[Funland] (Lưu trữ) Cafe tư vấn - trao đổi - chia sẻ tư vấn thiết kế, thi công

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
Cảm ơn cụ đã cho ý kiến, có lời của cụ em an tâm tiếp tục thi công rồi ạ.
Nhân tiện cụ cho em hỏi chút, hộp KT thực tế to hơn thì chắc em sẽ phải thu nhỏ ô thông kia lại,ô thông em đang để 500mm, theo cụ KT ô thông tầm bao nhiêu thì tối ưu cho thông gió và vách kính cụ nhỉ? 350mm có bị nhỏ quá ko cụ?
Cảm ơn cụ. Khi nào rảnh rảnh em sẽ tham gia topic cụ với trải nghiệm của 1 người ko có kinh nghiệm khi xây nhà.
Kích thước cabin min là 90cm nên về cả giá trị thẩm mỹ ( cân với lavabo ) và giá trị thông gió thì cụ nên để nguyên vì chắc chắn hộp có to thì kích thước khu tắm của cụ vẫn hơn 90cm.
 

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,369
Động cơ
367,628 Mã lực
em nhờ cụ Akaymikata và các cụ có kinh nghiệm trong topic ngó giúp em thiết kế khu vực wc và thang máy thế này, cột bạn thiết kế bên em để 110 như chỗ khoanh đỏ chịu lực có ok ko ạ? Có cần phải đổi sang cột 220 không ạ? Nếu để 110 thì có nguy cơ gì không ạ?
Em đang thi công rồi, đến đoạn này mới thấy mắc ở đây. Vodka em rót sẵn rồi, nhờ các cụ cho ý kiến giúp. em cảm ơn ạ.
z4883828768966_95d8d4db9d0b66d3bed4c3689dd77565.jpg
Về nguyên tắc kết cấu cột / vách chịu lực phải có chiều ngang ít nhất 150mm mới được coi là kết cấu chịu lực (TCVN). Nếu được cụ chuyển 4 cái cột thành 2 cái vách 150 là chuẩn nhất (cách bố trí thép đai hơi khác chút). Cách khác là làm cột 200x200 nhưng vát góc trong thang cũng ko ảnh hưởng nhiều. Cách khác thường gặp nữa là cách cụ Akaymikata tư vấn, ép về "cột/vách" dầy 100mm. Dạng kết cấu hụt chuẩn này rất hay thấy ở các hệ nhà xây bán khu vực cầu thang bộ. Tuy nhiên em không khuyến khích cách này vì vách quá mảnh, rủi ro nhiều trong quá trình làm thép, cốp pha, đầm dùi. Đương nhiên rủi ro sẽ ít đi khi có tường gạch đi kèm, nhưng chuyện gì ra chuyện đấy, kết cấu bê tông cốt thép phải đạt theo đúng nghĩa của nó.
 
Chỉnh sửa cuối:

pokeking

Xe tải
Biển số
OF-841466
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
202
Động cơ
795 Mã lực
Tuổi
32
Xin các cụ tư vấn, chung cư 100m2 2N mà báo giá thi công như này có cao quá không
1700107416415.png

1700107424522.png

1700107432198.png

1700107441592.png
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
Xin các cụ tư vấn, chung cư 100m2 2N mà báo giá thi công như này có cao quá không
View attachment 8205371
View attachment 8205372
View attachment 8205374
View attachment 8205376
Cụ up cả bản vẽ lên thì mới nhận xét khách quan dc chứ như này không khác thầy bói xem voi. Cao hay thấp nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố như dịch vụ, chất lượng, bảo hành. Nhiều khi cao mà lại đáng mà thấp lại dở còn nếu mọi thứ ok thì nhìn chung là giá này hợp lý không cao cụ nhé.
 

pokeking

Xe tải
Biển số
OF-841466
Ngày cấp bằng
10/10/23
Số km
202
Động cơ
795 Mã lực
Tuổi
32
Cụ up cả bản vẽ lên thì mới nhận xét khách quan dc chứ như này không khác thầy bói xem voi. Cao hay thấp nó còn phụ thuộc nhiều yếu tố như dịch vụ, chất lượng, bảo hành. Nhiều khi cao mà lại đáng mà thấp lại dở còn nếu mọi thứ ok thì nhìn chung là giá này hợp lý không cao cụ nhé.
Mình không rành mấy cái này, nhờ cụ chỉ giáo nhé
Hiện đang có file CAD của căn chung cư (của CĐT) để xem kích thước phòng
Còn bản vẽ thiết kế lại của bên thi công thì mình chưa lấy đủ (em mình nó làm mảng liên quan thiết kế nên nó làm việc với đội thi công) -> cần cái này để mọi người so sánh đúng không cụ

Tiện hỏi ngu là có bên nào cho thanh toán chậm không các cụ nhỉ (như đến sau Tết mới thanh toán hết hay gần hết), vì tiền đang dồn lấy căn chung cư rồi, không dư nhiều. Mà không làm sửa ngay thì cũng khó ở, hay sau ở rồi lại khó sửa
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
Mình không rành mấy cái này, nhờ cụ chỉ giáo nhé
Hiện đang có file CAD của căn chung cư (của CĐT) để xem kích thước phòng
Còn bản vẽ thiết kế lại của bên thi công thì mình chưa lấy đủ (em mình nó làm mảng liên quan thiết kế nên nó làm việc với đội thi công) -> cần cái này để mọi người so sánh đúng không cụ

Tiện hỏi ngu là có bên nào cho thanh toán chậm không các cụ nhỉ (như đến sau Tết mới thanh toán hết hay gần hết), vì tiền đang dồn lấy căn chung cư rồi, không dư nhiều. Mà không làm sửa ngay thì cũng khó ở, hay sau ở rồi lại khó sửa
Cần là cần file 3D hình ảnh và hồ sơ kỹ thuật thi công cụ ah mới so sánh tương đối được.
Việc thanh toán nhanh hay chậm hay nợ qua tết là do việc trao đổi và thống nhất với bên thi công. Bình thường thì sẽ chắc không ai nhận vì tết sẽ phải thu hồi công nợ thanh toán. Nhưng nếu chấp nhận thống nhất lãi suất khoản chậm thì em nghĩ cũng sẽ có bên ok. Việc đó do sự tin tưởng với nhau cả mà thôi.
 

