[Funland] Lưu trữ: Các vấn đề về Thiết kế và Thi công nội thất!

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,553
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Mục 5. Của cụ em xin làm rõ thêm. Câu này theo em đúng nhưng chưa đủ. Vì ko phải người chủ nhà nào cũng biết mình thích gì. Có nhiều cdt khi gặp em, họ vẫn rất mông lung về sở thích, công năng... chính kts, sẽ là người phải tinh ý hiểu ra vấn đề mấu chốt đó, để cùng họ làm rõ nhiệm vụ thiết kế. Có những cdt sẽ như được gỡ rối, và họ cùng kts thực hiện các bước nêu rõ nhu cầu của mình.
chủ nhà giỏi thì nên đưa ra nhu cầu rõ ràng. Kts giỏi thì nên đưa ra giải pháp tối ưu. Chứ không nên để chủ nhà vừa đưa ra nhu cầu, rồi nêu giải pháp cho ông kts luôn. Nếu không phân định rõ vai trò, quyền hạn, sẽ khác nào một món ăn do 2 người cho gia vị, khó mà vừa miệng được nếu cho muối 2 lần hoặc ông nào cũng tưởng ông kia bỏ muối rồi. Mọi so sánh ví von đều khập khiễng, em nói có gì chưa chuẩn, các cụ mợ ko mắng em ạ.
Mục 6. Của cụ chuẩn luôn về vấn đề phong cách. Lắm người hỏi em "thiết kế này anh làm theo phong cách gì?" , em chỉ cười và nói "mình làm theo NTTart style" hihi.
1. KTS thực thụ, dù nhận tiền làm thuê (thiết kế lấy tiền) cho chủ nhà, nhưng họ có nguyên tắc nghề nghiệp và nguyên tắc chuyên môn sâu của họ. Chủ nhà cần hiểu và tôn trọng lãnh địa riêng của họ, nếu không sẽ vỡ trận, không làm việc với nhau được nữa. Tuy nhiên KTS cũng phải thạo nghề và hiểu nhu cầu của chủ. Có chung mục tiêu làm đẹp ngôi nhà, có đủ tiền và phương pháp làm việc đúng thì các mâu thuẫn chỉ là chuyện vặt.

2. Người Việt mình rất thích ăn món lẩu. Hát thì thích tân cổ giao duyên hay liên khúc... Trong các loại lẩu, lại thích nhất "lẩu thập cẩm". Ngôi nhà theo phái lẩu thập cẩm, nếu khéo cũng có thể đẹp (phải rất nỗ lực mới đẹp được). Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngôi nhà lẩu thập cẩm dù cho sơn hào hải vị của quý khắp nơi tống hết vào thì tổng thể nó vẫn bốc mùi không giống ai. Nó tạo ra giá trị thấp hơn phép cộng các giá trị các đồ vật bộ phận cộng lại. Nếu thiết kế nhà có nguyên tắc, có trường phái mạch lạc, nó tạo ra cái tổng thể có giá trị lớn hơn cộng các giá trị bộ phận...
09.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

ford focus 2010

Xe điện
Biển số
OF-71044
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
3,326
Động cơ
463,350 Mã lực
Nơi ở
NTTart
1. KTS thực thụ, dù nhận tiền làm thuê (thiết kế lấy tiền) cho chủ nhà, nhưng họ có nguyên tắc nghề nghiệp và nguyên tắc chuyên môn sâu của họ. Chủ nhà cần hiểu và tôn trọng lãnh địa riêng của họ, nếu không sẽ vỡ trận, không làm việc với nhau được nữa. Tuy nhiên KTS cũng phải thạo nghề và hiểu nhu cầu của chủ. Có chung mục tiêu làm đẹp ngôi nhà, có đủ tiền và phương pháp làm việc đúng thì các mâu thuẫn chỉ là chuyện vặt.

2. Người Việt mình rất thích ăn món lẩu. Hát thì thích tân cổ giao duyên hay liên khúc... Trong các loại lẩu, lại thích nhất "lẩu thập cẩm". Ngôi nhà theo phái lẩu thập cẩm, nếu khéo cũng có thể đẹp (phải rất nỗ lực mới đẹp được). Nhưng ở Việt Nam hiện nay, hầu hết các ngôi nhà lẩu thập cẩm dù cho sơn hào hải vị của quý khắp nơi tống hết vào thì tổng thể nó vẫn bốc mùi không giống ai. Nó tạo ra giá trị thấp hơn phép cộng các giá trị các đồ vật bộ phận cộng lại. Nếu thiết kế nhà có nguyên tắc, có trường phái mạch lạc, nó tạo ra cái tổng thể có giá trị lớn hơn cộng các giá trị bộ phận...
09.jpg

chắc cụ định kiến với các món lẩu cụ từng ăn nên hơi khắt khe :)
người làm sáng tạo, là dũng cảm đi tìm cái mới, tất nhiên phải trên nền tảng những cái cơ bản, cái cũ được học. Phải có những món lẩu không ra gì, thì mới tìm ra những món mới cụ ạ. Chứ cứ an toàn trong khuôn vàng thước ngọc, thôi cứ "bắt chước" máy móc cho khỏi thị phi. Mà chỉ như vậy, thì đời sống nghệ thuật buồn tẻ lắm.
mấy ảnh minh hoạ, là cụ thích hay không thích không gian đó ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

tinaliuyifei

Xe hơi
Biển số
OF-712344
Ngày cấp bằng
5/1/20
Số km
171
Động cơ
86,976 Mã lực
Tuổi
33
Tôi rất khâm phục bạn ở phương pháp làm việc và kết quả làm việc của bạn. Nhưng có 1 vài vấn đề:

1. Thời gian để chọn 3 đơn vị TK rồi cafe mỗi đối tác 5-10 cuộc cần rất nhiều (tổng cộng trên 20 buổi cafe) tôi cho là khó thực thi, do vậy có cách nào để chọn KTS nhanh hơn và đỡ tốn công hơn không?

2. Sau khi đã chọn KTS (Cty), theo như thông lệ mỗi bước họ giao sản phẩm (2D, 3D, Chi tiết) chủ nhà thường chỉ được phản biện, góp ý và nêu lại yêu cầu tối đa 2 lần (ngoài các góp ý không chính thức qua các phương tiện liên lạc khác). Làm sao mà bạn lại có cơ hội làm việc góp ý vài chục lần như vậy mà bên Kiến trúc họ đồng ý?

3. Công việc sau thiết kế là giám sát tác giả (giám sát kiến trúc) thường phải có đối với gói thiết kế 400k/ m2. Đây mới là khâu quan trọng và tốn kém công sức của KTS. Nếu bên thi công cũng chính là công ty của họ thì khâu này họ có hệ thống thông tin nội bộ và các giám sát của họ quen rồi. Nhưng nếu tách thi công khỏi bên thiết kế thì họ thực hiện như thế nào?
1.trên cơ sở là manh chiếu mới thì nên bỏ công sức như vậy cụ ạ.để còn nghe tư vấn để biết sở thích mong muốn của chính bản thân.nhiều khi mình thích hỗn tạp quá,họ sẽ định hình lại giúp
2.các công đoạn họ cho 2,3 lần chỉnh sửa.ý là chỉnh sửa lớn.ví dụ cho ra 1 bản vẽ công năng như thế này,nhưng mình bảo ko thích,bắt họ vẽ lại hoàn toàn mới,thế thì dc tính là 1 lần.còn kiểu mình chấp nhận bản vẽ công năng của họ nhưng chỉnh sửa nhỏ 1 vài nơi thì ko sao,bao nhiêu lần cũng dc.
Họ làm vậy để tránh quá mất thời gian công sức,ko có giới hạn số lần,bữa nay mình thích p ngủ ở đàng trc ,hôm sau lại thích ở đàng sau,bữa nay thích bản vẽ 3d màu trầm ,hôm sau xanh đỏ tím vàng.có thể mình nghĩ "trời ,ai lại làm kì cục như thế ?" nhưng sự thực là có nhiều khách làm vậy.Họ ko hiểu cách làm việc,nghĩ mình đã trả số tiền lớn nên thích thế nào cũng dc.Có người bắt đầu vào bản vẽ kĩ thuật rồi nhưng đòi chỉnh sửa bản vẽ công năng nữa cơ
 

