[Funland] Lượm lặt tin tức quân sự đó đây, có gì đăng nấy

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,911
Động cơ
97,939 Mã lực
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Tin chiến sự ngày thứ 541

  • Bộ Quốc phòng Nga thông báo rằng Ukraine đã mất 4 xe bọc thép Stryker do Mỹ cung cấp trong một cuộc tấn công thành công của Nga ở khu vực Donetsk của Ukraine, theo hãng tin RIA Novosti. Đây là lần đầu tiên Nga tuyên bố tấn công các phương tiện quân sự của Mỹ.
  • Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy đã ký hai đạo luật gia hạn huy động quân sự và thiết quân luật trong nước cho đến ngày 15 tháng 11. Theo luật, đàn ông Ukraine từ 18 đến 60 tuổi không được phép rời khỏi đất nước, mặc dù có những trường hợp ngoại lệ và có thể bị gọi nhập ngũ.
  • Bộ Quốc phòng Ukraine đã phát động một chiến dịch mới kêu gọi các công dân trong độ tuổi nhập ngũ cập nhật dữ liệu của họ tại các văn phòng nhập ngũ và "vượt qua nỗi sợ hãi". Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Hanna Maliar nói rằng các công dân trong độ tuổi nhập ngũ có nghĩa vụ phải cập nhật dữ liệu cá nhân của họ tại các văn phòng dự thảo.
  • Washington Post đưa tin rằng Nga đang đạt được tiến bộ trong việc sản xuất hàng loạt loại máy bay không người lái tấn công có thể di chuyển hơn 1.600 km (1.000 dặm) và tấn công các thành phố của Ukraine. Theo tờ báo, Moscow đang nghiên cứu phiên bản máy bay không người lái Shahed-136 của Iran, bất chấp lệnh trừng phạt đối với các bộ phận mà Nga cần từ các nước khác để chế tạo phương tiện trên không.
  • Các cơ quan chức năng cho biết một phụ nữ 61 tuổi đã thiệt mạng và một phụ nữ 60 tuổi bị thương trong vụ pháo kích của Nga vào thành phố Kupiansk của Ukraine.
  • Bộ Quốc phòng Vương quốc Anh cho biết trong một bản cập nhật về cuộc xung đột, Ukraine "có thể sẽ thành công trong việc đảm bảo rằng họ sẽ có đủ dự trữ nhiên liệu trong thời kỳ mùa đông của đất nước".
  • Đức thông báo chuyển giao hai hệ thống phòng không IRIS-T và khoảng 4.500 viên đạn pháo 155mm cho Ukraine như một phần của gói viện trợ quân sự mới. Hệ thống phòng không IRIS-T có tầm bắn lên tới 40km (gần 25 dặm).
  • Tổng tham mưu trưởng Slovakia Daniel Zmeko đã đến thăm tiền tuyến ở miền nam Ukraine, các nguồn tin quân sự Ukraine cho biết. Các quan chức Ukraine cảm ơn Slovakia vì đã cung cấp "hỗ trợ vật chất và kỹ thuật", Zmeko cho biết trên trang Facebook của mình.
  • Thụy Điển sẽ quyên góp khoản viện trợ quân sự trị giá 3,25 tỷ curon Thụy Điển (297 triệu USD) để hỗ trợ Ukraine. Thụy Điển cho biết gói hỗ trợ này nhằm tăng cường khả năng phòng không của Ukraine, đồng thời hỗ trợ các lực lượng vũ trang của nước này với các phụ tùng thay thế và vật tư khẩn cấp.
  • Người đứng đầu NATO Jens Stoltenberg cho biết Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đánh giá thấp liên minh quân sự phương Tây và nhắc lại rằng Kyiv sẽ nhận được sự hỗ trợ cho đến khi "chiến thắng trong cuộc chiến".
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghệ chống UAV và các lựa chọn của Quân đội Mỹ

Khi mối đe dọa từ các phương tiện bay không người lái (UAV) ngày một tăng, năng lực chống UAV (C-UAV hoặc CUAV) đang trở thành một bộ phận quan trọng của lực lượng phòng không của các quân đội hiện đại.

Cuộc chiến tranh đang diễn ra ở U-crai-na đã chứng kiến việc sử dụng rộng rãi các hệ thống không người điều khiển của cả hai phe. Sự phát triển này đã được dự báo trước đó hơn một thập kỷ bởi những sự kiện ở Trung Đông, nơi các phần tử nổi dậy người Irắc đã vũ trang các UAV dân sự, và lực lượng nội người Houthi đã tiến hành các cuộc tấn công bằng UAV tầm xa vào các cơ sở năng lượng của Ả Rập Xê Út. Trên bình diện toàn cầu, các quốc gia đang triển khai các UAV ở mọi kích cỡ và nhiều nhiệm vụ, từ các hệ thống trinh sát cá nhân gọn nhẹ đến các máy bay do thám và tấn công tầm xa. Các máy bay không người lái nhỏ hơn là mối quan ngại thực sự. Chúng khó bị phát hiện, có thể được triển khai số lượng lớn (hoặc phân tán để bao quát một khu vực rộng lớn, hoặc theo bầy để xuyên thủng các hệ thống phòng thủ), và rẻ hơn nhiều so với các máy bay có người điều khiển. Tất cả những đặc điểm này đặt ra những thách thức lớn đối với nhiệm vụ chống UAV.

1692356615076.png


Quân đội Mỹ (cũng như quân đội các nước khác) đã và đang phát triển và điều chỉnh chiến lược, chiến thuật và vũ khí chống UAV nhằm đi trước mối đe dọa này. Mỗi lực lượng đang theo đuổi những chiến thuật và vũ khí khác nhau để tối ưu hóa các ưu tiên tác chiến của riêng họ. Bởi vì các UAV cỡ lớn có xu hướng có đặc điểm tương tự như máy bay có người lái, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện thiên về mối đe dọa của UAV loại nhỏ. Điều này sẽ bao gồm hai nhóm UAV đầu tiên trong số năm nhóm UAV được phân loại bởi quân đội Mỹ. Các UAV nhóm 1 có trọng lượng ít hơn 9 kg, có trần bay dưới 366 m và vận tốc tối đa 51,4 m/s. Những đặc tính tương tự của UAV nhóm 2 lần lượt là trọng lượng từ 9 – 25 kg, trần bay 1.067 m và vận tốc đạt 128,6 m/s. Tuy nhiên, các UAV nhóm 3 hoặc UAV tầm trung (có khối lượng nhỏ hơn 600 kg, trần bay 5.487 m và vận tốc dưới 128,6 m/s) cũng là một mối quan ngại lớn, chí ít là bởi khả năng mang được khối lượng lớn chất nổ.

1692356631486.png


Để giảm bớt tình trạng dư thừa, năm 2019, Lầu Năm Góc đã chỉ định Lục quân Mỹ là cơ quan điều hành giám sát mọi chương trình chống UAV loại nhỏ của Bộ Quốc phòng. Văn phòng Hệ thống chống máy bay không người lái loại nhỏ liên hợp (JCO) đã được thành lập vào năm 2020 để phối hợp các bộ tư lệnh chiến đấu của các quân chủng và Văn phòng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng phụ trách mua sắm và trang bị. Thiếu tướng Lục quân Mỹ Sean Gainey, Giám đốc JCO, đã nhấn mạnh sự cần thiết của cách tiếp cận hệ thống của hệ thống, theo lớp trong hoạt động chống UAV. Phát biểu vào tháng 02/2023, Gainey cho biết, không một vũ khí đơn lẻ nào có thể đối phó với mọi loại mối đe dọa.

Vũ khí phòng không chuyên dụng

Các tổ hợp phòng không và phòng thủ tên lửa tiên tiến như Patriot có khả năng đánh chặn các UAV. Tuy nhiên, ngoại trừ khả năng vô hiệu hóa các máy bay không người lái cỡ lớn, hoạt động ở tầm cao và vận tốc di chuyển nhanh, chúng hiếm khi là lựa chọn tối ưu. Các UAV loại nhỏ, có tốc độ bay chậm và trần bay thấp khiến các vũ khí như Patriot khó phát hiện và tiêu diệt. Đối với các UAV có kích thước trung bình, tồn tại một rủi ro lớn khi đối phương sẽ sử dụng các UAV tương đối rẻ tiền để tấn công ồ ạt vào không phận với hy vọng rằng các lực lượng của Mỹ sẽ dùng hết kho tên lửa phòng không đắt đỏ của họ, khiến các khẩu đội tên lửa bị hết đạn và không thể đối phó với các đợt tấn công tiếp theo bằng tên lửa hành trình hoặc máy bay chiến thuật có người lái của đối phương. Các hệ thống đánh chặn nhỏ hơn với chi phí hoạt động thấp hơn đang được phát triển cho nhiệm vụ chống UAV.

