Đạn pháo thông minh đang tăng thị phần
Trong khi các phương tiện hàng không đang triển khai đạn điều khiển chính xác (PGM) và đạn thông minh ở qui mô ngày càng tăng lên, thì lực lượng lục quân lại cẩn trọng hơn trong sử dụng PGM vì hệ thống các mục tiêu hoàn toàn khác.
Vai trò then chốt của pháo binh vẫn là cung cấp hỏa lực chế áp chống lại lực lượng đối phương, sử dụng đạn nổ mạnh (HE) cùng với đạn khói và đạn chiếu sáng. Để giao chiến với các mục tiêu cứng như xe chiến đấu bọc thép (AFV), đạn chùm được phát triển và triển khai. Chúng mang một số lượng lớn đạn con nhỏ với đầu đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT) để xuyên phần nóc xe bọc thép có vỏ mỏng hơn, dễ tổn thương hơn của xe chiến đấu bọc thép. Đạn chùm cótỷ lệ không nổ cao và do đó hạn chế khả năng cơ động của lực lượng và tiềm ẩn gây sát thương cho thường dân sau này.
Vì những lý do như vậy, đạn chùm bị cấm bởi Công ước cấm bom đạn chùm (CCM) và một chiến dịch đa quốc gia chống bom đạn chùm (CMC) đã tổ chức. Do đó, đạn chùm bị loại khỏi trang bị của hầu hết các quốc gia, mặc dù chúng vẫn được triển khai ở các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Đối với tất cả đạn pháo, yêu cầu then chốt là bắt mục tiêu, đặc biệt là ở tầm xa. Đạn PGM giá thành đắt nên thường được sử dụng để chống lại các mục tiêu giá trị cao.
Để đối phó với xe chiến đấu bọc thép, đạn 155 mm tấn công từ nóc xe hiện đại đã được phát triển và triển khai sử dụng. Dẫn đầu thị trường là ở châu Âu bao gồm đạn GIWS SMArt 155 và đạn Bofors/Nexter BONUS.
GIWS SMArt 155
SMArt là sản phẩm phát triển phối hợp giữa các công ty Diehl Defence và Rheinmetall Weapons & Munitions của Đức, đang xuất khẩu cho Ôxtrâylia, Hy Lạp và Thụy Sĩ. Đã có 12.000 quả đạn SMArt được sản xuất. Đạn pháo SMArt mang 2 đạn con tấn công từ nóc xe, mỗi đạn con có một đầu đạn tạo thanh xuyên khi nổ bằng kim loại nặng (EFP).
Sản xuất đạn pháo SMArt đã ngừng một thời gian, nhưng dây chuyền có thể tái khởi động cho phép Lục quân Đức đổi đạn trong kho cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cho khách hàng. Đạn pháo SMArt về cơ bản giống với đạn pháo SMArt nguyên mẫu, nhưng các bộ phận lạc hậu sẽ được thay thế. Tầm bắn tối đa của đạn pháo SMArt khi bắn từ pháo lựu tự hành 155 mm PzH 2000, 52 lần cỡ, trong trang bị của Lục quân Đức là 17,5 km.
Đạn pháo Bonus của hãngBAE Systems Bofors/Nexter ban đầu được phát triển để đáp ứng nhu cầu của Pháp và Thụy Điển, với dây chuyền sản xuất được lắp đặt ở cả 2 quốc gia này và xuất khẩu cho Phần Lan, Na Uy và Ảrập Xêút. Phiên bản đạn pháo mới nhất là Bonus MkII và mang 2 đạn con, hạ cánh bằng dù với tốc độ 45 m/s và có khu vực sục sạo 32.000 m2 mỗi quả. Tầm bắn tối đa khi bắn từ pháo 155 mm 52 lần cỡ là 35 km và khi bắn từ pháo 155 mm 39 lần cỡ là 27 km.
Cuối năm 2018, Lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua đạn pháo Bonus MkII, thông qua Cục mua sắm và bảo đảm của NATO. Đạn pháo Bonus MkII xuất khẩu cho Lục quân Mỹ được sản xuất trên dây chuyền tại Thụy Điển. Hiện Lục quân Mỹ đang tiếp nhận đạn pháo Bonus MkII. Hợp đồng thứ 2 mua đạn pháo Bonus MkII được ký đầu năm 2020.
Lục quân Mỹ cũng đã triển khai đạn pháo có điều khiển 155 mm M712 Copperhead (CLGP) và đạn pháo dẫn bằng lade, lắp đầu đạn HE, sử dụng trong thực chiến tại Trung Đông, nhưng hiện các đạn pháo này đã hết hạn sử dụng.
Raytheon Excalibur 155mm M982
Lục quân Mỹ hiện đang sử dụng tác chiến đạn pháo điều khiển chính xác Raytheon Excalibur 155mm M982 bắn từ pháo lựu xe kéo hạng nhẹ 155mm39 lần cỡ M777A2 và pháo lựu tự hành 155mm39 lần cỡ M109A6/A7. Chi tiết về phương tiện, mục tiêu và dữ liệu GPS được đưa vào máy tính lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho đạn pháo, thông qua bộ cài đặt ngòi nổ tăng cường (EIFZ).