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,133
Động cơ
542,600 Mã lực
Mục 5. Của cụ em xin làm rõ thêm. Câu này theo em đúng nhưng chưa đủ. Vì ko phải người chủ nhà nào cũng biết mình thích gì. Có nhiều cdt khi gặp em, họ vẫn rất mông lung về sở thích, công năng... chính kts, sẽ là người phải tinh ý hiểu ra vấn đề mấu chốt đó, để cùng họ làm rõ nhiệm vụ thiết kế. Có những cdt sẽ như được gỡ rối, và họ cùng kts thực hiện các bước nêu rõ nhu cầu của mình.
chủ nhà giỏi thì nên đưa ra nhu cầu rõ ràng. Kts giỏi thì nên đưa ra giải pháp tối ưu. Chứ không nên để chủ nhà vừa đưa ra nhu cầu, rồi nêu giải pháp cho ông kts luôn. Nếu không phân định rõ vai trò, quyền hạn, sẽ khác nào một món ăn do 2 người cho gia vị, khó mà vừa miệng được nếu cho muối 2 lần hoặc ông nào cũng tưởng ông kia bỏ muối rồi. Mọi so sánh ví von đều khập khiễng, em nói có gì chưa chuẩn, các cụ mợ ko mắng em ạ.
Vâng, hoàn toàn đồng ý với cụ, thực ra vài lời của em nó hơi khái quát không lột tả được ý đó. Cái đó em không phủ nhận nên mới muốn nói các cụ là tốt nhất mình xây nhà phải tự tìm nhu cầu củ chính mình đã.
Còn trong thực tế hầu hết CĐT phó mặc vào đội TK sau này mới sinh ra các khúc mắc...
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,553
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Làm nhà thực sự là quản trị dự án thực hành. Chủ đầu tư là chủ nhà, các bên tham gia là bên thiết kế, các bên thi công...

1.Có nguyên tắc tuần tự 4 giai đoạn: 1.Ý tưởng ; 2. Phát triển (vẽ thiết kế 3 bước và tìm nhà thầu); 3. Thực hiện; 4. Kết thúc. Tuy nhiên, sự tuần tự có tính gối đầu, nhiều việc vừa thiết kế vừa làm hoặc vừa làm việc này vẫn tiếp tục thiết kế việc khác...

2. Có nguyên tắc: muốn sửa gì, thay đổi gì, đưa thêm ý tưởng mới gì thì càng sửa ở các khâu đầu tiên của kim tự tháp công việc thì càng đỡ tốn kém (chi phí). Ví dụ, làm cái cửa, muốn kích thước bao nhiêu, chất liệu gì, màu gì, kiểu gì thì phải đưa ra ngay từ khâu ý tưởng, khi đó chi phí bổ sung (phát sinh) gần như bằng 0, chỉ tốn tý nơ ron thần kinh và nói chuyện cafe. Nếu sang khâu thiết kế trong giới hạn 2 lần sửa thì tiền thiết kế bao rồi, tốn công KTS vẽ lại chút. Nếu vượt giới hạn cho phép (sửa đi sửa lại quá 2 lần hoặc sang bản vẽ chi tiết rồi lại quay lại sửa công năng 2D) thì phải tính công phát sinh thôi. Tuy nhiên, phát sinh công của KTS cũng mới chỉ là công vẽ, tính bằng giờ công x đơn giá công thuần túy. Nếu đến khâu thực hiện, thậm chí kết thúc xong rồi (đáy của kim tự tháp công việc) mới sửa thì chi phí tăng có khi bằng 3-5 lần chi phí cái cửa vì khi đó nó động chạm liên hoàn các việc khác nữa.

Đó là lý do tại sao nhiều nhà khi làm thì công và chi phí phát sinh có khi gần bằng chi phí dự toán. Đó cũng là lý do tại sao nhiều nhà thiết kế một đằng, làm một nẻo...

Thách thức lớn nhất đối với chủ đầu tư là chủ nhà dân dụng là ở chỗ, anh ta/ chị ta không có chuyên môn về làm nội thất, xây dựng nhà, không quen quản lý dự án nhà ở, không đọc được bản vẽ 2D, thậm chí 3D, không có hiểu biết về vật liệu, công năng đồ vật... Những người như vậy nên mời thêm tư vấn quản lý dự án kiêm giám sát giup anh ta trong quản trị.

Riêng khâu thiết kế có 4 bước: 1 Thiết kế mặt bằng công năng (bản vẽ 2D). 2. Thiết kế không gian 3D (thấy mấy anh chị KTS hay gọi là lên thiết kế concept). Thực ra khâu 3D cũng chỉ mới là phác họa ý tưởng, định hình màu sắc, hình khối một cách tương đối chứ chưa phải là tuyệt đối để thi công. 3. Thiết kế chi tiết: bản vẽ thi công nề, điện, điện nhẹ, cấp nước, thoát nước, trần, sàn và chi tiết từng đồ gỗ găn tường và rời. Đó là chưa kể những nhà cần một bộ bản vẽ để làm thủ tục thi công (hồ sơ xin phép thi công hoàn thiện thô và làm nội thất). 4. Sau khi hoàn công còn cần bản vẽ hoàn công vẽ các bản vẽ xây dựng theo đúng như công trình đã làm.

Về tổ chức công việc, nên để bên thiết kế thi công luôn AZ hay tách riêng có 1 tổng thầu A-Z độc lập với bên thiết kế, hay bóc tách tìm thầu theo nguyên tắc chia nhỏ thành các cụm công việc chuyên sâu (khoảng 5 nhóm thầu). Trả lời câu hỏi này thuộc về năng lực chủ nhà (về kỹ năng, về thời gian, kinh nghiệm quản trị), và năng lực của các bên thiết kế, thi công nữa, không có đáp án chung.

Tôi lại phải nhắc lại: mục tiêu đồng thời là tiêu chí đánh giá các công trình nội thất là 4 tiêu chí song hành nhau: Mỹ thuật, công năng, độ bền vật liệu và chi phí. Các bác ngồi bàn phím bình xét trên hình 3D hay ảnh chụp trên màn hình thì chưa phải là chân lý mà chỉ là nói cho vui thôi. Tất cả 4 tiêu chí trên muốn đánh giá thật và nghiêm túc phải được cảm nhận, thử thách trên thực tế, thử thách bằng thời gian.

Tôi đã đến những nhà biệt thự rất tốn tiền nhưng KTS đưa quá nhiều vật liệu kính cường lực vào các chi tiết, nhà WC đá quá nhiều (có lẽ gu năm nay lát đá WC), tôi có cảm nhận như trong lăng mộ, cửa kính thì xộc xệch, cảm nhận không chắc chắn.
Hoặc muốn đánh giá cái giường nằm, nhà cấp độ thường thì đơn giản, nếu cấp độ biệt thự 100 tỷ, tôi cho là nó giống như khách sạn 5* sao rồi, muốn đánh giá cái giường ngủ, phải mời chuyên gia chuyên đi ngủ 1-2 đêm và họ cho cảm nhận đánh giá...

Khổ cho thị trường kiến trúc nội thất ở Việt Nam là đa số các KTS hành nghề ở các công ty (trẻ, ít kinh nghiệm) là những người còn đang đi kiếm tiền làm công ăn lương hoặc tự làm chủ nhưng gia sản còn ở bậc thấp, có khi còn đang chạy gạo nuôi mẹ già con nhỏ vợ ốm yếu... mà lại phải đi thiết kế các biệt thự đắt tiền, thiết kế công năng các thiết bị mà chính họ chưa dùng bao giờ...

Một anh thợ may nghèo, mặc áo rách, nuôi con chưa xong thì bạn có dám đặt may bộ com lê đắt tiền không?