1692356682435.png

Hệ thống VAMPIRE

Công ty Công nghệ L3 Harris giới thiệu một sản phẩm như vậy với tên gọi là VAMPIRE tại Hội nghị của Hiệp hội Lục quân Mỹ được tổ chức vào tháng 11/2022. Tổ hợp vũ khí mà đã mất hai năm để phát triển này bao gồm một bệ phóng rốc két bốn nòng đường kính 70 mm và hệ thống ngắm bắn hồng ngoại ổn định WESCAM MX-10. Công ty dự định sẽ tiếp tục nâng cấp tổ hợp vũ khí này bằng cách bổ sung một ra đa. Theo Công ty L3 Harris, tổ hợp vũ khí VAMPIRE có thể được lắp trên hầu hết các loại xe chiến thuật hoặc các dòng xe thương mại có một sàn phẳng phù hợp, bao gồm các dòng xe tải loại nhẹ. Tổ hợp chống UAV được điều khiển bởi duy nhất một người thông qua một cần điều khiển và màn hình. Rốc két điều khiển chính xác bằng la de (APKWS) sử dụng một loại ngòi nổ cận đích do L3 Harris chế tạo để tiêu diệt mục tiêu VAMPIRE được coi là vũ khí đánh chặn có chi phí thấp – tùy vào từng phiên bản, mỗi APKWS có giá 27.500 USD. Mức giá này gần như bằng với giá của một UAV kích thước trung bình đang bị đánh chặn hoặc bằng 1% so giá thành của những tên lửa đánh chặn cỡ lớn. Tổ hợp này hiện đang được cung cấp cho quân đội U-crai-na bằng cách chuyển các vũ khí được thực hiện trong một hợp đồng thử nghiệm của Hải quân Mỹ mà đã ký với nhà thầu trước khi diễn ra cuộc xâm lược của Nga ở U-crai-na.

1692356745145.png

Hệ thống VAMPIRE

Lục quân Mỹ đã lựa chọn tổ hợp LIDS (hệ thống phòng thủ tích hợp phương tiện bay không người lái loại nhỏ, có trần bay thấp và vận tốc di chuyển chậm) trang bị trên các phương tiện cơ giới của Raytheon như là một giải pháp chống UAV trong giai đoạn trước mắt. LIDS bao gồm máy bay không người lái Coyote của Raytheon (được nâng cấp với một đầu do ra đa chủ động và đầu đạn, và được triển khai như một tên lửa đất đối không trên thực tế) và hoặc ra đa đa năng cảm biến sóng vô tuyến băng tần Ku (KuRFS) của công ty hoặc ra đa tương đương nhưng nhẹ hơn Ku-720. Ngoài ra, được tích hợp vào tổ hợp LIDS còn có hệ thống chỉ huy và điều khiển phòng không khu vực phía trước do công ty Northrop Grumman phát triển và hệ thống tác chiến điện tử do Tổng Công ty nghiên cứu Syracuse chế tạo.

1692356791965.png

Hệ thống LIDS

Tổ hợp vũ khí này có thể được lắp trên xe chiến thuật hoặc làm nhiệm vụ phòng thủ điểm. Nó có thể cung cấp cả giải pháp tiêu diệt “cứng” và giải pháp tiêu diệt “mềm” để vô hiệu hóa từng UAV vũ trang và trinh sát lên đến nhóm 3 cũng như các bầy đàn UAV. Lần tác chiến đầu tiên của tổ hợp này diễn ra vào tháng 01/2023 khi các máy bay không người lái Coyote hạ gục hai UAV đang tìm cách tấn công vào một vị trí đóng quân của lính Mỹ ở khu vực Đông Nam Syria. Lục quân Mỹ dự định trang bị LIDS cho hai sư đoàn.

1692356833963.png

Hệ thống LIDS

....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Vũ khí hạng nhẹ

Các loại súng cá nhân và lắp trên xe có thể được sử dụng để tiêu diệt UAV loại nhỏ và loại vừa ở tầm gần. Thách thức lớn nhất ở đây là phát hiện mục tiêu. Vũ khí tự động lắp trên xe được hưởng lợi từ các thiết bị cảm biến bổ sung chuyên để đối phó với mối đe dọa của UAV loại nhỏ. Lục quân Mỹ đang theo đuổi nhiều sáng kiến bao gồm Tổ hợp đánh chặn phương tiện bay không người lái tầm thấp, bay chậm theo quỹ đạo đường đạn (BLADE). Hệ thống cảm biến có thể được tích hợp với Bệ vũ khí điều khiển từ xa thông thường (CROWS) được trang bị trên nhiều loại xe chiến thuật. BLADE bổ sung một ra đa phát hiện mục tiêu và một phần mềm kiểm soát hỏa lực cho các cảm biến quang học đã được trang bị cho bệ vũ khí, làm gia tăng mạnh mẽ cơ hội phát hiện và tiêu diệt các mục tiêu di động nhỏ bằng súng máy lắp trên CROWS.

1692356925168.png

Hệ thống BLADE

Tháng 10/2022, công ty Smart Shooter của I-xra-en tuyên bố Lục quân Mỹ đã ký hợp đồng mua tổ hợp kiểm soát hỏa lực SMASH 3000, mà trước đó cũng đã được đánh giá bởi Hải quân Mỹ, Lực lượng Hải quân đánh bộ và Bộ Tư lệnh tác chiến đặc biệt.

Hệ thống kiểm soát hỏa lực bằng máy tính và quang học SMASH 3000 có trọng lượng nặng 740 g và được lắp phía trước các loại kính ngắm khác trên các loại súng bắn tỉa và tiểu liên tấn công nhanh tiêu chuẩn. Theo nhà sản xuất, khi người lính nhằm vào một UAV, các thuật toán giúp phát hiện và giám sát mục tiêu của SMASH 3000 được tích hợp với phần mềm xử lý hình ảnh tinh vi sẽ tự động bắt bám mục tiêu. Thiết bị xử lý dự báo chuyển động của mục tiêu và tiếp tục giám sát nó kể cả khi UAV hay hệ thống vũ khí di chuyển. Khi hệ thống đã khóa mục tiêu, người lính được hạ lệnh bắn. SMASH 3000 được cho có thể tiêu diệt mỗi UAV loại nhỏ bằng một phát bắn ở khoảng cách 200 m.

1692357010347.png

Hệ thống SMASH 3000

Chuyển sang vũ khí có đường kính cỡ nòng trung bình, tháng 12/2022, Lục quân tuyên bố đã mua đạn nổ cận đích công suất lớn (HEP) XM1211 đường kính 30 mm của Northrop Grumman để trang bị cho súng XM914. Súng XM914 được lắp trên nhiều loại xe chiến thuật bánh lốp bao gồm các xe Stryker. Theo Northrop Grumman, đạn kích thước 30x113 mm đã được chế tạo riêng cho nhiệm vụ tấn công các UAV có trọng lượng từ 9 đến 114 kg. Mỗi viên đạn có cấu tạo gồm một ngòi nổ cận đích tần số vô tuyến. So với các loại đạn chạm nổ và thậm chí đạn nổ hẹn giờ, các đạn có cấu tạo ngòi nổ cận đích được kỳ vọng gia tăng mạnh mẽ khả năng tiêu diệt cả UAV đơn lẻ và bầy đàn UAV.

1692357082416.png

Đạn XM1211 30mm

Vũ khí điện từ

JCO coi năng lượng định hướng có nhiều triển vọng ứng dụng cho hoạt động chống bầy đàn UAV, một khi công nghệ này đạt đến độ trình độ phát triển cao. Mọi vũ khí điện từ (EM) chia sẻ lợi ích của những băng đạn gần như không bao giờ hết đạn và chi phí hoạt động cực thấp của mỗi phát bắn. Nhiều ý tưởng vũ khí EM đang được cân nhắc để chống các UAV loại nhỏ hoặc loại vừa. Những vũ khí này có thể được chia làm ba nhóm: (i) Vũ khí gây nhiễu bước sóng vô tuyến; (ii) Vũ khí vi ba công xuất lớn (HPM); và (iii) Vũ khí lade năng lượng cao.

