[Funland] Luyện thi môn Văn vào lớp 10

pinkday

Xe buýt
Biển số
OF-728253
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
730
Động cơ
80,269 Mã lực
Tuổi
54
Mợ đã từng nghe qua "Tây Tiên xa rồi! Sông Mã ơi". Đúng là văn thơ không chơi với nhà iem :))
Em chưa nghe ai gọi Sông Mã ơi cụ ạ, nhưng cụ đã nghe câu này chưa:
Bầm ra ruộng cấy bầm run
Tay lội dưới bùn, chân cấy mạ non
Quả này văn chương ló chổng mít vào mẹt ấy chứ!:D
[/QUOTE]

Zời ạ. Giờ mới về về tra gg thì câu đúng phải là:
"Bầm ra ruộng cấy bầm run
Chân lội dưới bùn, tay cấy mạ non" :D
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,444
Động cơ
322,724 Mã lực
Em không thích nghe bài Mùa xuân nho nhỏ mặc cho ai bảo nó đầy sức xuân.
Xuân mà là xuân buồn của người sắp xa rời cuộc sống, muốn mang hết những gì có ra để góp với đời. :x
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Học văn thuộc thiên hướng tự nhiên chứ em nghĩ học ôn nó ko hiệu quả lắm. Em thì luôn đánh giá cao tự học dù ngày trước em học thêm cả tuần, ở quê ko phải học thêm buổi tối.

Chủ thớt ko nói rõ mức độ của bạn nhà cụ thì khó suy xét. Nếu cảm thụ văn tốt thì em nghĩ cứ cho bạn ấy tham khảo các cuối 200 bài văn mẫu, cách trình bày ý tưởng của bình luận, phân tích,.... Rồi cụ chịu khó thì tìm các đề thi văn mẫu rồi cho bạn ấy làm, nếu được nhờ thêm một cô giáo nào đó chấm điểm riêng những bài đó cho, gọi là kèm riêng.

Có kiến thức phân tích, đánh giá tốt thì tự nhiên sẽ học văn tốt. Nhưng vẫn phải có cảm nhận văn học tốt đã :D .
 

pinkday

Xe buýt
Biển số
OF-728253
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
730
Động cơ
80,269 Mã lực
Tuổi
54
Học văn thuộc thiên hướng tự nhiên chứ em nghĩ học ôn nó ko hiệu quả lắm. Em thì luôn đánh giá cao tự học dù ngày trước em học thêm cả tuần, ở quê ko phải học thêm buổi tối.

Chủ thớt ko nói rõ mức độ của bạn nhà cụ thì khó suy xét. Nếu cảm thụ văn tốt thì em nghĩ cứ cho bạn ấy tham khảo các cuối 200 bài văn mẫu, cách trình bày ý tưởng của bình luận, phân tích,.... Rồi cụ chịu khó thì tìm các đề thi văn mẫu rồi cho bạn ấy làm, nếu được nhờ thêm một cô giáo nào đó chấm điểm riêng những bài đó cho, gọi là kèm riêng.

Có kiến thức phân tích, đánh giá tốt thì tự nhiên sẽ học văn tốt. Nhưng vẫn phải có cảm nhận văn học tốt đã :D .
Dạ. Bạn nhà em cảm nhận văn học chưa tốt lắm, đây là nhận xét của Giáo viên văn lớp 8 đới ạ. Bạn ý không thích văn học, việc học văn của Bạn ý rất miên cưỡng.

Thời điểm này Em cũng đi theo hướng học thuộc lòng để đảm bảo việc thi. Việc tham khảo các bài văn mẫu Em cũng đã tính đến, hôm kia có đi lượn qua nhà sách nhưng đúng là có quá nhiều đầu sách để cân nhắc :(
 

chickbong2106

Xe tải
Biển số
OF-398996
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
226
Động cơ
234,068 Mã lực
Tuổi
43
Nhóc nhà em vừa làm nè. Nếu cụ quan tâm thì em fwd :D (nó gõ word)

CÁC BƯỚC ĐỂ CẢM THẤY VĂN 9 THẬT TOẸT ZỜI :’D
A. Về văn học:
- Xác định các văn bản trọng tâm của chương trình lớp 9 để tạo một hệ
thống tự học chi tiết. Một số văn bản như: ‘Chị em Thúy Kiều’ , ‘Cảnh ngày
xuân’ , ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ , ‘Đồng chí’ , ‘Bài thơ về tiểu đội xe không
kính’ , ‘Đoàn thuyền đánh cá’ , ‘Bếp lửa’ , ‘Ánh trăng’ , ‘Làng’ , ‘Lặng lẽ Sa
Pa’ , ‘Chiếc lược ngà’ , ‘Mùa xuân nho nhỏ’ , ‘Viếng lăng Bác’ , ‘Những ngôi
sao xa xôi’ sẽ luôn có trong các kì kiểm tra; có ôn tập các văn bản nhật
dụng, ‘Chuyện người con gái Nam Xương’ , ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ , ‘Sang
thu’ ,…
- Từ học kì II lớp Tám cần học thuộc trước những văn bản thơ trọng
tâm cũng như phần tìm hiểu chung của mỗi tác phẩm trọng tâm trước tránh
trường hợp lớp Chín đau tim vì học quá nhiều .
.....
B. Về Tiếng Việt:
........
C. Về Đề mở:
- Lấy giấy nhớ,......