Cho nên, khi tôi đến các công ty kiến trúc, nếu tôi thấy nhân viên (KTS) không có đủ phong cách cần thiết, văn phòng của chính họ (dù đi thuê) mà đồ đạc hàng chợ, bày biện linh tinh, bố trí văn phòng lôn xộn, nhân viên nhốn nháo như tiệm game, là tôi good bye liền. Thịnh tình thì tôi nói cho vài nhận xét.
 
Chỉnh sửa cuối:

Demchinhhang.net

Xe container
Biển số
OF-111
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
8,133
Động cơ
542,600 Mã lực
KTS, như trên đã thảo luận có những phân ngành sau đây:
-KTS quy hoạch (đô thị hoặc nông thôn), anh này thiết kế ra cả một không gian đô thị để phát triển, cải tạo hoặc xây lại cả một thành phố, cả khu phố.
-KTS phong cảnh, anh này chuyên sáng tạo ra các ngôi nhà, công trình từ đình chùa, lăng mộ đến nhà ở, tiểu khu dân cư hay công sở, tượng đài... gắn với tạo cảnh không gian xung quanh
-KTS xây dựng: chuyên thiết kế kiểu dáng, công năng một ngôi nhà, một nhà máy với điều kiện đã có quy hoạch không gian lớn hoặc đã có bối cảnh các nhà khác họ đã xây xong.
-KTS điêu khắc: chuyên thiết kế, thi công luôn các tượng đài, phù điêu như làm tượng đài, tượng thờ, tranh điêu khắc (anh này kiêm luôn nhà điêu khắc - tức họa sỹ, thợ điêu khắc hoặc kỹ sư chỉ huy nhóm thợ đúc, thợ gốm, thợ điêu khắc...).
-KTS thiết kế nội thất: thiết kế không gian sống cho các gia đình
-Họa sỹ mỹ thuật công nghiệp: thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt.
-Thợ thi công, làm ra các sản phẩm đồ gỗ, xây trát sơn tường, phào chỉ, trần...

Chủ đề topic chỉ bàn đến nhóm KTS nội thất thôi.
KTS là danh hiệu gắn cho những ai đã học và tốt nghiệp ngành đào tạo đại học mà ngành đó có tên KTS.
Vì nghề thiết kế kiến trúc nội thất mới có nhu cầu cao gần đây thôi, mà đào tạo thì ngày trước không có ngành này, nên đa số các KTS hành nghề hiện nay là KTS xây dựng tay ngang sang làm thiết kế kiến trúc nội thất (tôi đoán bác Tùng ở dạng này). Họ tự học về KT nội thất và nhiều người rất giỏi. Những người vừa giỏi về kiến trúc xây dựng vừa giỏi về nội thất thì rất quý.
-Có nhiều người tay ngang sang làm thiết kế kiến trúc nội thất từ nghề "Thiết kế mỹ thuật công nghiệp" hoặc "họa sỹ - cử nhân hội họa. Bác Quách Thái Công nổi tiếng thế giới đang hành nghề ở Sài Gòn cũng thuộc dạng này. Những người này không được tự xưng là KTS mà xã hội ghi danh xưng họ là "Nhà thiết kế nội thất", hoặc Họa sỹ - nhà thiết kế nội thất. Khác với nghề y: muốn chữa bệnh, hành nghề phải là bác sỹ, y sỹ có bằng chính thức (dù là tây y, đông y hay thôi miên), hành nghề thiết kế kiến trúc nội thất không đòi hỏi khắt khe như vậy. (nhưng kiến trúc đô thị và kiến trúc xây dựng thì bắt buộc phải có bằng câp chính quy).

Như vậy , thiết kế kiến trúc nội thất nó là lĩnh vực giao thoa giữa kiến trúc không gian cho ngôi nhà với hội họa (nghệ thuật sắp đặt, phối màu, phối vật liệu và tạo dáng cho các đồ vật). Nó đòi hỏi sự sáng tạo nhiều hơn kiến trúc xây dựng thường chỉ chú ý đến công năng và hình khối lớn.

Bác nói đúng ở chỗ, dù sáng tạo gì đi chăng nữa thì sản phẩm thiết kế (hoặc kiêm SX) mà anh ta được thuê/ đặt hàng làm có mục đích cuối cùng là phục vụ cho chủ nhà cụ thể.

Chỗ này thì KTS giống với thợ may/ nhà sản xuất thời trang. Anh có thể tạo ra bộ quần áo may sẵn bán cho ai thích nó, hoặc may đo theo lựa chọn của chủ nhà.

Thiết kế nội thất may sẵn là các dự án đang làm đó. Nhà theo mẫu rồi.
Thiết kế nội thất may đo là công việc các công ty kiến trúc đang làm.
Tuy nhiên, quá nhiều KTS họ hết nguồn sáng tạo, hoặc cầu thả, hoặc bịp khách hàng, hoặc nhận đại tiền giá thấp thì họ làm giá thấp: thay vì may đo ngôi nhà với chủ nhân cụ thể, họ lắp ghép sống sượng các mẫu nhà, mẫu phòng, mẫu đồ trên web hoặc của gia chủ khác... Kết quả thường là một ngôi nhà vô hồn, lai căng, kệch cỡm. Cũng có khi khéo cũng có ngôi nhà đẹp nhưng chắc chắn không bền với thời gian được.

Một ngôi nhà đẹp về không gian và nội thất cho người Việt, dù theo phái hiện đại, nó cũng phải phảng phất phong cách văn hóa Việt đã ăn vào gen di truyền của con người Việt rồi. Đó là thách thức lớn nhất của các KTS nội thất VN hiện nay.

Họ chỉ kịp học lỏm đây đó ở Âu Mỹ... rồi lắp ghép hài hòa vào không gian ngôi nhà Việt thôi, thế là quý lắm rồi...

Tại sao tôi khắt khe với bác Tùng?

Vì bác ấy có tài về hội họa, sắp đặt thật.

Nhưng một người chửi bậy, ăn nói hàm hồ, xách mé, hờn giận, cay cú thì không thể sáng tạo bền lâu và sáng tạo thực sự được. Chỉ làm thợ sắp đặt giỏi là cùng.

Những người thợ được vinh danh là nghệ nhân thì điều kiện đầu tiên là phông văn hóa nền phải cao.

Một KTS thực thụ thì văn hóa cũng phải cao, ít nhất là ăn nói chuẩn mực, nho nhã...

Mấy ảnh sau tôi lấy từ tạp chí mạng "Kiến Việt"

08.jpg
09.jpg
Em hiểu ý cụ mà.
Bây giờ không nói quá cao siêu thì về mảng nội thất nhà thiết kế nội thất PHẢI chỉ ra được các lý do mình TK kế cái này, có luật hay triết lý gì gửi gắm trong đó không. Cái đó quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày sau này.
Với nhà em ở thì không cần biết xấu đẹp (hậu xét) thì mọi tủ, kệ đều phải có chân, sàn nhà phải thông thủy. Lý do cực đơn giản chổi phải lùa được vào mọi chỗ, với kinh nghiệm và văn hóa sống cá nhân cũng như thời tiết của HN thì em thấy đồ nội thất phải nâng lên là hợp lý, khoa học và sạch sẽ nhất. Còn sau đó người TK phải xử ký sao cho đẹp mắt.
Ví dụ tủ bếp bây giờ em không dùng bản lề lật hay Blum, Hafele gì hết, bản lề cối ngày xưa, cánh tủ mở 180 độ đỡ đau đầu gối với mẻ trán:)). Ai nói gì mặc ai:D
 

