Em ngồi hóng
Giống em. Tò mò, trải nghiệm, tin vào tâm linh nhưng lại nghi ngờ người kết nối, mở rộng tìm hiểu.....rồi ko thích tìm hiểu nữa, đôi khi né tránh. Cố sống tốt cõi phàm trần vậyEm tự nhận mình không thuộc nhóm nào trong các nhóm cụ liệt kê.
Có lẽ em là 2C, đã trải nghiệm, tin...và không thích tìm hiểu nhiều, thậm chí né tránh!
Mợ trách oan mợ Mây roài.Thớt đang hay, tự dưng cụ/mợ Mây gió nào đó vào cmt 1 loạt chả liên quan (nếu ko muốn nói là ném đá làm loãng thớt). Mong cụ/mợ Mây gió đọc kỹ tiêu đề thớt trước rồi nàm j thì hãy nàm với ạ. Cảm ơn cụ.
Vâng, chắc là vậy ạ.Ác cái là tâm linh theo quan điểm Phật Giáo lại rất khớp vs lô gíc cụ ạ
Cách hành văn đầy Ái Ngữ kiểu này cũng là thành quả trong quá trình tìm hiểu của cụ ah?Em xin sám
Mời Cụ dẫn dắt tiếp chuyện trải nghiệm. Em xin sám hối nếu có gì không phải. Mong Cụ hỷ xả.
Câu hỏi hay. Hóng câu trả lời.Lão huynh hiểu biết uyên thâm thì cho em hỏi tí xíu. Như trên cmt em thắc mắc ấy, ngày xưa khi các giáo sỹ Pháp hay Châu Âu đi khai phá các vùng đất mới, họ thường nghiên cứu rất kỹ về vùng đất mà họ định sẽ khai sáng. Họ cũng ghi chép rất tỷ mỷ về tất cả những điều mà họ gặp, từ con người cho đến con vật, đặc biệt là văn hóa, tập tục sinh sống cũng như mọi vấn đề liên quan đến con người địa phương. Không biết cụ đã từng trải nghiệm thì đã có bao giờ cụ đã từng thấy tài liệu nào của cái tụi giãy chết ấy ghi chép lại về vấn đề tâm linh, bùa chú, ngải nghẹo gì gì ở xứ mềnh ko ợ?
Hay cụ mợ nào từng ngó qua thì chia sẻ cho em mở mang cái.
Em giờ bắt đầu biên nốt đây. Cảm ơn mợ đã tặng thuốc nhuận tràngE kết cái cmt này của cụ quá cơ cụ nào ship cho cụ vivu thuốc nhuận tràng với, khổ, cụ ấy apple từ hôm kia dồi
Còn cụ BC bảo hôm nay rảnh rỗi ko thuốc ko men mà cứ sa đà oánh võng tin với ko tin mãi, cụ phọt chuyện vặt cho đội hóng 140 cụ mợ đây đỡ vật nào
Thớt đang hay, tự dưng cụ/mợ Mây gió nào đó vào cmt 1 loạt chả liên quan (nếu ko muốn nói là ném đá làm loãng thớt). Mong cụ/mợ Mây gió đọc kỹ tiêu đề thớt trước rồi nàm j thì hãy nàm với ạ. Cảm ơn cụ.
Không biết cụ ạ, những dấu hiệu về bóng ma đó tồn tại một thời gian khá dài trên căn gác nhà em, nhưng không hề có một lần nào giao tiếp với người trong nhà.Thế rốt cuộc cụ scorpion_ica vẫn ko biết cái bóng ma ngủ cùng cụ và bố cụ là ai ạ?
Hic, kiểu nhốt ở nhà ntn cũng bí. Em có lần nhớ đời, dậy thì mẹ khóa trái cửa mà lại buồn... nặngTừ sau vụ "gặp nạn" ở BV, bố mẹ em tránh không cho em theo mẹ đi làm nữa. Bố em vẫn làm ở HN, mẹ đi làm gần nhà, thế là suốt ngày chỉ có cậu em ra bế, sau lớn thì cậu phải đi làm rồi, chỉ còn 2 anh em em tha thẩn chơi với lũ trẻ con quanh xóm.
