(Tiếp)
Kế hoạch BRI đề xuất đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, cảng biển để tái tạo các tuyến đường thương mại “Con đường Tơ lụa” cổ xưa nối châu Âu và châu Á. Các nhà phê bình coi kế hoạch này là phương tiện để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng địa chính trị, bao gồm cả việc buộc các nước nghèo phải gánh những khoản nợ không bền vững.
Trong một bài phỏng vấn với trang mạng Formiche.net, Thượng nghị sĩ Giulio Terzi, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Liên minh châu Âu (EU) và người phụ trách các quan hệ ngoại giao của đảng Anh em Italy của Thủ tướng Meloni – nhắc lại rằng EU vào năm 2019 đã sửa đổi mô tả của mình về Trung Quốc thành “đối tác đàm phán, đối tượng mà EU phải tìm ra sự cân bằng lợi ích; một đối thủ cạnh tranh kinh tế mong muốn dẫn đầu về công nghệ; và một đối thủ mang tính hệ thống, thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế.”
Ông Terzi nhấn mạnh, khung tham chiếu của Italy phải là châu Âu, đồng thời lưu ý rằng châu Âu và các nước Đại Tây Dương hiện rất “rõ ràng về một số lĩnh vực nhất định” như các công nghệ mới nổi, chuỗi cung ứng ở các ngành chiến lược, an ninh mạng và có đi có lại, cũng như nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Do đó, ông kết luận rằng chính phủ của Thủ tướng Meloni đã “thể hiện tính nhất quán và tuyến tính” trong chính sách đối ngoại - đáng chú ý nhất là tại một trong những hồ sơ quan trọng nhất về chính sách đối ngoại và chính sách đa phương toàn cầu của Italy.
Trong khi Italy đang chuẩn bị rời khỏi BRI, thì báo cáo thường niên của Quỹ Hội đồng Trung Quốc Italy (một hiệp hội phi lợi nhuận, bao gồm cả các công ty và cá nhân Italy và Trung Quốc) được sinh ra từ sự hợp nhất giữa Quỹ Trung Quốc Italy và Phòng Thương mại Italy Trung Quốc, chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu của EU nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn cầu đồng thời chống lại sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc – nên bổ sung cho BRI thay vì chống lại hay thay thế sáng kiến này.
Báo cáo được công bố ngày 4/12 bao gồm một cuộc khảo sát được tiến hành với các công ty Italy đang hoạt động tại Trung Quốc và một số công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Italy, cũng như phân tích về thập kỷ tồn tại đầu tiên của BRI. Báo cáo khẳng định rằng Cửa ngõ toàn cầu “không nên đóng vai trò là sáng kiến thay thế BRI của châu Âu mà nên là sự bổ sung tự nhiên, mang lại không gian rộng rãi cho các khoản đầu tư hợp tác, đa nguồn”.
Theo ông Mario Boselli, chủ tịch của Quỹ Hội đồng Trung Quốc Italy, đã đến lúc “thực hiện một bước quyết định nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế và văn hóa” giữa Rome và Bắc Kinh. Ông viết trong lời nói đầu của báo cáo: “Chúng tôi tin chắc rằng trọng tâm của việc phục hồi mối quan hệ song phương này sẽ là doanh nghiệp, cả Italy và Trung Quốc, với Italy là cửa ngõ của Trung Quốc vào châu Âu và Trung Quốc là cửa ngõ của Italy vào châu Á”.
Ông Boselli lưu ý rằng từ năm 2014 đến năm 2019, Italy đã nhận được nhiều tiền nhất trong số 18 quốc gia EU đã ký MoU BRI. Ông cũng nhận xét rằng khoản đầu tư mới nhất được báo cáo trong khuôn khổ BRI (lên tới 580 triệu USD) là từ tháng 10/2020, đồng thời lưu ý rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào EU nhìn chung đã bị sụt giảm.
Tuy nhiên, ông Boselli không đề cập đến việc xuất khẩu sang Trung Quốc của một số quốc gia EU không tham gia BRI đã tăng cao hơn Italy, mâu thuẫn với tiền đề cơ bản để Italy tham gia BRI.