blah_blah

Xe tải
Biển số
OF-67701
Ngày cấp bằng
5/7/10
Số km
252
Động cơ
433,694 Mã lực
1.trên cơ sở là manh chiếu mới thì nên bỏ công sức như vậy cụ ạ.để còn nghe tư vấn để biết sở thích mong muốn của chính bản thân.nhiều khi mình thích hỗn tạp quá,họ sẽ định hình lại giúp
2.các công đoạn họ cho 2,3 lần chỉnh sửa.ý là chỉnh sửa lớn.ví dụ cho ra 1 bản vẽ công năng như thế này,nhưng mình bảo ko thích,bắt họ vẽ lại hoàn toàn mới,thế thì dc tính là 1 lần.còn kiểu mình chấp nhận bản vẽ công năng của họ nhưng chỉnh sửa nhỏ 1 vài nơi thì ko sao,bao nhiêu lần cũng dc.
Họ làm vậy để tránh quá mất thời gian công sức,ko có giới hạn số lần,bữa nay mình thích p ngủ ở đàng trc ,hôm sau lại thích ở đàng sau,bữa nay thích bản vẽ 3d màu trầm ,hôm sau xanh đỏ tím vàng.có thể mình nghĩ "trời ,ai lại làm kì cục như thế ?" nhưng sự thực là có nhiều khách làm vậy.Họ ko hiểu cách làm việc,nghĩ mình đã trả số tiền lớn nên thích thế nào cũng dc.Có người bắt đầu vào bản vẽ kĩ thuật rồi nhưng đòi chỉnh sửa bản vẽ công năng nữa cơ
Thực tế đúng là vậy ạ, tuy nhiên cái vế này "nghĩ mình đã trả số tiền lớn nên thích thế nào cũng dc" thì em nghĩ chỉ khi mà khách hàng đã nghĩ như vậy chứng tỏ chất lượng món hàng có thể đem đến ko tương xứng với số tiền đầu tư (cũng không ngoại lệ, có trường hợp như vậy).
.
Còn chủ nhà mà thay đổi quá nhiều bắt KTS vẽ đi vẽ lại chỉnh sửa nhiều thì chủ nhà sai 10 thì KTS sai cũng 4-5 vì khi bản vẽ đưa ra mà phải chỉnh sửa mạnh thì chứng tỏ 2 bên chưa hiểu ý nhau, chưa lắm bắt đc yêu cầu lẫn nhau. Cho nên ngay từ ban đầu em đã chủ động gặp và trò chuyện rất nhiều thời gian với team thiết kế để câu thông và nắm bắt đc ý nghĩ của nhà, chủ nhà hiểu đc ý tưởng của KTS và Kts hiểu đc mong muốn và yêu cầu của chủ nhà.

Chứ 1 ngôi nhà phố hay 1 căn cc gần như sức sáng tạo về công năng theo em nghĩ nó bị bó hẹp, gần như ko thay đổi đc nhiều trừ khi KTS đc chủ nhà tin tưởng 100% và chủ nhà cũng muốn mạo hiểm và phá cách mới có thể triển khai hoàn toàn theo ý nghĩ của KTS (thực tế điều này hiển nhiên rất ít) vì thứ 1 là chủ nhà đầu tư ko tới, 2 là nhu cầu công năng nó lấn át, 3 là KTS ko thực sự xuất xắc mà đi cóp nhặt ý tưởng
 

tinaliuyifei

Xe hơi
Biển số
OF-712344
Ngày cấp bằng
5/1/20
Số km
171
Động cơ
86,976 Mã lực
Tuổi
33
Thực tế đúng là vậy ạ, tuy nhiên cái vế này "nghĩ mình đã trả số tiền lớn nên thích thế nào cũng dc" thì em nghĩ chỉ khi mà khách hàng đã nghĩ như vậy chứng tỏ chất lượng món hàng có thể đem đến ko tương xứng với số tiền đầu tư (cũng không ngoại lệ, có trường hợp như vậy).
.
Còn chủ nhà mà thay đổi quá nhiều bắt KTS vẽ đi vẽ lại chỉnh sửa nhiều thì chủ nhà sai 10 thì KTS sai cũng 4-5 vì khi bản vẽ đưa ra mà phải chỉnh sửa mạnh thì chứng tỏ 2 bên chưa hiểu ý nhau, chưa lắm bắt đc yêu cầu lẫn nhau. Cho nên ngay từ ban đầu em đã chủ động gặp và trò chuyện rất nhiều thời gian với team thiết kế để câu thông và nắm bắt đc ý nghĩ của nhà, chủ nhà hiểu đc ý tưởng của KTS và Kts hiểu đc mong muốn và yêu cầu của chủ nhà.

Chứ 1 ngôi nhà phố hay 1 căn cc gần như sức sáng tạo về công năng theo em nghĩ nó bị bó hẹp, gần như ko thay đổi đc nhiều trừ khi KTS đc chủ nhà tin tưởng 100% và chủ nhà cũng muốn mạo hiểm và phá cách mới có thể triển khai hoàn toàn theo ý nghĩ của KTS (thực tế điều này hiển nhiên rất ít) vì thứ 1 là chủ nhà đầu tư ko tới, 2 là nhu cầu công năng nó lấn át, 3 là KTS ko thực sự xuất xắc mà đi cóp nhặt ý tưởng
bác nói chuẩn.tìm 1 cty uy tín đã khó nhưng hiểu mình,đáp ứng dc mong muốn của mình cũng khó.
nhiều ng hay bỏ qua vụ trao đổi với kts ngay từ ban đầu để truyền đạt lại sở thích mong muốn nhu cầu bản thân.chỉ nghĩ tới đoạn nào sửa đoạn đó.làm vậy sẽ có nhiều cái rất vướng víu.tốt nhất là bàn luận hết 1 lượt tất cả ngay từ ban đầu.
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,553
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Em hiểu ý cụ mà.
Bây giờ không nói quá cao siêu thì về mảng nội thất nhà thiết kế nội thất PHẢI chỉ ra được các lý do mình TK kế cái này, có luật hay triết lý gì gửi gắm trong đó không. Cái đó quan trọng nhất vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới sinh hoạt hàng ngày sau này.
Với nhà em ở thì không cần biết xấu đẹp (hậu xét) thì mọi tủ, kệ đều phải có chân, sàn nhà phải thông thủy. Lý do cực đơn giản chổi phải lùa được vào mọi chỗ, với kinh nghiệm và văn hóa sống cá nhân cũng như thời tiết của HN thì em thấy đồ nội thất phải nâng lên là hợp lý, khoa học và sạch sẽ nhất. Còn sau đó người TK phải xử ký sao cho đẹp mắt.
Ví dụ tủ bếp bây giờ em không dùng bản lề lật hay Blum, Hafele gì hết, bản lề cối ngày xưa, cánh tủ mở 180 độ đỡ đau đầu gối với mẻ trán:)). Ai nói gì mặc ai:D
Riêng cái bếp bây giờ đầu tư ít thì vài chục, cao hàng 500 triệu và nó tích hợp phát minh của rất nhiều hãng lớn trên thế giới. Chả thế mà ở Việt Nam có rất nhiều công ty giờ chỉ chuyên sâu về tk và thi công bếp (Flexfit là 1 ví dụ, KitchenID là ví dụ thứ hai, hoặc cụ Ngô Thu Trung là kts xịn đấy giờ chuyên làm bếp). Mợ mà có tiền mợ thuê họ làm bếp chắc chắn đẹp, tiện nghi hơn các tiêu chí bản lề cối và gầm tủ khùa chổi của mợ.
 
