Em rón rén giơ tay xin ý kiến thế này ạ:
1. Xin các cụ hãy trả lại chủ đề thớt cho nó đi đúng hướng của cụ chủ thớt.
Cụ chủ quá tâm huyết đóng góp rất mạch lạc dưới góc độ người "không kiếm tiền" ở lĩnh vực nội thất. Cái này mới hay và đáng quý với đại chúng.
2. Các cụ tranh luận bất kỳ lý do gì cũng không nên công kích cá nhân, sỉ vả, nói lời cay đắng... Người ta đá đểu mình thì mình phải đỡ đểu lại, chửi mà như không chửi mới là chửi. Các cụ đi đâm thì chỉ đâm sản phẩm thôi, còn bên bị đam ráng chịu vì đã dám post hình SP thì phải chấp nhận bị đâm. Không rảnh thì không chơi hay tầu ngầm, còn bị đâm thì phải giải thích lý do tại sao để thế...
Em quan sát thực tế ngoài XH Đằng sau mỗi sản phẩm đều có 1 lý do và câu chuyện, hãy cho "khán giả" biết thì mọi khúc mắc sẽ được giải quyết.
3. Đại đa số khán giả trong thớt này là người không chuyên (không chuyên chứ không phải không có tí ti hiểu biết gì) nên không nhất thiết phải trích dẫn các thứ quá chuyên sâu của chuyên ngành, vì vậy không nên đánh đồng và vơ đũa cả nắm.
4. KTS và Thiết Kế Nội Thất là 2 chuyên ngành cấp bằng riêng, có thể KTS rất giỏi Kiến Trúc nhưng không xử lý tốt phần trang trí cũng không có nghĩa là kém cỏi. Người có khiếu trang trí chẳng cần học chính tông gì nhưng có vốn sống phong phú, ăn lắm chơi nhiêu lại hay để ý lọ mọ cũng sẽ biết cách làm đẹp có khi không thua ông học hành chính tông mà ít trải nghiệm....
5. Với các cụ có tiền xây nhà, làm nội thất nhà thì đừng chờ vào ông KTS hay ông Thợ vẽ/Nhà Thiết Kế nội thất nào hết. Việc đầu tiên phải biết mình muốn gì đã. Chỉ có mình mới biết mình cần gì thích gì, thói quen sinh hoạt thế nào...lúc đó thuê TK là để họ làm tròn vai tối ưu hóa, khoa học hơn, đẹp đẽ hơn cái yêu cầu của mình. Không thì chỉ là người trả tiền cho người khác thỏa đam mê của họ rồi mình dùng thôi
6. Quan điểm cá nhân của em thì phong cách cũng chỉ là một cái tên, đừng bị kẹt trong đó.
7. Chốt hạ thích câu này của cụ Khổng hàng xóm.
"Học bao nhiêu vẫn thiếu
Hiểu bao nhiêu chẳng thừa"
KTS, như trên đã thảo luận có những phân ngành sau đây:
-KTS quy hoạch (đô thị hoặc nông thôn), anh này thiết kế ra cả một không gian đô thị để phát triển, cải tạo hoặc xây lại cả một thành phố, cả khu phố.
-KTS phong cảnh, anh này chuyên sáng tạo ra các ngôi nhà, công trình từ đình chùa, lăng mộ đến nhà ở, tiểu khu dân cư hay công sở, tượng đài... gắn với tạo cảnh không gian xung quanh
-KTS xây dựng: chuyên thiết kế kiểu dáng, công năng một ngôi nhà, một nhà máy với điều kiện đã có quy hoạch không gian lớn hoặc đã có bối cảnh các nhà khác họ đã xây xong.
-KTS điêu khắc: chuyên thiết kế, thi công luôn các tượng đài, phù điêu như làm tượng đài, tượng thờ, tranh điêu khắc (anh này kiêm luôn nhà điêu khắc - tức họa sỹ, thợ điêu khắc hoặc kỹ sư chỉ huy nhóm thợ đúc, thợ gốm, thợ điêu khắc...).
-KTS thiết kế nội thất: thiết kế không gian sống cho các gia đình
-Họa sỹ mỹ thuật công nghiệp: thiết kế, sáng tạo ra các sản phẩm đơn chiếc hoặc hàng loạt.
-Thợ thi công, làm ra các sản phẩm đồ gỗ, xây trát sơn tường, phào chỉ, trần...
Chủ đề topic chỉ bàn đến nhóm KTS nội thất thôi.
