Có liên quan ko cụ?
Cụ phản biện ý em nêu đi đã, hay là lại quy chụp giống lúc cụ bảo em chỉ vẽ 3d chứ ko đi mua đc cái đèn kia haha
Comment này tôi xin phép đi lạc đề sang vấn đề phương pháp luận tư duy và tranh biện tý nhé:
Trong tranh biện, mọi người có học chút nên đọc và học theo phương pháp 6 cái mũ tư duy của De Bono. Đại để là khi tranh luận, thảo luận, cung cấp cho nhau thông tin cần có phương pháp. Người mình đơn giản thì cho là có hai loại: dữ kiện (fact) và quan điểm (opinion). Khi tranh luận về dữ kiện thì phải dùng dữ kiện để đối đáp, cùng nhau cung cấp thông tin dữ kiện bổ khuyết cho nhau. Mà đã là dữ kiện thì nó là khách quan, chỉ có đúng hoặc sai hoặc không có điều kiện kiểm định (gác lại). Ví dụ bác Tùng bảo màu đỏ là màu nóng (dữ kiện) mà tôi lại cho rằng màu đó là màu lạnh thì bác Tùng sẽ phản bác tôi bằng cách đua ra bằng chứng khoa học và bảng chuẩn mực của Hội khoa học về màu rằng đỏ là nóng. Tôi sẽ biết thêm 1 tri thức cần thiết mà trước đó tôi hiểu sai.
Nhưng khi chủ đề chuyển sang opinion vì lý do nào đấy, ví dụ bác Tùng bảo màu đỏ (nóng) rất đáng yêu, bố trí cho nhà tắm rất hay (lý do phong thủy nóng lạnh âm dương hay lý do tôn giáo ăn kiêng thịt gà của bác ấy nó vậy. Tôi không theo thuyết âm dương hay theo tôn giáo ăn kiêng tôi lại thấy màu đỏ nó rất chối trong trang trí nhà cửa cho tôi hay bạn bè tôi. Khi đó trước hết tôi cần biết đó là quan điểm (opinion) thì sự khác biệt là bình thường. Muốn tranh luận tôi cần tôn trọng ý kiến bác ấy, rồi phải biết ngọn ngành lý do tại sao bác ấy thích màu đỏ. Nếu thấy tranh luận được thì sẽ phải dùng opinion để đối đáp lại, ví như: tôi cũng ăn kiêng đây mà sao tôi lại không có quan điểm giống bác nhỉ. Nếu cần thuyết phục bác ấy tôi phải nhẹ nhàng khuyên bảo hay thuyết phục để bác ấy tự thay đổi quan điểm chứ không áp đặt được. Ở opinion không có chân lý tuyệt đối đúng/ sai mà chỉ có ai thích cái gì thì hơn thích cái khác, cùng nhau thuyết phục nhau thôi.
(Xin phép tôi không nói tiếp chỗ này, trên chỉ là 2 cái mũ tư duy thôi, còn 4 cái mũ khác các bác tự đọc)
Những lập luận sau đây là phản tranh biện được cho là ngụy biện: sao ông ngu vậy, đi thich màu đỏ? Ông học gì (ông tuổi gì) mà dám tranh luận với tôi? Ông là thằng lái xích lô sao biết màu đỏ đáng yêu hay không đáng yêu? Ông có dám thách tôi sơn đỏ ngôi nhà không mà dám nói vậy... ? Quách Thái Công nói vậy mà ông dám phê bình à? ....
Tôi mạm muội trích lại lời cụ Tùng 1 đoạn thôi sau đây:
"Vâng cụ
đó là vì trải nghiệm của cụ mới đến đó
em cũng ko trách
Cụ quy nó về giống nhà nghỉ thì cứ cho nó giống nhà nghỉ đi
Màu sắc thì cụ đang đứng trên cương vị nào để nói chuyện với em?
Phê bình thì mời cụ nêu luận điểm, thế nào là ấm cúng và thế nào là lạnh lẽo?
Người dùng phòng này thì cụ ko phải.
Vậy là người vãng lai? thì sở thích của cụ thế, tùy cụ thôi
Cụ có thuê em vẽ 1 phòng ngủ rực lửa ko cụ?
Chủ nhà này thích tông thế đấy cụ?
"
Các bạn, kể cả bác Tùng tự chấm lỗi ngụy biện của đoạn văn trên nhé.
Thế tôi mới nói cụ Tùng muốn tài năng tiếp tục phát triển cần học về phương pháp luận và 1 chút về đạo đức nghề làm dâu trăm họ mà khách hàng có tiền luôn là thượng đế... Văn hóa không chỉ là nói bậy và chửi thề. Mà nghề thiết kế và sáng tạo ra cái đẹp tự nó đòi hỏi một thứ văn hóa cao.
Sâu xa của tôi thực sự muốn một tài năng như cụ Tùng không bị cái tôi gọi là đạo đức hồi trẻ nó hại bác ấy khi bác ấy làm ăn lớn. Quả thật, có một bác giám đốc làm nhà hỏi tôi nên thuê ai KTS , tôi đã giới thiệu bác Tùng, nhưng khi bác GĐ đọc các bài viết của bác Tùng thì thôi không thuê bác ấy nữa mà tìm công ty thứ hai tôi khuyên . Do vậy những ý tôi nói trên không phải chỉ dành cho bác Tùng mà cho các KTS khác đang hành nghề và phát triển nghề...