đại, ngon và giàu hơn Đông Đức..Em còn nhớ cả việc mình được cho 1 cái balô hình con gấu của người quen bên Tây Đức gửi; đeo vào là em thấy em oai và vênh lắm rồi .
Hồi mới sang thì mình đói mà bác.Dạ vâng cụ..
Tiện em đang nhìn cái còm của cụ về món Broiler ở dưới; em chém thêm 1 chút ạ. Thực ra hồi năm 80 ở Vn mới sang, em thấy cái gì cũng lạ cụ nhỉ? Em nhớ mãi em cứ thèm cả que kem ý..
Mà hồi bức tường Berlin còn chưa sụp đổ, Đức còn chia 2 miền; em nhớ là Tây Đức cái gì cũng hiện đại, ngon và giàu hơn Đông Đức..Em còn nhớ cả việc mình được cho 1 cái balô hình con gấu của người quen bên Tây Đức gửi; đeo vào là em thấy em oai và vênh lắm rồi .
Cháu gọi em bằng chú ruột ạ! Chuyện này ở Berlin năm 2000, 2001 chắc nhiều người Việt mình biết (mẹ nó sinh bị sự cố, , cứu được nhưng giờ gần như sống thực vật, bé (gái) thì tình trạng bây giờ cũng không ổn lắm cụ (mợ) ạ! Em đính chính lại là năm nay 15 tuổi...Bé đó có phải con gái cụ không? Cụ có phải làm phiên dịch hồi những năm 90 ko?
Mợ bây giờ định cư hẳn ở Melbourne rồi ạ?Vâng, em sang từ những năm 80; hồi đấy em đi theo bố mẹ ạ .. Bố em thì ở cả hơn chục năm bên đấy; mãi đển giữa những năm 90 ông mới về Vn. Giờ bố em xem TV và nói tiếng Đức vẫn chuẩn lắm; em thì chỉ tự tin nói và nhớ được mỗi câu ''Guten Tag'!'' ..
Em công nhận là TP Dresden đẹp; Melbourne chỉ được cái gió to và nhiệt độ thay đổi thất thường thôi ạ .Mà cụ nào trên này ở Dresden thế hả cụ?
Đây là cách làm giàu truyền thống của số đông người Việt ở Đức . Khai thu nhập chỉ đủ ăn , để khỏi phải đóng thuế . Nhưng tiền thì phải chôn, hoặc cổn về VN . Tài khoản luôn luôn rỗng . Nhưng xe đẹp thì vẫn chạy được do nhờ người khác đứng tên.Ở bên đấy, bạn vẫn áp dụng cách " làm việc " với sở thuế để khai thu nhập ít đi. Chính thế mà " tôi không được phép mua nhà ở Đức , nó sờ đến ngay ".
Bạn cũng tâm sự : 2 ngày cuối tuần, đường sá chỗ bạn vắng tanh, chỉ các khu thương mại là có người và cũng chỉ ở những chỗ ấy mới có người làm việc.
Cụ nhắc , em lại nhớ cồn cào cái " thung lũng tình yêu " một thời của các cụ dân lao động .Em sống ở vùng đó từ cuối 2001 đến đầu 2008 . Con đường chạy từ Chemnitz tới Marienberg sát biên giới Tiệp em nhớ từng ổ gà ( Schlagloch ) . Đây cũng là quê hương của chiếc xe MZ ( Moto Schozpau ) huyền thoại một thời .Tôi sang đó 1987, ở Zwickau, rồi Chemnitz.
Nó tiết kiệm thế thôi . Nhưng khi từ thiện thì lại rất hào phóng . Mỗi sâu truyền hình quyên tiền từ thiện đều thu về vài triệu € quyên góp.Vâng, dân Đức đúng là siêu tiết kiệm; mà còn nguyên tắc nữa cụ nhỉ?
