Ở những năm 2001 – 2005, nhiều chính sách thương mại được đẩy mạnh để chào đón các nhà đầu tư nước ngoài. Một số thế mạnh cạnh tranh lúc đó được nhấn mạnh đó chính là nguồn nhân lực trẻ, giá nhân công lao động rẻ, những thế mạnh này hồi đó tạo ra rất nhiều tranh luận. Nhưng trên hết là nhà đầu tư cũng đã quan tâm và đầu tư vào Việt Nam, tạo ra rất nhiều việc làm cho người dân.
Hơn 20 năm sau, bức tranh nguồn nhân lực trẻ và rẻ ngày ấy giờ ra sao? Đã qua thời kỳ vàng của dân số, bây giờ Việt Nam đang phải đối mặt với tình trạng già hóa dân số. Những lao động trẻ hồi ấy bây giờ không còn đối mặt với tình trạng thất nghiệp nhưng lại đang đối mặt với những nỗi lo tuổi già. Những chính sách xã hội dành cho người già vẫn đang là bài toán khá đau đầu dành cho những người đứng đầu đất nước. Đa số người lao động đã già và ‘sắp già’ đều trông chờ khá nhiều vào nguồn lương hưu, nhưng mức lương hưu không phải là mức có thể giúp những người già có thể sống tốt. Ở những nước phát triển phương Tây, mỗi gia đình đều có định hướng giáo dục con cái tự lập ngay từ nhỏ khác hẳn với lối giáo dục từ phương Đông, gia đình là cái nôi của mọi sự phát triển. Cũng chính vì lối tư duy này, người cao tuổi ở các nước phương Tây luôn cảm thấy mình là gánh nặng cho người khác khi họ đã già, hiệu quả lao và năng suất động không còn như trước, rất nhiều người già ở phương Tây đã rơi vào trầm cảm hoặc các vấn đề tâm lý khác. Còn ở phương Đông, những người già khi hưu trí họ sống gần con cái, tuy con cái sẽ có thêm áp lực nhưng đa số đều cảm thấy vui vẻ và tình cảm gia đình được duy trì qua các thế hệ.
Quay trở lại với vấn đề già hóa dân số, liệu mức lương hưu hiện tại có quá thấp đối với những người lao động đã về hưu? Người già đối mặt với nhiều vấn đề về sức khỏe, họ phải chi trả rất nhiều tiền vào vấn đề khám chữa bệnh và thuốc. Có những loại thuốc lên đến vài triệu đồng/viên chính vì thế những đồng lương hưu không thể đủ cho các nhu cầu cuộc sống. Mức lương hưu chỉ mang yếu tố là duy trì những nhu cầu cấp thấp, còn lại người già vẫn phải trông chờ khá nhiều vào con cái nếu như họ không có thêm một nguồn thù khác. Bên cạnh đó, có rất nhiều những người già ở các khu vực nông thôn không có lương hưu hay các khoản trợ cấp, những người này sẽ sống như thế nào?
Mới đây, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã xây dựng tờ trình đề nghị sửa đổi một số điều luật trong luật BHXH, đề nghị rút ngắn thời gian đóng bảo hiểm để được hưởng lương hưu từ 20 năm xuống còn 15 năm và tiến đến 10 năm. Bên cạnh đó dự thảo này cũng có nhiều phương án xây dựng giúp người dân có thể dễ dàng tiếp cận với BHXH hơn để giúp giảm thiểu gánh nặng về già hóa dân số hiện nay cho xã hội.
Nếu như mức hưởng hàng tháng bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH và tương ứng với số năm đóng theo quy định thì mức lương hưu trung bình mà người già nhận khoảng 4 triệu đồng/tháng. Với mức lương hưu này nếu không bệnh tật gì thì người già tại các khu vực thành thị có thể trang trải đủ nhu cầu cuộc sống. Nhưng tuổi già làm sao biết trước được bệnh tật sẽ đến lúc nào?