tretoday85

Xe hơi
Biển số
OF-125803
Ngày cấp bằng
28/12/11
Số km
102
Động cơ
379,110 Mã lực
thấy buồn buồn các cụ ạ. thuê thiết kế nhà cho nhạc phụ, họ báo giá thiết kế từ a tới z đầy đủ hết điện nước và m đã thanh toán hết (16t) .giờ gửi mình mỗi kết cấu với 3d và kêu là đầy đủ hết thì phải 80t .làm ăn vậy có chán không chứ.các cụ đã gặp trường hợp vậy chưa ạ. cho e ý kiến với biết ăn nói sao với nhạc phụ giờ
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
thấy buồn buồn các cụ ạ. thuê thiết kế nhà cho nhạc phụ, họ báo giá thiết kế từ a tới z đầy đủ hết điện nước và m đã thanh toán hết (16t) .giờ gửi mình mỗi kết cấu với 3d và kêu là đầy đủ hết thì phải 80t .làm ăn vậy có chán không chứ.các cụ đã gặp trường hợp vậy chưa ạ. cho e ý kiến với biết ăn nói sao với nhạc phụ giờ
Lại còn có kiểu này nữa ạ. Cụ thuê thiết kế có làm hợp đồng thiết kế không? Và nếu có thì cụ up nd hợp đồng mới kết luận được đúng sai vì nhiều trường hợp làm bđs họ chỉ cần mặt bằng xây dựng, kết cấu và 3D.
Còn nếu như cụ nói thì làm ăn quá lôm côm. Cụ up luôn dơn vị lên đây cho anh em tránh. Giải pháp thì cụ có 2 cách :
- Cách 1 : Dẹp hết làm lại từ đầu. Thuê lại đơn vị tư vấn thiết kế tử tế mà làm vì chắc chắn nếu làm ăn kiểu vậy thì phương án cũng chẳng ra gì.
- Cách 2 : Thuê một đơn vị triển khai nốt những hạng mục còn thiếu.
Cách nào đi nữa thì cụ vẫn mất thêm tiền.
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
B. CHỦ ĐỀ 2: NÊN THUÊ THIẾT KẾ HAY KHÔNG ?

Đây là một câu hỏi mà bao nhiêu năm vẫn chưa có một câu trả lời chính xác. Có nhà vài nghìn m2 cũng tự làm và có nhà mười mấy m2 cũng thuê. Có người bảo bắt buộc phải cần, có người lại xem là lãng phí. Còn em nhìn nhận đó là tư duy và nhu cầu của mỗi người nên không có chuyện đúng hay sai ở đây mà em chỉ phân tích ưu và nhược điểm của việc không thuê và có thuê thiết kế và chính các cụ, mợ sẽ là người tự trả lời sau khi đã đọc, suy nghĩ và cảm nhận.
1. Ưu điểm của việc không thuê thiết kế:
- Vâng, em nghĩ vấn đề này ai đọc bài viết này đều có thể trả lời được : đó là không mất tiền và thời gian chờ bản thiết kế. Các cụ, mợ hoàn toàn có thể lên mạng lấy một mãu nào đó hay làm giống nhà hàng xóm hoặc đi các nơi chụp lại các chi tiết nhà mình thích về ghép thành của mình. Việc này khá đơn giản và đa số thợ xây ở mình đều có thể vỗ ngực khẳng định làm tốt. Tốn tiền thiết kế làm gì, tiền đó mua ti vi, tủ lạnh có phải sướng hơn không.
- Ngoài ra, việc không phải chờ thiết kế sẽ giúp các cụ, mợ không phải mất thời gian và công sức trao đổi, suy nghĩ về phương án thiết kế. Việc xây nhà có thể thích lúc nào làm lúc đó chứ không cần chờ hàng tuần, thậm chí hàng tháng cho bản thiết kế.
2. Nhược điểm của việc không thuê thiết kế:
- Nhược điểm đầu tiên và em nghĩ là lớn nhất đó là các cụ, mợ sẽ không có được một ngôi nhà của “ chính mình “. Một ngôi nhà mà không giống ngôi nhà khác khi thể hiện được tư duy thẩm mỹ của chủ nhà cũng như phù hợp nhu cầu, thói quen và lối sống ở trong không gian đó.
- Nhược điểm thứ hai đó là các cụ, mợ không được thấy trước ngôi nhà và không gian sống sau khi làm xong. Vì vậy những bất cập về công năng, thông gió, thẩm mỹ có thể sẽ xảy ra khi làm nhà xong. Và tình huống vừa làm vừa chỉnh hoàn toàn có thể xảy ra.
- Nhược điểm thứ ba đó là do không có hồ sơ kỹ thuật thi công nên kết cấu ngôi nhà có thể tính thừa, hoặc thiếu. Các vật liệu cũng như biện pháp thi công chi tiết không có dẫn đến việc thi công không chính xác hoặc gặp tâm lý phi lao phải theo lao, thôi kệ vậy.
- Nhược điểm thứ tư đó là khi không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật thì không thể có một dự toán chi tiết chính xác. Vì vậy, các cụ, mợ không thể nắm được tổng mức đầu tư và khống chế con số khi làm nhà.
3. Ưu điểm của việc thuê thiết kế:
- Khi thuê thiết kế điều đầu tiên các cụ, mợ có được là sự lắng nghe, chia sẻ và định hướng từ những người có chuyên môn.
- Khi thuê thiết kế, các cụ, mợ sẽ được nhìn thấy ngôi nhà và những không gian mình sẽ ở qua những buổi thuyết trình về hình khối, công năng, màu sắc và ánh sáng. Những buổi thuyết trình đó có thể suôn sẻ, có thể tranh luận gay gắt nhưng kết quả của quá trình đó sẽ là một ngôi nhà và không gian thực tế mà chắc chắn làm cho người ở trong đó sẽ hạnh phúc và hài lòng.
- Khi thuê thiết kế, các cụ, mợ sẽ có một ngôi nhà khác biệt và phù hợp từ tư duy thẩm mỹ đến công năng ở. Một ngôi nhà luôn cần nói lên tiếng nói, lối sống và tính cách của chủ nhà. Đó sẽ là một ngôi nhà lạ về hình thức, về không gian nhưng lại quen về lối sống, về sinh hoạt.
- Trong lĩnh vực chuyên môn, nhà thiết kế sẽ tính toán, cân đối và đưa được các giá trị tự nhiên vào trong không gian ở để tạo được một không gian thoáng đãng, có nắng, có gió và có cả mưa. Hồ sơ kỹ thuật cũng được tính toán chi tiết từ kết cấu cũng như chi tiết thi công sao cho có sự phù hợp và chính xác nhất. Các cụ, mợ cũng không phải đau đầu lựa chọn vật liệu khi toàn bộ đã được thiết kế chỉ định.
- Ngoài ra, các cụ, mợ cũng sẽ có hồ sơ kỹ thuật để các đơn vị thi công chào thầu và dự toán chi tiết để nắm bắt, cân đối con số mình phải bỏ ra.
4. Nhược điểm của việc thuê thiết kế:
- Sự tranh luận - đây là điều cần có trong quá trình thiết kế. Nhà thiết kế là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà các cụ, mợ thuê. Vì vậy, không phải yêu cầu hay mong muốn nào cũng sẽ được chấp thuận và nghe theo. Khi đó, nhà thiết kế cần có những chứng thực, lập luận khoa học để có thể phân tích, định hướng cùng nhau đi đến một tiếng nói thống nhất.
- Thời gian: Thiết kế không phải là phép tính có công thức mà đó là quá trình tư duy, phân tích, sáng tạo và sửa đổi. Vì vậy, thiết kế không làm nhanh được, nó cần thời gian để có độ chín cả về hình khối, công năng, thông gió, ánh sáng, màu sắc, cảnh quan và kỹ thuật. Vì vậy sẽ rất mất thời gian của các cụ, mợ nhưng kết quả của việc chờ đợi đó sẽ là xứng đáng.
- Tiền bạc: chắc chắn là vậy vì không có gì là miễn phí cả. Không những vậy chi phí cho việc thiết kế cũng không hề nhỏ nếu đổi lấy một thiết kế có giá trị. Và cũng không ít trường hợp mất đến 2, 3 lần để tìm đơn vị thiết kế phù hợp.