Độ khoảng 2 năm như thế, rồi đến năm em 4 tuổi thì anh trai đi học lớp 1. Mẹ em bấm bụng cho con đi cùng ra chỗ làm, chơi tha thẩn với bọn trẻ con là con của cán bộ viện. Được ít lâu thì nghịch ngoài đó không tiện, quanh đó nhiều ao hồ nên mẹ em lại gửi em cho ông bà ngoại.
Bà ngoại em đi buôn bán suốt ngày, có mỗi ông ngoại ở nhà. Đứa em lớn nhất sinh năm 82 nên em chả có ai chơi cùng, toàn bỏ trốn khỏi nhà ông về khu nhà mình chơi làm nhiều phen ông ngoại em đi tìm cả chiều.
Chẳng có cách nào khác, mẹ em đành để em ở nhà một mình và khóa cửa phía ngoài. Năm 1983, có lẽ em là một trong số vô cùng hiếm hoi trẻ con nông thôn bị khóa trái cửa bên ngoài.
Ở nhà 1 mình nên em buồn lắm, mọi giao tiếp với đám trẻ quanh xóm rất ít xảy ra. Khi chúng tìm được thứ gì đó để ăn thì chúng đem đến, đưa cho em qua cửa. Một bọn ở ngoài và em ở trong, đứng nói chuyện và ăn những thứ vớ vẩn đó một lát rồi chúng lại kéo nhau đi. Nó chạy ra khỏi sân là em cứ gí sát mặt vào song cửa sổ nhìn theo, thèm lắm, và rất buồn.
Em có một nhiệm vụ là bán thuốc, những gói thuốc bố em tự bào chế để chữa bệnh ngoài da cho dân trong vùng. Bố em giỏi nghề nên mọi người đến mua thuốc rất đông, em được giao nhiệm vụ bán hàng qua song cửa. Mẹ em dạy em cách nhận biết lượng tiền qua màu sắc vì em chưa biết số, từ đó quy đổi ra thuốc. Trước khi đi mẹ em kiểm số thuốc, rồi khi về kiểm số lượng so với tiền và chẳng bao giờ em bán nhầm!
Em cứ tha thẩn trong nhà như thế, đợi người đến mua thuốc và chơi các trò chơi một mình. Chán hết các trò thì em quay qua chơi...nhảy dây, và chính vì trò nhảy dây này mà em tự học được bảng cửu chương.
Cứ mỗi lần nhảy thì em lại nhẩm, lại đếm...mà cũng chẳng biết nhẩm đếm thế quái nào mà dù chưa biết mặt số nhưng em vẫn cộng được vào thành bảng cửu chương. Bao nhiêu lần em đã cố để nhớ lại xem mình đã nhẩm gì, đọc thế nào nhưng rốt cục là chịu. Càng lớn lên thì cái tư duy nó càng làm em không thể tưởng tượng được điều đó đã diễn ra như thế nào.
Hằn sâu nhất trong em là những buổi chiều cuối thu, khi tiết trời đã chuyển lạnh và u ám. Cuối chiều là lúc em buồn nhất, khách mua hàng đã vãn, bọn trẻ hàng xóm đi sạch, em cứ loanh quanh chờ anh trai đi học và mẹ đi làm về. Mỗi lần nghe tiếng cái cổng tre loạch xoạch là em mừng còn hơn bắt được vàng.
Chưa đến giờ đó thì em tha thẩn trong nhà, chơi chán thì trèo lên cửa sổ, thò chân ra ngoài ngồi nhìn trời nhìn đất qua vườn rau của nhà ông trẻ phía sau. Em nhìn bầu trời đang chuyển tối, nhìn làn khói bốc lên từ mái rạ những căn bếp hàng xóm, nhìn ánh lửa lấp loáng...và rất buồn. Nỗi buồn cô độc đó thấm sâu và có lẽ cả đời này em không thoát được nó. Cứ đến cuối thu là tự nhiên như thằng dở người, dù công việc đến đâu cũng tự nhiên có cảm giác tất cả đang chậm lại, và em lại nhớ những buổi chiều lúc em 4 tuổi.
Sau thì em bắt đầu tìm cách trốn ra khỏi nhà, và từ đó là liên tiếp những vụ chết hụt!