Hồi tường chưa sụp dân đông Đức còn phải xếp hàng mua từng quả chuối phân phối . Còn dân tây Đức thì ăn thoải .Mà hồi bức tường Berlin còn chưa sụp đổ, Đức còn chia 2 miền; em nhớ là Tây Đức cái gì cũng hiện đại, ngon và giàu hơn Đông Đức..
Ở cái làng tôi ở thì như sau:Các hiệu thuốc cũng đóng cửa . Tuy nhiên cái sự ốm đau là phải sục thuốc ngay . Nên mỗi hiệu thuốc phải đăng ký trong năm ( hay quý ) , một ngày mở cả đêm và mở một ngày lễ hoặc chủ nhật . Tức là cả thành phố chỉ có một hiệu thuốc mở một ngày chủ nhật hoặc ban đêm đê phục vụ người bệnnh . Trong bệnh viện không bán thuốc .
Việc gì cũng có phần hay và phần dở!Năm ngoái em có quen 1 bé, bố mẹ người Việt ,em đó sinh ra và lớn lên ở Đức, khoảng 3-4 năm về thăm ông bà 1 lần mà nói tiếng Việt khá tốt. Tiếp xúc và nói chuyện mấy tháng mà em thấy trẻ em được học tập, giáo dục bên đó quả là tuyệt vời.
Giờ đọc thớt này em càng có quyết tâm cố gắng sau này cho F1 qua Đức học.
Xxx ở đâu cũng soi như quạ ấy , một đoàn xe đi qua vẫy đúng ông quá tải chỉ 200kg phạt 30 euro , thế mới tài. Xxx có cái cân cầm tay được chỉ cần trèo lốp lên là đo được. Bây giờ dần bỏ thẻ giấy rồi cụ , mà trên xe gắn cái digital fahrschreiben như hộp blackbox. Cảnh sát kiểm tra họ lấy cái chip của lái xe là xem được hết các dữ liệu trong vòng 24 giờ có chạy quá tốc độ không , ăn nghỉ đúng không , trọng tải xe và ngay cả khi tai nạn cũng lấy dữ liệu ở đó ví dụ lx đạp phanh như thế nào , đánh lái , độ văng của rơ moóc .... vv lx quá cảnh gây tai nạn chủ yếu do mệt mỏi ngủ gật nên quy định lx tải một tiếng phải có thời gian nghỉ 15 phút , không được chạy quá 4,5 tiếng một lèo, một ngày không quá 10 tiếng làm việc. Xxx chỉ cần lấy cái chip ra cho vào máy đọc cứ thế mà phạt nếu sai phạm . Ngoài ra xe công ty cũng gắn GPS xe đang ở đâu , hành trình ntn biết hết.1. Thu phí: Có 2 loại bác ạ.
Xe trong nước, đăng ký sẵn, qua cổng chỉ việc trừ.
Xe ngoài EU, phải mua thẻ từ biên giới. Tự giác mà mua thôi, nhưng giờ hồn chú nào không mua, police nó vồ được thì nhè đủ tiền + phạt, nó mới cho đi.
Nên các chú ko dám bùng.
2. 2 tài xế:
Mỗi tài xế có thẻ riêng mà bác (bển nó gọi là Fahrtenschreiber thì phải).
Nếu bị police nó vẫy, việc đầu tiên nó đòi xem thẻ ấy.
Nếu các chú ko tuân thủ thời gian Đi + Nghỉ + Ngủ, nó phạt ù tai ngay.
Thi thoảng vẫn có vụ, mượn thẻ của nhau để lái, nhưng cực hạn chế.
Vang, cụ nói đúng đấy ạ.Việc gì cũng có phần hay và phần dở!
Con bé đầu nhà em học hết lớp 3 là cho nó về nước ngay!
Học hành với nó, cả sau này học trong nước chưa bao giờ phải nhắc nó 1 câu. Khi cho nó về nước, bà giáo dậy nó (người Đức) đến tận cửa hàng bà xã khuyên cho nó ở lại học tiếp, vì nó học rất tốt!