Đã là tư duy và nhu cầu thì luôn có sự đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, em sẽ để các cụ, mợ tự trả lời câu hỏi này. Em tin các cụ, mợ đều sẽ là những chủ nhà thông thái lựa chọn được đáp án phù hợp với mình. Em xin cám ơn ./.
 
Chỉnh sửa cuối:

TutiSuri

Xe đạp
Biển số
OF-840198
Ngày cấp bằng
15/9/23
Số km
23
Động cơ
227 Mã lực
Tuổi
40
Về nguyên tắc kết cấu cột / vách chịu lực phải có chiều ngang ít nhất 150mm mới được coi là kết cấu chịu lực (TCVN). Nếu được cụ chuyển 4 cái cột thành 2 cái vách 150 là chuẩn nhất (cách bố trí thép đai hơi khác chút). Cách khác là làm cột 200x200 nhưng vát góc trong thang cũng ko ảnh hưởng nhiều. Cách khác thường gặp nữa là cách cụ Akaymikata tư vấn, ép về "cột/vách" dầy 100mm. Dạng kết cấu hụt chuẩn này rất hay thấy ở các hệ nhà xây bán khu vực cầu thang bộ. Tuy nhiên em không khuyến khích cách này vì vách quá mảnh, rủi ro nhiều trong quá trình làm thép, cốp pha, đầm dùi. Đương nhiên rủi ro sẽ ít đi khi có tường gạch đi kèm, nhưng chuyện gì ra chuyện đấy, kết cấu bê tông cốt thép phải đạt theo đúng nghĩa của nó.
cảm ơn cụ, bên thi công cũng có ý kiến như cụ - khó thi công, rủi ro do cột mảnh, em cũng tham khảo bên thang máy, họ có ý kiến là cột đó để kích thước 110 ok vì thang máy chịu lực chủ yếu trên tầng 6 ạ.
Em chốt phương án để cột 110x300 cụ ạ.
Các cụ cho em hỏi thêm chút là: Nhà em 5 tầng1 tum, bên thiết kế bố trí cột tầng 1,2 (trục 1,2,5,6) kích thước 220x300 (trục thang máy thì KT cột đều 220x220), sau đó từ tầng 3,4,5,6 thu lại còn 220x220 thế này ok chưa ạ? Em cảm ơn các cụ. Mong các cụ giải đáp giúp ạ.
z4887924227131_9b0a2e47c868780d4e3ebaa6a5905e6e.jpg
z4887924221356_6b1a57c7d103bc79a52aeb24796e97be.jpg

1700178134593.png

Này khi thi công thì cắt 2 thanh sắt đi ạ, cắt sát chân cột luôn ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

TutiSuri

Xe đạp
Biển số
OF-840198
Ngày cấp bằng
15/9/23
Số km
23
Động cơ
227 Mã lực
Tuổi
40
B. CHỦ ĐỀ 2: NÊN THUÊ THIẾT KẾ HAY KHÔNG ?

Đây là một câu hỏi mà bao nhiêu năm vẫn chưa có một câu trả lời chính xác. Có nhà vài nghìn m2 cũng tự làm và có nhà mười mấy m2 cũng thuê. Có người bảo bắt buộc phải cần, có người lại xem là lãng phí. Còn em nhìn nhận đó là tư duy và nhu cầu của mỗi người nên không có chuyện đúng hay sai ở đây mà em chỉ phân tích ưu và nhược điểm của việc không thuê và có thuê thiết kế và chính các cụ, mợ sẽ là người tự trả lời sau khi đã đọc, suy nghĩ và cảm nhận.
1. Ưu điểm của việc không thuê thiết kế:
- Vâng, em nghĩ vấn đề này ai đọc bài viết này đều có thể trả lời được : đó là không mất tiền và thời gian chờ bản thiết kế. Các cụ, mợ hoàn toàn có thể lên mạng lấy một mãu nào đó hay làm giống nhà hàng xóm hoặc đi các nơi chụp lại các chi tiết nhà mình thích về ghép thành của mình. Việc này khá đơn giản và đa số thợ xây ở mình đều có thể vỗ ngực khẳng định làm tốt. Tốn tiền thiết kế làm gì, tiền đó mua ti vi, tủ lạnh có phải sướng hơn không.
- Ngoài ra, việc không phải chờ thiết kế sẽ giúp các cụ, mợ không phải mất thời gian và công sức trao đổi, suy nghĩ về phương án thiết kế. Việc xây nhà có thể thích lúc nào làm lúc đó chứ không cần chờ hàng tuần, thậm chí hàng tháng cho bản thiết kế.
2. Nhược điểm của việc không thuê thiết kế:
- Nhược điểm đầu tiên và em nghĩ là lớn nhất đó là các cụ, mợ sẽ không có được một ngôi nhà của “ chính mình “. Một ngôi nhà mà không giống ngôi nhà khác khi thể hiện được tư duy thẩm mỹ của chủ nhà cũng như phù hợp nhu cầu, thói quen và lối sống ở trong không gian đó.
- Nhược điểm thứ hai đó là các cụ, mợ không được thấy trước ngôi nhà và không gian sống sau khi làm xong. Vì vậy những bất cập về công năng, thông gió, thẩm mỹ có thể sẽ xảy ra khi làm nhà xong. Và tình huống vừa làm vừa chỉnh hoàn toàn có thể xảy ra.
- Nhược điểm thứ ba đó là do không có hồ sơ kỹ thuật thi công nên kết cấu ngôi nhà có thể tính thừa, hoặc thiếu. Các vật liệu cũng như biện pháp thi công chi tiết không có dẫn đến việc thi công không chính xác hoặc gặp tâm lý phi lao phải theo lao, thôi kệ vậy.
- Nhược điểm thứ tư đó là khi không có hồ sơ thiết kế kỹ thuật thì không thể có một dự toán chi tiết chính xác. Vì vậy, các cụ, mợ không thể nắm được tổng mức đầu tư và khống chế con số khi làm nhà.
3. Ưu điểm của việc thuê thiết kế:
- Khi thuê thiết kế điều đầu tiên các cụ, mợ có được là sự lắng nghe, chia sẻ và định hướng từ những người có chuyên môn.
- Khi thuê thiết kế, các cụ, mợ sẽ được nhìn thấy ngôi nhà và những không gian mình sẽ ở qua những buổi thuyết trình về hình khối, công năng, màu sắc và ánh sáng. Những buổi thuyết trình đó có thể suôn sẻ, có thể tranh luận gay gắt nhưng kết quả của quá trình đó sẽ là một ngôi nhà và không gian thực tế mà chắc chắn làm cho người ở trong đó sẽ hạnh phúc và hài lòng.
- Khi thuê thiết kế, các cụ, mợ sẽ có một ngôi nhà khác biệt và phù hợp từ tư duy thẩm mỹ đến công năng ở. Một ngôi nhà luôn cần nói lên tiếng nói, lối sống và tính cách của chủ nhà. Đó sẽ là một ngôi nhà lạ về hình thức, về không gian nhưng lại quen về lối sống, về sinh hoạt.
- Trong lĩnh vực chuyên môn, nhà thiết kế sẽ tính toán, cân đối và đưa được các giá trị tự nhiên vào trong không gian ở để tạo được một không gian thoáng đãng, có nắng, có gió và có cả mưa. Hồ sơ kỹ thuật cũng được tính toán chi tiết từ kết cấu cũng như chi tiết thi công sao cho có sự phù hợp và chính xác nhất. Các cụ, mợ cũng không phải đau đầu lựa chọn vật liệu khi toàn bộ đã được thiết kế chỉ định.
- Ngoài ra, các cụ, mợ cũng sẽ có hồ sơ kỹ thuật để các đơn vị thi công chào thầu và dự toán chi tiết để nắm bắt, cân đối con số mình phải bỏ ra.
4. Nhược điểm của việc thuê thiết kế:
- Sự tranh luận - đây là điều cần có trong quá trình thiết kế. Nhà thiết kế là những người có chuyên môn và kinh nghiệm trong lĩnh vực mà các cụ, mợ thuê. Vì vậy, không phải yêu cầu hay mong muốn nào cũng sẽ được chấp thuận và nghe theo. Khi đó, nhà thiết kế cần có những chứng thực, lập luận khoa học để có thể phân tích, định hướng cùng nhau đi đến một tiếng nói thống nhất.
- Thời gian: Thiết kế không phải là phép tính có công thức mà đó là quá trình tư duy, phân tích, sáng tạo và sửa đổi. Vì vậy, thiết kế không làm nhanh được, nó cần thời gian để có độ chín cả về hình khối, công năng, thông gió, ánh sáng, màu sắc, cảnh quan và kỹ thuật. Vì vậy sẽ rất mất thời gian của các cụ, mợ nhưng kết quả của việc chờ đợi đó sẽ là xứng đáng.
- Tiền bạc: chắc chắn là vậy vì không có gì là miễn phí cả. Không những vậy chi phí cho việc thiết kế cũng không hề nhỏ nếu đổi lấy một thiết kế có giá trị. Và cũng không ít trường hợp mất đến 2, 3 lần để tìm đơn vị thiết kế phù hợp.