Chỉnh sửa cuối:

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,457
Động cơ
436,350 Mã lực
Nơi ở
HN
Em chưa từng phải xây nhà sửa nhà, nhưng em có đủ trải nghiệm ở các kiểu nhà, từ villa, nhà liền kề và chung cư, nhưng vì nhà sẵn có từ đời bố mẹ nên nó đã sẵn có phong cách sập gụ tủ chè. Trong mười mấy năm nay, em luôn đau đáu 1 điều: thương chị giúp việc, vì chị ấy quá quá quá quá quá vất vả mỗi khi lau dọn nhà cửa với quá nhiều đồ đạc hoa văn ngóc ngách (hoa văn là phải lấy bông tăm lau, chứ lau giẻ ko là ko thể sạch). Vì thế khi em sửa căn chung cư của em, việc đầu tiên em nghĩ tới là cắt hết mọi chi tiết trang trí để em hay bất cứ ai lau dọn nhà em đều đc giảm bớt sự vất vả. Đó là lý do em chọn làm mọi đồ trong nhà vuông vắn thẳng thớm, ko hoa văn ko khe kẽ, hạn chế tối đa những ngăn hở.
Em sửa thô mất gần 1 tháng, mỗi ngày em đều chạy qua để xem thợ làm đã chuẩn chưa. Nói chung thợ mình thì ko chuyên nghiệp, làm việc tùy hứng, đang làm lại ra nhấp trà hút thuốc. Hoặc kích thước đã ghi trong bản vẽ rồi, các bác í làm kiểu gì cũng sai lệch đi 5-10cm. Nên mình phải thực sự sát sao đôn đốc họ thì mới ổn đc. Những sai lệch về kích thước em luôn yêu cầu chỉnh lại cho đúng, kể cả phải phá ra làm lại, vì nó còn liên quan đến các hạng mục khác. Còn những chi tiết nhỏ nhặt như sứt gạch men khi ốp thì thôi em cho qua.
Em bóc nhà cũ đi làm mới toàn bộ, và trong 1 buổi chiều, em hẹn tất cả các đầu mối đến để cùng trao đổi và đo đạc. Cửa kính, cửa phòng, sàn, trần, sơn bả, rèm. Nhiều đầu mối việc em search trên otofun này (ví dụ như cửa kính Xingfa, rèm, nhiều loại máy móc). Khi hẹn đến nhà em trao đổi, em nói luôn chị cực kỳ ghét sai giờ, nên các em đến đúng giờ giúp chị. Em hẹn mỗi đầu việc cách nhau 20-30p. Thế là trong buổi chiều, em lần lượt chốt xong các hạng mục. Riêng đồ gỗ thì khi sơn bả đẹp đẽ xong, em cho đo đạc lại để ra bản vẽ kỹ thuật.
Trước đó, khi em có kế hoạch sửa nhà, khi nhà cũ còn chưa bóc dỡ ra, em đã nhờ bạn thiết kế đến đo sơ bộ và lên phương án nội thất, ra bản vẽ 3D. Nhưng bản 3D là dựa trên các mẫu ảnh, clip em thu thập trên Printerest. Trên Printerest rất hay ở chỗ, có các mẫu phòng, đi kèm là các style nội thất, em ngâm cứu và chọn ra mẫu nội thất phù hợp với mẫu phòng nhà em. Sau đó em gửi cho bên thiết kế, giải thích rõ vì sao em chọn như thế, và hỏi họ là bố trí như vậy có gì chưa phù hợp, thì 2 bên sẽ thảo luận dựa trên nhu cầu của em kết hợp với chuyên môn của bên thiết kế, rồi chốt PA tối ưu nhất.
Em tự đánh giá em rất sát việc, chịu khó tìm tòi học hỏi, cũng có chút hiểu biết và có khả năng đọc bản vẽ ở mức sơ bộ. Các bản vẽ bên thiết kế gửi, em in hết ra và đọc kỹ, đánh dấu và ghi chép luôn vào bản vẽ những thứ mà em thấy nên chỉnh sửa. Sau đó em scan lại bản đã có ý kiến chỉnh sửa đó, gửi lại để bên thiết kế sửa lại. Khi ra bản vẽ kỹ thuật, em tiếp tục in ra và đánh dấu và viết các chỉnh sửa vào đó, scan và gửi lại. Mọi thứ em đi đến chi tiết từng cm, vì thế khi lắp đồ lên, mọi thứ đúng ý em đến 95%. 5% chưa đúng ý chính là chỗ khoang để máy rửa bát và cái tủ đông, nó bị vướng đường ống thoát nước máy rửa bát nên kê kích máy móc vào ko đc đẹp như em mong muốn, nhưng bóc ra làm lại quá mất công, nên em chấp nhận xấu tí vậy. Nói chung vì em biết rõ nhu cầu của em, em lại là người chăm chỉ làm bếp núc, quán xuyến nhà cửa, nên em có hiểu biết về công năng của các đồ đạc, bạn thiết kế làm việc với em khá là nhàn. Em chỉ gặp bạn ấy 2 lần, 1 lần khi đo đạc lúc chưa bóc dỡ nhà cũ, 1 lần là khi bạn ấy đến đo đạc lại khi nhà đã sơn bả xong. Còn lại em trao đổi trên zalo và chủ yếu là làm việc trên các bản vẽ đc gửi qua gửi lại giữa 2 bên. Em thấy công nghệ giờ hỗ trợ mình đắc lực, mọi thông tin trao đổi qua tin nhắn chính ra rất hữu ích để khi cần soi lại là cứ giở lịch sử tin nhắn, chứ lời nói gió bay, có khi chính em cũng chẳng nhớ em đã nói gì í chứ :P
Mọi đồ đạc khác, từ thiết bị vệ sinh, thiết bị điện đóm, tất tật em search và khảo giá các đại lý online hết, và cũng mua online luôn, họ ship thẳng tới nhà em. Em chỉ vất vả mỗi việc ngồi cày trên web, chứ ko phải chạy lông nhông đi các cửa hàng cửa hiệu. Em thì luôn có niềm tin vào thế giới, tin vào sự tử tế của con người, nên đa số các đồ mua, em đều chuyển khoản trước, ko hề ngờ vực là họ có thể lừa mình. Nhưng thật may, em chưa bị dính phốt lừa nào cả. Mọi đầu mối mua bán đều hỗ trợ em nhiệt tình, với giá cả em thấy là phù hợp, ko bị chặt chém.
Hiện giờ em đã yên vị trong cái ổ chó đã đc sửa sang đẹp đẽ. Ai đến cũng thích, cũng khen nhà em quá nhiều chỗ cất đồ, mà lau dọn thì cứ khua khăn roẹt phát là sạch. Hàng xóm mấy ng sang xin thiết kế, xin luôn cả các đầu mối thầu việc, vì thế mấy ông thầu lại có thêm mớ việc, cứ cảm ơn em rối rít :P Họ hàng đến chơi nhà em, có 2 người nhờ em tìm mua căn hộ y chang như nhà em để họ tiện copy mẫu nội thất nhà em. Các cụ nhà em, bao năm nay ở nhà rộng và quá nhiều đồ gỗ tối màu nặng nề âm u, giờ vào nhà em thấy nhẹ nhõm dễ chịu, cứ khen em có đầu óc. Từ 1 người ko chuyên về sửa sang thiết kế, 1 người chỉ có cắm mẹt vào bếp, nhìn mặt thì đần đần, nhưng sau khi sửa nhà xong, uy tín của em trong mắt cánh liền ông trong nhà tăng lên vùn vụt các bác ạ :))
024.JPG
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,595
Động cơ
324,832 Mã lực
Em chưa từng phải xây nhà sửa nhà, nhưng em có đủ trải nghiệm ở các kiểu nhà, từ villa, nhà liền kề và chung cư, nhưng vì nhà sẵn có từ đời bố mẹ nên nó đã sẵn có phong cách sập gụ tủ chè. Trong mười mấy năm nay, em luôn đau đáu 1 điều: thương chị giúp việc, vì chị ấy quá quá quá quá quá vất vả mỗi khi lau dọn nhà cửa với quá nhiều đồ đạc hoa văn ngóc ngách (hoa văn là phải lấy bông tăm lau, chứ lau giẻ ko là ko thể sạch). Vì thế khi em sửa căn chung cư của em, việc đầu tiên em nghĩ tới là cắt hết mọi chi tiết trang trí để em hay bất cứ ai lau dọn nhà em đều đc giảm bớt sự vất vả. Đó là lý do em chọn làm mọi đồ trong nhà vuông vắn thẳng thớm, ko hoa văn ko khe kẽ, hạn chế tối đa những ngăn hở.