Tay dê đó uyên bác đấy. Mây đừng nóng. Tôi chat với mây vì tôi có người em trong game có tính cách giống Mây, và đang học gì đó về Đ ả ng. Thật k có ý gì khác.Theo Phật giáo thì đời người có Khẩu nghiệp đấy mợ. Em không nhớ đã "lẽo đẽo" theo mợ hoặc nói gì xúc phạm mợ bao giờ. Tuy nhiên cũng theo đạo Phật - Từ bi Hỉ xả- em chả hơi đâu giận mợ và em chúc người nghiệt ngã như mợ gặp được nhiều điều tốt lành.
Cháu vẫn hóng câu chuyện sau cái đận căn phòng trên gác bị tắm máu. Dù cụ đã kể sau cái đận ấy tiếng dép nhẹ nhàng hơn có khả năng là của phụ nữ. Nhân vật nữ ấy là ai?Không biết cụ ạ, những dấu hiệu về bóng ma đó tồn tại một thời gian khá dài trên căn gác nhà em, nhưng không hề có một lần nào giao tiếp với người trong nhà.
Thì nó không giao tiếp, chỉ trú ngụ thôi...lấy đâu ra thông tin mà biết nó là ai hả cụ?Cháu vẫn hóng câu chuyện sau cái đận căn phòng trên gác bị tắm máu. Dù cụ đã kể sau cái đận ấy tiếng dép nhẹ nhàng hơn có khả năng là của phụ nữ. Nhân vật nữ ấy là ai?
Em cũng bị nhốt ở nhà như cụ đây, bố mẹ em đi dạy, thế là nhốt mấy anh, em em ở nhà, mà trẻ con nông thôn cụ biết rồi đấy, thích được chạy nhảy, trèo cây, bắt chim .... thậm chí còn kéo nhau chui bụi đi ăn trộm dừa, trộm ổi... Em còn nhớ có lần vào mùa tháng 5, nhà em vừa thu hoạch lạc xong, bố em đi dạy nhốt em ở nhà, em gọi lũ trẻ con hàng xóm đến bốc từng vốc lạc cho chúng nó để có người chơi cùng . Bố về biết đánh em trận đau lắm, sau này lớn hơn tí em biết trèo tường thì bài nhốt không hiệu quả nữa mới thôi.Từ sau vụ "gặp nạn" ở BV, bố mẹ em tránh không cho em theo mẹ đi làm nữa. Bố em vẫn làm ở HN, mẹ đi làm gần nhà, thế là suốt ngày chỉ có cậu em ra bế, sau lớn thì cậu phải đi làm rồi, chỉ còn 2 anh em em tha thẩn chơi với lũ trẻ con quanh xóm.
Độ khoảng 2 năm như thế, rồi đến năm em 4 tuổi thì anh trai đi học lớp 1. Mẹ em bấm bụng cho con đi cùng ra chỗ làm, chơi tha thẩn với bọn trẻ con là con của cán bộ viện. Được ít lâu thì nghịch ngoài đó không tiện, quanh đó nhiều ao hồ nên mẹ em lại gửi em cho ông bà ngoại.
Bà ngoại em đi buôn bán suốt ngày, có mỗi ông ngoại ở nhà. Đứa em lớn nhất sinh năm 82 nên em chả có ai chơi cùng, toàn bỏ trốn khỏi nhà ông về khu nhà mình chơi làm nhiều phen ông ngoại em đi tìm cả chiều.
Chẳng có cách nào khác, mẹ em đành để em ở nhà một mình và khóa cửa phía ngoài. Năm 1983, có lẽ em là một trong số vô cùng hiếm hoi trẻ con nông thôn bị khóa trái cửa bên ngoài.
Ở nhà 1 mình nên em buồn lắm, mọi giao tiếp với đám trẻ quanh xóm rất ít xảy ra. Khi chúng tìm được thứ gì đó để ăn thì chúng đem đến, đưa cho em qua cửa. Một bọn ở ngoài và em ở trong, đứng nói chuyện và ăn những thứ vớ vẩn đó một lát rồi chúng lại kéo nhau đi. Nó chạy ra khỏi sân là em cứ gí sát mặt vào song cửa sổ nhìn theo, thèm lắm, và rất buồn.
Em có một nhiệm vụ là bán thuốc, những gói thuốc bố em tự bào chế để chữa bệnh ngoài da cho dân trong vùng. Bố em giỏi nghề nên mọi người đến mua thuốc rất đông, em được giao nhiệm vụ bán hàng qua song cửa. Mẹ em dạy em cách nhận biết lượng tiền qua màu sắc vì em chưa biết số, từ đó quy đổi ra thuốc. Trước khi đi mẹ em kiểm số thuốc, rồi khi về kiểm số lượng so với tiền và chẳng bao giờ em bán nhầm!