Đã là tư duy và nhu cầu thì luôn có sự đa dạng của cuộc sống. Vì vậy, em sẽ để các cụ, mợ tự trả lời câu hỏi này. Em tin các cụ, mợ đều sẽ là những chủ nhà thông thái lựa chọn được đáp án phù hợp với mình. Em xin cám ơn ./.
Nếu chưa từng xây nhà, em cũng sẽ không để ý đến bộ môn thiết kế đâu cụ, nhiều nhà cũng vậy, nhiều nhà khu em (ko phải thiếu tiền, thậm chí nhiều tiền) họ vẫn quan niệm thuê kỹ sư thiết kế nhà là thừa giấy vẽ voi, ôi dào vẽ chuyện, có cái nhà nhu cầu thế thôi, cứ thế mà xây :)) . Nhà cách nhà em 3 nhà họ còn giao phó toàn bộ cho đội thợ thi công, tự thiết kế tự thi công luôn. Chủ nhà bảo em là: Lo gì kết cấu, nhà mày cột 220x220 thì nhà chú làm hẳn 220x300 :D, vách tường mà sợ yếu thì đổ hẳn bê tông - chắc chú đùa :D.
Nhưng thi công mới thấy, thiết kế bản cuối rồi mà vẫn nhiều lúc lăn tăn cả đêm mất ngủ
à, em bổ sung thêm ý kiến là nếu đọc bài của cụ thì nhiều người vẫn cho là thiết kế chỉ đơn giản là vẽ công năng các phòng, bố trí cầu thang, wc sao cho phù hợp, cái này nhiều chủ nhà mà tư duy rõ ràng họ cũng có thể làm tốt được.
Nhưng em thấy mấu chốt của việc thiết kế là lên kết cấu phù hợp, tối ưu không gian, tối ưu chi phí.
Thi công mà lãng phí 20 cây sắt phi 22 thôi là gần đủ tiền thuê thiết kế rồi :D.
Hoặc chỗ nào nhàđất cỡ 150tr/m2, thiết kế chỉ cần tối ưu diện tích cho 0,5m2 thôi (cỡ 10cm chiều ngang cho nhà mặt tiền 5m) là đủ chi phí thiết kế rồi. Mà tối ưu 10cm chiều ngang em nghĩ thiết kế làm tốt hơn là xây theo phong cách tự do phóng khoáng hào sảng.
P.S nhiều nhà thuê tk hẳn hoi mà thi công lên vẫn mắc lỗi đó cụ, như hàng xóm nhà em chả hạn, khoảng cách từ bậc thang gần nhất đến dầm quá ngắn, nên nếu khách cao chừng 1.75m đi lên cầu thang cảm giác dầm chạm vào đầu. Chị chủ nhà cũng khó tính, nhưng chị cao có 1.5m nên chị ko thấy khó chịu. Em vào nhà chơi em thấy ngay vấn đề dù em chỉ cao có 1.65m thôi. Hoặc như em, em cũng thuê tk nhưng trước khi thi công em ko biết đến việc thuê bên thứ 3 check lại thiết kế, nên giờ mới phát sinh việc đi hỏi các cụ đây nè :D.
 
Chỉnh sửa cuối:

moonlife

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,369
Động cơ
367,628 Mã lực
Nếu chưa từng xây nhà, em cũng sẽ không để ý đến bộ môn thiết kế đâu cụ, nhiều nhà cũng vậy, nhiều nhà khu em (ko phải thiếu tiền, thậm chí nhiều tiền) họ vẫn quan niệm thuê kỹ sư thiết kế nhà là thừa giấy vẽ voi, ôi dào vẽ chuyện, có cái nhà nhu cầu thế thôi, cứ thế mà xây :)) . Nhà cách nhà em 3 nhà họ còn giao phó toàn bộ cho đội thợ thi công, tự thiết kế tự thi công luôn. Chủ nhà bảo em là: Lo gì kết cấu, nhà mày cột 220x220 thì nhà chú làm hẳn 220x300 :D, vách tường mà sợ yếu thì đổ hẳn bê tông - chắc chú đùa :D.
Nhưng thi công mới thấy, thiết kế bản cuối rồi mà vẫn nhiều lúc lăn tăn cả đêm mất ngủ
à, em bổ sung thêm ý kiến là nếu đọc bài của cụ thì nhiều người vẫn cho là thiết kế chỉ đơn giản là vẽ công năng các phòng, bố trí cầu thang, wc sao cho phù hợp, cái này nhiều chủ nhà mà tư duy rõ ràng họ cũng có thể làm tốt được.
Nhưng em thấy mấu chốt của việc thiết kế là lên kết cấu phù hợp, tối ưu không gian, tối ưu chi phí.
Thi công mà lãng phí 20 cây sắt phi 22 thôi là gần đủ tiền thuê thiết kế rồi :D.
Hoặc chỗ nào nhàđất cỡ 150tr/m2, thiết kế chỉ cần tối ưu diện tích cho 0,5m2 thôi (cỡ 10cm chiều ngang cho nhà mặt tiền 5m) là đủ chi phí thiết kế rồi. Mà tối ưu 10cm chiều ngang em nghĩ thiết kế làm tốt hơn là xây theo phong cách tự do phóng khoáng hào sảng.
P.S nhiều nhà thuê tk hẳn hoi mà thi công lên vẫn mắc lỗi đó cụ, như hàng xóm nhà em chả hạn, khoảng cách từ bậc thang gần nhất đến dầm quá ngắn, nên nếu khách cao chừng 1.75m đi lên cầu thang cảm giác dầm chạm vào đầu. Chị chủ nhà cũng khó tính, nhưng chị cao có 1.5m nên chị ko thấy khó chịu. Em vào nhà chơi em thấy ngay vấn đề dù em chỉ cao có 1.65m thôi. Hoặc như em, em cũng thuê tk nhưng trước khi thi công em ko biết đến việc thuê bên thứ 3 check lại thiết kế, nên giờ mới phát sinh việc đi hỏi các cụ đây nè :D.
E vẫn bảo tiền thuê TK rẻ hơn nhiều lần những lãng phí ở khâu thi công mà. Tối ưu cho cụ cỡ 2m2 cái hành lang thôi là cụ đỡ lãng phí vài trăm triệu tiền đất + tiền xây x 5 tầng rồi. Chưa kể ko thiết kế hoặc thiết kế kém kiểu cadman dễ dẫn đến tình trạng phải đập ra làm lại tiếp tục lãng phí trong quá trình thi công. Ấy vậy mà vẫn rất nhiều người coi thường chất xám của thiết kế, lôi ra so với siêu thị bản vẽ hay cadman hay tự search bản vẽ trên mạng. K/n của e ở món TK này là càng làm việc với ai cò kè chi phí thiết kế thì càng khó và dễ vỡ trận. Cho nên cứ nói luôn là phải đúng giá e mới làm :D Đắt gấp đôi gấp ba giá thị trường cadman đấy nhưng phải thế mới đủ chi phí và kỳ vọng lợi nhuận. Thực tế làm thiết kế cho tử tế mất rất nhiều chất xám và thời gian, lợi nhuận ko đc bao nhiêu, nên mong các cụ hiểu và thông cảm cho ae cho nghề. Ko có đến 1 lúc nào đó sẽ chỉ còn toàn cadman, ko còn ai làm nghề thực thụ nữa. Ngta chuyển hết sang buôn VLXD, thiết bị, với nhận thầu thi công cho ra tấm ra món còn nuôi vợ nuôi con.
Thêm 1 lưu ý với cụ vì cụ đã quyết làm cột 100x300, rằng cái cấu kiện bê tông cốt thép này sẽ không được coi là cột/vách, không đủ tiêu chuẩn để đưa vào tính toán chịu lực. 1 cái cột vách ngoài chịu lực nén thẳng, còn chịu lực cắt đầu cột và vị trí giằng/dầm neo giữa mỗi tầng nữa cụ nhé. Nôm na là lực lắc ngang, lực này là như nhau ở tất cả các tầng. 100x300 quá mảnh để chịu lực cắt. Cụ tham khảo thêm TCVN. Tuy nhiên nếu xây hết hợp với tường + có liên kết với các dầm cột xung quanh thì khả nứt khá thấp.
Nếu bên thi công chưa biết cách buộc thép cho vách mỏng thì pm e hướng dẫn. Ko phải buộc thép theo kiểu truyền thống đâu. Vách 100, lớp bê tông bảo vệ 20, như vậy 2 thanh thép chủ chỉ cách nhau cỡ 5cm - là gần như dính vào nhau nếu tính cả sai số trong quá trình thi công.
 
Chỉnh sửa cuối:

TutiSuri

Xe đạp
Biển số
OF-840198
Ngày cấp bằng
15/9/23
Số km
23
Động cơ
227 Mã lực
Tuổi
40
E vẫn bảo tiền thuê TK rẻ hơn nhiều lần những lãng phí ở khâu thi công mà. Tối ưu cho cụ cỡ 2m2 cái hành lang thôi là cụ đỡ lãng phí vài trăm triệu tiền đất + tiền xây x 5 tầng rồi. Chưa kể ko thiết kế hoặc thiết kế kém kiểu cadman dễ dẫn đến tình trạng phải đập ra làm lại tiếp tục lãng phí trong quá trình thi công. Ấy vậy mà vẫn rất nhiều người coi thường chất xám của thiết kế, lôi ra so với siêu thị bản vẽ hay cadman hay tự search bản vẽ trên mạng. K/n của e ở món TK này là càng làm việc với ai cò kè chi phí thiết kế thì càng khó và dễ vỡ trận. Cho nên cứ nói luôn là phải đúng giá e mới làm :D Đắt gấp đôi gấp ba giá thị trường cadman đấy nhưng phải thế mới đủ chi phí và kỳ vọng lợi nhuận. Thực tế làm thiết kế cho tử tế mất rất nhiều chất xám và thời gian, lợi nhuận ko đc bao nhiêu, nên mong các cụ hiểu và thông cảm cho ae cho nghề. Ko có đến 1 lúc nào đó sẽ chỉ còn toàn cadman, ko còn ai làm nghề thực thụ nữa. Ngta chuyển hết sang buôn VLXD, thiết bị, với nhận thầu thi công cho ra tấm ra món còn nuôi vợ nuôi con.
Thêm 1 lưu ý với cụ vì cụ đã quyết làm cột 100x300, rằng cái cấu kiện bê tông cốt thép này sẽ không được coi là cột/vách, không đủ tiêu chuẩn để đưa vào tính toán chịu lực. 1 cái cột vách ngoài chịu lực nén thẳng, còn chịu lực cắt đầu cột và vị trí giằng/dầm neo giữa mỗi tầng nữa cụ nhé. Nôm na là lực lắc ngang, lực này là như nhau ở tất cả các tầng. 100x300 quá mảnh để chịu lực cắt. Cụ tham khảo thêm TCVN. Tuy nhiên nếu xây hết hợp với tường + có liên kết với các dầm cột xung quanh thì khả nứt khá thấp.
Nếu bên thi công chưa biết cách buộc thép cho vách mỏng thì pm e hướng dẫn. Ko phải buộc thép theo kiểu truyền thống đâu. Vách 100, lớp bê tông bảo vệ 20, như vậy 2 thanh thép chủ chỉ cách nhau cỡ 5cm - là gần như dính vào nhau nếu tính cả sai số trong quá trình thi công.
Tối ưu hành lang không phải kts nhà em ko làm được, hay làm ko tốt, mà nhà em chủ định là như thế do có mục đích riêng cụ ạ. Cảm ơn cụ. Nếu khách hàng xác định được mục tiêu của họ, thì cũng đỡ mất thời gian cho các cụ thiết kế, các cụ làm việc hiệu quả hơn nhiều.
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
cảm ơn cụ, bên thi công cũng có ý kiến như cụ - khó thi công, rủi ro do cột mảnh, em cũng tham khảo bên thang máy, họ có ý kiến là cột đó để kích thước 110 ok vì thang máy chịu lực chủ yếu trên tầng 6 ạ.
Em chốt phương án để cột 110x300 cụ ạ.
Các cụ cho em hỏi thêm chút là: Nhà em 5 tầng1 tum, bên thiết kế bố trí cột tầng 1,2 (trục 1,2,5,6) kích thước 220x300 (trục thang máy thì KT cột đều 220x220), sau đó từ tầng 3,4,5,6 thu lại còn 220x220 thế này ok chưa ạ? Em cảm ơn các cụ. Mong các cụ giải đáp giúp ạ.
View attachment 8207001 View attachment 8207002
View attachment 8207003
Này khi thi công thì cắt 2 thanh sắt đi ạ, cắt sát chân cột luôn ạ?
Về nguyên lý thì khi tải trọng các tầng trên giảm đi thì việc thu cột là phù hợp tránh lãng phí. Còn việc thu như nào, thu từ tầng nào thì cần bản vẽ và sự tính toán cụ thể còn theo kinh nghiệm thì em thấy thiết kế làm đúng việc này. Ở cốt chuyển thu cột thì 2 cây sẽ không cần để chờ lên mà neo vào thép dầm chứ không phải cắt cụt cụ nhé.
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
Nếu chưa từng xây nhà, em cũng sẽ không để ý đến bộ môn thiết kế đâu cụ, nhiều nhà cũng vậy, nhiều nhà khu em (ko phải thiếu tiền, thậm chí nhiều tiền) họ vẫn quan niệm thuê kỹ sư thiết kế nhà là thừa giấy vẽ voi, ôi dào vẽ chuyện, có cái nhà nhu cầu thế thôi, cứ thế mà xây :)) . Nhà cách nhà em 3 nhà họ còn giao phó toàn bộ cho đội thợ thi công, tự thiết kế tự thi công luôn. Chủ nhà bảo em là: Lo gì kết cấu, nhà mày cột 220x220 thì nhà chú làm hẳn 220x300 :D, vách tường mà sợ yếu thì đổ hẳn bê tông - chắc chú đùa :D.
Nhưng thi công mới thấy, thiết kế bản cuối rồi mà vẫn nhiều lúc lăn tăn cả đêm mất ngủ
à, em bổ sung thêm ý kiến là nếu đọc bài của cụ thì nhiều người vẫn cho là thiết kế chỉ đơn giản là vẽ công năng các phòng, bố trí cầu thang, wc sao cho phù hợp, cái này nhiều chủ nhà mà tư duy rõ ràng họ cũng có thể làm tốt được.
Nhưng em thấy mấu chốt của việc thiết kế là lên kết cấu phù hợp, tối ưu không gian, tối ưu chi phí.
Thi công mà lãng phí 20 cây sắt phi 22 thôi là gần đủ tiền thuê thiết kế rồi :D.
Hoặc chỗ nào nhàđất cỡ 150tr/m2, thiết kế chỉ cần tối ưu diện tích cho 0,5m2 thôi (cỡ 10cm chiều ngang cho nhà mặt tiền 5m) là đủ chi phí thiết kế rồi. Mà tối ưu 10cm chiều ngang em nghĩ thiết kế làm tốt hơn là xây theo phong cách tự do phóng khoáng hào sảng.
P.S nhiều nhà thuê tk hẳn hoi mà thi công lên vẫn mắc lỗi đó cụ, như hàng xóm nhà em chả hạn, khoảng cách từ bậc thang gần nhất đến dầm quá ngắn, nên nếu khách cao chừng 1.75m đi lên cầu thang cảm giác dầm chạm vào đầu. Chị chủ nhà cũng khó tính, nhưng chị cao có 1.5m nên chị ko thấy khó chịu. Em vào nhà chơi em thấy ngay vấn đề dù em chỉ cao có 1.65m thôi. Hoặc như em, em cũng thuê tk nhưng trước khi thi công em ko biết đến việc thuê bên thứ 3 check lại thiết kế, nên giờ mới phát sinh việc đi hỏi các cụ đây nè :D.
Em viết bài đứng trên vai trò của chủ nhà và cả người thiết kế vì cả 2 vai trò này em đều trải qua. Thực tế để nói vè giá trị của thiết kế mang lại một cách chi tiết thì chắc em viết cả ngày không hết nhưng như vậy sẽ mang tính chất phiến diện nên em chỉ tóm tắt các vấn đề chính. Thiết kế là một nghề em đã nói là càng làm càng chín, đến bản chất là người làm nghề mà thực tế có nhiều vấn đề em còn ngắm nghía chỉ đạo để cho một hiệu quả tốt hơn chứ chưa nói đến không có bản vẽ hay làm không có nghề. Thực tế thiết kế và chi phí cũng muôn hình vạn kiểu từ lẩu thập cẩm đến hương vị ẩm thực, từ 50k / m2 đến 5 triệu / m2. Quan trọng là giữa chủ nhà và người thiết kế tìm được một sự phù hợp và thấy happy với việc đó thì em thấy là đủ rồi.
Về kết cấu thì rất may bây giờ công nghệ cũng như kiến thức ở mình đã phát triển khá nhanh nên có nhiều giải pháp " phi kết cấu " đã được ứng dụng vào công trình dân dụng thực tế như dầm cột mỏng, vượt nhịp hay kết cấu vỏ mỏng với hệ khung chịu lực chỉ 5cm. Quan trọng là việc đó có phù hợp với điều kiện kinh tế không mà thôi cụ ạ.
 