Tổng kết: Thường xuyên luyện đề, mạnh dạn đi xin đề của các anh
chị/ thầy cô và tự làm để nắm rõ .....
 

pinkday

Xe buýt
Biển số
OF-728253
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
730
Động cơ
80,269 Mã lực
Tuổi
54
Nhóc nhà em vừa làm nè. Nếu cụ quan tâm thì em fwd :D (nó gõ word)

CÁC BƯỚC ĐỂ CẢM THẤY VĂN 9 THẬT TOẸT ZỜI :’D
A. Về văn học:
- Xác định các văn bản trọng tâm của chương trình lớp 9 để tạo một hệ
thống tự học chi tiết. Một số văn bản như: ‘Chị em Thúy Kiều’ , ‘Cảnh ngày
xuân’ , ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ , ‘Đồng chí’ , ‘Bài thơ về tiểu đội xe không
kính’ , ‘Đoàn thuyền đánh cá’ , ‘Bếp lửa’ , ‘Ánh trăng’ , ‘Làng’ , ‘Lặng lẽ Sa
Pa’ , ‘Chiếc lược ngà’ , ‘Mùa xuân nho nhỏ’ , ‘Viếng lăng Bác’ , ‘Những ngôi
sao xa xôi’ sẽ luôn có trong các kì kiểm tra; có ôn tập các văn bản nhật
dụng, ‘Chuyện người con gái Nam Xương’ , ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ , ‘Sang
thu’ ,…
- Từ học kì II lớp Tám cần học thuộc trước những văn bản thơ trọng
tâm cũng như phần tìm hiểu chung của mỗi tác phẩm trọng tâm trước tránh
trường hợp lớp Chín đau tim vì học quá nhiều .
.....
B. Về Tiếng Việt:
........
C. Về Đề mở:
- Lấy giấy nhớ,......

Tổng kết: Thường xuyên luyện đề, mạnh dạn đi xin đề của các anh
chị/ thầy cô và tự làm để nắm rõ .....
Ái chà, siêu đấy ạ. Bạn ý năm nay học lớp 9 ạ? Có chứ Em cần chứ ạ :)
 

chickbong2106

Xe tải
Biển số
OF-398996
Ngày cấp bằng
30/12/15
Số km
226
Động cơ
234,068 Mã lực
Tuổi
43
Nhóc nhà em 2k5, vừa đỗ Lớp 10 rùi, hihi. E copy bài viết của con ra đây nhé (biết đâu cccm cần) >:D< (p/s: nếu cccm đọc thấy ổn thì rót em chén nhóe.)

CÁC BƯỚC ĐỂ CẢM THẤY VĂN 9 THẬT TOẸT ZỜI :’D

A. Về văn học:

- Xác định các văn bản trọng tâm của chương trình Lớp 9 để tạo một hệ thống tự học chi tiết. Một số văn bản như: ‘Chị em Thúy Kiều’ , ‘Cảnh ngày xuân’ , ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ , ‘Đồng chí’ , ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ , ‘Đoàn thuyền đánh cá’ , ‘Bếp lửa’ , ‘Ánh trăng’ , ‘Làng’ , ‘Lặng lẽ Sa Pa’ , ‘Chiếc lược ngà’ , ‘Mùa xuân nho nhỏ’ , ‘Viếng lăng Bác’ , ‘Những ngôi sao xa xôi’ sẽ luôn có trong các kì kiểm tra; có ôn tập các văn bản nhật dụng, ‘Chuyện người con gái Nam Xương’ , ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ , ‘Sang thu’ ,…

- Từ học kì II Lớp 8, cần học thuộc trước những văn bản thơ trọng tâm, cũng như phần tìm hiểu chung của mỗi tác phẩm trọng tâm trước, tránh trường hợp Lớp 9 đau tim vì học quá nhiều :-B. Đối với các văn bản truyện, cần đọc trước ba lần và tự làm tóm tắt. Lập bảng thống kê, đối chiếu phần tìm hiểu chung giữa các văn bản (đối chiếu giữa nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, …).

