(Tiếp)
Liệu viện trợ quân sự khổng lồ có thể làm thay đổi tình hình chiến trường?
Mặc dù số tiền trực tiếp để viện trợ trong Dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong năm 2024 chưa đến 2/3 tổng số tiền, nhưng việc thông qua dự luật này chắc chắn có ý nghĩa quan trọng đối với Ukraine trong việc khôi phục niềm tin xã hội trong và ngoài nước; tăng cường đoàn kết cả nước, củng cố tinh thần binh lính ở tiền tuyến, bảo đảm cung ứng đầy đủ vũ khí đạn dược cho tiền tuyến. Tuy nhiên, liệu viện trợ khổng lồ có thể tạo ra bước chuyển ngoặt mới về tấn công và phòng thủ giữa Nga với Ukraine hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Một là, vũ khí hiện đại tiên tiến có thể phát huy tác dụng hay không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hệ thống công nghiệp và hệ thống tổ chức tương ứng. Trước tiên, vũ khí hiện đại là sản phẩm của công nghiệp hóa, được sản xuất thông qua một hệ thống chuỗi sản xuất hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hóa, có mức độ phân công hóa cao. Việc bảo trì, nâng cấp và phát huy vai trò của vũ khí hiện đại trên chiến trường trong tương lai cũng dựa vào hệ thống chuỗi sản xuất này, để cung cấp các bộ phận, đạn dược và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp. Hệ thống công nghiệp quân sự của Ukraine tách ra từ Liên Xô, chưa hội nhập hoàn toàn vào hệ thống công nghiệp quân sự của phương Tây. Cộng thêm hơn 3 năm chìm trong chiến tranh, một lượng lớn cơ sở công nghiệp của Ukraine bị phá hủy. Do đó, các nước phương Tây phải liên tục hỗ trợ thì mới có thể làm cho những vũ khí này phát huy sức mạnh.
Tiếp đó, một hệ thống tổ chức quân sự, chính trị hữu hiệu cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc liệu vũ khí tiên tiến có thể phát huy đầy đủ tác dụng trên chiến trường hay không? Một phần nguyên nhân rất lớn khiến Dự luật viện trợ quân sự khổng lồ của Mỹ cho Ukraine không thể thông qua trong một thời gian khá dài là do sự lo ngại của đảng cầm quyền và đảng đối lập Mỹ đối với vấn đề tham nhũng của quan chức và tổ chức quân sự Ukraine. Theo tiết lộ của Đài phát thanh công cộng quốc gia Mỹ (NPR), một báo cáo do Văn phòng tổng thanh tra của Lầu Năm Góc công bố đầu năm 2024 cho biết lý do khiến khoảng 40.000 vũ khí viện trợ cho Ukraine không được chuyển cho lực lượng tác chiến ở tuyến đầu là do sự tham nhũng của hệ thống quan chức và quân đội.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Hai là, viện trợ quân sự khổng lồ của phương Tây không đồng nghĩa với sức mạnh quân sự ở tiền tuyến của Ukraine sẽ hình thành lợi thế mang tính toàn cục. Nhìn chung, viện trợ quân sự lớn của các nước phương Tây trong 3 năm qua chỉ giúp ổn định một cách khiên cưỡng tình hình phòng thủ của quân đội Ukraine. Theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông như The Washington Post, The Kyiv Independent…, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay, số tiền viện trợ thực tế của Mỹ cho Ukraine vào khoảng 43,7 tỷ USD. Trong khi viện trợ quân sự của các nước thành viên chủ chốt NATO như Đức, Anh, Pháp, Ba Lan… cho Ukraine cũng lần lượt lên đến 16,8 tỷ euro, 12 tỷ bảng Anh (tương dương 14,86 tỷ USD), 3,8 tỷ euro và 3,5 tỷ euro. Viện trợ quân sự của các nước châu Âu như Cộng hòa Séc, Na Uy, Bỉ… cho Ukraine lần lượt là 10 tỷ koruna Séc (tương đương 455 triệu USD), 75 tỷ krona Thụy Điển (tương đương 7 tỷ USD, chia thành 5 năm phân bổ cho Ukraine) và 1 tỷ euro. Bên cạnh đó, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc… còn cung cấp vật tư bao gồm lương khô, xe chiến đấu với số lượng nhất định cho Ukraine.
