(Tiếp)
Từ năm 2019, hai công ty “Boeing”và“Raytheon”cùng phòng nghiên cứu khoa học thuộc không quân Mỹ đã nghiên cứu chương trình Golden Horde nhằm nâng cao khả năng tác chiến của vũ khí chính xác cao, áp dụng thành quả nghiên cứu của trí tuệ nhân tạo để phối hợp lẫn nhau giữa các đầu đạn cũng như độc lập hiệu chỉnh đường bay với các mục tiêu mới xuất hiện sau khi tên lửa rời bệ phóng.
Trong chương trình nghiên cứu và thử nghiệm thiết kế khoa học (RTD) dự kiến sẽ tiến hành thử nghiệm bom bay có điều khiển GBU-39 CSDB, GBU-69/B phiên bản 1, tên lửa có cánh AGM-158 “Jassm”và hệ thống phỏng theo mục tiêu trên không giả lập CMALD được trang bị hệ thống liên lạc trao đổi dữ liệu 2 chiều. Công ty “Georgia Tecaplide”đảm nhận nhiệm vụ thiết kế hệ thống điều khiển và lập các chương trình tương ứng.
GBU-39 CSDB
Để thiết lập hệ thống liên lạc giữa các thiết bị bay việc truyền tải nhiệm vụ sẽ được thông qua một kênh mạng lưới thông tin có điều khiển, theo nguyên lý quan hệ tương quan “đầu đạn – thiết bị bay mang đầu đạn – cứ điểm điều khiển. Điều này giúp tiêu diệt được số lượng mục tiêu cao nhất, tiêu diệt các mục tiêu mới phát hiện ở gần đầu đạn, tiết kiệm số lượng đầu đạn tiêu hao.Hệ thống độc lập phỏng theo mục tiêu trên không CMALD cũng được sử dụng để tạo nhiễu chống hệ thống phòng không. Công tác nghiên cứu này với kinh phí 85 triệu USD dự định sẽ hoàn thành vào năm 2024.
Công tác này được tiến hành phối hợp với các đề án khác của Lầu năm góc (Skaibor, Loal Vingmen...) nhằm hoàn thiện hệ thống mạng lưới thông tin cũng như sử dụng kết quả của hệ thống chụp hình ảnh toàn cầu. Nói riêng ttrong chương trình hệ thống điều hành tự động hoạt động tác chiến “ABMS”lực lượng không quân các nước sẽ triển khai mạng lưới trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả điều hành lực lượng không quân, đưa ra các quyết định sử dụng hỏa lực hợp lý.
GBU-39 CSDB trên F-15E
Theo yêu cầu của lực lượng không quân và hải quân Mỹ trong chương trình SiAW công ty “Northrop Grumman”đã triển khai toàn diện công việc chế tạo tên lửa chống rada bức xạ AGM-88G AARGM-ER (với trọng lượng ban đầu 370kg tầm bắn tới 300km). Các thử nghiệm chế tạo trên rất cần thiết đặc biệt để vượt qua hệ thống phòng không, hệ thống chống tên lửa, cũng như yêu cầu phải tiêu diệt các mục tiêu hạ tầng cơ sở trong đó bao gồm cả các mục tiêu phát sóng rada trên mặt đất cũng như mặt biển trong điều kiện có hệ thống chống sóng rada bức xạ mạnh.
AGM-88G AARGM-ER
Loại tên lửa chống bức xạ rada thế hệ mới được phát triển từ tên lửa AGM-88E AARGM. Tên lửa tiếp tục được sử dụng hệ thống dẫn đường (hệ thống dẫn đường tự động sử dụng tín hiệu định vị vệ tinh toàn cầu GPS từ vệ tinh Navstar, hệ thống dò tìm mục tiêu bị động-chủ động, với hệ thống liên lạc hai chiều) có trọng lượng 65kg. Tên lửa AGM-88GE AARGM-ER có cấu tạo gần như mới với đường kính 0.29m, cánh điều chỉnh lực nâng trong không khí bố trí dọc theo thân.
Trong hợp đồng trị giá 322,5 triệu USD, công ty “Northrop Grumman”phải đảm bảo đến năm 2024 hoàn thành chế tạo và bố trí tên lửa này trên các loại máy bay F/A-18E, F và EA-18G (đối với lực lượng không quân hải quân) và F-35A (đối với quân chủng không quân Mỹ ). Số lượng tên lửa đặt hàng tới năm 2030 là 1500 đơn vị.