Em sửa thô mất gần 1 tháng, mỗi ngày em đều chạy qua để xem thợ làm đã chuẩn chưa. Nói chung thợ mình thì ko chuyên nghiệp, làm việc tùy hứng, đang làm lại ra nhấp trà hút thuốc. Hoặc kích thước đã ghi trong bản vẽ rồi, các bác í làm kiểu gì cũng sai lệch đi 5-10cm. Nên mình phải thực sự sát sao đôn đốc họ thì mới ổn đc. Những sai lệch về kích thước em luôn yêu cầu chỉnh lại cho đúng, kể cả phải phá ra làm lại, vì nó còn liên quan đến các hạng mục khác. Còn những chi tiết nhỏ nhặt như sứt gạch men khi ốp thì thôi em cho qua.
Em bóc nhà cũ đi làm mới toàn bộ, và trong 1 buổi chiều, em hẹn tất cả các đầu mối đến để cùng trao đổi và đo đạc. Cửa kính, cửa phòng, sàn, trần, sơn bả, rèm. Nhiều đầu mối việc em search trên otofun này (ví dụ như cửa kính Xingfa, rèm, nhiều loại máy móc). Khi hẹn đến nhà em trao đổi, em nói luôn chị cực kỳ ghét sai giờ, nên các em đến đúng giờ giúp chị. Em hẹn mỗi đầu việc cách nhau 20-30p. Thế là trong buổi chiều, em lần lượt chốt xong các hạng mục. Riêng đồ gỗ thì khi sơn bả đẹp đẽ xong, em cho đo đạc lại để ra bản vẽ kỹ thuật.
Trước đó, khi em có kế hoạch sửa nhà, khi nhà cũ còn chưa bóc dỡ ra, em đã nhờ bạn thiết kế đến đo sơ bộ và lên phương án nội thất, ra bản vẽ 3D. Nhưng bản 3D là dựa trên các mẫu ảnh, clip em thu thập trên Printerest. Trên Printerest rất hay ở chỗ, có các mẫu phòng, đi kèm là các style nội thất, em ngâm cứu và chọn ra mẫu nội thất phù hợp với mẫu phòng nhà em. Sau đó em gửi cho bên thiết kế, giải thích rõ vì sao em chọn như thế, và hỏi họ là bố trí như vậy có gì chưa phù hợp, thì 2 bên sẽ thảo luận dựa trên nhu cầu của em kết hợp với chuyên môn của bên thiết kế, rồi chốt PA tối ưu nhất.
Em tự đánh giá em rất sát việc, chịu khó tìm tòi học hỏi, cũng có chút hiểu biết và có khả năng đọc bản vẽ ở mức sơ bộ. Các bản vẽ bên thiết kế gửi, em in hết ra và đọc kỹ, đánh dấu và ghi chép luôn vào bản vẽ những thứ mà em thấy nên chỉnh sửa. Sau đó em scan lại bản đã có ý kiến chỉnh sửa đó, gửi lại để bên thiết kế sửa lại. Khi ra bản vẽ kỹ thuật, em tiếp tục in ra và đánh dấu và viết các chỉnh sửa vào đó, scan và gửi lại. Mọi thứ em đi đến chi tiết từng cm, vì thế khi lắp đồ lên, mọi thứ đúng ý em đến 95%. 5% chưa đúng ý chính là chỗ khoang để máy rửa bát và cái tủ đông, nó bị vướng đường ống thoát nước máy rửa bát nên kê kích máy móc vào ko đc đẹp như em mong muốn, nhưng bóc ra làm lại quá mất công, nên em chấp nhận xấu tí vậy. Nói chung vì em biết rõ nhu cầu của em, em lại là người chăm chỉ làm bếp núc, quán xuyến nhà cửa, nên em có hiểu biết về công năng của các đồ đạc, bạn thiết kế làm việc với em khá là nhàn. Em chỉ gặp bạn ấy 2 lần, 1 lần khi đo đạc lúc chưa bóc dỡ nhà cũ, 1 lần là khi bạn ấy đến đo đạc lại khi nhà đã sơn bả xong. Còn lại em trao đổi trên zalo và chủ yếu là làm việc trên các bản vẽ đc gửi qua gửi lại giữa 2 bên. Em thấy công nghệ giờ hỗ trợ mình đắc lực, mọi thông tin trao đổi qua tin nhắn chính ra rất hữu ích để khi cần soi lại là cứ giở lịch sử tin nhắn, chứ lời nói gió bay, có khi chính em cũng chẳng nhớ em đã nói gì í chứ :P
Mọi đồ đạc khác, từ thiết bị vệ sinh, thiết bị điện đóm, tất tật em search và khảo giá các đại lý online hết, và cũng mua online luôn, họ ship thẳng tới nhà em. Em chỉ vất vả mỗi việc ngồi cày trên web, chứ ko phải chạy lông nhông đi các cửa hàng cửa hiệu. Em thì luôn có niềm tin vào thế giới, tin vào sự tử tế của con người, nên đa số các đồ mua, em đều chuyển khoản trước, ko hề ngờ vực là họ có thể lừa mình. Nhưng thật may, em chưa bị dính phốt lừa nào cả. Mọi đầu mối mua bán đều hỗ trợ em nhiệt tình, với giá cả em thấy là phù hợp, ko bị chặt chém.
Hiện giờ em đã yên vị trong cái ổ chó đã đc sửa sang đẹp đẽ. Ai đến cũng thích, cũng khen nhà em quá nhiều chỗ cất đồ, mà lau dọn thì cứ khua khăn roẹt phát là sạch. Hàng xóm mấy ng sang xin thiết kế, xin luôn cả các đầu mối thầu việc, vì thế mấy ông thầu lại có thêm mớ việc, cứ cảm ơn em rối rít :P Họ hàng đến chơi nhà em, có 2 người nhờ em tìm mua căn hộ y chang như nhà em để họ tiện copy mẫu nội thất nhà em. Các cụ nhà em, bao năm nay ở nhà rộng và quá nhiều đồ gỗ tối màu nặng nề âm u, giờ vào nhà em thấy nhẹ nhõm dễ chịu, cứ khen em có đầu óc. Từ 1 người ko chuyên về sửa sang thiết kế, 1 người chỉ có cắm mẹt vào bếp, nhìn mặt thì đần đần, nhưng sau khi sửa nhà xong, uy tín của em trong mắt cánh liền ông trong nhà tăng lên vùn vụt các bác ạ :))
024.JPG
Chị thì không ưng bức tường ốp ở bếp vì màu sắc tấm kính không hợp với màu tủ bếp hay bàn bếp và các giá treo nhiều quá. Các loại thìa muỗng dao kéo cắm vào 1 cái ống cất đi cho gọn. Ngay chỗ đảo nấu, nếu là chị thì các hũ gia vị sẽ tống vào ngăn kéo bên cạnh chứ ko treo lên tường.
Túm lại chị theo trường phái bếp kín giấu hết đi còn em theo trường phái bếp hở, mọi thứ lộ hết ra. :))
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,457
Động cơ
436,350 Mã lực
Nơi ở
HN
Chị thì không ưng bức tường ốp ở bếp vì màu sắc tấm kính không hợp với màu tủ bếp hay bàn bếp và các giá treo nhiều quá. Các loại thìa muỗng dao kéo cắm vào 1 cái ống cất đi cho gọn. Ngay chỗ đảo nấu, nếu là chị thì các hũ gia vị sẽ tống vào ngăn kéo bên cạnh chứ ko treo lên tường.
Túm lại chị theo trường phái bếp kín giấu hết đi còn em theo trường phái bếp hở, mọi thứ lộ hết ra. :))
Cái kính ốp bếp cùng tông ghi với tủ trên đấy chị ạ, nhưng vì bật đèn led sáng nên nó đổi màu hi hi
Đúng là đồ bếp em treo hết ra ngoài, 2 bà chị em bảo là treo nhiều, nhà các bác giấu hết vào trong. Nhưng em nấu nướng nhiều, tác phong thì nhanh, nên mọi thứ phải bày ra trong tầm tay em với, nên em đã lên phương án khoan giá treo từ khi chưa vẽ ra tủ bếp. Em cắt hết các ngăn âm tủ như giá dao thớt, gia vị, tủ gạo âm, thùng rác âm. Đổi lại em có các ngăn kéo tủ dưới rộng rãi để đc nhiều đồ phết chị ạ.
Ko bật đèn led tủ bếp thì màu kính nó dư nài chị ơi
AC71E34F-ECA2-40A2-B142-5F0663574DA0.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