- Kiểm tra thường xuyên tiến trình học thuộc. Sau khi học xong một văn bản cần tự chép thuộc lòng ra giấy hai lần, chuyển sang văn bản khác vẫn liên tục tự kiểm tra theo hình thức đọc miệng hoặc viết tay.

- Đối với những văn bản đã có phần phân tích / tài liệu phân tích, dựa trên phân tích ta có thể lọc ra các ý chính, các gạch đầu dòng một cách ngắn gọn nhất để làm tài liệu tự học. Đây sẽ là ‘cái khung’ để phát triển ý cho phần đoạn văn và phân tích cho phần tìm hiểu chung. Chú ý: tóm ý ngắn gọn dễ hiểu, có thể dùng các dấu → thay thế cho các từ nối, đảm bảo mục tiêu dễ nhớ. Làm nhiều bản phân tích rút gọn để nhớ kĩ các ý chính. Văn bản thơ cần chép thơ rồi mới phân tích, văn bản truyện cần trích dẫn dẫn chứng, văn bản nhật dụng chỉ cần nắm được các số liệu nổi bật.

- Khi học thuộc một văn bản, ‘không ngồi đọc như một con vẹt mà cần có sự khoa học, đảm bảo nhớ lâu, nhớ đúng’. Một văn bản học trong 2-3 ngày, mỗi ngày học thuộc (kèm theo là phân tích rút gọn) 1 phần (1-2 phần một ngày với những bài nhiều khổ hoặc một khổ quá dài, một khổ quá ngắn). Học thuộc phần thứ hai vẫn cần viết lại phần thứ nhất, kết thúc giai đoạn học thuộc cần tổng kết cả bài, từ tìm hiểu chung đến phân tích rút gọn. Chú ý: có thể học cả một câu văn dài nếu muốn, nhưng yêu cầu nắm ý chính rõ rang.

- Sau khi đã thuộc hết ý của nhiều văn bản hơn, ta quay lại học cách diễn đạt của giáo viên trong tờ tài liệu / phần phân tích để mạch lạc hơn trong đoạn văn. Kết hợp các nghệ thuật của đoạn cũng như dẫn chứng cùng với lời văn của giáo viên sẽ giúp câu văn được trau truốt, mượt mà.

- Đối với bài tập đọc - hiểu, ta cần nhớ kĩ phần tìm hiểu chung (bao gồm nội dung toàn tác phẩm, nội dung từng đoạn, nghệ thuật cả tác phẩm, nghệ thuật từng đoạn, xuất xứ, hoàn cảnh, ngôi kể,…) . Khí đề bài trích dẫn một câu văn / thơ và yêu cầu chúng ta phân tích tác dụng, hoặc yêu cầu ta tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn và phân tích giá trị, ta làm theo ba bước: nêu hoàn cảnh xuất hiện (hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh hẹp), ý nghĩa của câu văn/thơ hoặc BPNT đối với cả đoạn, cuối cùng nâng lên chủ đề của đoạn, chủ đề của tác phẩm.

B. Về Tiếng Việt:

- Mua bảng thống kê các kiến thức tiếng Việt từ lớp 6-9 để tổng kết lại kiến thức tiếng việt và học thuộc dấu hiệu nhận biết, tác dụng của từng yêu cầu tiếng Việt.

- Phân biệt rõ các yêu cầu gần giống nhau để tránh nhầm lẫn khi gạch chân chú thích đoạn văn.

C. Về Đề mở:

- Lấy giấy nhớ, viết một cách ngắn gọn nhưng đủ ý định nghĩa, dẫn chứng, vai trò, liên hệ bản thân,.. của một vấn đề nào đó rồi dán vào tuyển tập Đề mở.

- Luyện viết trước các đoạn văn đề mở ở nhà, kèm theo đó là học thuộc các đề mục trong giấy nhớ. Chú ý cách diễn đạt, nối câu, chuyển ý cho mạch lạc.

Tổng kết: Thường xuyên luyện đề, mạnh dạn đi xin đề của các anh chị/ thầy cô và tự làm để nắm rõ các dạng đề có thể vào. Khi chữa bài hay học thuộc có thể viết thẳng vào SGK cho dễ nhớ.
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Nhóc nhà em 2k5, vừa đỗ Lớp 10 rùi, hihi. E copy bài viết của con ra đây nhé (biết đâu cccm cần) >:D< (p/s: nếu cccm đọc thấy ổn thì rót em chén nhóe.)