DT Mobile

Xe hơi
Biển số
OF-745503
Ngày cấp bằng
6/10/20
Số km
153
Động cơ
58,895 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
TP Thanh Hóa, Tỉnh Thanh Hóa
Thiết kế bây giờ tầm bao nhiêu tiền/1m2 vậy các cụ
 

matizac

Xe tăng
Biển số
OF-125314
Ngày cấp bằng
24/12/11
Số km
1,654
Động cơ
326,763 Mã lực
Mỗi người một nghề, mỗi người một tính cách. Để có ngôi nhà ưng ý quả thật không dễ, chưa kể quan điểm, độ thích thú có thể thay đổi theo thời gian.
Về thiết kế em xin có vài ý như sau:
- Chủ nhà khi làm nhà có thiết kế đương nhiên là sẽ tốt hơn rất nhiều, nhưng thật ra cái chủ nhà cần thật sự là Tổng công trình sư, người có thể am hiểu và vận hành toàn bộ từ đọc được ý tưởng của chủ nhà, biến ý tưởng đó thành hiện thực lần lượt qua các bước thiết kế kiến trúc, kết cấu và hạ tầng kỹ thuật, quản lý quá trình thi công và hoàn thiện.
- Ý tưởng của chủ nhà lại rất khác nhau đối với từng người, thậm chí ngay cả việc giúp chủ nhà nhận ra được ý tưởng của chính chủ nhà cũng là một việc vô cùng quan trọng và cần thiết.
- Biến cái ý tưởng ấy thành một cái gì đó rõ ràng hơn là việc tiếp theo, để cho ý tưởng ấy có tính thực tiễn, phù hợp với các điều kiện về kinh tế, cảnh quan, môi trường xung quanh.
- Nếu tách biệt thiết kế với biện pháp thi công, lựa chọn vật liệu thì sẽ không hiệu quả, bởi thực tế được thực hiện bởi con người thi công cụ thể, ở địa phương, địa bàn cụ thể nên các vấn đề về tay nghề, mức độ thành thạo, điều kiện cung cấp vật tư, vật liệu sẽ khác nhau vì vậy người thiết kế cũng cần phải có hiểu biết và nắm được một số thông tin cơ bản để có thể thích ứng với điều kiện hiện có. Không ít trường hợp thiết kế hơi máy móc, giấy tờ sách vở mà thiếu tính thực tiễn trong quá trình thi công.
- Có nhiều đơn vị thi công rất chuyên nghiệp, có nhiều biện pháp, phương thức thực hiện rất nhanh, tiết kiệm và thậm chí cải tiến thiết kế rất tốt.
- Vật liệu trên thực tế cũng vô cùng đa dạng và thay đổi khá nhanh, nên việc cập nhật vào quá trình thiết kế là cần thiết.
- Tùy theo quy mô của công trình, nếu cứ máy móc áp dụng đủ các bước cho mọi công trình thì không phù hợp. Công trình lớn thì cần làm đủ và kỹ từng bước, công trình nhỏ thì có thể rút gọn để phù hợp.
Cuối cùng thì để làm được một ngôi nhà luôn cần phải có sự trao đổi làm việc và phối hợp giữa chủ nhà, thiết kế, thi công, cung cấp vật liệu trong suốt quá trình từ ban đầu cho đến khi hoàn thành.
Chúc các cụ quan tâm sớm có ngôi nhà an vui!
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
Thiết kế bây giờ tầm bao nhiêu tiền/1m2 vậy các cụ
Bao nhiêu còn do nhu cầu của cụ là thiết kế kiến trúc hay nội thất hay cả 2 hoặc full hồ sơ bộ môn. Đơn giá thì em thấy vô cùng có chỗ thì 50k / m2, có nơi 5 triệu / m2. Còn trung bình như cty em đang lấy là 500k / m2 cho full hồ sơ ạ.
 

