(Tiếp)
Mơ mộng hão huyền
Đối với một số nhà quan sát, cuộc tấn công của Iran chỉ là một chấm nhỏ trong mô hình dài hạn này. Theo cách giải thích như vậy, các cuộc tấn công có thể chỉ mang tính biểu tượng hoặc báo hiệu. Những nỗ lực mạnh mẽ của Tehran nhằm báo trước kế hoạch của mình với chính phủ các nước láng giềng là nhằm đảm bảo rằng các thiết bị bay không người lái di chuyển chậm của họ sẽ bị vô hiệu hóa trên đường bay và tác động chung của cuộc tấn công sẽ không đáng kể. Rốt cuộc, phân tích ban đầu cho thấy chỉ có 5 trong số 120 tên lửa đạn đạo được bắn từ Iran thực sự đã xâm nhập vào lãnh thổ Israel và không có chiếc nào trong số 170 thiết bị bay không người lái hay 30 tên lửa hành trình làm được điều đó. Các quan chức Iran cũng đưa ra tuyên bố tuyên bố chấm dứt cuộc đụng độ trước khi nó kết thúc.
Sự lý giải này là hợp lý sau thất bại thảm hại của Iran, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì không hợp lý. Sau hơn 4 thập kỷ kiềm chế, Tehran chắc hẳn đã cân nhắc kỹ ý nghĩa của quyết định thách thức một trong số ít những điều cấm kỵ trong cuộc xung đột kéo dài với Israel. Nước này hiểu rằng họ có sẵn rất nhiều lựa chọn thay thế để quân bình điểm số, bao gồm cả việc tấn công thông qua lực lượng ủy nhiệm.
Một cuộc tấn công không hiệu quả một cách có chủ ý của Iran cũng khó có thể đóng vai trò biện pháp răn đe thuyết phục. Việc không tấn công được một mục tiêu nào có thể khiến các đối thủ của Tehran tin rằng chế độ này là một “con hổ giấy”. Thay vào đó, quy mô, phạm vi và độ phức tạp của các cuộc tấn công là rất đáng kể - lớn hơn cả các cuộc tấn công trên không lớn nhất của Nga vào Ukraine - đến nỗi chúng dường như có một mục đích lớn hơn: áp đảo các hệ thống phòng không được ca tụng của Israel. Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo Iran đã phải lường trước ít nhất một số thương vong của Israel. Từ kinh nghiệm, họ hiểu rằng điều này sẽ thúc đẩy các cuộc tấn công trả đũa. Tuy nhiên, họ vẫn tiến hành, bất chấp những lời cảnh báo cụ thể từ Biden.
Việc Iran sẵn sàng leo thang phản ánh sự thay đổi đang từng bước diễn ra trong thập kỷ qua, khi thế hệ lãnh đạo cách mạng ban đầu của Iran đã nhường chỗ cho một phe phái hẹp hòi và cứng rắn hơn. Lợi ích cá nhân thực dụng - điều đã thúc đẩy những thỏa hiệp lịch sử của các nhà lãnh đạo Iran trước đây, được thể hiện rõ ở việc cựu Tổng thống Iran Ali Akbar Hashemi Rafsanjani thúc đẩy chấm dứt chiến tranh với Iraq năm 1988, và quyết tâm đạt được vũ khí hạt nhân của cựu Tổng thống Hassan Rouhani – giờ đã biến mất. Thay vào đó, các quyết định về chính sách đối ngoại ngày càng nằm trong tay những nhân vật kỳ cựu dày dặn kinh nghiệm về các cuộc phiêu lưu của Iran trong khu vực. Kết quả là sự quyết đoán mới, thậm chí là liều lĩnh, được củng cố bởi mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và Nga, gạt đi mọi sự quan tâm đến việc khôi phục lại mối quan hệ với phương Tây. Vì vậy, chế độ này có thể có xu hướng tấn công Israel một lần nữa trong nỗ lực bù đắp cho kết quả đáng xấu hổ của chiến dịch gần đây nhất.
Sẵn sàng xung trận
Không chỉ có mình Iran bị đẩy tới bước leo thang. Cuộc tấn công của Tehran làm gia tăng rủi ro đối với ban lãnh đạo Israel vốn đã sẵn sàng hành động, nhờ tiền lệ trong quá khứ và học thuyết an ninh của Israel. Diện tích nhỏ bé của đất nước, vị trí độc đáo là quê hương của người Do Thái và sức nặng của ký ức lịch sử đã truyền cảm hứng cho cam kết tự lực quân sự cũng như quyết tâm đảm bảo không kẻ thù nào có thể hành động đe dọa sự tồn tại của Israel. Chính phủ cũng đang chịu sức ép đáng kể do không thể thấy trước hoặc không thể triển khai biện pháp phòng vệ ban đầu hiệu quả trước cuộc tấn công gây sốc của Hamas. Nước này vẫn đang quay cuồng với nỗi kinh hoàng và nỗi đau ngày 7/10, cũng như cuộc khủng hoảng con tin vẫn tiếp diễn, và rất ít công dân của nước này có tâm trạng kiềm chế.
