(Tiêp)
Sự phá sản của Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương và việc thiết lạp cơ chế chia sẻ hạt nhân. Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương ban đầu bị Pháp từ chối, tháng 6 năm 1962, khi Ngoại trưởng Mỹ Rusk vận động hành lang Pháp, Pháp một lần nữa bác bỏ đề nghị thành lập lực lượng hạt nhân đa phương của Mỹ với lý do lực lượng vũ khí hạt nhân của nước này chưa được thành lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1963, De Gaulle tuyên bố dứt khoát rằng, chúng tôi không thể ký một hiệp định như vậy (Hiệp định Nassau). Vương quốc Anh mặc dù ký kết "Hiệp định Nassau" nhưng là miễn cưỡng, sau khi ký kết hiệp định, Vương quốc Anh đẩy mạnh kế hoạch chia sẻ hạt nhân của chính mình.
Lắp bom hạt nhân tại căn cứ không quân Đức
Vào tháng 12 năm 1963, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó là Thorny Croft đã đề xuất phương án Lực lượng hạt nhân đa phương phiên bản Anh tại Hội đồng Bộ trưởng NATO. Sau đó, sau khi cân nhắc Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương của Mỹ và phương án Thorny Croft, vào ngày 22 tháng 11 năm 1964, Thủ tướng Anh Wilson đã đề xuất một phương án gọi là Lực lượng hạt nhân Đại Tây Dương, được sử dụng để thay thế Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương.
Trong nội bộ nước Mỹ, Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương cũng bị chỉ trích rộng rãi. Một số lượng đáng kể các quan chức phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân trong NATO và đặc biệt nhạy cảm với việc Cộng hòa Liên bang Đức tiếp cận vũ khí hạt nhân. Cơ quan giải trừ quân bị của Mỹ cũng cho rằng, cần đạt được một hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua hợp tác với Liên Xô, thay vì áp dụng một lực lượng hạt nhân đa phương lấy Chiến tranh Lạnh làm dẫn hướng. Đối mặt với những khó khăn bên trong và bên ngoài, Tổng thống mới đắc cử Johnson hoàn toàn mất hứng thú với Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương. Cuối cùng, dưới sự đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, vào ngày 14 tháng 12 năm 1966, NATO đã thành lập Ủy ban Phòng thủ hạt nhân và Tiểu ban Kế hoạch hạt nhân, chịu trách nhiệm đánh giá và xây dựng chính sách phòng thủ hạt nhân của NATO, và kể từ đó Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương đã không còn tồn tại.
Phân tích cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO
Cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO có liên quan chặt chẽ với Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương trước đây, có thể nói về cơ bản nó là sự tiếp nối chính trị và mở rộng hợp lý của Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương. Sau nhiều thập kỷ phát triển, cục diện quốc tế và thực lực của các nước đã có những thay đổi sâu sắc, so với trước đây, mục đích và vai trò của cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO vừa có sự khác biệt, vừa bảo lưu so với trước đây.
Bom hạt nhân B-61 triển khai tại Châu Âu
Biến đổi thứ nhất: Những thay đổi về cục diện thế giới và sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, cấu trúc quốc tế chủ yếu là cấu trúc hai cấp, trong đó Mỹ và Liên Xô tranh giành quyền bá chủ, đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô, và Tây Âu là trọng tâm của trò chơi chiến lược của họ. Chiến lược an ninh quốc gia và chính sách hạt nhân của Mỹ cũng chủ yếu neo giữ mối quan hệ Xô-Mỹ và so sánh sức mạnh hai bên. Khi quan hệ Xô-Mỹ căng thẳng và Mỹ có ưu thế hạt nhân, chiến lược của Mỹ tỏ ra hiếu chiến hơn và theo đuổi chiến lược trả đũa quy mô lớn. Sau đó, để chống lại ưu thế về tên lửa xuyên lục địa của Liên Xô, Mỹ đã thực hiện chính sách tên lửa tầm trung và tầm ngắn cộng với các căn cứ châu Âu sẽ ngang bằng với tên lửa xuyên lục địa. Mỹ đã triển khai một số lượng lớn vũ khí hạt nhân ở khu vực biên giới giữa NATO và Hiệp ước Warszawa.