Sau khi bước vào năm 2024, viện trợ quân sự của các nước phương Tây cho Ukraine vẫn tiếp tục được duy trì. Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Đức sang Ukraine trong quý I/2024 lên đến 3,54 tỷ euro; Pháp tuyên bố có kế hoạch tiếp tục cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ euro cho Ukraine trong năm 2024; Hà Lan làm theo Pháp tuyên bố đạt được thỏa thuận viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ euro với Ukraine; ngày 18/3 Quỹ hòa bình châu Âu tuyên bố sẽ phân bổ 5 tỷ euro để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Từ những số liệu trên có thể thấy trong hơn 3 năm kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, tổng giá trị viện trợ quân sự của các nước phương Tây cho Ukraine đã vượt xa số tiền viện trợ quân sự mà Dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong năm 2024 được Hạ viện Mỹ thông qua lần này. Viện trợ quân sự khổng lồ trước đó đã cung cấp sự đảm bảo vũ khí, đạn được tương đối đầy đủ cho quân đội Ukraine, phát huy tác dụng quan trọng về phương diện ngăn chặn đà tấn công của quân đội Nga. Tuy nhiên, về khách quan, lợi thế quân sự hình thành từ gói viện trợ quân sự khổng lồ này chỉ mang tính cục bộ, cơ bản không phá vỡ được cán cân quyền lực giữa Nga và Ukraine. Đối với cục diện chiến trường, gói viện trợ này chỉ là duy trì một các khiên cưỡng thế phòng thủ của Ukraine, cuộc chiến vẫn đang ở trạng thái giằng co. Việc đưa càng nhiều vũ khí hiện đại có độ chính xác cao hơn sẽ khiến tình hình toàn bộ chiến trường càng tàn khốc và đẫm máu hơn.
Ba là, sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong năm 2024, vẫn cần một thời gian nhất định để chuyển hóa thành sức chiến đấu thực tế trên tiền tuyến của quân đội Ukraine. Sau khi được Hạ viện bỏ phiếu thông qua, dự luật này vẫn cần Thượng viện xem xét và phê chuẩn trước khi trình Tổng thống ký mới chính thức có hiệu lực. Ngay cả khi dự luật có hiệu lực, từ thời điểm Bộ Tài chính cấp ngân sách, đến việc mua bán, sản xuất, giao đơn hàng, vận chuyển và huấn luyện binh lính Ukraine thao tác thuần thục vũ khí cũng đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài. Dự kiến, phải mất ít nhất 2 tháng để lô vũ khí đầu tiên viện trợ cho Ukraine trong khuôn khổ dự luật này được đưa vào chiến đấu ở tiền tuyến. Cùng với mùa Hè đang đến gần, khu vực đồng bằng Ukraine chấm dứt thời kỳ “lầy lội” vào mùa Xuân hằng năm do tuyết tan và mưa liên tục gây nên, tình hình chiến trường càng có lợi cho Nga phát huy lợi thế trong việc tác chiến thiết giáp theo kiểu tập trung. Trong thời gian tới, nếu quân đội Nga có thể nắm chắc thời cơ quan trọng, mở rộng thành quả trên chiến trường, chiếm giữ thêm nhiều điểm xung yếu chiến lược, đồng thời tiếp tục làm rối loạn việc triển khai chiến lược của quân đội Ukraine, thì sau khi đợt viện trợ quân sự này của Mỹ đến tiền tuyến, ý nghĩa “mất bò mới lo làm chuồng” của nó sẽ vượt xa ý nghĩa “xoay chuyển tình thế”.