Đạn pháo Excalibur sử dụng hệ thống đạo hàng GPS chống nhiễu để cập nhật dữ liệu cho hệ thống đạo hàng quán tính (INS), cung cấp khả năng dẫn đường chính xác trong khi bay cho đạn pháo. Theo Lục quân Mỹ hệ thống dẫn đường GPS/INS đã tăng độ chính xác tấn công mục tiêu nhỏ hơn 2 m ở bất kể tầm bắn nào. Có 3 lựa chọn ngòi nổ phụ thuộc vào loại mục tiêu giao chiến, gồm điểm nổ (PD), điểm nổ hẹn giờ và nổ trên không.
Phiên bản đạn pháo M982 Excalibur đang sản xuất có một số cải tiến phần cứng và phần mềm để tăng cường khả năng chống nhiễu GPS cũng như cho phép người sử dụng xác định quĩ đạo giao chiến với mục tiêu. Một phát triển khác là đạn pháo Excalibur định hình quĩ đạo (EST) đã trình diễn thành công năm 2018 và đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu rất khó tiếp cận được vị trí, thông qua lựa chọn góc tấn công giai đoạn cuối của đạn pháo.
Tầm bắn tối đa của đạn pháo M982 Excalibur phụ thuộc vào loại pháo và liều phóng, nhưng đối với hệ thống pháo 155mm39 lần cỡ là 39,3km với hệ thống liều phóng môđun (MACS), trong khi tầm bắn tối thiểu là 8,7km.
Tới đầu năm 2020, sản xuất đạn pháo Excalibur đã vượt trên 14.000 quả, trong đó 1.400 quả đã được sử dụng trong chiến đấu. Đạn pháo Excalibur được sử dụng trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, xuất khẩu cho Ôxtrâylia, Canađa, Ấn Độ, Giócđani, Hà Lan và Thụy Điển.
Các loại pháo khác bắn được đạn pháo 155mm Excalibur gồm pháo BAE Systems Archer (Thụy Điển) và AS90 (Anh), NexterCAESAR (Pháp), Denel G6 (Nam Phi), HanwhaK9 Thunder (Hàn Quốc), Rock Island M198 (Mỹ) and KMW PzH 2000 (Đức).
...............
Trong khi các phương tiện hàng không đang triển khai đạn điều khiển chính xác (PGM) và đạn thông minh ở qui mô ngày càng tăng lên, thì lực lượng lục quân lại cẩn trọng hơn trong sử dụng PGM vì hệ thống các mục tiêu hoàn toàn khác.
Vai trò then chốt của pháo binh vẫn là cung cấp hỏa lực chế áp chống lại lực lượng đối phương, sử dụng đạn nổ mạnh (HE) cùng với đạn khói và đạn chiếu sáng. Để giao chiến với các mục tiêu cứng như xe chiến đấu bọc thép (AFV), đạn chùm được phát triển và triển khai. Chúng mang một số lượng lớn đạn con nhỏ với đầu đạn chống tăng nổ mạnh (HEAT) để xuyên phần nóc xe bọc thép có vỏ mỏng hơn, dễ tổn thương hơn của xe chiến đấu bọc thép. Đạn chùm cótỷ lệ không nổ cao và do đó hạn chế khả năng cơ động của lực lượng và tiềm ẩn gây sát thương cho thường dân sau này.
Vì những lý do như vậy, đạn chùm bị cấm bởi Công ước cấm bom đạn chùm (CCM) và một chiến dịch đa quốc gia chống bom đạn chùm (CMC) đã tổ chức. Do đó, đạn chùm bị loại khỏi trang bị của hầu hết các quốc gia, mặc dù chúng vẫn được triển khai ở các quốc gia như Nga và Trung Quốc.
Đối với tất cả đạn pháo, yêu cầu then chốt là bắt mục tiêu, đặc biệt là ở tầm xa. Đạn PGM giá thành đắt nên thường được sử dụng để chống lại các mục tiêu giá trị cao.
Để đối phó với xe chiến đấu bọc thép, đạn 155 mm tấn công từ nóc xe hiện đại đã được phát triển và triển khai sử dụng. Dẫn đầu thị trường là ở châu Âu bao gồm đạn GIWS SMArt 155 và đạn Bofors/Nexter BONUS.
GIWS SMArt 155
SMArt là sản phẩm phát triển phối hợp giữa các công ty Diehl Defence và Rheinmetall Weapons & Munitions của Đức, đang xuất khẩu cho Ôxtrâylia, Hy Lạp và Thụy Sĩ. Đã có 12.000 quả đạn SMArt được sản xuất. Đạn pháo SMArt mang 2 đạn con tấn công từ nóc xe, mỗi đạn con có một đầu đạn tạo thanh xuyên khi nổ bằng kim loại nặng (EFP).