Vào giữa những năm 1960, số lượng vũ khí hạt nhân mà Mỹ triển khai trong NATO đã lên tới con số đáng kinh ngạc là 7.000 bộ. Khủng hoảng tên lửa Cuba và sự hòa dịu trong quan hệ Xô-Mỹ đã làm thay đổi chính sách hạt nhân của Mỹ trong NATO, cũng là tiền đề quốc tế cho việc thành lập cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO. Sau khi Liên Xô tan rã, cấu trúc quốc tế biến thành cấu trúc đơn cực, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, mối đe dọa chính đối với NATO trên thực tế đã biến mất, số lượng vũ khí hạt nhân trong NATO giảm mạnh xuống dưới 200 bộ. Giá trị của ý nghĩa quân sự về sự tồn tại cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO là không lớn, và phần nhiều là sự phản ánh ý nghĩa chính trị của nó, đáp ứng sự bảo vệ hạt nhân của Mỹ.
Tên lửa chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân Pershing 2
Biến đổi thứ hai: Cơ chế chia sẻ hạt nhân là một biện pháp ứng phó, nó không tương xứng với mối đe dọa thực tế. Chìa khóa để vận dụng thành công chiến lược là phải thích ứng với con đường biện pháp và mục tiêu chiến lược. Khi NATO được thành lập vào năm 1949, nó đã ước tính quy mô của mối đe dọa quân sự của Liên Xô và kết luận rằng, Liên Xô khi đó có thể tập hợp tới 175 sư đoàn để đối phó với Tây Âu, và NATO cần ít nhất 96 sư đoàn để đối phó. Tại Hội nghị thường niên Lisbon năm 1952, các nước NATO đã đi đến thống nhất rằng, việc duy trì một lực lượng thông thường quy mô lớn như vậy để phòng thủ không chỉ cực kỳ khó khăn về mặt tổ chức và phối hợp, mà còn không thể chấp nhận được về mặt tài chính.
.........
Sự phá sản của Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương và việc thiết lạp cơ chế chia sẻ hạt nhân. Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương ban đầu bị Pháp từ chối, tháng 6 năm 1962, khi Ngoại trưởng Mỹ Rusk vận động hành lang Pháp, Pháp một lần nữa bác bỏ đề nghị thành lập lực lượng hạt nhân đa phương của Mỹ với lý do lực lượng vũ khí hạt nhân của nước này chưa được thành lập. Ngày 14 tháng 1 năm 1963, De Gaulle tuyên bố dứt khoát rằng, chúng tôi không thể ký một hiệp định như vậy (Hiệp định Nassau). Vương quốc Anh mặc dù ký kết "Hiệp định Nassau" nhưng là miễn cưỡng, sau khi ký kết hiệp định, Vương quốc Anh đẩy mạnh kế hoạch chia sẻ hạt nhân của chính mình.
Lắp bom hạt nhân tại căn cứ không quân Đức
Vào tháng 12 năm 1963, Bộ trưởng Quốc phòng Anh khi đó là Thorny Croft đã đề xuất phương án Lực lượng hạt nhân đa phương phiên bản Anh tại Hội đồng Bộ trưởng NATO. Sau đó, sau khi cân nhắc Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương của Mỹ và phương án Thorny Croft, vào ngày 22 tháng 11 năm 1964, Thủ tướng Anh Wilson đã đề xuất một phương án gọi là Lực lượng hạt nhân Đại Tây Dương, được sử dụng để thay thế Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương.
Trong nội bộ nước Mỹ, Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương cũng bị chỉ trích rộng rãi. Một số lượng đáng kể các quan chức phản đối phổ biến vũ khí hạt nhân trong NATO và đặc biệt nhạy cảm với việc Cộng hòa Liên bang Đức tiếp cận vũ khí hạt nhân. Cơ quan giải trừ quân bị của Mỹ cũng cho rằng, cần đạt được một hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân thông qua hợp tác với Liên Xô, thay vì áp dụng một lực lượng hạt nhân đa phương lấy Chiến tranh Lạnh làm dẫn hướng. Đối mặt với những khó khăn bên trong và bên ngoài, Tổng thống mới đắc cử Johnson hoàn toàn mất hứng thú với Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương. Cuối cùng, dưới sự đề xuất của Bộ trưởng Quốc phòng McNamara, vào ngày 14 tháng 12 năm 1966, NATO đã thành lập Ủy ban Phòng thủ hạt nhân và Tiểu ban Kế hoạch hạt nhân, chịu trách nhiệm đánh giá và xây dựng chính sách phòng thủ hạt nhân của NATO, và kể từ đó Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương đã không còn tồn tại.