Akaymikata

Xe tải
Biển số
OF-813301
Ngày cấp bằng
28/5/22
Số km
398
Động cơ
3,380 Mã lực
Tuổi
41
C. CHỦ ĐỀ 3: LỰA CHỌN ĐƠN VỊ THIẾT KẾ PHÙ HỢP - KHÓ HAY DỄ ?
Sau khi đã đọc hết chủ đề 2 nếu câu trả lời của các cụ, mợ là không thì hãy bỏ qua bài viết này, còn nếu là có thì cùng mời các cụ, mợ đọc, suy nghĩ và phân tích:
Ở thời điểm hiện tại, việc tìm được một đơn vị thiết kế quá đơn giản khi chỉ cần hỏi han hay một vài phút lướt mạng các cụ, mợ sẽ tìm được không chỉ vài chục mà đến hàng trăm đơn vị sẵn sàng nhận lời thiết kế cũng như đồng hành trong công việc làm nhà. Thậm chí, em nghĩ mỗi người đều có bạn bè, hay họ hàng làm nghề thiết kế. Mỗi đơn vị thiết kế đều sẽ có các bước làm việc cũng như đơn giá đa dạng để các cụ, mợ thỏa sức lựa chọn. Tuy nhiên, để tìm được đơn vị thiết kế phù hợp thì quả thực là điều không dễ dàng. Vậy tại sao lại có điều nghịch lý đó ?
1. Tìm tiếng nói chung
- Có thể nói đây là một vấn đề khá đơn giản khi các cụ, mợ tìm đơn vị thiết kế “ chỉ đâu đánh đó “ hay “ thích gì được đấy “. Các đơn vị thiết kế này sẽ hoàn toàn nâng tầm thượng đế của khách hàng khi mà bất kỳ yêu cầu hay mong muốn nào cũng đều được đáp ứng tối đa. Không chỉ có vậy, thời gian thiết kế lúc này cũng cực nhanh và giá thành thiết kế cũng thường khá rẻ hoặc giảm giá hay free nếu được vào thi công. Và đây sẽ là trường hợp các cụ, mợ thuê đơn vị thể hiện lại suy nghĩ của mình chứ không phải mua chất xám của họ.
- Và ngược lại với những vấn đề trên, nếu các cụ, mợ muốn mua chất xám, sự sáng tạo hay những phân tích chuyên môn của những chuyên gia trong việc “ làm nhà “ thì việc trái chiều trong suy nghĩ và tư duy hoàn toàn có thể xảy ra trong quá trình tư vấn.Mỗi mảnh đất đều có tiếng nói riêng tuỳ theo hiện trạng, cảnh quan xung quanh và hướng đất. Và việc biết làm sao để có một ngôi nhà phù hợp trên mảnh đất đó hay một không gian thẩm mỹ phù hợp đáp ứng nhu cầu công năng sẽ là việc của người thiết kế. Lúc này giữa nhu cầu công năng, sự mong muốn và nhu cầu của chủ nhà có thể sẽ không hoàn toàn phù hợp vấn đề đó. Vì vậy, nhà thiết kế sẽ cần phải đưa được ra phương án dung hoà “ phù hợp “ và “ mong muốn “ dựa trên cơ sở lập luận phân tích thuyết phục về khoa học, thẩm mỹ, kỹ thuật. Điểu này thực sự rất khó khi thay đổi nhu cầu, tư duy, thẩm mỹ của một người là một chuyện không hề dễ.
- “ Cá tính và chất riêng “ là điều cần có của nhà thiết kế nếu muốn có công trình đẹp và sáng tạo. Vì vậy, khi bị áp đặt hay có những tư duy trái chiều nhau thì từ chối thiết kế sẽ là việc có thể xảy ra. Trước 35 tuổi, em thường xuyên từ chối những hợp đồng thiết kế sau khi tư vấn thấy “ tiếng nói “ trái chiều nhau vì luôn ấn định những tư duy của mình là tốt nhất rồi nhưng thực tế đó lại là sai lầm. Dù một ngôi nhà có thể “ đẹp “ như nào đi nữa thì người ở và sử dụng không gian đó không phải là nhà thiết kế mả là chủ nhà. Vì vậy, em luôn tìm thêm những con đường để đạt được “ sự phù hợp “ tốt nhất. Lời từ chối thì rất dễ nhưng để tìm được “ sự phù hợp “ quả thực không dễ chút nào. Gần đây nhất, sau khi tìm nhiều con đường mà vẫn bế tắc, em đã quyết định từ chối việc thiết kế của một cụ, nhưng cũng chính nhờ sự tin tưởng tuyệt đối mà cụ giành cho làm em quyết định phải khai thác được một con đường phù hợp. Và cuối cùng cả em và cụ chủ nhà đã tìm được con đường phù hợp đó.
2. Thiết kế cần thời gian
- Nghe thật là nghich lý khi kiến trúc được xếp là một môn nghệ thuật nhưng tính kỹ thuật, khoa học, kinh tế và độ chính xác lại yêu cầu rất cao. Vì vậy, ngoài thời gian cho việc sáng tạo, việc thiết kế còn cần thời tính toán và triển khai của rất nhiều bộ môn đi kèm như nội thất, kết cấu, điện nước, cảnh quan và dự toán.
- Thiết kế cũng là một nghề càng nghĩ, càng tính thì càng kỹ khi mà giá trị thẩm mỹ luôn luôn thay đổi. Có một điều rất buồn cười là dù công trình có tâm đắc như nào đi nữa thì sau một thời gian quay trở lại em luôn thấy tiếc vì thấy có thể làm và có giải pháp tốt hơn cho thời điểm ngày đó. Vì vậy, thiết kế luôn cần thời gian để " chín ".
- Trong thực tế làm việc, em gặp khá nhiều tình huống vì nhiều lý do khách quan và chủ quan mà ép về thời gian thiết kế và em luôn phân tích không phải ai cũng có thể xây cái nhà thứ 2, vì vậy hãy giành thời gian cho việc thiết kế ngôi nhà ở cả đời.
3. Thiết kế cần chi phí
- Cho đến tận bây giờ, em vẫn không trả lời được là tại sao cần giảm giá hay miễn phí thiết kế khi được lựa chọn làm tổng thầu thi công. Khi mà cả 2 công việc đều không liên quan về cả giấ trị kinh tế cũng như vai trò công việc. Để có thể làm nghề thiết kế, kiến trúc sư không chỉ cần một thời gian khá dài học tập, thực tập và nghiên cứu mà còn mất rất nhiều chi phí cho việc học, việc trải nghiệm và cả việc trả giá. Và để có một bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật thi công hoàn chỉnh thì ngoài nhà thiết kế còn cần rất nhiều công sức tham gia của các bộ môn khác. Vậy họ sẽ lấy gì sống và sáng tác ?
- Chính vì vậy, việc thiết kế cần chi phí không hề nhỏ cho một giai đoạn làm việc sáng tạo và nghiêm túc. Chi phí việc thiết kế dân dụng cũng không hề có một quy định chính thức nào cả nên giá thành rất phong phú và đa dạng nhưng dù ở giá trị nào đi chăng nữa thì em luôn khẳng định giá trị mà thiết kế mang lại sẽ luôn nhiều hơn giá trị kinh tế cho việc thiết kế.
4. Thiết kế cần trải nghiệm và kinh nghiệm
- Nghề thiết kế không chỉ yêu cầu sự học hỏi, cập nhật, nghiên cứu hàng ngày mà trải nghiệm sống cũng như kinh nghiệm thực tế cũng cực kỳ quan trọng. Một điều chắc chắn rằng nếu nhà thiết kế không ỏ hay nghiên cứu sâu không gian Nhật sẽ không thể thiết kế tốt một ngôi nhà phong cách Nhật. Cũng như một nhà thiết kế không làm hay nghiên cứu sâu gạch lắp ghép sẽ không triển khai tốt bản vẽ gạch lắp ghép được.
- Không chỉ có vậy, việc trải nghiệm đa dạng cũng như nhiều kinh nghiệm thực tế sẽ giúp nhà thiết kế có nhiều cơ sở để phân tích lập luận và định hướng cho khách hàng phù hợp.
5. Chọn công ty thiết kế lớn hay văn phòng nhỏ
- Nếu lựa chọn công ty lớn, các cụ, mợ sẽ được chào đón ở một không gian chuyên nghiệp, các bước và cách thức làm việc đều sẽ có quy trình và thời gian cụ thể cũng như mức độ an toàn thương hiệu ban đầu. Tuy nhiên, ngôi nhà của các cụ, mợ có thể sẽ không được nghiên cứu quá sáng tạo và đầu tư nhiều chất xám trong đó khi mà một nhà thiết kế có khi phải làm đến 10 công trình trong 1 tháng do công ty ép doanh số nên việc na ná hoàn toàn có thể xảy ra.
- Nếu lựa chọn văn phòng nhỏ thì ngược lại với công ty lớn, do số lượng việc không nhiều nên sẽ có thời gian chuyên sâu nghiên cứu sáng tạo hơn. Cũng như chất xám và mong muốn làm công trình đẹp sẽ nhiều hơn. Tuy nhiên, việc chậm tiến độ hoặc cách làm việc không chuyên nghiệp hoàn toàn có thể xảy ra trong trường hợp này.
- Và dù sự lựa chọn là gì đi nữa, việc các cụ, mợ nên quan tâm là người sẽ chủ trì thiết kế ngôi nhà của mình. Trong buổi tư vấn hãy yêu cầu được gặp chủ trì trực tiếp đảm nhận để trao đổi, cảm nhận, và lắng nghe tư vấn. Điều đó sẽ giúp các cụ, mợ có lựa chọn chính xác nhất.
6. Đừng hoàn toàn đặt niềm tin vào thông tin mạng
- Với các công cụ và sự phát triển diễn họa ngày nay, việc để có những bức ảnh 3D chất lượng là điều không hề khó. Và những việc không hề khó đó lại đang là cơ sở để gây dựng lòng tin của các cụ, mợ khi đi tìm đơn vị thiết kế. Em thấy đó là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Các cụ, mợ hãy xem cả những bộ hồ sơ kỹ thuật đã triển khai hay qua những công trình thực tế và trao đổi với những khách hàng cũ của đơn vị thiết kế để xem phản hồi ra sao. Em tin đây sẽ là cách đặt lòng tin đúng chỗ nhất.
- Cũng không ít lần, em phải sửa hoặc thiết kế lại những ngôi nhà của các cụ, mợ sau khi đã thiết kế xong. Vì vậy, việc đặt lòng tin vào đơn vị thiết kế sau khi đã tiếp xúc trao đổi trực tiếp với chủ trì và việc đi nghe các phản hồi của các khách hàng cũ là điều cần thiết vì dù đúng hay sai đi nữa thì quảng cáo cũng mãi chỉ là quảng cáo.

Hy vọng chút kiến thức của em sẽ góp phần cho các cụ, mợ lựa chọn được một đơn vị thiết kế phù hợp. Chúc các cụ, mợ sẽ có một ngôi nhà đẹp ./.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top