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Bốn là, phải xem xét liệu vũ khí tiên tiến của phương Tây có còn ưu thế hơn vũ khí của Nga hay không trong bối cảnh năng lực tác chiến của quân đội Nga ở tiền tuyến đã tăng lên. Trong hơn 3 năm xung đột Nga-Ukraine, mặc dù quân đội Nga cũng trải qua khá nhiều thất bại, nhưng nước này luôn học hỏi trong chiến tranh. Không chỉ chiếm ưu thế của người đi sau về phương diện chiến đấu bằng máy bay không người lái, mà phương diện sử dụng các vũ khí chủ lực như xe tăng, thiết giáp, pháo tự hành, lựu pháo… cũng ngày càng biến hóa phù hợp với tình hình chiến trường luôn thay đổi thông qua việc liên tục nâng cấp cải tạo. Ngoài ra, quân đội Nga còn tìm ra chiến lược và chiến thuật ứng phó hiệu quả và thực dụng với vũ khí phương Tây. Cùng với vũ khí và chiến thuật liên tục được nâng cấp, quân đội Nga đã phá hủy một loạt huyền thoại vũ khí tiên tiến chính xác cao của phương Tây như xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của Mỹ, tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard 2 của Đức…, khiến một lượng lớn vũ khí phương Tây viện trợ Ukraine bị quân đội Nga phá hủy và thu giữ. Ngoài ra, vũ khí và trang thiết bị của Nga rẻ hơn và bền hơn các loại vũ khí tiên tiến đắt tiền của phương Tây. Nếu cả hai bên cùng mất số lượng vũ khí cùng loại thì thiệt hại kinh tế mà Nga gánh chịu sẽ nhỏ hơn. Hệ thống công nghiệp tự cung tự cấp mạnh mẽ của Nga có thể nhanh chóng bổ sung những tổn thất về vũ khí, trong khi Ukraine chỉ có thể thông qua các đợt viện trợ của phương Tây để bù đắp những tổn thất chiến tranh.
...............
Liệu viện trợ quân sự khổng lồ có thể làm thay đổi tình hình chiến trường?
Mặc dù số tiền trực tiếp để viện trợ trong Dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong năm 2024 chưa đến 2/3 tổng số tiền, nhưng việc thông qua dự luật này chắc chắn có ý nghĩa quan trọng đối với Ukraine trong việc khôi phục niềm tin xã hội trong và ngoài nước; tăng cường đoàn kết cả nước, củng cố tinh thần binh lính ở tiền tuyến, bảo đảm cung ứng đầy đủ vũ khí đạn dược cho tiền tuyến. Tuy nhiên, liệu viện trợ khổng lồ có thể tạo ra bước chuyển ngoặt mới về tấn công và phòng thủ giữa Nga với Ukraine hay không còn phụ thuộc vào các yếu tố khác.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Một là, vũ khí hiện đại tiên tiến có thể phát huy tác dụng hay không phụ thuộc vào sự hỗ trợ của hệ thống công nghiệp và hệ thống tổ chức tương ứng. Trước tiên, vũ khí hiện đại là sản phẩm của công nghiệp hóa, được sản xuất thông qua một hệ thống chuỗi sản xuất hoàn chỉnh, chuyên nghiệp hóa, có mức độ phân công hóa cao. Việc bảo trì, nâng cấp và phát huy vai trò của vũ khí hiện đại trên chiến trường trong tương lai cũng dựa vào hệ thống chuỗi sản xuất này, để cung cấp các bộ phận, đạn dược và hỗ trợ kỹ thuật phù hợp. Hệ thống công nghiệp quân sự của Ukraine tách ra từ Liên Xô, chưa hội nhập hoàn toàn vào hệ thống công nghiệp quân sự của phương Tây. Cộng thêm hơn 3 năm chìm trong chiến tranh, một lượng lớn cơ sở công nghiệp của Ukraine bị phá hủy. Do đó, các nước phương Tây phải liên tục hỗ trợ thì mới có thể làm cho những vũ khí này phát huy sức mạnh.