Tất nhiên, có những tiền lệ trái ngược nhau, chẳng hạn như vụ tấn công tên lửa năm 1991 của Saddam Hussein - mà Israel cuối cùng đã không có hành động đáp trả. Ngoài ra còn phải kể đến những sức ép theo hướng khác. Các cuộc tấn công của Iran đã khơi dậy trở lại sự đoàn kết mạnh mẽ của công chúng châu Âu với Israel. Chúng thúc đẩy các đối tác khu vực của Israel, những nước vốn đang phàn nàn về cuộc khủng hoảng nhân đạo do chiến dịch Gaza của Israel gây ra, tham gia bảo vệ Israel. Nếu Israel phản ứng, họ có thể mất đi thiện chí này. Ngược lại, việc thể hiện sự kiềm chế có thể mang lại kết quả. Nó có thể giúp Israel xây dựng một liên minh chiến lược mạnh mẽ và khôi phục phần nào động lực trước ngày 7/10 cho kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia. Có lẽ đó là lý do tại sao Benny Gantz, một chính trị gia trung dung và là thành viên nội các chiến tranh của đất nước, đã từ chối trả lời câu hỏi liệu Israel có nên trả đũa hay không và ủng hộ việc sử dụng cơ hội này để đạt được thỏa thuận mới với các quốc gia Arập.
Nhưng cuộc chiến tổng lực ở Gaza chứng minh rõ ràng quyết tâm của lãnh đạo Israel trong việc loại bỏ kẻ thù bằng mọi giá. Dù có thương vong hay không, “bóng ma” của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Iran trong tương lai sẽ càng khiến Israel muốn suy giảm hoặc loại bỏ mối đe dọa do Iran, các lực lượng ủy nhiệm và chương trình hạt nhân của nước này gây ra. Những cuộc tấn công đó có thể không diễn ra ngay lập tức hoặc trong những tuần và tháng tiếp theo. Nhưng đường cơ sở của cuộc đối đầu Iran-Israel sẽ tiếp tục được nâng lên, ngưỡng leo thang sẽ thấp hơn và khả năng tính toán sai lầm sẽ rất cao.
..................
Mơ mộng hão huyền
Đối với một số nhà quan sát, cuộc tấn công của Iran chỉ là một chấm nhỏ trong mô hình dài hạn này. Theo cách giải thích như vậy, các cuộc tấn công có thể chỉ mang tính biểu tượng hoặc báo hiệu. Những nỗ lực mạnh mẽ của Tehran nhằm báo trước kế hoạch của mình với chính phủ các nước láng giềng là nhằm đảm bảo rằng các thiết bị bay không người lái di chuyển chậm của họ sẽ bị vô hiệu hóa trên đường bay và tác động chung của cuộc tấn công sẽ không đáng kể. Rốt cuộc, phân tích ban đầu cho thấy chỉ có 5 trong số 120 tên lửa đạn đạo được bắn từ Iran thực sự đã xâm nhập vào lãnh thổ Israel và không có chiếc nào trong số 170 thiết bị bay không người lái hay 30 tên lửa hành trình làm được điều đó. Các quan chức Iran cũng đưa ra tuyên bố tuyên bố chấm dứt cuộc đụng độ trước khi nó kết thúc.
Sự lý giải này là hợp lý sau thất bại thảm hại của Iran, nhưng nếu xem xét kỹ lưỡng thì không hợp lý. Sau hơn 4 thập kỷ kiềm chế, Tehran chắc hẳn đã cân nhắc kỹ ý nghĩa của quyết định thách thức một trong số ít những điều cấm kỵ trong cuộc xung đột kéo dài với Israel. Nước này hiểu rằng họ có sẵn rất nhiều lựa chọn thay thế để quân bình điểm số, bao gồm cả việc tấn công thông qua lực lượng ủy nhiệm.
Một cuộc tấn công không hiệu quả một cách có chủ ý của Iran cũng khó có thể đóng vai trò biện pháp răn đe thuyết phục. Việc không tấn công được một mục tiêu nào có thể khiến các đối thủ của Tehran tin rằng chế độ này là một “con hổ giấy”. Thay vào đó, quy mô, phạm vi và độ phức tạp của các cuộc tấn công là rất đáng kể - lớn hơn cả các cuộc tấn công trên không lớn nhất của Nga vào Ukraine - đến nỗi chúng dường như có một mục đích lớn hơn: áp đảo các hệ thống phòng không được ca tụng của Israel. Trên cơ sở đó, các nhà lãnh đạo Iran đã phải lường trước ít nhất một số thương vong của Israel. Từ kinh nghiệm, họ hiểu rằng điều này sẽ thúc đẩy các cuộc tấn công trả đũa. Tuy nhiên, họ vẫn tiến hành, bất chấp những lời cảnh báo cụ thể từ Biden.