Phân tích cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO
Cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO có liên quan chặt chẽ với Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương trước đây, có thể nói về cơ bản nó là sự tiếp nối chính trị và mở rộng hợp lý của Kế hoạch Lực lượng hạt nhân đa phương. Sau nhiều thập kỷ phát triển, cục diện quốc tế và thực lực của các nước đã có những thay đổi sâu sắc, so với trước đây, mục đích và vai trò của cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO vừa có sự khác biệt, vừa bảo lưu so với trước đây.
Bom hạt nhân B-61 triển khai tại Châu Âu
Biến đổi thứ nhất: Những thay đổi về cục diện thế giới và sự điều chỉnh chiến lược an ninh quốc gia của Mỹ. Trong Chiến tranh Lạnh, cấu trúc quốc tế chủ yếu là cấu trúc hai cấp, trong đó Mỹ và Liên Xô tranh giành quyền bá chủ, đối thủ chính của Mỹ là Liên Xô, và Tây Âu là trọng tâm của trò chơi chiến lược của họ. Chiến lược an ninh quốc gia và chính sách hạt nhân của Mỹ cũng chủ yếu neo giữ mối quan hệ Xô-Mỹ và so sánh sức mạnh hai bên. Khi quan hệ Xô-Mỹ căng thẳng và Mỹ có ưu thế hạt nhân, chiến lược của Mỹ tỏ ra hiếu chiến hơn và theo đuổi chiến lược trả đũa quy mô lớn. Sau đó, để chống lại ưu thế về tên lửa xuyên lục địa của Liên Xô, Mỹ đã thực hiện chính sách tên lửa tầm trung và tầm ngắn cộng với các căn cứ châu Âu sẽ ngang bằng với tên lửa xuyên lục địa. Mỹ đã triển khai một số lượng lớn vũ khí hạt nhân ở khu vực biên giới giữa NATO và Hiệp ước Warszawa.
Vào giữa những năm 1960, số lượng vũ khí hạt nhân mà Mỹ triển khai trong NATO đã lên tới con số đáng kinh ngạc là 7.000 bộ. Khủng hoảng tên lửa Cuba và sự hòa dịu trong quan hệ Xô-Mỹ đã làm thay đổi chính sách hạt nhân của Mỹ trong NATO, cũng là tiền đề quốc tế cho việc thành lập cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO. Sau khi Liên Xô tan rã, cấu trúc quốc tế biến thành cấu trúc đơn cực, Mỹ trở thành siêu cường duy nhất, mối đe dọa chính đối với NATO trên thực tế đã biến mất, số lượng vũ khí hạt nhân trong NATO giảm mạnh xuống dưới 200 bộ. Giá trị của ý nghĩa quân sự về sự tồn tại cơ chế chia sẻ hạt nhân của NATO là không lớn, và phần nhiều là sự phản ánh ý nghĩa chính trị của nó, đáp ứng sự bảo vệ hạt nhân của Mỹ.
Tên lửa chiến thuật mang đầu đạn hạt nhân Pershing 2
Biến đổi thứ hai: Cơ chế chia sẻ hạt nhân là một biện pháp ứng phó, nó không tương xứng với mối đe dọa thực tế. Chìa khóa để vận dụng thành công chiến lược là phải thích ứng với con đường biện pháp và mục tiêu chiến lược. Khi NATO được thành lập vào năm 1949, nó đã ước tính quy mô của mối đe dọa quân sự của Liên Xô và kết luận rằng, Liên Xô khi đó có thể tập hợp tới 175 sư đoàn để đối phó với Tây Âu, và NATO cần ít nhất 96 sư đoàn để đối phó. Tại Hội nghị thường niên Lisbon năm 1952, các nước NATO đã đi đến thống nhất rằng, việc duy trì một lực lượng thông thường quy mô lớn như vậy để phòng thủ không chỉ cực kỳ khó khăn về mặt tổ chức và phối hợp, mà còn không thể chấp nhận được về mặt tài chính.
.........