Sản xuất đạn pháo SMArt đã ngừng một thời gian, nhưng dây chuyền có thể tái khởi động cho phép Lục quân Đức đổi đạn trong kho cũng như đáp ứng nhu cầu xuất khẩu cho khách hàng. Đạn pháo SMArt về cơ bản giống với đạn pháo SMArt nguyên mẫu, nhưng các bộ phận lạc hậu sẽ được thay thế. Tầm bắn tối đa của đạn pháo SMArt khi bắn từ pháo lựu tự hành 155 mm PzH 2000, 52 lần cỡ, trong trang bị của Lục quân Đức là 17,5 km.
Đạn pháo Bonus của hãngBAE Systems Bofors/Nexter ban đầu được phát triển để đáp ứng nhu cầu của Pháp và Thụy Điển, với dây chuyền sản xuất được lắp đặt ở cả 2 quốc gia này và xuất khẩu cho Phần Lan, Na Uy và Ảrập Xêút. Phiên bản đạn pháo mới nhất là Bonus MkII và mang 2 đạn con, hạ cánh bằng dù với tốc độ 45 m/s và có khu vực sục sạo 32.000 m2 mỗi quả. Tầm bắn tối đa khi bắn từ pháo 155 mm 52 lần cỡ là 35 km và khi bắn từ pháo 155 mm 39 lần cỡ là 27 km.
Cuối năm 2018, Lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua đạn pháo Bonus MkII, thông qua Cục mua sắm và bảo đảm của NATO. Đạn pháo Bonus MkII xuất khẩu cho Lục quân Mỹ được sản xuất trên dây chuyền tại Thụy Điển. Hiện Lục quân Mỹ đang tiếp nhận đạn pháo Bonus MkII. Hợp đồng thứ 2 mua đạn pháo Bonus MkII được ký đầu năm 2020.
Lục quân Mỹ cũng đã triển khai đạn pháo có điều khiển 155 mm M712 Copperhead (CLGP) và đạn pháo dẫn bằng lade, lắp đầu đạn HE, sử dụng trong thực chiến tại Trung Đông, nhưng hiện các đạn pháo này đã hết hạn sử dụng.
Raytheon Excalibur 155mm M982
Lục quân Mỹ hiện đang sử dụng tác chiến đạn pháo điều khiển chính xác Raytheon Excalibur 155mm M982 bắn từ pháo lựu xe kéo hạng nhẹ 155mm39 lần cỡ M777A2 và pháo lựu tự hành 155mm39 lần cỡ M109A6/A7. Chi tiết về phương tiện, mục tiêu và dữ liệu GPS được đưa vào máy tính lập kế hoạch thực hiện nhiệm vụ cho đạn pháo, thông qua bộ cài đặt ngòi nổ tăng cường (EIFZ).
Đạn pháo Excalibur sử dụng hệ thống đạo hàng GPS chống nhiễu để cập nhật dữ liệu cho hệ thống đạo hàng quán tính (INS), cung cấp khả năng dẫn đường chính xác trong khi bay cho đạn pháo. Theo Lục quân Mỹ hệ thống dẫn đường GPS/INS đã tăng độ chính xác tấn công mục tiêu nhỏ hơn 2 m ở bất kể tầm bắn nào. Có 3 lựa chọn ngòi nổ phụ thuộc vào loại mục tiêu giao chiến, gồm điểm nổ (PD), điểm nổ hẹn giờ và nổ trên không.
Phiên bản đạn pháo M982 Excalibur đang sản xuất có một số cải tiến phần cứng và phần mềm để tăng cường khả năng chống nhiễu GPS cũng như cho phép người sử dụng xác định quĩ đạo giao chiến với mục tiêu. Một phát triển khác là đạn pháo Excalibur định hình quĩ đạo (EST) đã trình diễn thành công năm 2018 và đủ khả năng tiêu diệt mục tiêu rất khó tiếp cận được vị trí, thông qua lựa chọn góc tấn công giai đoạn cuối của đạn pháo.
Tầm bắn tối đa của đạn pháo M982 Excalibur phụ thuộc vào loại pháo và liều phóng, nhưng đối với hệ thống pháo 155mm39 lần cỡ là 39,3km với hệ thống liều phóng môđun (MACS), trong khi tầm bắn tối thiểu là 8,7km.
Tới đầu năm 2020, sản xuất đạn pháo Excalibur đã vượt trên 14.000 quả, trong đó 1.400 quả đã được sử dụng trong chiến đấu. Đạn pháo Excalibur được sử dụng trong Lục quân và Hải quân đánh bộ Mỹ, xuất khẩu cho Ôxtrâylia, Canađa, Ấn Độ, Giócđani, Hà Lan và Thụy Điển.
Các loại pháo khác bắn được đạn pháo 155mm Excalibur gồm pháo BAE Systems Archer (Thụy Điển) và AS90 (Anh), NexterCAESAR (Pháp), Denel G6 (Nam Phi), HanwhaK9 Thunder (Hàn Quốc), Rock Island M198 (Mỹ) and KMW PzH 2000 (Đức).
...............