Bắt đầu từ năm 2020 công ty “Lockheed Martin”đã tiến hành sản xuất hàng loạt loại tên lửa có điều khiển AGM-179 “JAGM”,(JAGM trên cơ sở trước đây được gọi là AGM-169 JCM ). Tên lửa này sẽ thay thế cho các loại tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire và AGM-65 Mavenck.
Tên lửa có điều khiển AGM-179 có trọng lượng ban đầu 52kg, được bắn từ trực thăng hoặc máy bay từ cự ly 15-30km được trang bị đầu nổ mảnh và xuyên giáp có trọng lượng 10kg, trang bị hệ thống DASALS đầu ngắm lade bán tự động, dò tìm sóng rada tự động cũng như đầu tầm nhiệt. Để giảm giá thành tên lửa được lắp sẵn các phần linh kiện của tên lửa chống tăng có điều khiển AGM-114R : Đầu đạn nổ, động cơ và hệ thống dây điều khiển lái.
AGM-179 “JAGM”
Các loại máy bay tiêm kích chiên thuật F/A-18E, F “Super Hornet”, F-35B “Lightning-2”, trực thăng đa năng và các loại máy bay không người lái của quân đội Mỹ được trang bị tên lửa loại này.
Giá thành tên lửa có điều khiển AGM-179 chừng 150 nghìn USD. Dự định đến năm 2023 sẽ trang bị 2000 tên lửa này cho máy bay của lục quân và hải quân (trực thăng AH-64E “Apache Guardian”và AH-IZ “Viper”). Dự kiến sẽ sản xuất 30000 tên lửa cho các lực lượng vũ trang.
AGM-179 “JAGM” trên trực thăng tấn công AH-IZ “Viper”
Tên lửa có điều khiển AGM-176 “Griffin”của công ty “Raytheon”sản xuất theo đơn đặt hàng của Bộ tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã được trang bị cho quân đội từ năm 2010. Tên lửa có gắn đầu đạn phá mảnh và xuyên giáp chuyên dùng để tiêu diệt các mục tiêu di động cỡ nhỏ từ trên không, lắp trên các máy bay, trực thăng hay thiết bị bay không người lái với tầm bắn xa đến 15km. Tên lửa còn có phiên bản đồng dạng khác là tên lửa có điều khiển AGM-114 “Hellfire”và AGM-65 “Maverich”để tiêu diệt các cứ điểm có bảo vệ yếu hơn.
AGM-176 “Griffin”
Tên lửa trong trang bị gồm hai loại tên lửa điều khiển khác nhau có trọng lượng 20,4kg và đầu đạn 4kg là: AGM/BGM- 176A/B bloc 1 (A- trang bị cho các loại máy bay và các phương tiện bay không người lái, B- trang bị riêng cho trực thăng ), và AGM-176B bloc2 có ký hiệu riêng là “C-Griffin”trang bị trên máy bay của hải quân. Tiền thân của phiên bản AGM-176A có trọng lượng 15,4kg với đầu đạn 6kg không có lắp động cơ (là phương án bom có điều khiển cỡ nhỏ). Trong tái thiết kế vũ khí có sử dụng cánh và đuôi chỉnh hướng có thể gập lại, cũng như trang bị động cơ tên lửa sử dụng nhiên liệu rắn, hệ thống xác định mục tiêu sử dụng hệ thống điều khiển dẫn đường tự động có sử dụng dữ liệu định vị vệ tinh Navstar, đầu ngắm lade bán tự động. Để xác định phát hiện mục tiêu cho tên lửa sử dụng dẫn mục tiêu bằng lade hay các hệ thống dẫn đường ngắm khác của các phương tiện hàng không. Hoặc sử dụng các loại dữ liệu kỹ thuật tiên tiến của các nhóm hoa tiêu hàng không đặc nhiệm khác.
AGM/BGM- 176A/B block 2
Tên lửa có thể sử dụng với thiết bị phóng từ bên ngoài hay từ bên trong. Ví dụ đối với máy bay cường kích AC-130W “Stinger-2”, “Scorpion-2”và KC-130J là vũ khí lắp trong thân máy bay (số lượng lên đến 10 đơn vị tên lửa ): Tên lửa có thể được lắp và phóng từ trên khung giá đựng hàng nhờ bệ phóng “Ganclinger”, tên lửa cũng sẽ được phóng nhờ giá treo bên ngoài “Derrindzera”thân máy bay.
Hệ thống phóng “Ganclinger” trên AC-130
.....