Tuyên bố của ông Boselli phù hợp với tuyên bố của Bắc Kinh, vốn đã cảnh báo các thủ đô phương Tây không phản đối BRI bằng các dự án cạnh tranh – đồng thời thúc đẩy ý tưởng rằng dự án của EU không phải là giải pháp thay thế. Gần đây nhất, phái đoàn Trung Quốc tại EU đã tổ chức một sự kiện, mang tên “BRI và Cửa ngõ toàn cầu: tìm kiếm sự bổ sung trong các quan điểm cạnh tranh” để thảo luận về cách liên kết hai chương trình đầu tư, với sự tham gia của Đại sứ Trung Quốc tại EU Phó Thông (Fu Cong) và Luc Bagur, Giám đốc phụ trách Điều phối và Chính sách phát triển bền vững tại Ủy ban châu Âu (EC).
Ngoài ra, theo thông tin của tờ South China Morning Post, ban cố vấn kinh doanh của Global Gateway có bao gồm một công ty Trung Quốc có liên kết với Nhà nước - một thực tế đã gây ra sự chỉ trích trong bối cảnh nỗ lực giảm thiểu rủi ro của EU.
Báo cáo của Quỹ Hội đồng Trung Quốc Italy được công bố chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, nơi kỳ vọng về các kết quả cụ thể đặc biệt thấp, vào thời điểm Brussels đang cố gắng giảm tình trạng mất cân bằng thương mại và giảm thiểu rủi ro từ Bắc Kinh, đồng thời tăng cường quan hệ với Mỹ.
Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis đã đề cập rằng thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc lên tới 400 tỷ euro và nói rằng EU “cũng cần tự bảo vệ mình trong những tình huống khi sự mở cửa của mình bị lạm dụng”.
.............
Kế hoạch BRI đề xuất đầu tư lớn vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, cảng biển để tái tạo các tuyến đường thương mại “Con đường Tơ lụa” cổ xưa nối châu Âu và châu Á. Các nhà phê bình coi kế hoạch này là phương tiện để Bắc Kinh mở rộng ảnh hưởng địa chính trị, bao gồm cả việc buộc các nước nghèo phải gánh những khoản nợ không bền vững.
Trong một bài phỏng vấn với trang mạng Formiche.net, Thượng nghị sĩ Giulio Terzi, Chủ tịch Ủy ban Chính sách Liên minh châu Âu (EU) và người phụ trách các quan hệ ngoại giao của đảng Anh em Italy của Thủ tướng Meloni – nhắc lại rằng EU vào năm 2019 đã sửa đổi mô tả của mình về Trung Quốc thành “đối tác đàm phán, đối tượng mà EU phải tìm ra sự cân bằng lợi ích; một đối thủ cạnh tranh kinh tế mong muốn dẫn đầu về công nghệ; và một đối thủ mang tính hệ thống, thúc đẩy các mô hình quản trị thay thế.”
Ông Terzi nhấn mạnh, khung tham chiếu của Italy phải là châu Âu, đồng thời lưu ý rằng châu Âu và các nước Đại Tây Dương hiện rất “rõ ràng về một số lĩnh vực nhất định” như các công nghệ mới nổi, chuỗi cung ứng ở các ngành chiến lược, an ninh mạng và có đi có lại, cũng như nhân quyền và luật pháp quốc tế.
Do đó, ông kết luận rằng chính phủ của Thủ tướng Meloni đã “thể hiện tính nhất quán và tuyến tính” trong chính sách đối ngoại - đáng chú ý nhất là tại một trong những hồ sơ quan trọng nhất về chính sách đối ngoại và chính sách đa phương toàn cầu của Italy.
Trong khi Italy đang chuẩn bị rời khỏi BRI, thì báo cáo thường niên của Quỹ Hội đồng Trung Quốc Italy (một hiệp hội phi lợi nhuận, bao gồm cả các công ty và cá nhân Italy và Trung Quốc) được sinh ra từ sự hợp nhất giữa Quỹ Trung Quốc Italy và Phòng Thương mại Italy Trung Quốc, chiến lược Cửa ngõ Toàn cầu của EU nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế toàn cầu đồng thời chống lại sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc – nên bổ sung cho BRI thay vì chống lại hay thay thế sáng kiến này.