Tiếp đó, một hệ thống tổ chức quân sự, chính trị hữu hiệu cũng có vai trò hết sức quan trọng đối với việc liệu vũ khí tiên tiến có thể phát huy đầy đủ tác dụng trên chiến trường hay không? Một phần nguyên nhân rất lớn khiến Dự luật viện trợ quân sự khổng lồ của Mỹ cho Ukraine không thể thông qua trong một thời gian khá dài là do sự lo ngại của đảng cầm quyền và đảng đối lập Mỹ đối với vấn đề tham nhũng của quan chức và tổ chức quân sự Ukraine. Theo tiết lộ của Đài phát thanh công cộng quốc gia Mỹ (NPR), một báo cáo do Văn phòng tổng thanh tra của Lầu Năm Góc công bố đầu năm 2024 cho biết lý do khiến khoảng 40.000 vũ khí viện trợ cho Ukraine không được chuyển cho lực lượng tác chiến ở tuyến đầu là do sự tham nhũng của hệ thống quan chức và quân đội.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Hai là, viện trợ quân sự khổng lồ của phương Tây không đồng nghĩa với sức mạnh quân sự ở tiền tuyến của Ukraine sẽ hình thành lợi thế mang tính toàn cục. Nhìn chung, viện trợ quân sự lớn của các nước phương Tây trong 3 năm qua chỉ giúp ổn định một cách khiên cưỡng tình hình phòng thủ của quân đội Ukraine. Theo tiết lộ của các phương tiện truyền thông như The Washington Post, The Kyiv Independent…, kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát vào tháng 2/2022 đến nay, số tiền viện trợ thực tế của Mỹ cho Ukraine vào khoảng 43,7 tỷ USD. Trong khi viện trợ quân sự của các nước thành viên chủ chốt NATO như Đức, Anh, Pháp, Ba Lan… cho Ukraine cũng lần lượt lên đến 16,8 tỷ euro, 12 tỷ bảng Anh (tương dương 14,86 tỷ USD), 3,8 tỷ euro và 3,5 tỷ euro. Viện trợ quân sự của các nước châu Âu như Cộng hòa Séc, Na Uy, Bỉ… cho Ukraine lần lượt là 10 tỷ koruna Séc (tương đương 455 triệu USD), 75 tỷ krona Thụy Điển (tương đương 7 tỷ USD, chia thành 5 năm phân bổ cho Ukraine) và 1 tỷ euro. Bên cạnh đó, các nước đồng minh của Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc… còn cung cấp vật tư bao gồm lương khô, xe chiến đấu với số lượng nhất định cho Ukraine.
Sau khi bước vào năm 2024, viện trợ quân sự của các nước phương Tây cho Ukraine vẫn tiếp tục được duy trì. Kim ngạch xuất khẩu vũ khí của Đức sang Ukraine trong quý I/2024 lên đến 3,54 tỷ euro; Pháp tuyên bố có kế hoạch tiếp tục cung cấp gói viện trợ quân sự trị giá 3 tỷ euro cho Ukraine trong năm 2024; Hà Lan làm theo Pháp tuyên bố đạt được thỏa thuận viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ euro với Ukraine; ngày 18/3 Quỹ hòa bình châu Âu tuyên bố sẽ phân bổ 5 tỷ euro để viện trợ quân sự cho Ukraine.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Từ những số liệu trên có thể thấy trong hơn 3 năm kể từ khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, tổng giá trị viện trợ quân sự của các nước phương Tây cho Ukraine đã vượt xa số tiền viện trợ quân sự mà Dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong năm 2024 được Hạ viện Mỹ thông qua lần này. Viện trợ quân sự khổng lồ trước đó đã cung cấp sự đảm bảo vũ khí, đạn được tương đối đầy đủ cho quân đội Ukraine, phát huy tác dụng quan trọng về phương diện ngăn chặn đà tấn công của quân đội Nga. Tuy nhiên, về khách quan, lợi thế quân sự hình thành từ gói viện trợ quân sự khổng lồ này chỉ mang tính cục bộ, cơ bản không phá vỡ được cán cân quyền lực giữa Nga và Ukraine. Đối với cục diện chiến trường, gói viện trợ này chỉ là duy trì một các khiên cưỡng thế phòng thủ của Ukraine, cuộc chiến vẫn đang ở trạng thái giằng co. Việc đưa càng nhiều vũ khí hiện đại có độ chính xác cao hơn sẽ khiến tình hình toàn bộ chiến trường càng tàn khốc và đẫm máu hơn.