Nhưng tre con, nhất là con gái sau tuổi 12, nếu mẹ nó vào phòng nó quá 5 phút thì chúng đứng lên, đi, lại trong phòng đến lúc mẹ nó ra khỏi phòng sẽ đóng sầm cửa lại!
Tụi trẻ con Đức coi bố mẹ chỉ như bảo mẫu, nhận tiền của Nhà nước nuôi chúng. Có nhiều đứa lớn lên tính toán tiền cầm tay (taschen Geld)+tiền ăn ước lượng hàng tháng, thấy thiếu chúng kiện ra toà và bố mẹ phải trả nốt cho chúng!
Vung tay lên đánh chúng, dù là con người Việt thì tụi Jugen Amt đến và đưa đứa bé đi ngay. Con bé nhà em, ngay ngày đầu tiên đến lớp đã nhận 1 danh sách điện thoại, khi cần kêu cứu ở đâu!
Người Việt bên ấy mưu sinh, cuộc sống cũng vất vả, cũng vì vậy mà cuộc sống gia đình cũng xáo trộn. Nhiều lúc ở khu buôn bán người Việt bị gọi: "anh ơi đến giúp em xem thằng bé nhà em nó nói gì!". Cuốn vào việc làm ăn, con cái phải gửi nhờ người trông, hay đến trường cả ngày, cả tuần. Chỉ cuối tuần mới gặp nhau. Nên tụi trẻ con, tiếng Việt nghe thì hiểu, nhưng chẳng nói được. Còn mẹ chúng thì cũng chỉ gói gọn trong cộng đồng người Việt, nên tiếng Đức không tốt. Trong gia đình, mẹ con nói chẳng hiểu nhau. Không phải ít gia đình gặp phải hoàn cảnh này!
Bác này chắc vẫn đang ở bển.Vang, cụ nói đúng đấy ạ.
Các bạn Đức nhợn có câu "Was ich nicht weiss, macht mich nicht heiß". Dịch nôm na ra là "không biết thì không có tội". Nên thật ra là do các cụ chưa đi sâu vào đời sống các bạn nên các cụ nghĩ là cái gì cũng tốt cũng đẹp cả. Chứ càng ở lâu, càng biết nhiều thì mới thấy nó cũng thối lắm. Nó chỉ không thối như mình mà theo một kiểu khác thôi.
Do phần lớn người Việt bên này tiếng Đức rất kém. Hầu như không thể giao tiếp nên mọi thứ gần như phó mặc. Kể cả chuyện dạy dỗ, học hành của con cái. Bởi vì có muốn quan tâm cũng chả được. Có hiểu gì đâu mà nói. Vi thế mà nhà nào khá thì con còn nói được tiếng Việt không thì cũng dở dở ương ương, Tây chả ra tây mà ta chả ra ta.
Bác nói đúng vụ qhe giữa con cái và bme già. Trước em sang Berlin 6 tháng, làm văn phòng có em bé rất dễ thương, đợt noel em hỏi nó về nhà ko, nó bảo năm ngoái tao và bạn trai về nhà t rồi, năm nay về nhà bạn trai tao. Đấy, cả 2 năm mới gặp bme 1 lần.Bác này chắc vẫn đang ở bển.
Đúng là ở bển đủ lâu thì cũng thấy bọn tây nhiều cái cũng thối như Scheisse (S.hit ạ).
Những cái tốt đẹp + vĩ đại (nhiều lắm) thì phải thừa nhận rồi.
Ví dụ cách cư xử của chúng nó với bố mẹ già thì thực sự như s.hit.
Các ông bà già thường cô độc, ko có ai chăm sóc về tinh thần, vào trại Dưỡng lão (Altersheim) cũng buồn chán.
Con cái thì chả thấy đâu, dù là gọi điện.
Đứa nào thăm bố mẹ được 2 lần / năm thì đã được tôn sùng như thánh rồi.