Vũ khí gây nhiễu gây gián đoạn liên lạc giữa UAV điều khiển từ xa và người điều khiển chúng, buộc UAV hoặc phải hạ cánh xuống mặt đất hoặc quay trở lại điểm phóng lên (điều này cũng giúp phát hiện vị trí của người điều khiển của đối phương). Các vũ khí vi ba công suất lớn có thể làm quá tải hoặc phá hủy các thiết bị vi điện tử trên các UAV. Cả vũ khí gây nhiễu và HPM có thể bao quát một phạm vi không phận rộng lớn ở bất cứ thời điểm nào và tiêu diệt đồng thời nhiều mục tiêu. Đối với mặt không thuận, năng lượng HPM tản mất tương đối nhanh, hạn chế tầm hiệu quả của vũ khí. Các biện pháp bảo vệ điện tử cũng có thể bảo vệ UAV trước tín hiệu gây nhiễu và bức xạ HPM.

1692357182973.png

Tổ hợp Mjolnir

Không quân Mỹ đã được giao vai trò chủ trì nghiên cứu lĩnh vực điện từ, nhất là vũ khí HPM. Tháng 02/2022, Phòng Thí nghiệm nghiên cứu Không quân (AFRL) đã trao cho Công ty Leidos hợp đồng phát triển Mjolnir, một tổ hợp chống UAV bằng HPM. Dự án được triển khai dựa trên dự án thử nghiệm công nghệ trước đó có tên là Hệ thống tác chiến công suất lớn chiến thuật (THOR), vốn được bắt đầu từ năm 2018. THOR được Không quân Mỹ thử nghiệm thành công đối phó với các bầy UAV nhỏ. Địa điểm thử nghiệm chủ yếu là bang New Mexico và một cuộc thử nghiệm diễn ra tại một địa điểm bí mật ở Châu Phi. Mjolnir sẽ là một tổ hợp nhỏ hơn nhưng hiệu quả hơn THOR (phải đóng trong công-ten-nơ có chiều dài 6 m), sử dụng cùng loại công nghệ nhưng được bổ sung những phát triển quan trọng về năng lực, độ tin cậy và khả năng sẵn sàng sản xuất. Adrian Lucero, Giám đốc chương trình THOR thuộc Cục Năng lượng định hướng của AFRL có trụ sở tại căn cứ không quân Kirtland, bang New Mexico cho biết: “Mjolnir sẽ tập trung xây dựng một kế hoạch chi tiết cho mọi tổ hợp chống UAV dựa trên công nghệ HPM với phạm vi tác chiến và công nghệ ngày càng cao để phát hiện và giám sát máy bay không người lái”.

1692357267430.png

Tổ hợp THOR

Leidos dự kiến cung cấp một phiên bản mẫu của Mjolnir vào năm tài khóa 2023. Những ứng dụng tiềm năng bao gồm bảo vệ các căn cứ quân sự ở nước ngoài của tất cả các quân chủng. Các vũ khí năng lượng định hướng vác vai hứa hẹn tạo ra một cách tiếp cận linh hoạt đối với nhiệm vụ chống UAV tầm ngắn. Xét về hình dáng, kích thước, trọng lượng và hoạt động, những vũ khí như DronGun của DroneShield giống như các khẩu súng trường tấn công hoặc thậm chí chỉ bằng các khẩu súng lục cỡ lớn. Chúng thông thường đòi hỏi ít huấn luyện và có thể được mang vác bởi những người lính bộ binh hoặc quân cảnh trên chiến trường hoặc khi làm nhiệm vụ canh gác. Các khẩu đội có thể được thay thế trên chiến trường, đảm bảo tác chiến kéo dài. Sử dụng các ăng-ten định hướng hiệu suất cao, chúng chiếu các tín hiệu tần số vô tuyến vào UAV. Việc can thiệp, tác động này diễn ra đồng thời trên nhiều tần số và bao gồm gây nhiễu các kênh tín hiệu dẫn đường và điều khiển bằng vệ tinh, cũng như cắt đứt đường truyền liên lạc dữ liệu và video từ UAV. Một núm xoay trên vũ khí cho phép lựa chọn các tần số gây nhiễu chủ động dựa trên đánh giá về mối đe dọa hiện tại. Các phiên bản chủ yếu bao gồm DroneShield Tactical và DroneGun Mk 3 có trọng lượng 7,3 kg được tối ưu hóa cho việc thao tác bằng một tay. Cả hai phiên bản này đều hiệu quả trong việc đối phó với nhiều loại dải tần ISM cũng như tín hiệu dẫn đường bằng vệ tinh.


......
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,911
Động cơ
97,939 Mã lực
Ukr thông báo - tù binh Nga tăng lên nhiều, trong tuần rồi 200 tù binh Nga bị bớ, mà 1/5 là tự nguyện đầu hàng
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,911
Động cơ
97,939 Mã lực
a Fedorov thông báo đã gủi ra mặt trận thêm 270 dron tự sát Vampire, hàng nhà trồng đươc, có tải trọng tới 15 kg, thừa đủ diệt bọc thép và công sự Nga

Đây là vị bộ truỏng trẻ nhất Ukraine, lại thêm có gốc Nga.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Công nghệ chống UAV và các lựa chọn của Quân đội Mỹ

(Tiếp)

Vũ khí lade

Các quân chủng khác nhau và Cơ quan các dự án nghiên cứu quốc phòng tiên tiến liên hợp (DARPA) đều đang theo đuổi nghiên cứu các vũ khí lade năng lượng cao có khả năng đối phó với UAV cũng như các mối đe dọa trên không khác như từ đạn pháo đến tên lửa hành trình và máy bay trực thăng. Trong khi cường độ năng lượng có công suất từ 300 kW đến 1 MW được coi là cần thiết để tiêu diệt các mục tiêu tinh vi, một cường độ năng lượng trong khoảng từ 50 đến 100 kW là đủ để vô hiệu hóa một UAV. Các tổ hợp hiện nay đã chứng minh năng lực đó.

1692408355637.png

DE M-SHORAD

Tổ hợp phòng không tầm trung – tầm ngắn năng lượng định hướng (DE M-SHORAD) của Lục quân Mỹ bao gồm một xe Stryker bọc thép 8x8 và một vũ khí lade có công suất 50 kW. Được đặt tên là “Guardian”, tổ hợp này phù hợp cho nhiệm vụ chống UAV và vai trò chống rốc két, đạn pháo và đạn cối (C-RAM) cũng như đánh chặn máy bay trực thăng. Một trung đội thử nghiệm gồm bốn xe đang được triển khai ở Fort Sill, bang Oklahoma. Trung đội thử nghiệm này sẽ sẵn sàng cho triển khai trên thực địa, nhưng chủ yếu nhằm mục đích thông tin về chương trình phát triển và đánh giá đang diễn ra của Lục quân Mỹ. Hiện đang đặt dưới sự quản lý của Văn phòng Tiềm lực và Công nghệ thiết yếu (RCCTO) của Lục quân, DE M-SHORAD dự kiến sẽ được chuyển giao cho một chương trình mua sắm thuộc Văn phòng Điều hành chương trình (PEO) tên lửa và không gian vào năm 2024.

1692408396070.png

DE M-SHORAD

Các lực lượng của Hải quân Mỹ đang theo đuổi các ý tưởng chung tương tự như của Lục quân, trọng tâm là lade công suất lớn (HEL) để hoặc là phá hủy các UAV hoặc vô hiệu hóa các thiết bị cảm biến. Hai dự án hải quân hàng đầu là Lade công suất lớn (60 kW) tích hợp tia sáng quang học và do thám (HELIOS) và Vũ khí tia sáng quang học hải quân (ODIN). Cả hai đều là vũ khí trên tàu có khả năng bảo vệ các con tàu trước các mối đe dọa trực tiếp và gián tiếp gây ra bởi các UAV. ODIN được hiểu là một “tia sáng” để làm mù tạm thời các thiết bị cảm biến của UAV, trong khi HELIOS hướng đến bắn rơi các máy bay không người lái. HELIOS kết hợp một tia lade có tiềm năng hủy diệt mục tiêu với một tia sáng không có tác dụng hủy diệt mục tiêu để mang lại một loạt các lựa chọn đối phó với các UAV và các mối đe dọa khác.