CÁC BƯỚC ĐỂ CẢM THẤY VĂN 9 THẬT TOẸT ZỜI :’D

A. Về văn học:

- Xác định các văn bản trọng tâm của chương trình Lớp 9 để tạo một hệ thống tự học chi tiết. Một số văn bản như: ‘Chị em Thúy Kiều’ , ‘Cảnh ngày xuân’ , ‘Kiều ở lầu Ngưng Bích’ , ‘Đồng chí’ , ‘Bài thơ về tiểu đội xe không kính’ , ‘Đoàn thuyền đánh cá’ , ‘Bếp lửa’ , ‘Ánh trăng’ , ‘Làng’ , ‘Lặng lẽ Sa Pa’ , ‘Chiếc lược ngà’ , ‘Mùa xuân nho nhỏ’ , ‘Viếng lăng Bác’ , ‘Những ngôi sao xa xôi’ sẽ luôn có trong các kì kiểm tra; có ôn tập các văn bản nhật dụng, ‘Chuyện người con gái Nam Xương’ , ‘Hoàng Lê nhất thống chí’ , ‘Sang thu’ ,…

- Từ học kì II Lớp 8, cần học thuộc trước những văn bản thơ trọng tâm, cũng như phần tìm hiểu chung của mỗi tác phẩm trọng tâm trước, tránh trường hợp Lớp 9 đau tim vì học quá nhiều :-B. Đối với các văn bản truyện, cần đọc trước ba lần và tự làm tóm tắt. Lập bảng thống kê, đối chiếu phần tìm hiểu chung giữa các văn bản (đối chiếu giữa nội dung, nghệ thuật, hoàn cảnh sáng tác, ngôi kể, …).

- Kiểm tra thường xuyên tiến trình học thuộc. Sau khi học xong một văn bản cần tự chép thuộc lòng ra giấy hai lần, chuyển sang văn bản khác vẫn liên tục tự kiểm tra theo hình thức đọc miệng hoặc viết tay.

- Đối với những văn bản đã có phần phân tích / tài liệu phân tích, dựa trên phân tích ta có thể lọc ra các ý chính, các gạch đầu dòng một cách ngắn gọn nhất để làm tài liệu tự học. Đây sẽ là ‘cái khung’ để phát triển ý cho phần đoạn văn và phân tích cho phần tìm hiểu chung. Chú ý: tóm ý ngắn gọn dễ hiểu, có thể dùng các dấu → thay thế cho các từ nối, đảm bảo mục tiêu dễ nhớ. Làm nhiều bản phân tích rút gọn để nhớ kĩ các ý chính. Văn bản thơ cần chép thơ rồi mới phân tích, văn bản truyện cần trích dẫn dẫn chứng, văn bản nhật dụng chỉ cần nắm được các số liệu nổi bật.

- Khi học thuộc một văn bản, ‘không ngồi đọc như một con vẹt mà cần có sự khoa học, đảm bảo nhớ lâu, nhớ đúng’. Một văn bản học trong 2-3 ngày, mỗi ngày học thuộc (kèm theo là phân tích rút gọn) 1 phần (1-2 phần một ngày với những bài nhiều khổ hoặc một khổ quá dài, một khổ quá ngắn). Học thuộc phần thứ hai vẫn cần viết lại phần thứ nhất, kết thúc giai đoạn học thuộc cần tổng kết cả bài, từ tìm hiểu chung đến phân tích rút gọn. Chú ý: có thể học cả một câu văn dài nếu muốn, nhưng yêu cầu nắm ý chính rõ rang.

- Sau khi đã thuộc hết ý của nhiều văn bản hơn, ta quay lại học cách diễn đạt của giáo viên trong tờ tài liệu / phần phân tích để mạch lạc hơn trong đoạn văn. Kết hợp các nghệ thuật của đoạn cũng như dẫn chứng cùng với lời văn của giáo viên sẽ giúp câu văn được trau truốt, mượt mà.

- Đối với bài tập đọc - hiểu, ta cần nhớ kĩ phần tìm hiểu chung (bao gồm nội dung toàn tác phẩm, nội dung từng đoạn, nghệ thuật cả tác phẩm, nghệ thuật từng đoạn, xuất xứ, hoàn cảnh, ngôi kể,…) . Khí đề bài trích dẫn một câu văn / thơ và yêu cầu chúng ta phân tích tác dụng, hoặc yêu cầu ta tìm biện pháp nghệ thuật trong đoạn và phân tích giá trị, ta làm theo ba bước: nêu hoàn cảnh xuất hiện (hoàn cảnh rộng, hoàn cảnh hẹp), ý nghĩa của câu văn/thơ hoặc BPNT đối với cả đoạn, cuối cùng nâng lên chủ đề của đoạn, chủ đề của tác phẩm.

