Xu hướng phát triển hệ thống phòng không và chống tên lửa
Hiện nay, trước những mối đe dọa từ đường không ngày càng phức tạp và tiên tiến, trang bị và công nghệ phòng không, chống tên lửa của thế giới đang ngày càng tiến lên vững chắc. Hệ thống phòng thủ tên lửa siêu vượt âm đã trở thành điểm nóng và là trọng tâm của sự phát triển. Tuy nhiên, do ngưỡng công nghệ tương đối cao nên chỉ có một số ít quốc gia như Mỹ và Nga vượt lên dẫn trước. Các hệ thống cảnh báo, phát hiện và chỉ huy sớm cũng như hệ thống đánh chặn cũng đã có nhiều tiến bộ hơn và nhiều quốc gia đã tiến hành các cuộc tập trận phòng không, chống tên lửa, thúc đẩy sự phát triển của các hệ thống và năng lực phòng không chống tên lửa, cho thấy cuộc đối kháng tấn công và phòng thủ sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
Coi trọng phát triển năng lực phòng thủ vũ khí siêu vượt âm
Sự phát triển nhanh chóng những công nghệ liên quan đến vũ khí siêu vượt âm như tên lửa hành trình siêu vượt âm, tên lửa lượn-trợ đẩy, v.v, đã đặt ra một thách thức lớn đối với các hệ thống phòng không chống tên lửa hiện có trên thế giới. Năm 2020, Mỹ và Nga đã đạt được những thành tựu quan trọng trong lĩnh vực phòng thủ vũ khí siêu vượt âm, và một số hệ thống phòng thủ đã tiếp cận trình độ thực chiến.
Nhiều dự án phòng thủ vũ khí siêu vượt âm của Mỹ đang song hành tiến bước. Vào năm 2020, quân đội Mỹ đã triển khai hoặc lên kế hoạch thực hiện một số dự án phòng ngự vũ khí siêu vượt âm, lần lượt coi trọng vào vũ khí đánh chặn và hệ thống phát hiện cảnh báo sớm, và đã đạt được những tiến độ khác nhau.
Một là phát triển động năng hoặc các vũ khí đánh chặn khái niệm mới. Vào tháng 01/2020, hãng Northrop Grumman đã giành được hợp đồng dự án Glide Breaker từ Cơ quan Dự án Nghiên cứu Tiên tiến Bộ Quốc phòng Mỹ, để phát triển công nghệ then chốt cho đánh chặn các mục tiêu siêu vượt âm dạng lượn-trợ đẩy trong bầu khí quyển. Vào tháng 2/2020, Cục Phòng thủ Tên lửa của Bộ Quốc phòng Mỹ đã ra thông báo, yêu cầu các ngành công nghiệp phát triển một hệ thống phòng thủ vũ khí đánh chặn kiểu mới của hệ thống phòng thủ giai đoạn lượn-trợ đẩy siêu vượt âm (RGPWS). Nội dung của dự án bao gồm thực hiện nghiên cứu mô phỏng, giảm thấp rủi ro kỹ thuật then chốt của vũ khí đánh chặn và nâng mức độ hoàn thiện kỹ thuật của vũ khí đánh chặn lên cấp độ 5.
Tên lửa Standard-6
Vào tháng 9/2020, Cục Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã trao cho hãng Raytheon một hợp đồng trị giá 9,79 triệu USD để xây dựng đài thử nghiệm công nghệ vi sóng năng lượng cao đầu tiên nhằm nghiên cứu tính khả thi của việc sử dụng công nghệ vi sóng để phòng thủ trước vũ khí siêu vượt âm. Trong cùng tháng, Cục Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã ban hành thông báo "Khái niệm thiết bị đánh chặn giai đoạn cuối trên biển trong tương lai", nhằm tìm kiếm khái niệm về thiết bị đánh chặn giai đoạn cuối trên biển cho phương tiện lượn siêu vượt âm (HGV), yêu cầu hệ thống này phải dựa trên đạn đánh chặn Standard-3 hoặc Standard-6. Có khả năng thông tin liên lạc giữa đạn với đạn. Vào tháng 10/2020, hãng Lockheed Martin cho biết, họ đang nghiên cứu cải tiến tên lửa đánh chặn Patriot PAC-3 MSE trên biển để đánh chặn vũ khí siêu vượt âm giai đoạn cuối, nhằm đáp ứng yêu cầu của Cục Phòng thủ Tên lửa (MDA) về phát triển vũ khí đánh chặn giai đoạn cuối trên biển trong tương lai, hình thành khả năng đánh chặn siêu vượt âm lớp thứ hai.
