Nhóc nhà em 2k5, vừa đỗ Lớp 10 rùi, hihi. E copy bài viết của con ra đây nhé (biết đâu cccm cần)
(p/s: nếu cccm đọc thấy ổn thì rót em chén nhóe.)
CÁC BƯỚC ĐỂ CẢM THẤY VĂN 9 THẬT TOẸT ZỜI :’D
A. Về văn học:
- Xác định các văn bản trọng tâm của chương trình Lớp 9 để tạo một hệ thống tự học chi tiết. Một số văn bản như: ‘
Chị em Thúy Kiều’ , ‘
Cảnh ngày xuân’ , ‘
Kiều ở lầu Ngưng Bích’ , ‘
Đồng chí’ , ‘
Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ , ‘
Đoàn thuyền đánh cá’ , ‘
Bếp lửa’ , ‘
Ánh trăng’ , ‘
Làng’ , ‘
Lặng lẽ Sa Pa’ , ‘
Chiếc lược ngà’ , ‘
Mùa xuân nho nhỏ’ , ‘
Viếng lăng Bác’ , ‘
Những ngôi sao xa xôi’ sẽ luôn có trong các kì kiểm tra; có ôn tập các văn bản nhật dụng, ‘
Chuyện người con gái Nam Xương’ , ‘
Hoàng Lê nhất thống chí’ , ‘
Sang thu’ ,…
- Từ học kì II Lớp 8, cần học thuộc trước những văn bản thơ trọng tâm, cũng như phần tìm hiểu chung của mỗi tác phẩm trọng tâm trước, tránh trường hợp Lớp 9 đau tim vì học quá nhiều
. Đối với các văn bản truyện, cần đọc trước ba lần và tự làm tóm tắt. Lập bảng thống kê, đối chiếu phần tìm hiểu chung giữa các văn bản (đối chiếu giữa nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, …).
- Kiểm tra thường xuyên tiến trình học thuộc. Sau khi học xong một văn bản cần tự chép thuộc lòng ra giấy hai lần, chuyển sang văn bản khác vẫn liên tục tự kiểm tra theo hình thức đọc miệng hoặc viết tay.
- Đối với những văn bản đã có phần phân tích / tài liệu phân tích, dựa trên phân tích ta có thể lọc ra các ý chính, các gạch đầu dòng một cách ngắn gọn nhất để làm tài liệu tự học. Đây sẽ là ‘cái khung’ để phát triển ý cho phần đoạn văn và phân tích cho phần tìm hiểu chung. Chú ý:
tóm ý ngắn gọn dễ hiểu,
có thể dùng các dấu → thay thế cho các từ nối, đảm bảo mục tiêu dễ nhớ. Làm nhiều bản phân tích rút gọn để nhớ kĩ các ý chính. Văn bản thơ cần chép thơ rồi mới phân tích, văn bản truyện cần trích dẫn dẫn chứng, văn bản nhật dụng chỉ cần nắm được các số liệu nổi bật.
- Khi học thuộc một văn bản, ‘không ngồi đọc như một con vẹt mà cần có sự khoa học, đảm bảo nhớ lâu, nhớ đúng’. Một văn bản học trong 2-3 ngày, mỗi ngày học thuộc (kèm theo là phân tích rút gọn) 1 phần (1-2 phần một ngày với những bài nhiều khổ hoặc một khổ quá dài, một khổ quá ngắn). Học thuộc phần thứ hai vẫn cần viết lại phần thứ nhất, kết thúc giai đoạn học thuộc cần tổng kết cả bài, từ tìm hiểu chung đến phân tích rút gọn. Chú ý: có thể học cả một câu văn dài nếu muốn, nhưng yêu cầu nắm ý chính rõ rang.
- Sau khi đã thuộc hết ý của nhiều văn bản hơn, ta quay lại học cách diễn đạt của giáo viên trong tờ tài liệu / phần phân tích để mạch lạc hơn trong đoạn văn. Kết hợp các nghệ thuật của đoạn cũng như dẫn chứng cùng với lời văn của giáo viên sẽ giúp câu văn được trau truốt, mượt mà.
- Đối với bài tập đọc - hiểu, ta cần nhớ kĩ phần tìm hiểu chung (bao gồm nội dung toàn tác phẩm, nội dung từng đoạn, nghệ thuật cả tác phẩm, nghệ thuật từng đoạn, xuất xứ, hoàn cảnh, ngôi kể,…) . Khí đề bài trích dẫn một câu văn / thơ và yêu cầu chúng ta phân tích tác dụng, hoặc yêu cầu ta tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn và phân tích giá trị, ta làm theo ba bước: nêu hoàn cảnh xuất hiện (hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh hẹp), ý nghĩa của câu văn/thơ hoặc BPNT đối với cả đoạn, cuối cùng nâng lên chủ đề của đoạn, chủ đề của tác phẩm.
B. Về Tiếng Việt:
- Mua bảng thống kê các kiến thức tiếng Việt từ lớp 6-9 để tổng kết lại kiến thức tiếng việt và học thuộc dấu hiệu nhận biết, tác dụng của từng yêu cầu tiếng Việt.
- Phân biệt rõ các yêu cầu gần giống nhau để tránh nhầm lẫn khi gạch chân chú thích đoạn văn.
C. Về Đề mở:
- Lấy giấy nhớ, viết một cách ngắn gọn nhưng đủ ý định nghĩa, dẫn chứng, vai trò, liên hệ bản thân,.. của một vấn đề nào đó rồi dán vào tuyển tập Đề mở.
- Luyện viết trước các đoạn văn đề mở ở nhà, kèm theo đó là học thuộc các đề mục trong giấy nhớ. Chú ý cách diễn đạt, nối câu, chuyển ý cho mạch lạc.
Tổng kết: Thường xuyên luyện đề, mạnh dạn đi xin đề của các anh chị/ thầy cô và tự làm để nắm rõ các dạng đề có thể vào. Khi chữa bài hay học thuộc có thể viết thẳng vào SGK cho dễ nhớ.