1692408449338.png

HELIOS

Yêu cầu ngân sách giành cho Hải quân trong năm tài khóa 2023 đã giải thích ODIN như một tiềm lực “trước mắt… sử dụng cho nhiệm vụ chống thu thập tình báo, do thám và trinh sát”, được thiết kế chuyên để làm mù các UAV và các hệ thống ISR khác. Đến nay, Hải quân đã trang bị ODIN trên bảy tàu khu trục lớp Arleigh Burke. Tổ hợp thứ tám dự kiến sẽ được đưa vào trang bị trong năm tài khóa 2023. Một HELIOS phiên bản thử nghiệm đã được lắp trên tàu khu trục lớp Arleigh Burke USS Preble vào năm 2022 để thử nghiệm. Giai đoạn đánh giá dự kiến kéo dài đến năm tài khóa 2027.

1692408491696.png

HELIOS

Các tổ hợp đường không

Máy bay chiến đấu triển khai tên lửa không đối không để đánh chặn các máy bay có người lái cỡ lớn và trung bình. Tuy nhiên, điều này không thực tế khi đối phó với các UAV nhỏ hơn. Đã có một vài đề xuất trang bị cho các máy bay vũ khí lade hoặc HPM để đảm nhiệm vai trò chống UAV, nhưng công nghệ này được đánh giá chưa phát triển đến độ chín. Thay vào đó, trọng tâm hiện nay đang được đặt vào cải tiến hoặc thiết kế các UAV cho nhiệm vụ chống UAV loại nhỏ tầm ngắn.

1692408591586.png

DroneHunter F700

Hệ thống DroneHunter F700 của Công ty Fortem Technologies đã được Lục quân Mỹ thử nghiệm, chứng minh được hiệu quả đối phó với các hệ thống không người lái. Nó là một thiết kế hoàn toàn mới giành riêng cho nhiệm vụ chống UAV loại nhỏ. Hệ thống có cấu tạo gồm 6 cánh quạt để cất cánh và cơ động nhanh chóng. Việc dẫn đường được thực hiện thông qua phần mềm chỉ huy và điều khiển Sky-Dome và ra đa Trueview R20 được lắp trên chính hệ thống. F700 được tối ưu hóa cho nhiệm vụ bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu và có tầm hoạt động 5 km. Nó có thể được triển khai đối phó với các UAV thuộc nhóm 1 và 2. Việc đánh chặn được thực hiện thông qua NetGuns (lưới bắt UAV), nằm ở dưới bụng hệ thống. Khi được tung ra, NetGuns sẽ nhanh chóng chụp lấy mục tiêu.

1692408661437.png


Việc đánh chặn các máy bay không người lái thông thường được thực hiện bằng một tấm lưới có một đầu được cột chặt vào F700, sau đó kéo mục tiêu xuống mặt đất, nơi mục tiêu có thể bị cố định và kiểm tra; DroneHunter có thể tóm cổ những máy bay không người lái có trọng lượng lên đến 6 kg. Những mục tiêu lớn hơn, có vận tốc di chuyển nhanh hơn có thể bị bẫy vào một tấm lưới. Tấm lưới được trang bị một dù giảm tốc độ để từ từ lôi máy bay không người lái xuống mặt đất. Những máy bay không người lái vũ trang bay ở tầm cao hơn có thể bị đánh chặn khi chúng chuyển sang giai đoạn tấn công mục tiêu. DroneHunter điều khiển bằng AI có thể độc lập hoạt động, song một người điều khiển có thể thay thế quyền kiểm soát tại bất cứ thời điểm nào.

......
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Hệ thống đánh chặn máy bay không người lái được chế tạo theo kiểu mô đun (MIDAS) được phát triển bởi Công ty Aurora Flight Sceiences bằng nguồn vốn của Bộ Quốc phòng sử dụng các lưỡi dao dài để phá hủy cánh quạt của UAV loại nhỏ. MIDAS có khả năng hoạt động độc lập hoàn toàn, sử dụng ra đa để phát hiện mối đe dọa đang đến gần, sau đó chuyển tín hiệu đến một hệ thống dẫn đường AI-quang học cho giai đoạn đánh chặn cuối cùng. Mô đun vũ khí bên dưới MIDAS mang đến 16 lưỡi dao để làm rối cánh quạt của mục tiêu, cho phép đánh chặn bầy UAV hoặc nhiều UAV riêng lẻ.

1692408788450.png

UAV Anvil

Hệ thống phòng thủ khu vực tự động của Anduril, được Bộ Tư lệnh Tác chiến đặc biệt Mỹ (USSOCOM) mua theo một hợp đồng ký vào tháng 01/2022, có giải pháp xử lý mạnh mẽ hơn. Hệ thống đa thành phần này có thể dễ dàng triển khai trên thực địa để bảo vệ cơ sở hạ tầng thiết yếu hoặc các căn cứ quân sự ở nước ngoài. Các thành phần chính là tháp canh và vũ khí đánh chặn động năng lắp trên UAV Anvil sản xuất. Cả hai thành phần này đều được điều khiển bởi hệ thống tác chiến chỉ huy và điều khiển Lattice do công ty này chế tạo. Tháp canh được trang bị ra đa và các cảm biến quang học cũng như các thiết bị xử lý để phát hiện và phân loại mục tiêu trên không từ nhóm 1 đến nhóm 3 ở phạm vi từ 2 đến 15 km, tùy thuộc vào kích thước của mục tiêu. Vũ khí đánh chặn Anvil là một UAV có hình dạng đặc biệt để chống chịu các va chạm với các UAV khác, và được duy trì ở trạng thái sẵn sàng trong hộp phóng của Anvil. Nhiệm vụ đánh chặn được thực hiện qua va trạm trực tiếp với mục tiêu; các UAV nhóm 1 và 2 bị tiêu diệt trong khi UAV Anvil vẫn còn nguyên vẹn để thực hiện các nhiệm vụ sau này. Bởi không liên quan đến chất nổ hay pháo hoa, Anvil phù hợp cho dân thường sử dụng.

1692408850892.png


Nâng tiêu chuẩn và chuẩn hóa

Trong thời gian tới, JCO dự kiến sẽ xây dựng một chỉ thị của Bộ Quốc phòng về chống UAV loại nhỏ cũng như đưa ra một đánh giá thống nhất về năng lực chống UAV loại nhỏ. Lầu Năm Góc cũng có kế hoạch thành lập một Học viên Chống UAV loại nhỏ liên hợp ở Fort Sill, bang Oklahoma, trực thuộc Trung tâm Xuất sắc về hỏa lực của Lục quân. Nó sẽ đồng bộ các chiến thuật chống UAV và công tác huấn luyện giữa các quân chủng. Các chương trình sẽ từ hướng dẫn chống UAV loại nhỏ cho mọi quân nhân, huấn luyện ở bậc cao hơn cho chỉ huy các đơn vị tới huấn luyện cấp chuyên gia cho những người chuyên làm nhiệm vụ chống UAV. Học viện dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động thử nghiệm từ đầu năm tài khóa 2024 và đạt năng lực hoạt động hoàn toàn vào năm 2025./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc chiến máy bay không người lái ở Ukraine

Máy bay không người lái đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc chiến ở Ukraine. Không có lực lượng không quân thông thường lớn, quân đội Ukraine đang sử dụng một số máy bay không người lái nhập khẩu và sản xuất trong nước cao cấp và cấp thấp để tạo ra hiệu ứng hủy diệt chống lại lực lượng Nga. Bài viết này xem xét cách các lực lượng Ukraine và Nga đang sử dụng những máy bay không người lái này và tác dụng của chúng trên chiến trường.

Sự kháng cự của Ukraine đối với cuộc xâm lược của Nga đã khiến không chỉ Tổng thống Nga Vladimir Putin mà cả các cơ quan tình báo phương Tây và các nhà phân tích nổi tiếng ngạc nhiên. Một loạt các máy bay không người lái nằm trong số những hệ thống nổi tiếng đã chứng tỏ hiệu quả đối với các lực lượng Ukraine, đáng chú ý nhất là Baykar Bayraktar TB2. Máy bay không người lái chiến đấu này hiện có một bài hát và video âm nhạc dành riêng cho thành công của nó trước quân đội Nga. Ngoài loại máy bay không người lái nổi tiếng đã được kiểm chứng trên chiến trường này, cả hai bên đều có những máy bay không người lái khác hiện đang được sử dụng trong chiến đấu. Bài viết này phân tích các máy bay không người lái đang được Ukraine và Nga sử dụng, tác dụng của chúng trên chiến trường và ý nghĩa đối với cuộc chiến trong tương lai.