Ba là, sau khi Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật viện trợ quân sự bổ sung cho Ukraine trong năm 2024, vẫn cần một thời gian nhất định để chuyển hóa thành sức chiến đấu thực tế trên tiền tuyến của quân đội Ukraine. Sau khi được Hạ viện bỏ phiếu thông qua, dự luật này vẫn cần Thượng viện xem xét và phê chuẩn trước khi trình Tổng thống ký mới chính thức có hiệu lực. Ngay cả khi dự luật có hiệu lực, từ thời điểm Bộ Tài chính cấp ngân sách, đến việc mua bán, sản xuất, giao đơn hàng, vận chuyển và huấn luyện binh lính Ukraine thao tác thuần thục vũ khí cũng đòi hỏi một khoảng thời gian tương đối dài. Dự kiến, phải mất ít nhất 2 tháng để lô vũ khí đầu tiên viện trợ cho Ukraine trong khuôn khổ dự luật này được đưa vào chiến đấu ở tiền tuyến. Cùng với mùa Hè đang đến gần, khu vực đồng bằng Ukraine chấm dứt thời kỳ “lầy lội” vào mùa Xuân hằng năm do tuyết tan và mưa liên tục gây nên, tình hình chiến trường càng có lợi cho Nga phát huy lợi thế trong việc tác chiến thiết giáp theo kiểu tập trung. Trong thời gian tới, nếu quân đội Nga có thể nắm chắc thời cơ quan trọng, mở rộng thành quả trên chiến trường, chiếm giữ thêm nhiều điểm xung yếu chiến lược, đồng thời tiếp tục làm rối loạn việc triển khai chiến lược của quân đội Ukraine, thì sau khi đợt viện trợ quân sự này của Mỹ đến tiền tuyến, ý nghĩa “mất bò mới lo làm chuồng” của nó sẽ vượt xa ý nghĩa “xoay chuyển tình thế”.
Vũ khí hiện đại của phương tây đều bị phá hủy tại Ukraine
Bốn là, phải xem xét liệu vũ khí tiên tiến của phương Tây có còn ưu thế hơn vũ khí của Nga hay không trong bối cảnh năng lực tác chiến của quân đội Nga ở tiền tuyến đã tăng lên. Trong hơn 3 năm xung đột Nga-Ukraine, mặc dù quân đội Nga cũng trải qua khá nhiều thất bại, nhưng nước này luôn học hỏi trong chiến tranh. Không chỉ chiếm ưu thế của người đi sau về phương diện chiến đấu bằng máy bay không người lái, mà phương diện sử dụng các vũ khí chủ lực như xe tăng, thiết giáp, pháo tự hành, lựu pháo… cũng ngày càng biến hóa phù hợp với tình hình chiến trường luôn thay đổi thông qua việc liên tục nâng cấp cải tạo. Ngoài ra, quân đội Nga còn tìm ra chiến lược và chiến thuật ứng phó hiệu quả và thực dụng với vũ khí phương Tây. Cùng với vũ khí và chiến thuật liên tục được nâng cấp, quân đội Nga đã phá hủy một loạt huyền thoại vũ khí tiên tiến chính xác cao của phương Tây như xe tăng chiến đấu chủ lực Abrams của Mỹ, tên lửa HIMARS, xe tăng Leopard 2 của Đức…, khiến một lượng lớn vũ khí phương Tây viện trợ Ukraine bị quân đội Nga phá hủy và thu giữ. Ngoài ra, vũ khí và trang thiết bị của Nga rẻ hơn và bền hơn các loại vũ khí tiên tiến đắt tiền của phương Tây. Nếu cả hai bên cùng mất số lượng vũ khí cùng loại thì thiệt hại kinh tế mà Nga gánh chịu sẽ nhỏ hơn. Hệ thống công nghiệp tự cung tự cấp mạnh mẽ của Nga có thể nhanh chóng bổ sung những tổn thất về vũ khí, trong khi Ukraine chỉ có thể thông qua các đợt viện trợ của phương Tây để bù đắp những tổn thất chiến tranh.
...............