(Tiếp)
Chính sách “liều lĩnh” ở Biển Đông có hiệu quả gì?
Ở trong nước Philippines, việc Marcos Jr. nghiêng về phía Mỹ trong vấn đề Biển Đông cũng bị một số chính trị gia phản đối, trong đó có chị gái Marcos Jr., Imee Marcos, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện. Ngày 1/4/2024, Imee Marcos tuyên bố không đồng tình với chính sách Biển Đông gần đây của anh trai mình, nói rằng nó đang đưa đất nước vào “con đường nguy hiểm”. Imee Marcos nói: “Mọi hành động khiến người Philippines rơi vào nguy hiểm đều là ‘vô trách nhiệm’ và phải tránh bằng mọi giá”. Ngoài ra, Nghị sĩ quốc hội Pantaleon Alvarez cũng thẳng thắn chỉ trích cách Marcos Jr. xử lý vấn đề Biển Đông, thậm chí còn kêu gọi Marcos Jr. từ chức ngay lập tức.
Marcos Jr., Imee Marcos
Mặc dù vậy, Chính quyền Marcos Jr. vẫn tăng ngân sách quốc phòng trong năm nay. Theo Strait Times, ngân sách quốc gia Philippines năm 2024 sẽ là 103,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2023. Ngân sách phân bổ cho lĩnh vực quốc phòng là 4,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023.
Số liệu thăm dò cũng cho thấy người dân Philippines bày tỏ quan ngại rõ rệt về việc đưa lực lượng bên ngoài khu vực tham gia vấn đề Biển Đông. Một cuộc khảo sát do một cơ quan bỏ phiếu của Philippines thực hiện từ ngày 10 đến ngày 14/12/2023 cho thấy chưa đến một nửa (42%) số người được hỏi ủng hộ các cuộc tuần tra và tập trận chung trên biển của chính phủ hiện tại với các đồng minh. Ngoài ra, tương tự như kết quả khảo sát hồi tháng 10/2023, khoảng 70% số người được hỏi lựa chọn sử dụng các biện pháp hòa bình khác như biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Hiện Philippines, với tư cách là thành viên của ASEAN, là một trong số ít quốc gia trong khu vực dựa vào vấn đề Biển Đông để khiêu khích Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn vào thái độ của nhiều nước, xu hướng chính sách này chưa nhận được sự hưởng ứng nhất trí trong nội bộ ASEAN. Các cuộc thăm dò cho thấy những người được hỏi từ các quốc gia trong khu vực có xu hướng suy giảm niềm tin vào Mỹ với tư cách là “nước bảo đảm” cho an ninh khu vực. Tờ Liên hợp buổi sáng của Singapore dẫn nguồn tin từ Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết, hơn một nửa số người được hỏi đã chọn Trung Quốc khi được yêu cầu lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm kể từ khi cuộc khảo sát này được thực hiện, số người chọn Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Hầu hết những người được hỏi tin rằng mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đang trở nên tốt đẹp hơn, trong khi niềm tin của họ vào Mỹ với tư cách là đối tác chiến lược và đảm bảo an ninh khu vực đã giảm đáng kể.
Chu Sĩ Tân cho rằng, nếu Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines có thể thường xuyên tổ chức huấn luyện chung ở các vùng biển liên quan, thì điều đó cũng không có nghĩa là khuôn khổ hợp tác "an ninh đa phương hẹp" giữa 4 nước trong vấn đề Biển Đông cuối cùng có thể được hình thành. Chu Sĩ Tân nói: “Một mặt, kiểu huấn luyện định kỳ này đòi hỏi nhiều nguồn lực chiến lược và Philippines không có năng lực trên phương diện này. Việc chỉ dựa vào sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ không chỉ làm suy yếu tính tự chủ chiến lược của Philippines mà còn làm gia tăng gánh nặng chiến lược của 3 nước còn lại. Mặt khác, một khi khuôn khổ hợp tác “an ninh đa phương hẹo” này được hình thành, Philippines sẽ trở thành “con ngựa thành Troy” (chỉ người hay nhóm người làm nội ứng để phá hoại một tổ chức, một quốc gia... từ bên trong - ND) của ASEAN, điều này chắc chắn sẽ làm suy yếu sự gắn kết, thống nhất của ASEAN và sẽ bị các nước ASEAN khác phản đối, tẩy chay. Vị thế và vai trò của Philippines trong ASEAN cũng có thể bị suy giảm”.
Chính sách “liều lĩnh” ở Biển Đông có hiệu quả gì?