Cơ sở

Cuộc chiến nhằm vào Ukraine của Nga, được Tổng thống Nga Putin gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt”, bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Cuộc chiến dự kiến chỉ diễn ra trong ít ngày này nhanh chóng biến thành một cuộc chiến tranh tiêu hao, đã gây ra cuộc khủng hoảng người tị nạn lớn nhất ở châu Âu kể từ Chiến tranh Thế giới lần thứ II. Tính đến tháng 10 năm 2022, hơn 4,6 triệu người Ukraine vẫn ở bên ngoài đất nước của họ, với hàng triệu người khác phải di dời trong nước.

Quân đội Nga dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Putin đã sử dụng các chiến thuật tương tự như những chiến thuật được sử dụng trong Chiến tranh Chechnya lần thứ hai. Ông Putin tiếp tục hoàn thiện các chiến thuật này“bao vây, tiêu diệt và chiếm lấy”với sự phụ thuộc nặng nề vào sức mạnh đường không và các nhà thầu quân sự tư nhân trong Nội chiến Syria. Mặc dù các cơ quan tình báo phương Tây ước tính Nga sẽ kiểm soát Ukraine trong vòng 4 đến 5 ngày, nhưng các lực lượng Nga, tính đến ngày 20 tháng 10 năm 2022, đã không thể kiểm soát nhiều hơn các khu vực giáp biên giới trực tiếp với Nga, bao gồm các khu vực xung quanh Luhansk, Donetsk, Mariupol và Kherson. Hơn nữa, Nga đã thất bại trong việc chiếm và giữ thủ đô Kyiv của Ukraine, mục tiêu chính của Tổng thống Putin.

Mặc dù bài viết này chủ yếu tập trung vào việc cung cấp cho độc giả sự hiểu biết về tác động của máy bay không người lái trên chiến trường ở Ukraine, nhưng điều đáng chú ý là vai trò của máy bay không người lái vẫn chưa được giải quyết trong các tài liệu nghiên cứu về an ninh. Một số nhà phân tích cho rằng máy bay không người lái trên thực tế là một công nghệ mang tính cách mạng. Những người khác không đồng ý và cho rằng chúng đóng một vai trò ít hơn trong việc định hình lại xung đột. Tuy nhiên, sự thật có khả năng ở đâu đó ở giữa hai luồng quan điểm này. Cuộc chiến ở Ukraine chắc chắn sẽ mang lại sự hiểu biết rõ ràng hơn về vai trò của máy bay không người lái trong xung đột nói chung. Nhưng phân tích này không đưa ra quan điểm về chủ đề quan trọng này ở giai đoạn đầu sử dụng chúng.

Bài báo sử dụng định nghĩa của Bộ Quốc phòng Mỹ về các hệ thống máy bay không người lái (UAS): “Các hệ thống đó có các thành phần bao gồm thiết bị, mạng và nhân sự cần thiết để điều khiển máy bay không người lái”. Thuật ngữ máy bay không người lái là thuật ngữ phổ biến được sử dụng để mô tả các UAS.

Máy bay không người lái của Ukraine

Khi Ukraine giành được độc lập từ Liên Xô vào năm 1991, quốc gia này được thừa hưởng một cơ sở hạ tầng quốc phòng bao gồm hơn 750 nhà máy và 140 viện nghiên cứu, chiếm 30% ngành công nghiệp quốc phòng của Liên Xô. Sau khi Nga chiếm Crimea vào năm 2014, nước này đã đẩy mạnh phát triển công nghệ quốc phòng và bắt đầu hiện đại hóa quân đội. Những nỗ lực này bao gồm hợp tác với nhiều quốc gia phương Tây để có được phần cứng và phần mềm quân sự tối tân. Về vấn đề này, công nghệ máy bay không người lái quân sự nội địa của Ukraine còn tương đối non trẻ khi Nga tiến công vào tháng 2 năm 2022. Nhiều máy bay không người lái mà Ukraine triển khai chống lại Nga đã được mua từ nước ngoài, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ dẫn đầu danh sách các nhà cung cấp trước khi bắt đầu chiến tranh.

Baykar Bayraktar TB2

Baykar Bayraktar TB2 là máy bay chiến đấu không người lái tầm trung, thời gian hoạt động liên tục lâu, theo nhà sản xuất, có khả năng thực hiện các hoạt động bay tự động hoặc điều khiển từ xa. Máy bay không người lái vô cùng phổ biến này được công ty quốc phòng Baykar Defense của Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Mục tiêu chính của nhà sản xuất là chế tạo một giải pháp thay thế ít tốn kém hơn cho máy bay không người lái của phương Tây, chủ yếu dành cho Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù nó không thể so sánh với các máy bay không người lái tối tân của Mỹ như MQ-9 Reaper của General Atomics hay RQ-4 Global Hawk của Northrop Grumman, nhưng sức hấp dẫn của nó nằm ở cách tính toán chi phí-lợi nhuận cực kỳ hiệu quả trên chiến trường.

1692412209103.png


TB2 có thể bay gần 24 giờ ở độ cao tối đa 25.000 feet. Nó dài 6,5 mét (xấp xỉ 21 feet) với sải cánh 12 mét (xấp xỉ 39 feet) và trọng lượng cất cánh tối đa 650 kg (1.433 pound). Thường được gọi là Bayraktar, nó có thể được trang bị 4 quả bom dẫn đường bằng laser. Đáng chú ý, những quả bom này đang tỏ ra cực kỳ hiệu quả đối với xe tăng và các phương tiện bọc thép khác của Nga.

Trước khi xuất hiện ở Ukraine, máy bay không người lái này đã được sử dụng ở Syria, Libya và Azerbaijan. Năm 2019, Lực lượng vũ trang Ukraine bắt đầu mua Bayraktar TB2S, sau đó nâng cấp lên TB2 như một phần của chương trình hiện đại hóa quân đội. Bị Nga áp đảo về quân số và vũ khí, và chủ yếu dựa vào quyết tâm không thể bị phá vỡ, các lực lượng Ukraine đã nhận thấy loại máy bay không người lái này rất hiệu quả với vai trò là một nhân tố nhân bội lực lượng.

1692412288412.png


Vài chục chiếc TB2 hiện được cho là nằm trong kho vũ khí của Ukraine. Chúng được sử dụng để vô hiệu hóa nhiều hệ thống phóng tên lửa và tiêu diệt các đội hình xe tăng và xe bọc thép chở quân. Vào tháng 6/2022, Ukraine cũng có thể đã tấn công hai kho dầu bên trong lãnh thổ Nga bằng cách sử dụng những máy bay không người lái này, đưa cuộc chiến về sau chiến tuyến và làm lúng túng hệ thống phòng không của Nga. Những máy bay không người lái này cũng đã được sử dụng để trinh sát và giám sát.

Nhưng TB2 có những hạn chế của nó và chắc chắn không phải là bất khả chiến bại. Hiệu suất chính xác của máy bay không người lái rất khó đánh giá hiệu quả do cuộc hiến thông tin. Theo các nguồn liên kết với Nga, TB2 thường xuyên bị bắn hạ. Với các công nghệ tương đối phổ thông được sử dụng trong TB2, tổn thất của những máy bay không người lái này trước các hệ thống phòng không hiện đại của Nga là điều không bất ngờ. Sự cân bằng giữa máy bay không người lái tương đối rẻ tiền và tiên tiến hơn có thể là khía cạnh thú vị nhất trong việc Ukraine sử dụng TB2.

1692412348730.png


....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Punisher (kẻ trừng phạt)

Ngoài TB2, Quân đội Ukraine đang sử dụng một máy bay không người lái nhỏ và linh hoạt được sản xuất trong nước có tên là Punisher. Loại máy bay không người lái này đã hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ chống lại lực lượng Nga. Punisher được thiết kế và sản xuất bởi UA Dynamics, một công ty được điều hành bởi các cựu chiến binh của cuộc xung đột Crimea. Công ty mô tả loại máy bay không người lái này là "có thể tái sử dụng, nhanh, bất ngờ, chính xác, có tính sát thương cao".