Em cứ tha thẩn trong nhà như thế, đợi người đến mua thuốc và chơi các trò chơi một mình. Chán hết các trò thì em quay qua chơi...nhảy dây, và chính vì trò nhảy dây này mà em tự học được bảng cửu chương.
Cứ mỗi lần nhảy thì em lại nhẩm, lại đếm...mà cũng chẳng biết nhẩm đếm thế quái nào mà dù chưa biết mặt số nhưng em vẫn cộng được vào thành bảng cửu chương. Bao nhiêu lần em đã cố để nhớ lại xem mình đã nhẩm gì, đọc thế nào nhưng rốt cục là chịu. Càng lớn lên thì cái tư duy nó càng làm em không thể tưởng tượng được điều đó đã diễn ra như thế nào.
Hằn sâu nhất trong em là những buổi chiều cuối thu, khi tiết trời đã chuyển lạnh và u ám. Cuối chiều là lúc em buồn nhất, khách mua hàng đã vãn, bọn trẻ hàng xóm đi sạch, em cứ loanh quanh chờ anh trai đi học và mẹ đi làm về. Mỗi lần nghe tiếng cái cổng tre loạch xoạch là em mừng còn hơn bắt được vàng.
Chưa đến giờ đó thì em tha thẩn trong nhà, chơi chán thì trèo lên cửa sổ, thò chân ra ngoài ngồi nhìn trời nhìn đất qua vườn rau của nhà ông trẻ phía sau. Em nhìn bầu trời đang chuyển tối, nhìn làn khói bốc lên từ mái rạ những căn bếp hàng xóm, nhìn ánh lửa lấp loáng...và rất buồn. Nỗi buồn cô độc đó thấm sâu và có lẽ cả đời này em không thoát được nó. Cứ đến cuối thu là tự nhiên như thằng dở người, dù công việc đến đâu cũng tự nhiên có cảm giác tất cả đang chậm lại, và em lại nhớ những buổi chiều lúc em 4 tuổi.
Sau thì em bắt đầu tìm cách trốn ra khỏi nhà, và từ đó là liên tiếp những vụ chết hụt!
Cái kiểu nhốt trẻ con trong nhà thế này nguy hiểm cực kỳ. Đã từng có nhà hoả hoạn, đứa bé chết cháy vì nghịch diêmEm cũng bị nhốt ở nhà như cụ đây, bố mẹ em đi dạy, thế là nhốt mấy anh, em em ở nhà, mà trẻ con nông thôn cụ biết rồi đấy, thích được chạy nhảy, trèo cây, bắt chim .... thậm chí còn kéo nhau chui bụi đi ăn trộm dừa, trộm ổi... Em còn nhớ có lần vào mùa tháng 5, nhà em vừa thu hoạch lạc xong, bố em đi dạy nhốt em ở nhà, em gọi lũ trẻ con hàng xóm đến bốc từng vốc lạc cho chúng nó để có người chơi cùng . Bố về biết đánh em trận đau lắm, sau này lớn hơn tí em biết trèo tường thì bài nhốt không hiệu quả nữa mới thôi.
Ô, em tưởng những lần mẹ lão lên gác thắp hương vẫn giao tiếp với nó? Hóa ko phải ạ?Thì nó không giao tiếp, chỉ trú ngụ thôi...lấy đâu ra thông tin mà biết nó là ai hả cụ?
Cụ hỏi khó quá!
Gia đình em không cất công tìm hiểu mà chỉ cố gắng để lờ tịt nó đi thôi cụ ạ.Ô, em tưởng những lần mẹ lão lên gác thắp hương vẫn giao tiếp với nó? Hóa ko phải ạ?
Đồ đạc dịch chuyển?
Tiếng dép trong đêm?
Bóng người nằm ngủ cùng 2 bố con?
Căn phòng đẫm máu?
Bóng đen mà cả 2 anh em đều nhìn thấy?
Toàn những câu hỏi ko có lời giải, lão có tin trong số hơn trăm cụ hóng thớt có người tẩu hỏa nhập ma ko??