Patriot PAC-3 MSE
Thứ hai là phát triển khả năng phát hiện và cảnh báo sớm kết hợp giữa không gian và trái đất. Vào tháng 3/2020, Quân đội Mỹ đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm mảng ăng ten radar của hệ thống thiết bị phòng không và chống tên lửa tầm thấp (LTAMDS) đầu tiên. Hệ thống này do hãng Raytheon phát triển, có khả năng phát hiện mối đe dọa 360 độ. Khả năng tín hiệu, độ nhạy tiếp nhận tín hiệu và khả năng chống nhiễu của nó gấp hơn hai lần so với radar phòng không chống tên lửa của Patriot và nó sẽ dần được thay thế cho hệ thống hiện có. Hệ thống này sẽ được trang bị vào năm 2022 để chống lại vũ khí siêu vượt âm và trở thành một bộ phận của hệ thống phòng không chống tên lửa tích hợp của Lục quân Mỹ. Vào ngày 21/5/2020, Dự án Vệ tinh quỹ đạo đồng bộ địa cầu (NGG) và hồng ngoại liên tục trên không thế hệ tiếp theo (OPIR) của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Mỹ đã hoàn thành việc đánh giá thiết kế sơ bộ về tải trọng và có kế hoạch hoàn thành phát triển trong năm tài chính 2022, bắt đầu phóng vào năm 2025. Vệ tinh này được sử dụng để phát hiện và theo dõi vũ khí lượn siêu vượt âm và tên lửa tiên tiến thế hệ tiếp theo, tạo thành sự cảnh báo sơ bộ và là sự bổ sung cho các vệ tinh thuộc hệ thống hồng ngoại trong không gian.
Patriot PAC-3
Nga tập trung vào việc phát triển khả năng phòng thủ toàn diện trên không gian vũ trụ. Họ có kế hoạch triển khai tích hợp hệ thống đánh chặn chiến lược và chiến thuật. Vào tháng 6/2020, quân đội Nga tuyên bố rằng, họ có kế hoạch trang bị hai hệ thống phòng thủ hàng không vũ trụ mới là S-500 Prometheus và A-235 Nudori, lấy đó làm hệ thống đánh chặn vũ khí siêu vượt âm chính của Nga. Trong đó, hệ thống S-500 là một hệ thống chiến thuật, ngoài mục tiêu khí động học và mục tiêu đạn đạo, nó còn có khả năng đánh chặn vũ khí siêu vượt âm trên quỹ đạo Trái đất thấp, và sẽ trở thành hệ thống phòng thủ vũ trụ đầu tiên trên thế giới được triển khai. Nudori là một hệ thống chiến lược với khả năng đánh chặn phi hạt nhân, có khả năng đánh chặn các mục tiêu đạn đạo và tàu vũ trụ ở độ cao 500 ~ 700 km và khoảng cách 700 ~ 800 km.
S-500 Prometheus
Cải tiến liên tục hệ thống chỉ huy và kiểm soát dự đoán và tìm kiếm
Hệ thống chỉ huy và kiểm soát phát hiện cảnh báo sớm là một bộ phận quan trọng của hệ thống phòng không và chống tên lửa, có thể ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chiến đấu của toàn bộ hệ thống phòng không và chống tên lửa. Năm 2020, Mỹ, Nga và Nhật Bản tiếp tục phát triển hệ thống chỉ huy và kiểm soát phát hiện cảnh báo sớm đặc biệt của riêng họ dựa trên nhu cầu thực tế và sức mạnh tổng thể của họ.