1692419027463.png


Punisher có tải trọng chiến đấu 2 kg (4,5 pound), tầm hoạt động 45 km (28 dặm) và tốc độ hành trình 43 hải lý/giờ. Nó có sải cánh dài 2,3 mét (6,5 feet) và có thể bay ở độ cao 400 mét (1200 feet) cho các nhiệm vụ kéo dài tới 90 phút. Với kích thước nhỏ và bay ở độ cao thấp, chúng có thể tiếp cận sâu phía sau phòng tuyến của kẻ thù mà ít có nguy cơ bị phát hiện trước hoặc trong khi tấn công và sau đó quay trở lại để nhanh chóng được tiếp nhiên liệu trong vòng 5 đến 7 phút. Sự kết hợp các đặc điểm này được cho là đã cho phép máy bay không người lái Punisher tấn công các tuyến tiếp tế hỗ trợ quân đội Nga và tấn công các phương tiện mặt đất cũng như tàu hỏa vận chuyển nhiên liệu và các nguồn lực khác cho binh sĩ Nga.

1692419061998.png


Máy bay không người lái Quadcopter

Lực lượng Phòng vệ Lãnh thổ Ukraine đang huấn luyện các tình nguyện viên về chiến thuật sử dụng máy bay không người lái, bao gồm chế tạo và triển khai bom xăng Molotov trong trận chiến chống lại lực lượng Nga. Máy bay không người lái lấy cảm hứng từ DJI của Ukraine (DJI là nhà sản xuất máy bay không người lái quadcopter nhỏ của Trung Quốc) đã bổ sung thêm một khía cạnh khác cho hệ thống phòng thủ của Ukraine.

1692419184657.png


Loại máy bay không người lái này là một quadcopter có thể ở trên cao trong khi mang theo một quả bom xăng Molotov theo chiều ngang và được cho là đã kích hoạt từ xa để thả quả bom này. Camera gắn phía trước dường như được đặt hướng thẳng xuống bên dưới, có thể để cung cấp một cái nhìn rõ ràng về các mục tiêu dự định ngay bên dưới. Việc quân đội Ukraine sử dụng máy bay không người lái thương mại để tấn công quân đội Nga thay vì giám sát là một dấu hiệu khác cho thấy việc sử dụng máy bay không người lái một cách sáng tạo do chiến tranh ở Ukraine tạo ra.

1692419161746.png


Thật thú vị, các báo cáo gần đây cho thấy DJI đang hỗ trợ cả Ukraine và Nga. Nếu những báo cáo này là chính xác, thì nó minh họa vai trò của máy bay không người lái thương mại giá cả phải chăng có thể đảm đương và tính phổ biến của chúng có thể khiến nó trở thành máy bay không người lái chiến binh được sử dụng một cách khôn ngoan và sáng tạo nhất và đã thành công trong xung đột.

Warmate 1

Warmate 1 là một loại đạn bay lảng vảng cỡ nhỏ (microloitering) được phát triển bởi công ty WB Electronics của Ba Lan. Có hình dạng không rõ ràng với cánh gắn ở giữa và đuôi chữ v, loại máy bay không người lái này có trọng lượng khoảng 5,3 kg (12 pound) và có tốc độ tối đa gần 150 km (93 dặm)/giờ. Nó có thể bay liên tục khoảng 70 phút và có phạm vi hoạt động khoảng 15 kilômét (9 dặm), tầm quan sát thẳng với tải trọng 1,4 kilôgam (3 pao). Hệ thống điều khiển của máy bay không người lái này cho phép một người điều khiển bay nó đến các địa điểm mong muốn một cách tự động hoặc điều khiển bằng tay. Ukraine sử dụng máy bay không người lái này để giám sát, trinh sát và tấn công các vị trí của Nga.

1692419234145.png


Switchblate

Vào tháng 3 năm 2022, chính quyền Tổng thống Mỹ Biden đã cung cấp cho Ukraine máy bay không người lái cảm tử Switchblade do Mỹ chế tạo như một phần của gói viện trợ quân sự, chuyển giao khoảng 100 máy bay không người lái này. Switchblade có hai biến thể - 300 và 600. Phiên bản 300 được thiết kế để tấn công chính xác vào nhân sự và phiên bản 600 lớn hơn dùng để tiêu diệt xe tăng và các phương tiện bọc thép khác. Tác dụng của Switchblade trên chiến trường vẫn chưa được biết.

1692419295308.png


Tupolev Tu-141 Strizh

Kho vũ khí của Ukraine cũng bao gồm máy bay không người lái Tupolev Tu-141 Strizh,hoạt động bằng động cơ phản lực thời Liên Xô. Đây là một UAS cỡ lớn, hoạt động ở độ cao lớn. Mặc dù Tu-141 được thiết kế để tiến hành trinh sát, nhưng nó cũng có thể tấn công các vị trí của kẻ thù, dù không mấy thành công trong các cuộc chiến trước đây. Bất chấp sự thành công hạn chế của những máy bay không người lái này trong quá khứ, Ukraine đã nâng cấp nền tảng này và đưa vào trang bị một phi đội Tu-141 hữu ích sau cuộc xâm lược của Nga vào năm 2014. UAS này trông giống một tên lửa hành trình hơn là một máy bay không người lái truyền thống. Nó được phóng từ bệ phóng và bay theo một lộ trình định trước với tốc độ siêu thanh.

1692419343664.png


Trong khi bay theo một lộ trình định sẵn, Tu-141 có thể thu thập nhiều dạng thông tin tình báo khác nhau. Sau chuyến bay, máy bay không người lái này phóng ra một chiếc dù để thu hồi, cho phép nó được tái sử dụng. Loại máy bay không người lái này đã tạo ra sự kinh ngạc cho các thành viên NATO vào tháng 3 năm 2022, khi một chiếc Tu-141 có vũ trang bay từ phía tây Ukraine, băng qua không phận Romania và Hungary, rồi bị rơi ở Zagreb, Croatia. Không có tuyên bố chính thức nào từ chính phủ Croatia hoặc Ukraine về việc ai đã bắn chiếc máy bay không người lái này. Theo một nguồn tin thân cận với Bộ Quốc phòng Croatia, chiếc máy bay không người lái bị rơi này thuộc về Ukraine và đang mang theo một quả bom để tấn công các vị trí của Nga nhưng đã đi chệch hướng, hết nhiên liệu và bị rơi. Nga cũng đã báo cáo rằng các phiên bản sửa đổi của Tu-141 đã tấn công hai căn cứ không quân của Nga cách biên giới Ukraine hàng trăm km.

1692419360208.png


.....
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
Quan chức Mỹ cho rằng - Chiến tranh sẽ kết thúc nhanh hơn nếu Mỹ cấp đạn chùm DPICM M26 cho Ukr.
Đầu đạn này lắp trên himars kết hợp bắn xa-chính xác- có khả năng diệt bãi mìn
Mấy tướng võ biền thường ngây thơ. Chưa chắc Mỹ đã muốn chiến tranh kết thúc nhanh. Luộc ếch là phải nóng từ từ. Nóng nhanh nó khùng lên giãy mạnh khó xử lý.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Mấy tướng võ biền thường ngây thơ. Chưa chắc Mỹ đã muốn chiến tranh kết thúc nhanh. Luộc ếch là phải nóng từ từ. Nóng nhanh nó khùng lên giãy mạnh khó xử lý.
Giới tinh hoa, tài phiệt và sản xuất QP Mỹ chắc chắn muốn cuộc chiến này càng lâu càng tốt. Sinh mạng người Nga, người Ukraine chẳng xi-nhê với họ.
Khuấy chính trường Ukr điên đảo bằng Maidan, đuổi được TT hợp hiến lưu vong, kìm hãm đối thủ bằng cấm vận, bằng xung đột...
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cuộc chiến máy bay không người lái ở Ukraine

(Tiếp)

Các máy bay không người lái của Nga

Mặc dù là nhà xuất khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới và sản xuất các hệ thống hàng không và vũ trụ tiên tiến, nhưng máy bay không người lái của Nga không phải là một trong những máy bay tiên tiến nhất thế giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, nước này dường như rất quan tâm đến tầm quan trọng của máy bay không người lái trong chiến tranh hiện đại và sự quan tâm của Nga đối với việc phát triển máy bay không người lái đã tăng lên đáng kể.