KTS là danh hiệu gắn cho những ai đã học và tốt nghiệp ngành đào tạo đại học mà ngành đó có tên KTS.
Vì nghề thiết kế kiến trúc nội thất mới có nhu cầu cao gần đây thôi, mà đào tạo thì ngày trước không có ngành này, nên đa số các KTS hành nghề hiện nay là KTS xây dựng tay ngang sang làm thiết kế kiến trúc nội thất (tôi đoán bác Tùng ở dạng này). Họ tự học về KT nội thất và nhiều người rất giỏi. Những người vừa giỏi về kiến trúc xây dựng vừa giỏi về nội thất thì rất quý.
-Có nhiều người tay ngang sang làm thiết kế kiến trúc nội thất từ nghề "Thiết kế mỹ thuật công nghiệp" hoặc "họa sỹ - cử nhân hội họa. Bác Quách Thái Công nổi tiếng thế giới đang hành nghề ở Sài Gòn cũng thuộc dạng này. Những người này không được tự xưng là KTS mà xã hội ghi danh xưng họ là "Nhà thiết kế nội thất", hoặc Họa sỹ - nhà thiết kế nội thất. Khác với nghề y: muốn chữa bệnh, hành nghề phải là bác sỹ, y sỹ có bằng chính thức (dù là tây y, đông y hay thôi miên), hành nghề thiết kế kiến trúc nội thất không đòi hỏi khắt khe như vậy. (nhưng kiến trúc đô thị và kiến trúc xây dựng thì bắt buộc phải có bằng câp chính quy).
Như vậy , thiết kế kiến trúc nội thất nó là lĩnh vực giao thoa giữa kiến trúc không gian cho ngôi nhà với hội họa (nghệ thuật sắp đặt, phối màu, phối vật liệu và tạo dáng cho các đồ vật). Nó đòi hỏi sự sáng tạo nhiều hơn kiến trúc xây dựng thường chỉ chú ý đến công năng và hình khối lớn.
Bác nói đúng ở chỗ, dù sáng tạo gì đi chăng nữa thì sản phẩm thiết kế (hoặc kiêm SX) mà anh ta được thuê/ đặt hàng làm có mục đích cuối cùng là phục vụ cho chủ nhà cụ thể.
Chỗ này thì KTS giống với thợ may/ nhà sản xuất thời trang. Anh có thể tạo ra bộ quần áo may sẵn bán cho ai thích nó, hoặc may đo theo lựa chọn của chủ nhà.
Thiết kế nội thất may sẵn là các dự án đang làm đó. Nhà theo mẫu rồi.
Thiết kế nội thất may đo là công việc các công ty kiến trúc đang làm.
Tuy nhiên, quá nhiều KTS họ hết nguồn sáng tạo, hoặc cầu thả, hoặc bịp khách hàng, hoặc nhận đại tiền giá thấp thì họ làm giá thấp: thay vì may đo ngôi nhà với chủ nhân cụ thể, họ lắp ghép sống sượng các mẫu nhà, mẫu phòng, mẫu đồ trên web hoặc của gia chủ khác... Kết quả thường là một ngôi nhà vô hồn, lai căng, kệch cỡm. Cũng có khi khéo cũng có ngôi nhà đẹp nhưng chắc chắn không bền với thời gian được.
Một ngôi nhà đẹp về không gian và nội thất cho người Việt, dù theo phái hiện đại, nó cũng phải phảng phất phong cách văn hóa Việt đã ăn vào gen di truyền của con người Việt rồi. Đó là thách thức lớn nhất của các KTS nội thất VN hiện nay.
Họ chỉ kịp học lỏm đây đó ở Âu Mỹ... rồi lắp ghép hài hòa vào không gian ngôi nhà Việt thôi, thế là quý lắm rồi...
Tại sao tôi khắt khe với bác Tùng?
Vì bác ấy có tài về hội họa, sắp đặt thật.
Nhưng một người chửi bậy, ăn nói hàm hồ, xách mé, hờn giận, cay cú thì không thể sáng tạo bền lâu và sáng tạo thực sự được. Chỉ làm thợ sắp đặt giỏi là cùng.
Những người thợ được vinh danh là nghệ nhân thì điều kiện đầu tiên là phông văn hóa nền phải cao.
Một KTS thực thụ thì văn hóa cũng phải cao, ít nhất là ăn nói chuẩn mực, nho nhã...
Mấy ảnh sau tôi lấy từ tạp chí mạng "Kiến Việt"