B. Về Tiếng Việt:

- Mua bảng thống kê các kiến thức tiếng Việt từ lớp 6-9 để tổng kết lại kiến thức tiếng việt và học thuộc dấu hiệu nhận biết, tác dụng của từng yêu cầu tiếng Việt.

- Phân biệt rõ các yêu cầu gần giống nhau để tránh nhầm lẫn khi gạch chân chú thích đoạn văn.

C. Về Đề mở:

- Lấy giấy nhớ, viết một cách ngắn gọn nhưng đủ ý định nghĩa, dẫn chứng, vai trò, liên hệ bản thân,.. của một vấn đề nào đó rồi dán vào tuyển tập Đề mở.

- Luyện viết trước các đoạn văn đề mở ở nhà, kèm theo đó là học thuộc các đề mục trong giấy nhớ. Chú ý cách diễn đạt, nối câu, chuyển ý cho mạch lạc.

Tổng kết: Thường xuyên luyện đề, mạnh dạn đi xin đề của các anh chị/ thầy cô và tự làm để nắm rõ các dạng đề có thể vào. Khi chữa bài hay học thuộc có thể viết thẳng vào SGK cho dễ nhớ.
Em trước cũng học tạm tạm văn vì em theo khối A . Tuy nhiên em thấy nhận xét của con cụ/mợ lại rất nguy hiểm cho kết quả học tập. Vì nó ko phản ánh đúng phương pháp.

Cơ bản nội dung con cụ viết là mục đích : học thuộc lòng. Việc này ko tốt. Các bài thơ, sự kiện thì học thuộc lòng mục đích để gây ấn tượng trong trí nhớ, từ đó làm công cụ phát triển bài biết. Và nên học thuộc theo kiểu nhắc đi nhắc lại.

Ở cách học của con cụ có lẽ chưa có một phương pháp làm văn, em nói về làm văn là chính. Nó sẽ phản ánh năng lực tổng hợp ngôn ngữ của hs. Lẽ ra để học và ôn thi hiệu quả thì cần chú trọng vào : phương pháp phân tích hay trình bày một bài văn. Dành nhiều thời gian tìm hiểu các tạo dựng một bố cụ + sự phát triển khi gặp một đề bài. Học từ cách viết mở bài, kết bài. Cách phát triển một đoạn văn : mở đoạn , thân đoạn, kết đoạn. Cách thức phân tích các tính cách, sự kiện trong một tác phẩm. Từ đó đưa ra được những đánh giá của bản thân về vấn đề.

Rồi học thêm cả các kĩ thuật cách đoạn, xuống dòng, từ mở câu,... để làm cho một bài văn được liền mạch, tự nhiên. Những việc này mới là quan trọng trong quá trình làm văn. Việc thi môn văn cũng ko khác nhiều mỗi lần kiểm tra 1 tiết, cuối kì. Nó là kết quả từ một quá trình lâu dài.

Nhưng ở con nhà cụ nổi lên là tính học thuộc lòng. Ko hề nói nhiều về phương pháp, so sánh cách viết,.... Một đề văn nhưng có nhiều cách tiếp cận và lối viết khác nhau, hs thu nhận được những ưu điển trong các bài văn mẫu sẽ bổ sung nhiều khiếm khuyết.

Cách học như con cụ em cho là hợp với mấy cháu chăm chỉ. Về mặt cảm thụ tác phẩm ko có ích nhiều. Có thể thi đạt kqua chứ tốt thì chắc là khó. Lối học như vậy sẽ làm giảm tình cảm, sáng kiến khi học văn vì dễ đi vào lối mòn sáo. Có thể hs nhà cụ học từ thầy cô cách như vậy.
 

vonga389

Xe buýt
Biển số
OF-344421
Ngày cấp bằng
26/11/14
Số km
730
Động cơ
272,784 Mã lực
Thớt hay quá, em đánh dấu. Sang năm cu con nhà em cũng thi C3.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,444
Động cơ
322,724 Mã lực
Em trước cũng học tạm tạm văn vì em theo khối A . Tuy nhiên em thấy nhận xét của con cụ/mợ lại rất nguy hiểm cho kết quả học tập. Vì nó ko phản ánh đúng phương pháp.

Cơ bản nội dung con cụ viết là mục đích : học thuộc lòng. Việc này ko tốt. Các bài thơ, sự kiện thì học thuộc lòng mục đích để gây ấn tượng trong trí nhớ, từ đó làm công cụ phát triển bài biết. Và nên học thuộc theo kiểu nhắc đi nhắc lại.