Rõ ràng, Nga tụt hậu so với phương Tây trong lĩnh vực này, cả về thương mại và công nghệ quốc phòng. Nhưng dựa trên khả năng đã được chứng minh trong việc phát triển các hệ thống hàng không và vũ trụ phức tạp, Nga được kỳ vọng sẽ nắm vững các năng lực cần thiết để thiết kế và sản xuất máy bay không người lái có khả năng cao. Hiện tại, Nga đang sử dụng máy bay không người lái sản xuất trong nước ở Ukraine, khiến nhiều công ty phương Tây ngừng hợp tác với các công ty Nga. Hơn nữa, các biện pháp trừng phạt hiện hành có thể sẽ cản trở nỗ lực của Nga trong việc bắt kịp các nhà sản xuất máy bay không người lái của phương Tây và Trung Quốc, đặc biệt khi việc chuyển giao công nghệ quan trọng vẫn là một phần của các lệnh trừng phạt công nghệ.

Kalashnikov Kyb

Máy bay không người lái Kalashnikov Kyb, được Zala Aero giới thiệu vào năm 2019, là máy bay không người lái có thân cánh kết hợp với các đầu cánh hất lên. Máy bay có chiều rộng hơn một mét, chiều dài một mét với thời gian bay 30 phút. Nó thường di chuyển với tốc độ 80 kilômét (50 dặm) một giờ nhưng có thể bay tới 130 kilômét (78 dặm) một giờ trong khoảng cách ngắn. Nó có trọng tải 3 kg (6,6 pound). Lực lượng trên bộ của Nga bắt đầu sử dụng loại máy bay không người lái này để tấn công các mục tiêu ở Ukraine ngay sau khi cuộc xâm lược bắt đầu. Các lực lượng Ukraine đã thu hồi được ít nhất hai máy bay không người lái Kyb - bằng chứng cho thấy Nga đang sử dụng chúng trong cuộc xâm lược của mình.

1692437505330.png


Eleron-3SV

Công ty ENICS của Nga đã phát triển máy bay không người lái Eleron-3SV vào năm 2013. Máy bay không người lái này tiến hành trinh sát suốt ngày đêm bằng các công cụ quang học và điện tử và có phạm vi hoạt động 25 km (15 dặm). Nó có thể ở trong không trung trong hai giờ. Máy bay không người lái Eleron-3SV đã hoạt động ở khu vực Donbas từ năm 2015 và được sử dụng tại chiến trường Syria. Nga đã sử dụng những máy bay không người lái này ở Ukraine và Quân đội Ukraine đã báo cáo thu được hai chiếc.

1692437550808.png


Orlan-10

Máy bay không người lái Orlan-10 là một UAS đa năng, tầm trung được phát triển bởi Trung tâm Công nghệ Đặc biệt của một công ty có trụ sở tại St. Petersburg. Máy bay không người lái này tham chiến sớm và Nga đã sử dụng nó để tấn công các thiết bị quân sự của Ukraine cũng như để trinh sát trên không và tác chiến điện tử. Đối với mục đích giám sát và trinh sát, máy bay không người lái này thường được sử dụng theo nhóm hai hoặc ba chiếc.

1692437606121.png


Chiếc đầu tiên được sử dụng để trinh sát ở độ cao 1–1,5 km (4.000 đến 6.000 feet) so với mục tiêu; Chiếc thứ hai được sử dụng cho tác chiến điện tử; và chiếc thứ ba truyền thông tin giám sát đến trung tâm điều khiển. Loại máy bay không người lái này có tốc độ tối đa 150 km (90 dặm)/giờ và phạm vi tác chiến 140 km (80 dặm). Nó có thể bay tối đa 16 giờ và có trần bay 5.000 mét (15.000 feet). Khả năng của nó vẫn chưa được biết đầy đủ nhưng nó đảm trách nhiều nhiệm vụ khá giống với các máy bay không người lái đã mô tả trước đây.

Forpost R

Forpost R là phiên bản sản xuất theo giấy phép của Nga của máy bay không người lái IAI Searcher II của Israel. Forpost R có tốc độ tối đa 200 km (120 dặm)/giờ, thời gian hoạt động trong khoảng 18 giờ và trần bay 20.000 feet. Máy bay không người lái này đã thực hiện chuyến bay đầu tiên vào ngày 23 tháng 8 năm 2019 và gia nhập Lực lượng Vũ trang Nga vào năm 2020. Mục tiêu chính của Forpost R là tiến hành trinh sát và phương tiện bay nặng 500 kg (1200 pound) này được trang bị thiết bị nhận dạng radar cải tiến trong số các thiết bị trinh sát khác. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2022, một máy bay không người lái Forpost R của Nga đã bị lực lượng Ukraine phá hủy. Quân đội Ukraine tuyên bố chiếc máy bay không người lái này đã bay vào không phận Ba Lan trước khi quay trở lại không phận Ukraine, nơi nó bị bắn hạ.

1692437724009.png


.....
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
(Tiếp)

Orion E

Máy bay không người lái chiến đấu Orion-E được coi là máy bay không người lái tấn công tốt nhất của Nga. Các lực lượng Nga lần đầu tiên sử dụng Orion-E trong chiến đấu ở Syria chống lại các lực lượng chống lại chế độ Assad. Bộ Quốc phòng Nga thậm chí còn tuyên bố rằng loại máy bay không người lái này có khả năng "giống như máy bay chiến đấu".

1692441357373.png


Được phát triển bởi Kronshtadt, máy bay không người lái này có hai biến thể: biến thể xuất khẩu có tên Orion-E và biến thể Inokhodets được quân đội Nga sử dụng. Nó là một máy bay không người lái tầm trung, thời gian bay lâu với độ cao bay tối đa khoảng 8.000 mét (25.000 feet) và có thể ở trên không trong tối đa 24 giờ. Tốc độ bay của máy bay không người lái này lên tới 200 km (120 dặm) một giờ với trọng tải tối đa là 250 kg (550 pounds). Nó có một hộp bố trí bên dưới mũi với các camera quang điện và hồng ngoại, đồng thời nó sở hữu một thiết bị chỉ định mục tiêu bằng laser để cung cấp thông tin cho vũ khí dẫn đường.

Orion-E có thể mang tới 4 tên lửa không đối đất và kho vũ khí của nó bao gồm bom hàng không có thể điều chỉnh KAB-20 và KAB-50, bom lượn dẫn đường UPAB-50 và tên lửa dẫn đường X-50. Máy bay không người lái này này dự kiến sẽ sớm trang bị các hệ thống tác chiến điện tử. Nga không tiết lộ có bao nhiêu máy bay không người lái Orion hoạt động ở Ukraine, nhưng họ tuyên bố máy bay không người lái này đã được sử dụng để tấn công thành công các vị trí của Ukraine. Đồng thời, bằng chứng hình ảnh trực tuyến cho thấy người Ukraine đã bắn hạ ít nhất một chiếc Orion-E.

1692441396173.png


Như cuộc thảo luận trước đây về máy bay không người lái của Nga ở Ukraine cho thấy, tuyên bố của Nga rằng nước này trang bị những máy bay không người lái hiện đại chắc chắn là đáng nghi ngờ. Việc cho rằng Nga không chiếm được ưu thế có thể là một mô tả không đúng về tình trạng năng lực của Nga. Nói một cách đơn giản, máy bay không người lái của Nga hiếm khi xuất hiện ở Ukraine. Thất bại này dẫn đến suy đoán của các nhà phân tích theo dõi cuộc chiến ở Ukraine rằng máy bay không người lái của Nga đang được dự trữ cho sự leo thang sau này trong cuộc xung đột.

Những người khác cho rằng các vấn đề hậu cần đã hạn chế việc sử dụng máy bay không người lái, bằng chứng là các báo cáo phổ biến về các phương tiện quân sự của Nga bị bỏ rơi và bị hỏng. Điều này khiến một số người kết luận rằng Nga có thể không hỗ trợ các hoạt động của máy bay không người lái ở Ukraine. Theo các chuyên gia khác, một trong những lý do lớn nhất có thể là sự thiếu tin tưởng vào công nghệ trong nước ở giai đoạn đầu.

1692441432676.png


Việc Ukraine và Nga sử dụng máy bay không người lái để tấn công gần như tương đương nhau, mặc dù tác động trên chiến trường đối với mỗi quốc gia là không giống nhau. Điều này một phần là do Ukraine có một vị trí thuận lợi về công nghệ chống máy bay không người lái. Các công nghệ chống máy bay không người lái đã phát triển từ các hệ thống đắt tiền hơn (radar tên lửa đất đối không được sử dụng để phát hiện và tiêu diệt máy bay không người lái) đến các hệ thống rẻ hơn (năng lượng định hướng và tác chiến điện tử). Ukraine nắm giữ lợi thế ở đây vì đã hợp tác với các quân đội và công ty quốc phòng phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea năm 2014.