Báo cáo được công bố ngày 4/12 bao gồm một cuộc khảo sát được tiến hành với các công ty Italy đang hoạt động tại Trung Quốc và một số công ty Trung Quốc đang hoạt động tại Italy, cũng như phân tích về thập kỷ tồn tại đầu tiên của BRI. Báo cáo khẳng định rằng Cửa ngõ toàn cầu “không nên đóng vai trò là sáng kiến thay thế BRI của châu Âu mà nên là sự bổ sung tự nhiên, mang lại không gian rộng rãi cho các khoản đầu tư hợp tác, đa nguồn”.
Theo ông Mario Boselli, chủ tịch của Quỹ Hội đồng Trung Quốc Italy, đã đến lúc “thực hiện một bước quyết định nhằm tăng cường các mối quan hệ kinh tế và văn hóa” giữa Rome và Bắc Kinh. Ông viết trong lời nói đầu của báo cáo: “Chúng tôi tin chắc rằng trọng tâm của việc phục hồi mối quan hệ song phương này sẽ là doanh nghiệp, cả Italy và Trung Quốc, với Italy là cửa ngõ của Trung Quốc vào châu Âu và Trung Quốc là cửa ngõ của Italy vào châu Á”.
Ông Boselli lưu ý rằng từ năm 2014 đến năm 2019, Italy đã nhận được nhiều tiền nhất trong số 18 quốc gia EU đã ký MoU BRI. Ông cũng nhận xét rằng khoản đầu tư mới nhất được báo cáo trong khuôn khổ BRI (lên tới 580 triệu USD) là từ tháng 10/2020, đồng thời lưu ý rằng các khoản đầu tư của Trung Quốc vào EU nhìn chung đã bị sụt giảm.
Tuy nhiên, ông Boselli không đề cập đến việc xuất khẩu sang Trung Quốc của một số quốc gia EU không tham gia BRI đã tăng cao hơn Italy, mâu thuẫn với tiền đề cơ bản để Italy tham gia BRI.
Tuyên bố của ông Boselli phù hợp với tuyên bố của Bắc Kinh, vốn đã cảnh báo các thủ đô phương Tây không phản đối BRI bằng các dự án cạnh tranh – đồng thời thúc đẩy ý tưởng rằng dự án của EU không phải là giải pháp thay thế. Gần đây nhất, phái đoàn Trung Quốc tại EU đã tổ chức một sự kiện, mang tên “BRI và Cửa ngõ toàn cầu: tìm kiếm sự bổ sung trong các quan điểm cạnh tranh” để thảo luận về cách liên kết hai chương trình đầu tư, với sự tham gia của Đại sứ Trung Quốc tại EU Phó Thông (Fu Cong) và Luc Bagur, Giám đốc phụ trách Điều phối và Chính sách phát triển bền vững tại Ủy ban châu Âu (EC).
Ngoài ra, theo thông tin của tờ South China Morning Post, ban cố vấn kinh doanh của Global Gateway có bao gồm một công ty Trung Quốc có liên kết với Nhà nước - một thực tế đã gây ra sự chỉ trích trong bối cảnh nỗ lực giảm thiểu rủi ro của EU.
Báo cáo của Quỹ Hội đồng Trung Quốc Italy được công bố chỉ vài ngày trước hội nghị thượng đỉnh EU-Trung Quốc, nơi kỳ vọng về các kết quả cụ thể đặc biệt thấp, vào thời điểm Brussels đang cố gắng giảm tình trạng mất cân bằng thương mại và giảm thiểu rủi ro từ Bắc Kinh, đồng thời tăng cường quan hệ với Mỹ.
Trong chuyến thăm Trung Quốc gần đây, Ủy viên Thương mại EU Valdis Dombrovskis đã đề cập rằng thâm hụt thương mại của EU với Trung Quốc lên tới 400 tỷ euro và nói rằng EU “cũng cần tự bảo vệ mình trong những tình huống khi sự mở cửa của mình bị lạm dụng”.
.............