Ở cách học của con cụ có lẽ chưa có một phương pháp làm văn, em nói về làm văn là chính. Nó sẽ phản ánh năng lực tổng hợp ngôn ngữ của hs. Lẽ ra để học và ôn thi hiệu quả thì cần chú trọng vào : phương pháp phân tích hay trình bày một bài văn. Dành nhiều thời gian tìm hiểu các tạo dựng một bố cụ + sự phát triển khi gặp một đề bài. Học từ cách viết mở bài, kết bài. Cách phát triển một đoạn văn : mở đoạn , thân đoạn, kết đoạn. Cách thức phân tích các tính cách, sự kiện trong một tác phẩm. Từ đó đưa ra được những đánh giá của bản thân về vấn đề.

Rồi học thêm cả các kĩ thuật cách đoạn, xuống dòng, từ mở câu,... để làm cho một bài văn được liền mạch, tự nhiên. Những việc này mới là quan trọng trong quá trình làm văn. Việc thi môn văn cũng ko khác nhiều mỗi lần kiểm tra 1 tiết, cuối kì. Nó là kết quả từ một quá trình lâu dài.

Nhưng ở con nhà cụ nổi lên là tính học thuộc lòng. Ko hề nói nhiều về phương pháp, so sánh cách viết,.... Một đề văn nhưng có nhiều cách tiếp cận và lối viết khác nhau, hs thu nhận được những ưu điển trong các bài văn mẫu sẽ bổ sung nhiều khiếm khuyết.

Cách học như con cụ em cho là hợp với mấy cháu chăm chỉ. Về mặt cảm thụ tác phẩm ko có ích nhiều. Có thể thi đạt kqua chứ tốt thì chắc là khó. Lối học như vậy sẽ làm giảm tình cảm, sáng kiến khi học văn vì dễ đi vào lối mòn sáo. Có thể hs nhà cụ học từ thầy cô cách như vậy.
Cái này là luyện để thi tốt nghiệp mà cụ. Tức là họ đếm ý rồi so sánh với barem để chấm điểm. Vì vậy cháu phải có cách đối phó hiệu quả bằng cách thuộc lòng và thuộc lòng.
Còn em đã nói rồi, các con mà cứ ý tứ sáng tạo, cảm thụ thì chỉ được loanh quanh 5-6 điểm thôi cụ ạ. Càng thi Văn đoạt giải cao càng phải quên đi những gì mình cảm nhận để liệt kê các ý ra đúng ba rem mới mong bằng điểm các bạn. Sự thật là như vậy nên giáo viên họ cũng phải luyện theo hướng học thuộc lòng mới mong các con đỗ tốt nghiệp.
 
Biển số
OF-722072
Ngày cấp bằng
25/3/20
Số km
62
Động cơ
77,740 Mã lực
Tuổi
36
F1 nhà em vừa thi vào 10 xong, em xin chia sẻ như sau: Nếu con cụ có khả năng tự học thì học văn thi cấp 3 bắt đầu từ hè lớp 8 lên 9 là ok ạ. 1 tuần / buổi, đi học để các thầy cô hướng dẫn kỹ năng làm bài cụ ạ. Môn văn giờ cũng rõ ràng lắm, không phụ thuộc nhiều vào cảm xúc kiểu ngày xưa của các cô giáo chấm thi, nên đi học thêm cụ ạ. Tìm cô giáo nào dạy văn cấp 2 là chuẩn nhất, trước con em học thêm 1 cô giáo dạy văn ở Nguyễn Trường Tộ, nhưng nhà cô gần nhà em khu vực Ngã Tư Sở. Chia sẻ với cụ thông tin ạ.
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Cái này là luyện để thi tốt nghiệp mà cụ. Tức là họ đếm ý rồi so sánh với barem để chấm điểm. Vì vậy cháu phải có cách đối phó hiệu quả bằng cách thuộc lòng và thuộc lòng.
Còn em đã nói rồi, các con mà cứ ý tứ sáng tạo, cảm thụ thì chỉ được loanh quanh 5-6 điểm thôi cụ ạ. Càng thi Văn đoạt giải cao càng phải quên đi những gì mình cảm nhận để liệt kê các ý ra đúng ba rem mới mong bằng điểm các bạn. Sự thật là như vậy nên giáo viên họ cũng phải luyện theo hướng học thuộc lòng mới mong các con đỗ tốt nghiệp.
Học thuộc lòng là việc đương nhiên để làm được văn. Còn việc liệt kê ra các chi tiết, ý trọng tâm là cái cơ bản phải nắm được. Và nắm được cơ bản toàn bộ kiến thức của lớp 8-9 thì mợ hiểu là ko thể học thuộc lòng kiểu thủ công vậy được.

Hs phải biết so sánh, phân tích sự khác nhau của các đề bài, các sự kiện trong nhiều tác phẩm vậy thì nhớ mới lâu. Mợ nghĩ mấy cháu học vậy liệu nhớ được bao nhiêu % chuẩn ? E nghĩ chỉ được 60% . Đề bài chỉ thay đổi xíu là bị rối ngay , vì học kiểu đối phó mà - như mợ đang nói đến.