Việc Iran sẵn sàng leo thang phản ánh sự thay đổi đang từng bước diễn ra trong thập kỷ qua, khi thế hệ lãnh đạo cách mạng ban đầu của Iran đã nhường chỗ cho một phe phái hẹp hòi và cứng rắn hơn. Lợi ích cá nhân thực dụng - điều đã thúc đẩy những thỏa hiệp lịch sử của các nhà lãnh đạo Iran trước đây, được thể hiện rõ ở việc cựu Tổng thống Iran Ali Akbar Hashemi Rafsanjani thúc đẩy chấm dứt chiến tranh với Iraq năm 1988, và quyết tâm đạt được vũ khí hạt nhân của cựu Tổng thống Hassan Rouhani – giờ đã biến mất. Thay vào đó, các quyết định về chính sách đối ngoại ngày càng nằm trong tay những nhân vật kỳ cựu dày dặn kinh nghiệm về các cuộc phiêu lưu của Iran trong khu vực. Kết quả là sự quyết đoán mới, thậm chí là liều lĩnh, được củng cố bởi mối quan hệ thân thiết với Trung Quốc và Nga, gạt đi mọi sự quan tâm đến việc khôi phục lại mối quan hệ với phương Tây. Vì vậy, chế độ này có thể có xu hướng tấn công Israel một lần nữa trong nỗ lực bù đắp cho kết quả đáng xấu hổ của chiến dịch gần đây nhất.
Sẵn sàng xung trận
Không chỉ có mình Iran bị đẩy tới bước leo thang. Cuộc tấn công của Tehran làm gia tăng rủi ro đối với ban lãnh đạo Israel vốn đã sẵn sàng hành động, nhờ tiền lệ trong quá khứ và học thuyết an ninh của Israel. Diện tích nhỏ bé của đất nước, vị trí độc đáo là quê hương của người Do Thái và sức nặng của ký ức lịch sử đã truyền cảm hứng cho cam kết tự lực quân sự cũng như quyết tâm đảm bảo không kẻ thù nào có thể hành động đe dọa sự tồn tại của Israel. Chính phủ cũng đang chịu sức ép đáng kể do không thể thấy trước hoặc không thể triển khai biện pháp phòng vệ ban đầu hiệu quả trước cuộc tấn công gây sốc của Hamas. Nước này vẫn đang quay cuồng với nỗi kinh hoàng và nỗi đau ngày 7/10, cũng như cuộc khủng hoảng con tin vẫn tiếp diễn, và rất ít công dân của nước này có tâm trạng kiềm chế.
Tất nhiên, có những tiền lệ trái ngược nhau, chẳng hạn như vụ tấn công tên lửa năm 1991 của Saddam Hussein - mà Israel cuối cùng đã không có hành động đáp trả. Ngoài ra còn phải kể đến những sức ép theo hướng khác. Các cuộc tấn công của Iran đã khơi dậy trở lại sự đoàn kết mạnh mẽ của công chúng châu Âu với Israel. Chúng thúc đẩy các đối tác khu vực của Israel, những nước vốn đang phàn nàn về cuộc khủng hoảng nhân đạo do chiến dịch Gaza của Israel gây ra, tham gia bảo vệ Israel. Nếu Israel phản ứng, họ có thể mất đi thiện chí này. Ngược lại, việc thể hiện sự kiềm chế có thể mang lại kết quả. Nó có thể giúp Israel xây dựng một liên minh chiến lược mạnh mẽ và khôi phục phần nào động lực trước ngày 7/10 cho kế hoạch bình thường hóa quan hệ với Saudi Arabia. Có lẽ đó là lý do tại sao Benny Gantz, một chính trị gia trung dung và là thành viên nội các chiến tranh của đất nước, đã từ chối trả lời câu hỏi liệu Israel có nên trả đũa hay không và ủng hộ việc sử dụng cơ hội này để đạt được thỏa thuận mới với các quốc gia Arập.
Nhưng cuộc chiến tổng lực ở Gaza chứng minh rõ ràng quyết tâm của lãnh đạo Israel trong việc loại bỏ kẻ thù bằng mọi giá. Dù có thương vong hay không, “bóng ma” của các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và tên lửa của Iran trong tương lai sẽ càng khiến Israel muốn suy giảm hoặc loại bỏ mối đe dọa do Iran, các lực lượng ủy nhiệm và chương trình hạt nhân của nước này gây ra. Những cuộc tấn công đó có thể không diễn ra ngay lập tức hoặc trong những tuần và tháng tiếp theo. Nhưng đường cơ sở của cuộc đối đầu Iran-Israel sẽ tiếp tục được nâng lên, ngưỡng leo thang sẽ thấp hơn và khả năng tính toán sai lầm sẽ rất cao.
..................