Mỹ nâng cấp toàn diện khả năng chỉ huy và kiểm soát phát hiện cảnh báo sớm. Đầu tiên là thúc đẩy nâng cấp và thông minh hóa các hệ thống trên biển. Vào tháng 2/2020, để kéo dài tuổi thọ hoạt động của các radar băng tần X trên biển, Cục Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã đề xuất khoản kinh phí 118,3 triệu USD trong ngân sách năm tài chính 2021 của họ. Vào tháng 2 và tháng 8/2020, Hải quân Mỹ đã lần lượt trao các hợp đồng liên quan cho Lockheed Martin, nhằm trang bị radar trên hạm AN/SPY-1 cho tàu khu trục Aegis lớp Arleigh Burke của họ, phối lắp bộ khuếch đại nhiễu thấp mới và bộ xử lý tín hiệu đa nhiệm, nhằm nâng cao phạm vi phát hiện và độ chính xác của radar, giảm kích thước, trọng lượng, tiêu thụ điện năng và giá thành của radar, đồng thời cho phép tàu Aegis có khả năng phòng không và chống tên lửa tích hợp. Vào ngày 7/10/2020, radar AN/SPY-1D (V) của hệ thống chiến đấu Aegis của Hải quân Mỹ bắt đầu được thay thế bằng loại radar mảng pha phòng không và chống tên lửa mới AN/SPY-6 (V) 1. So với radar hiện có, radar AN/SPY-6 (V) 1 có tầm phát hiện xa hơn, độ chính xác cao hơn và năng lực đối phó điện tử mạnh hơn.
Radar AN/SPY-6 (V) 1
Thứ hai là tăng cường khả năng xử lý thông tin, khả năng tích hợp và tính cơ động của các hệ thống trên đất liền. Vào tháng 7/2020, Cục Phòng thủ Tên lửa Mỹ đã trao cho hãng Raytheon hợp đồng trị giá 2,3 tỷ USD để sản xuất 7 bộ radar cảnh báo sớm di động AN/TPY-2 cho Hệ thống Phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của quân đội Mỹ. Ngày 13/8/2020, Lục quân Mỹ đã thực hiện thành công cuộc thử nghiệm bắn đạn thật hệ thống chỉ huy tác chiến tích hợp phòng không và chống tên lửa (CS cũ), sử dụng hai tên lửa Patriot PAC-3 để đánh chặn thành công hai quả đạn dùng làm bia bắn. Đây là bài kiểm tra phức tạp nhất của hệ thống cho đến nay, và nó đã nghiệm chứng khả năng phục hồi và khả năng sống sót của nó trong môi trường đối đầu.
Radar cảnh báo sớm di động AN/TPY-2
Thứ ba là nâng cao khả năng cảnh báo sớm và tiếp nhận thông tin của hệ thống trên không gian. Vào tháng 6/2020, vệ tinh quỹ đạo đồng bộ địa cầu của hệ thống hồng ngoại không gian thứ năm (SBIRS GEO-5) của Lực lượng Hàng không Vũ trụ Mỹ đã hoàn thành thành công thử nghiệm nhiệt chân không. Vệ tinh này là vệ tinh đầu tiên của Lockheed Martin sử dụng nền tảng LM2100 mới, có thể dò tìm, phát hiện, nhận biết và theo dõi các vụ phóng tên lửa đạn đạo, đồng thời cung cấp dữ liệu mục tiêu cho vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa quỹ đạo thấp và hệ thống cảnh báo sớm trên mặt đất. Vệ tinh dự kiến sẽ được phóng vào năm 2021. Đồng thời, Không quân Mỹ đã trao cho hãng Northrop Grumman một hợp đồng, tiếp tục cung cấp hỗ trợ kéo dài tuổi thọ cho các vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của chương trình hỗ trợ quốc phòng hiện có (DSP) trong 10 năm tới. Vào tháng 11/2020, Lục quân Mỹ đã triển khai một trạm mặt đất chiến thuật liên hợp tăng cường (JTAGS) ở Hàn Quốc, có thể nâng cao khả năng tiếp nhận và sử dụng thông tin vệ tinh cảnh báo sớm tên lửa của Hàn Quốc thông qua JTAGS, và cuối cùng là tăng cường khả năng tích hợp tên lửa phòng không toàn cầu của Mỹ.
Vệ tinh quỹ đạo đồng bộ địa cầu SBIRS GEO-5
......