Thật ra cũng ko nhất thiết phải thích học văn mới học được. Nếu hs học tự nhiên tốt thì dùng chính cách học khối A để dành cho môn văn: biết so sánh, phân tích, nắm được tổng thể các ý chính, bản chất của các sự kiện,.... Việc học thuộc lòng là tiểu sử tác gia, tác phẩm,... Mục đích là để : nhớ lâu. Nó khác cách mà con cụ gì ở trên nói tới . Cách đó mà hs khá học theo thì chỉ làm điểm số tụt đi, học kiểu trúng tủ. Và thầy cô ko có chất lượng thì mình phải tự lo cho mình mợ ạ. Ko phải nhiều thầy cô mang được đầu óc khoa học của các môn tự nhiên vào cách học văn mợ ạ.
 

LehmanBrothers

Xe điện
Biển số
OF-319362
Ngày cấp bằng
12/5/14
Số km
2,227
Động cơ
314,366 Mã lực
Nơi ở
Phố Hàm Nghi - Nam Từ Liêm - Hà Nội
Nếu đã là hs khá, giỏi văn thì ngay các kì thi ktra đã phải đạt theo khung điểm giáo viên đưa ra . Giáo viên họ đều phải có bộ khung khi ra đề kiểm tra. Mợ ko rõ lấy số liệu 5-6 điểm ở đâu ra hay mợ cảm giác vậy ?

Học văn ko phải mợ bay bổng xa vời các ý chính là mợ giỏi văn đâu. Và đã là hs khá văn thì mục tiêu là để đỗ mấy trường mục tiêu của mình. Chứ học đã khá mà loay hoay với thi tốt nghiệp thì sao đỗ được lớp chọn ?

Em xin dừng comment tại đây thôi. Cụ mợ cho là cách học văn thế này thế kia là tốt nhưng ngày xưa đi học liệu có kq tốt ko ? Chỉ dùng lý thuyết để phán xét thì có sp ngay.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,444
Động cơ
322,724 Mã lực
Học thuộc lòng là việc đương nhiên để làm được văn. Còn việc liệt kê ra các chi tiết, ý trọng tâm là cái cơ bản phải nắm được. Và nắm được cơ bản toàn bộ kiến thức của lớp 8-9 thì mợ hiểu là ko thể học thuộc lòng kiểu thủ công vậy được.

Hs phải biết so sánh, phân tích sự khác nhau của các đề bài, các sự kiện trong nhiều tác phẩm vậy thì nhớ mới lâu. Mợ nghĩ mấy cháu học vậy liệu nhớ được bao nhiêu % chuẩn ? E nghĩ chỉ được 60% . Đề bài chỉ thay đổi xíu là bị rối ngay , vì học kiểu đối phó mà - như mợ đang nói đến.

Thật ra cũng ko nhất thiết phải thích học văn mới học được. Nếu hs học tự nhiên tốt thì dùng chính cách học khối A để dành cho môn văn: biết so sánh, phân tích, nắm được tổng thể các ý chính, bản chất của các sự kiện,.... Việc học thuộc lòng là tiểu sử tác gia, tác phẩm,... Mục đích là để : nhớ lâu. Nó khác cách mà con cụ gì ở trên nói tới . Cách đó mà hs khá học theo thì chỉ làm điểm số tụt đi, học kiểu trúng tủ. Và thầy cô ko có chất lượng thì mình phải tự lo cho mình mợ ạ. Ko phải nhiều thầy cô mang được đầu óc khoa học của các môn tự nhiên vào cách học văn mợ ạ.
Cụ lâu không tham gia vào việc luyện thi môn Văn này rồi. Cách đánh giá nó khác hẳn thời em với cụ thi tốt nghiệp đấy. Kiểu cảm thụ văn học như mình học ngày xưa dành thi hs Giỏi thôi. Nếu bê cái cách học đó vào thi TN sẽ bị điểm thấp vì đây là đếm ý ăn điểm. Chỉ có thuộc lòng và thuộc lòng, con có làm hay hoặc sáng tạo cũng không có trong ba rem. Nhiều con thi đoạt giải Văn các kiểu mà thi TN chỉ bị 5-6, nhiều người không hiểu lại tưởng bố mẹ con mua giải mà thực ra là tại con không nắm được yêu cầu của bài thi TN thôi.
Học thuộc lòng cụ nghĩ là được 60% thôi thì không phải đâu, học như chau kia thì thuộc phải 90% hoặc hơn. Với các dạng đầu bài xào xáo nội dung ôn thi thì chắc chắn các con sẽ được 7-8 điểm rồi.
Những nội dung khó nhằn mẹ con em còn phải làm thành bài ráp để con nhớ, hoặc thu vào điện thoại để sáng ra bật nghe thay cho đài ...lúc con mệt thì mẹ còn phải lấy thơ chế đọc cho con nghe. Nói thật giờ em vẫn nhớ nhiều bài trong sách lớp 9, nhớ luôn cảnh đẩy hai cái xe bò bánh vuông nhà em lên dốc để được vào nguyện vọng 1.
 