largo_kent

Xe tăng
Biển số
OF-34321
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,033
Động cơ
484,115 Mã lực
Các cụ hoàn thiện căn hộ có vẻ quá vất vả nhỉ. Căn hộ nhà em em cứ tổng thầu mà gõ thôi, ko đi theo thợ để xem thợ làm thế nào. Cứ cái gì sai thì bóc đi làm lại (toàn bộ nội thất liền tường nhà em tổng thầu phải làm lại 1 lần) trong khi phần hoàn thiện thô lại không phải sửa chữa bất kì cái gì vì tổng thầu theo sát công trình, chuẩn từ cái vị trí ổ điện khớp với đồ gỗ luôn. Em chỉ quan tâm tới công năng sử dụng, đồ mua lắp vào là đồ gì mà thôi.
 

L.C.D

Xe container
Biển số
OF-160156
Ngày cấp bằng
10/10/12
Số km
8,457
Động cơ
436,350 Mã lực
Nơi ở
HN
Các cụ hoàn thiện căn hộ có vẻ quá vất vả nhỉ. Căn hộ nhà em em cứ tổng thầu mà gõ thôi, ko đi theo thợ để xem thợ làm thế nào. Cứ cái gì sai thì bóc đi làm lại (toàn bộ nội thất liền tường nhà em tổng thầu phải làm lại 1 lần) trong khi phần hoàn thiện thô lại không phải sửa chữa bất kì cái gì vì tổng thầu theo sát công trình, chuẩn từ cái vị trí ổ điện khớp với đồ gỗ luôn. Em chỉ quan tâm tới công năng sử dụng, đồ mua lắp vào là đồ gì mà thôi.
Em thấy em sửa và hoàn thiện cũng ko vất vả lắm, chắc do đầu óc em lúc nào cũng lạc quan vui vẻ, làm mà như chơi, kiểu chơi đồ hàng í, nên em ko thấy căng thẳng gì hết. Mọi thứ ở nhà em do được em theo sát nên đúng ý, về ở thấy rất tiện sử dụng nên em cho là thành công mỹ mãn rồi. Em sửa từ căn hộ cũ nên chắc phần thô mất thời gian hơn các cụ nhận chung cư mới. Nhưng em thấy vất vả là thợ vất chứ mình vất gì đâu.
 

largo_kent

Xe tăng
Biển số
OF-34321
Ngày cấp bằng
29/4/09
Số km
1,033
Động cơ
484,115 Mã lực
Em thấy em sửa và hoàn thiện cũng ko vất vả lắm, chắc do đầu óc em lúc nào cũng lạc quan vui vẻ, làm mà như chơi, kiểu chơi đồ hàng í, nên em ko thấy căng thẳng gì hết. Mọi thứ ở nhà em do được em theo sát nên đúng ý, về ở thấy rất tiện sử dụng nên em cho là thành công mỹ mãn rồi. Em sửa từ căn hộ cũ nên chắc phần thô mất thời gian hơn các cụ nhận chung cư mới. Nhưng em thấy vất vả là thợ vất chứ mình vất gì đâu.
À, Ý em là phải theo sát thợ xem làm sai gì khong, chuẩn gì không.... em hơi ngạc nhiên. Vì em thấy cơ bản thợ cứ theo đúng bản vẽ kỹ thuật để thi công thôi. Nhà em nhận bàn giao thô nen cũng phải thi công từ đầu đến cuối từ xây tường ngăn đến trát, làm trần, sàn, điện nước. Như nhà em thì sau mỗi công đoạn thì tổng thầu gọi em lên nghiệm thu (mồm) xem ok chưa. Ví dụ bả xong thì gọi em lên coi ok chưa, em soi mà ok rồi chấp nhận đc thì qua bước tiếp theo. Còn khâu thi công thì thợ (đội thợ) cứ theo đúng bản vẽ kỹ thuật đã thống nhất để làm. Tất nhiên sẽ có phát sinh một vài vấn đề trong thực tế so với bản vẽ, thì thợ sẽ gọi tổng thầu, tổng thầu lại gọi em để thống nhất xem làm như thế nào, em thì lại báo KTS thôi. Lâu lâu chạy qua ngó công trình xem thợ thi công thì biết đc thêm kiến thức thực tế, thợ họ thi công có nghề, em học thêm nhiều cái hay ho. Xong hết thi công phần thô thì nghiệm thu 1 lượt rồi mới vào làm nội thất. Biên bản nghiệm thu ghi rõ từng chỗ, ok hay chưa, có sửa không, không sửa thì tính lại giá thế nào....