Ở trong nước Philippines, việc Marcos Jr. nghiêng về phía Mỹ trong vấn đề Biển Đông cũng bị một số chính trị gia phản đối, trong đó có chị gái Marcos Jr., Imee Marcos, Chủ tịch Ủy ban Quan hệ Đối ngoại Thượng viện. Ngày 1/4/2024, Imee Marcos tuyên bố không đồng tình với chính sách Biển Đông gần đây của anh trai mình, nói rằng nó đang đưa đất nước vào “con đường nguy hiểm”. Imee Marcos nói: “Mọi hành động khiến người Philippines rơi vào nguy hiểm đều là ‘vô trách nhiệm’ và phải tránh bằng mọi giá”. Ngoài ra, Nghị sĩ quốc hội Pantaleon Alvarez cũng thẳng thắn chỉ trích cách Marcos Jr. xử lý vấn đề Biển Đông, thậm chí còn kêu gọi Marcos Jr. từ chức ngay lập tức.
Marcos Jr., Imee Marcos
Mặc dù vậy, Chính quyền Marcos Jr. vẫn tăng ngân sách quốc phòng trong năm nay. Theo Strait Times, ngân sách quốc gia Philippines năm 2024 sẽ là 103,5 tỷ USD, tăng 9,5% so với năm 2023. Ngân sách phân bổ cho lĩnh vực quốc phòng là 4,1 tỷ USD, tăng 14% so với năm 2023.
Số liệu thăm dò cũng cho thấy người dân Philippines bày tỏ quan ngại rõ rệt về việc đưa lực lượng bên ngoài khu vực tham gia vấn đề Biển Đông. Một cuộc khảo sát do một cơ quan bỏ phiếu của Philippines thực hiện từ ngày 10 đến ngày 14/12/2023 cho thấy chưa đến một nửa (42%) số người được hỏi ủng hộ các cuộc tuần tra và tập trận chung trên biển của chính phủ hiện tại với các đồng minh. Ngoài ra, tương tự như kết quả khảo sát hồi tháng 10/2023, khoảng 70% số người được hỏi lựa chọn sử dụng các biện pháp hòa bình khác như biện pháp ngoại giao để giải quyết tranh chấp Biển Đông.
Hiện Philippines, với tư cách là thành viên của ASEAN, là một trong số ít quốc gia trong khu vực dựa vào vấn đề Biển Đông để khiêu khích Trung Quốc. Tuy nhiên, nhìn vào thái độ của nhiều nước, xu hướng chính sách này chưa nhận được sự hưởng ứng nhất trí trong nội bộ ASEAN. Các cuộc thăm dò cho thấy những người được hỏi từ các quốc gia trong khu vực có xu hướng suy giảm niềm tin vào Mỹ với tư cách là “nước bảo đảm” cho an ninh khu vực. Tờ Liên hợp buổi sáng của Singapore dẫn nguồn tin từ Trung tâm Nghiên cứu ASEAN thuộc Viện Nghiên cứu Đông Nam Á cho biết, hơn một nửa số người được hỏi đã chọn Trung Quốc khi được yêu cầu lựa chọn giữa Trung Quốc và Mỹ. Đây là lần đầu tiên sau nhiều năm kể từ khi cuộc khảo sát này được thực hiện, số người chọn Trung Quốc đã vượt qua Mỹ. Hầu hết những người được hỏi tin rằng mối quan hệ giữa các nước Đông Nam Á và Trung Quốc đang trở nên tốt đẹp hơn, trong khi niềm tin của họ vào Mỹ với tư cách là đối tác chiến lược và đảm bảo an ninh khu vực đã giảm đáng kể.
Chu Sĩ Tân cho rằng, nếu Mỹ, Nhật Bản, Australia và Philippines có thể thường xuyên tổ chức huấn luyện chung ở các vùng biển liên quan, thì điều đó cũng không có nghĩa là khuôn khổ hợp tác "an ninh đa phương hẹp" giữa 4 nước trong vấn đề Biển Đông cuối cùng có thể được hình thành. Chu Sĩ Tân nói: “Một mặt, kiểu huấn luyện định kỳ này đòi hỏi nhiều nguồn lực chiến lược và Philippines không có năng lực trên phương diện này. Việc chỉ dựa vào sự hỗ trợ từ Mỹ, Nhật Bản và Australia sẽ không chỉ làm suy yếu tính tự chủ chiến lược của Philippines mà còn làm gia tăng gánh nặng chiến lược của 3 nước còn lại. Mặt khác, một khi khuôn khổ hợp tác “an ninh đa phương hẹo” này được hình thành, Philippines sẽ trở thành “con ngựa thành Troy” (chỉ người hay nhóm người làm nội ứng để phá hoại một tổ chức, một quốc gia... từ bên trong - ND) của ASEAN, điều này chắc chắn sẽ làm suy yếu sự gắn kết, thống nhất của ASEAN và sẽ bị các nước ASEAN khác phản đối, tẩy chay. Vị thế và vai trò của Philippines trong ASEAN cũng có thể bị suy giảm”.