pinkday

Xe buýt
Biển số
OF-728253
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
730
Động cơ
80,269 Mã lực
Tuổi
54
F1 nhà em vừa thi vào 10 xong, em xin chia sẻ như sau: Nếu con cụ có khả năng tự học thì học văn thi cấp 3 bắt đầu từ hè lớp 8 lên 9 là ok ạ. 1 tuần / buổi, đi học để các thầy cô hướng dẫn kỹ năng làm bài cụ ạ. Môn văn giờ cũng rõ ràng lắm, không phụ thuộc nhiều vào cảm xúc kiểu ngày xưa của các cô giáo chấm thi, nên đi học thêm cụ ạ. Tìm cô giáo nào dạy văn cấp 2 là chuẩn nhất, trước con em học thêm 1 cô giáo dạy văn ở Nguyễn Trường Tộ, nhưng nhà cô gần nhà em khu vực Ngã Tư Sở. Chia sẻ với cụ thông tin ạ.
Cụ cho Em hỏi: Khi nào thì các bạn ý có chương trình giảm tải Văn để chỉ tập trung vào các bài có khả năng thi ạ? Em mong là Cụ còn giữ quyển học thêm của Cô để Em có thể mượn để tham khảo không ah?
 

pinkday

Xe buýt
Biển số
OF-728253
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
730
Động cơ
80,269 Mã lực
Tuổi
54
Em thì có suy nghĩ thực dụng như thế này. Việc học Văn của Bạn nhà Em bây giờ mục tiêu là để vào trường cấp 3 nên làm đúng barem và hạn chế bị trừ điểm vô lý.
Việc học thuộc lòng là chính sách từ đầu của Em khi nói chuyện với Con, ít ra là đối với đợt thi cấp 3 sắp tới.
 

hcmt

Xe điện
Biển số
OF-88730
Ngày cấp bằng
16/3/11
Số km
3,316
Động cơ
437,148 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Em cũng quan tâm giống cụ chủ thớt nhưng sang năm F1 nhà e thi Việt Đức, toán thì đang ôn nhà cô Giang ở Bạch Mai còn môn văn tìm mãi không thấy lò nào đào tạo có uy tín cả, mong cụ nào có địa chỉ nào uy tín giới thiệu giúp e, e thấy năm nay điểm cao quá thấy lo không biết sang năm F1 nhà e có thi nổi vào Việt đức không nữa. Cảm ơn các cụ
Quan trọng cụ có đi xa được ko thôi.
Chứ khu Trung Hòa có mà đầy, toàn ôn Ams với thi chuyên. Cũng có lớp điều kiện
 
Biển số
OF-722072
Ngày cấp bằng
25/3/20
Số km
62
Động cơ
77,740 Mã lực
Tuổi
36
Cụ cho Em hỏi: Khi nào thì các bạn ý có chương trình giảm tải Văn để chỉ tập trung vào các bài có khả năng thi ạ? Em mong là Cụ còn giữ quyển học thêm của Cô để Em có thể mượn để tham khảo không ah?
Điều này phụ thuộc từng trường cụ ạ. Văn là 1 trong 3 môn thi chính nên em nghĩ ko có giảm tải đâu ạ. Quyển học thêm của con em nếu cụ cần em phô tô tặng nha. Vì vở của con em cô giáo đang nhắn xin lại để cháu cô học nên nếu cụ cần em sẽ phô tô cho cụ.
 

pinkday

Xe buýt
Biển số
OF-728253
Ngày cấp bằng
7/5/20
Số km
730
Động cơ
80,269 Mã lực
Tuổi
54
Điều này phụ thuộc từng trường cụ ạ. Văn là 1 trong 3 môn thi chính nên em nghĩ ko có giảm tải đâu ạ. Quyển học thêm của con em nếu cụ cần em phô tô tặng nha. Vì vở của con em cô giáo đang nhắn xin lại để cháu cô học nên nếu cụ cần em sẽ phô tô cho cụ.
Dạ thế thì tốt quá ah. Xin Cụ phô tô cho Em 1 bản rồi phương thức chuyển ntn là tiện nhất, mong Cụ chỉ giáo ạ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top