Riêng phần thô này em biết tùy vào giá mà đọ hoàn thiện khác nhau, nên không phải rẻ là tốt mà cũng không phải đắt là ngon. Cái đó thì đúng là cần kinh nghiệm thực tế để biết chấp nhận bao nhiêu là phù hợp. Không thể đòi hỏi giá rẻ mà bả nó phẳng, sơn phải nuột được, ví dụ thế!
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,595
Động cơ
324,832 Mã lực
Cái kính ốp bếp cùng tông ghi với tủ trên đấy chị ạ, nhưng vì bật đèn led sáng nên nó đổi màu hi hi
Đúng là đồ bếp em treo hết ra ngoài, 2 bà chị em bảo là treo nhiều, nhà các bác giấu hết vào trong. Nhưng em nấu nướng nhiều, tác phong thì nhanh, nên mọi thứ phải bày ra trong tầm tay em với, nên em đã lên phương án khoan giá treo từ khi chưa vẽ ra tủ bếp. Em cắt hết các ngăn âm tủ như giá dao thớt, gia vị, tủ gạo âm, thùng rác âm. Đổi lại em có các ngăn kéo tủ dưới rộng rãi để đc nhiều đồ phết chị ạ.
Ko bật đèn led tủ bếp thì màu kính nó dư nài chị ơi
AC71E34F-ECA2-40A2-B142-5F0663574DA0.jpeg
Ơ, bỏ hết đồ đi đẹp thật làm chị tưởng photoshop. Nhưng mà chị vẫn không thích mấy cái giá treo kia dù nó tiện. :))
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,553
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Về bếp, nhân có mợ LCD post bếp, tôi có những quan điểm cá nhân về bếp cho người Việt nam như sau:
1. Mầu tủ dưới bếp hiện đại thế giới hiện nay thường dùng màu đơn sắc nhiều hơn người dùng màu gỗ. Cá nhân tôi, khi ra nước ngoài bao giờ tôi cũng thích màu tủ bếp cá trên cả dưới là màu đơn sắc (trừ những căn hộ cổ điển), cả lát sàn bếp cũng vậy. Tuy nhiên, khi về VN cũng chấp nhận tủ bếp sàn bếp màu gỗ cũng không sao, tuy nhiên, trong căn hộ, chỗ để thể hiện xu hướng hiện đại chính là bếp, và thích dùng màu đơn sắc phối hợp. Cánh laminate hoặc arcylics đều được nhưng phải đơn sắc, bóng mờ, dán cạnh noline (hiện nay An Cường có nhận làm dán cạnh laminate đơn sắc noline).
2. Chân bàn bếp dưới, không nên đóng chân gỗ, bo len gỗ mà dùng chân, len chuyên dụng của Hafele rất chuẩn về chịu lực, rộng gầm về công năng lau chùi, dễ thao tác mở gầm lau chùi.
3. Mặt bàn bếp dùng kimsa đen rất đẹp nhưng mạnh về màu quá và tối quá, khi để đồ vật sử dụng trên mặt bàn khó nhận dạng. Do vậy mặt bàn nên sáng màu hơn, dùng Granit hay Vicostone đều Ok, nhưng đúng là Vicostone đẳng cấp chính xác, độ chống xước, tinh tế của mép, ghép, ngấm màu hơn hẳn.
4. Kính ốp tường rất đẹp, bắt mắt nhưng phải chọn màu, kỹ thuật sơn mệt phết, giá lại hơi cao, rất khó khi muốn bắn thêm đinh ốc để lắp đồ trên kính... Tôi chọn giải pháp ốp gạch bóng âm tường phiến lớn, đẹp, rẻ, sạch, màu thoải mái chọn.
5.Tủ trên mở bản lề cánh ngang (trừ khoang chạn bát) nhưng tủ dưới cần ngăn kéo hóa (kể cả khoang chậu rửa nếu muốn vẫn ngăn kéo hóa được), trừ khoang dùng mâm xoay 180 độ ở góc nếu có. Ngăn kéo hóa kết hợp sử dụng các phụ kiện của tây như ray âm giảm chấn, giá nồi đa năng, giá dao thớt Hàng Thiếc đều rất OK, nó là kết quả của ngành công thái học tiện nghi cho người làm bếp rồi. Làm ngược thì khó sử dụng thôi.
6. Tay nằm cánh tủ là đại vấn đề. TK hiện đại thường thích hợp với kiểu tay nằm hèm âm, có khi dùng lại có gắn kim loại chỗ hèm âm. Nhưng sử dụng tay nắm lắp dương có cái điệu của nó, nó rất có ích khi khăn lau bếp và khăn nói chung mình có chỗ vắt khăn vừa tiện vừa điệu. Nó còn giúp chủ nhà khi sử dụng tránh bôi bẩn dầu mỡ vào các hèm cánh tủ sau lau rất mệt (lau cái tay nằm kim loại dương rất dễ). Hoặc cái cảnh tủ chạn dùng tay nâng Blum mà hèm mở khi đóng cánh rất bất tiện, nếu dùng tay nằm dương thì đại tiện lợi.
7. Nhà bếp rộng trên 5m (kể cả bàn đảo) thì nên TK sao cho tất cả các thiết bị lơn lớn nhà cần dùng như vi sóng, chiên không dầu...phải để âm bàn, giầu hở dưới tủ dưới phía nào cho đẹp chứ không nên treo cao hoặc đặt trên mặt bàn bếp.
8. Tủ kín và hở là cuộc tranh luận cổ xưa và hiện nay vẫn tiếp tục. Thói quen người dùng, độ tiện lợi khi sử dụng cộng với trường phái thiết kế mà ra công thức kín 100%, hở 100% hay vừa kín vừa hở. Tôi luôn chọn hài hòa giữa kín và hở cả tủ trên và tủ dưới (kín 2/3 đến 3/4. Còn lại hở). Ví dụ, thùng rác, rau tươi (loại không cho vào tủ lạnh), chai nước mắm hay dùng, muối... tôi luôn có tủ hở cho chúng. Hở nhưng đẹp mới khó chứ kín hết thì dễ thi công nhưng bất tiện khi dùng.
9. Chạn bát Việt (cả giá dao thớt Việt) tôi luôn đánh giá cao hàng trên Hàng Thiếc, tôi chỉ sử dụng cái bản lề của ông Blum thôi chứ cái giá chạn tôi phải tự đặt trên Hàng thiếc - Lò Rèn để đúng với nhu cầu úp bát đĩa Việt (nhà tôi ăn theo kiểu Việt chứ không ăn toàn đĩa với dao dĩa kiểu Tây), phải đặt cả cái ống đũa trong chạn đúng nhu cầu chứ chạn tây nó không có giỏ đũa, nó bắt dùng MRB, để đũa trong khay như dao dĩa, trời nồm thì chết toi - chú ý: nhà tôi không dùng máy rửa bát.
10. Ổ điện thành tường bếp tôi thiết kế cao đúng 20cm trên mặt sàn, nhà bác 2 bên lệch nhau trông không chuyên nghiệp và hơi bị cao, khi cắm đồ dây dợ nó lòng thòng ra.
11. Bàn ăn mua ngoài màu óc chó có vẻ không hợp màu với sàn và tủ bếp.
Trên là vài ý kiến cá nhân về bếp (dù tôi ít nấu bếp), không có ý phê bình nhà bác LCD mà nhân tiện nói quan điểm cá nhân để mọi người bàn luận.
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,595
Động cơ
324,832 Mã lực
Các cụ hoàn thiện căn hộ có vẻ quá vất vả nhỉ. Căn hộ nhà em em cứ tổng thầu mà gõ thôi, ko đi theo thợ để xem thợ làm thế nào. Cứ cái gì sai thì bóc đi làm lại (toàn bộ nội thất liền tường nhà em tổng thầu phải làm lại 1 lần) trong khi phần hoàn thiện thô lại không phải sửa chữa bất kì cái gì vì tổng thầu theo sát công trình, chuẩn từ cái vị trí ổ điện khớp với đồ gỗ luôn. Em chỉ quan tâm tới công năng sử dụng, đồ mua lắp vào là đồ gì mà thôi.
Nhà cụ đẹp lắm, em rất thích.
Trang trí cũng đơn giản mà hiệu quả. Cái tranh treo trên tường chỗ phòng ngủ nghệ thuật hơn kiểu ảnh cưới ngày xưa bao nhiêu.
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,553
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Các cụ hoàn thiện căn hộ có vẻ quá vất vả nhỉ. Căn hộ nhà em em cứ tổng thầu mà gõ thôi, ko đi theo thợ để xem thợ làm thế nào. Cứ cái gì sai thì bóc đi làm lại (toàn bộ nội thất liền tường nhà em tổng thầu phải làm lại 1 lần) trong khi phần hoàn thiện thô lại không phải sửa chữa bất kì cái gì vì tổng thầu theo sát công trình, chuẩn từ cái vị trí ổ điện khớp với đồ gỗ luôn. Em chỉ quan tâm tới công năng sử dụng, đồ mua lắp vào là đồ gì mà thôi.
Cái sai đến mức phải bóc đi làm lại là việc rất hãn hữu không nên để xảy ra. Muốn vậy, chủ nhà phải sát sao, để phát hiện cái sai kịp thời (theo nguyên tắc tôi đã nêu trên là sửa càng sớm càng đỡ thiệt hại).

Khi sai phải bóc ra làm lại. Nếu lý do là do chủ thầu cố tình gian lận thì họ làm lại là lẽ thường tình. Loại nhà thầu đó cũng chẳng nên thuê.

Nếu lý do là do họ kém hiểu biết để thợ làm sai mà không biết, vì uy tín, vì cam kết họ cũng phải làm lại và họ chịu thiệt hại lớn. Đó là bài học cho họ. Tuy nhiên anh chủ thầu sẽ tìm kẽ hở của chủ để lấy cái khác bù vào thiệt hại của họ phải chịu.

Còn tỷ lý do khác mà chủ thầu họ không phải là phải chịu, nếu ép họ chịu thiệt hại thì họ sẽ rất miễn cưỡng và các việc khác họ làm đối phó ngay để bù thiệt hại.

Cho nên chủ nhà phải giám sát sát sao, đồng hành với chủ thầu và các nhóm thợ, kịp phát hiện sớm sai sót để sửa thì ít tốn kém và các bên đều có lợi từ công trình.

Bác nói thì có thể đúng nhưng có khi bác là ông chủ lớn, có chức vụ lớn mà nhà thầu họ nể uy tín mới hành xử nhàn nhã như bác được. Người thường khó học...
 

kimvanchinh

Xe tăng
Biển số
OF-695425
Ngày cấp bằng
20/8/19
Số km
1,553
Động cơ
115,791 Mã lực
Nơi ở
TP. Hà Nội
Hiện nay gần như 100% thợ bếp VN họ làm tủ tay nắm âm, nhìn thì thích, đẹp thật đấy, lại không tốn tiền mua tay nắm, nhưng tôi khuyến cáo nên nghiên cứu tay nắm tủ.

Ảnh dưới tôi lấy từ Pinterest và cái bếp của bác LCD để so sánh thôi về tay nắm.

Capture.PNG
Capture1.PNG
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top