1692441458128.png


Quá trình phát triển máy bay không người lái cho lĩnh vực quốc phòng Nga đã bị cản trở trong những năm gần đây do lệnh cấm vận công nghệ của các quốc gia phương Tây và việc thiếu cơ sở công nghiệp trong nước. Sự hỗ trợ công nghệ và hậu cần lớn hơn mong đợi của Ukraine từ các công ty phương Tây sau khi Nga sáp nhập Crimea, bao gồm cả lĩnh vực máy bay không người lái và chống máy bay không người lái, đã thể hiện rõ trong những tháng đầu cuộc xâm lược của Nga, khi Ukraine nắm giữ lợi thế rõ rệt. Vẫn chưa biết liệu lợi thế này có còn hay không khi cuộc chiến biến thành một cuộc giao tranh kéo dài. Sự hỗ trợ của phương Tây có thể hoặc không thể vượt qua những nỗ lực của Nga để thu hẹp khoảng cách.

Chống máy bay không người lái

Nga đã triển khai các hệ thống tác chiến điện tử tiên tiến của mình ở Ukraine để bảo vệ toàn diện chống lại các phương tiện đường không, bao gồm cả máy bay không người lái của Ukraine. Chiến thuật của Nga liên quan đến việc triển khai đồng thời các hệ thống tác chiến điện tử mặt đất Krasukha-2/4, R-330Zh Zhitel và RB301B Borisoglebsk-2, sử dụng kết hợp gây nhiễu và giả mạo. Mỗi hệ thống được thiết kế để nhắm các mục tiêu khác nhau trong phổ điện từ. Nga cũng đã sử dụng các hệ thống này để tiến hành trinh sát các thông tin liên lạc vô tuyến của Ukraine, sau đó là tiến công sau khi xác định được mục tiêu.

1692441507805.png

Krasukha-2/4

Quân đội Ukraine đã thành công trong việc tiêu diệt một số hệ thống tác chiến điện tử của Nga. Hơn nữa, họ đã chiếm được mô-đun chỉ huy của Krasukha-4, được coi là hệ thống tiên tiến nhất do Nga phát triển.

Hệ thống Krasukha-2, cũng có trong kho vũ khí của Nga, bao gồm 3 phương tiện dựa trên xe tải Kamaz-6350 và có thể gây nhiễu các hệ thống kiểm soát và cảnh báo trên không ở phạm vi lên tới 250 km (150 dặm). Nó cũng có thể gây nhiễu các radar trên không khác như tên lửa dẫn đường bằng radar. Krasukha-4 tương tự như Krasukha-2 nhưng cũng có thể gây gián đoạn hiệu quả các vệ tinh quỹ đạo thấp của Trái đất và gây thiệt hại vĩnh viễn cho các thiết bị điện tử vô tuyến được nhắm mục tiêu. Hệ thống Zhitel R-330Zh đặt trên xe tải có thể gây nhiễu thiết bị liên lạc vệ tinh, hệ thống định vị và thiết bị di động điện thoại trong bán kính 30 km (20 dặm). Mặc dù các hệ thống này ban đầu không được thiết kế cho các hoạt động chống máy bay không người lái, nhưng chúng rất hữu ích nếu được sử dụng đúng cách.

1692441549325.png

Zhitel R-330Zh

Kết luận

Nhìn lại những tháng đã qua của cuộc chiến ở Ukraine, rõ ràng TB2 và các máy bay không người lái chiến đấu khác tham gia vào cuộc xung đột đang đóng góp hữu ích cho cuộc chiến. Tuy nhiên, chúng không có khả năng trở thành nhân tố quyết định chống lại quân đội Nga được hỗ trợ bởi nhân lực lớn hơn và pháo binh tầm xa.

Tuy nhiên, do sự thành công rõ ràng của lực lượng máy bay không người lái, Ukraine không chỉ phá hủy các mục tiêu quan trọng mà còn góp phần làm suy giảm tinh thần của các lực lượng Nga. Đối với những người lính Nga đang đấu tranh để hợp lý hóa trải nghiệm của họ ở Ukraine với lý do ban đầu họ được đưa ra cho cuộc chiến, việc thêm nỗi sợ bị tấn công từ máy bay không người lái vô hình chỉ khiến nỗi lo sợ chiến tranh của họ thêm lớn hơn. Nỗi sợ hãi về điều vô hình dẫn đến cảm giác bất lực, làm giảm hy vọng. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi trật tự và kỷ luật tốt thường bị phá vỡ trong quân đội Nga.

Cuộc chiến ở Ukraine chứng minh rõ ràng máy bay không người lái đang làm thay đổi động lực của chiến tranh. Đối với Ukraine, sức mạnh không quân chủ yếu ở dạng máy bay không người lái, đây là lựa chọn đầu tiên đối với một quốc gia rộng lớn. Các chế độ dân chủ và độc tài như Ukraine và Nga biết rằng công nghệ máy bay không người lái quân sự đang nhanh chóng trở thành trung tâm của chiến tranh. Do hiệu quả chi phí tương đối của máy bay không người lái - so với máy bay có người lái tương tự - chúng đang thách thức các giả định hiện có về việc sử dụng sức mạnh không quân, cho phép các đối thủ nhỏ hơn tham gia chiến tranh trên không một cách hiệu quả.

Thổ Nhĩ Kỳ, nhà sản xuất loại máy bay không người lái phổ biến nhất trong kho vũ khí của Ukraine, có ngân sách quốc phòng chỉ bằng một phần nhỏ so với Mỹ. Tuy nhiên, quốc gia này vẫn đang quản lý để phát triển và xuất khẩu máy bay không người lái có khả năng cao và tiết kiệm chi phí. Thổ Nhĩ Kỳ đang đạt được thành công của mình trong bối cảnh bị các nước phương Tây tẩy chay công nghệ do vai trò của nước này ở Syria, Libya và Azerbaijan. Nếu những tháng đầu tiên của cuộc chiến ở Ukraine dạy cho chúng ta bất cứ điều gì về hiện tại và tương lai của máy bay không người lái trong chiến tranh, thì đó là chúng sẽ thu hút các quốc gia không đủ khả năng mua máy bay chiến đấu có người lái đắt tiền. Cuộc chiến giữa Armenia và Azerbaijan đã là một ví dụ. Chính những quốc gia này sẽ dựa vào máy bay không người lái và phát triển các chiến thuật, kỹ thuật và quy trình mới sử dụng chúng theo những cách không ngờ tới./.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Ka-52 của Nga bị tên lửa RBS-70 MANPADS do Thụy Điển sản xuất bắn hạ


1692441658286.png


Ngày 17 tháng 8 đã bắt đầu với một chiến thắng quan trọng đối với lực lượng phòng không Ukraine, khi họ đánh chặn thành công hai trực thăng Ka-52 Alligator tối tân của Nga. Một chiếc đã bị bắn hạ bằng RBS-70 MANPADS của Thụy Điển - lần đầu tiên việc sử dụng hệ thống này được ghi lại một cách trực quan.


Khi lực lượng phòng không Ukraine tiến gần hơn đến tiền tuyến, hiệu quả của Ka-52 Alligator đã được chú ý. Các lực lượng Ukraine đã báo cáo về việc hai máy bay trực thăng tấn công Ka-52 Alligator của Nga bị bắn rơi vào buổi sáng nói trên, một chiếc gần Robytyne ở vùng Zaporizhzhia Oblast và chiếc còn lại ở vùng lân cận Bakhmut, thuộc tỉnh Donetsk [Oblast is Region].

Hoạt động xảy ra ở Robytyne, tỉnh Zaporizhzhia, liên quan đến Lữ đoàn cơ giới số 47, lực lượng đã bắn hạ được một máy bay trong cuộc phản công vào tháng 6, một chiến công đánh dấu một chiến thắng quan trọng trước quân Nga.

Những chiếc Ka-52, đối thủ đáng gờm trên bầu trời, chịu trách nhiệm gây ra sự hủy diệt đáng kể trong giai đoạn đầu của cuộc tấn công. Đơn vị phải đối mặt với một thử thách đặc biệt khó khăn khi họ tiến về phía nam Mala Tokmachka trong đêm tối.


Lữ đoàn cơ giới 47 đã đánh dấu khoảnh khắc chiến thắng bằng việc đánh chặn thành công trực thăng Ka-52 của Nga. Thành tích quan trọng này đã được công bố một cách tự hào trên tài khoản Telegram của họ, nơi họ ghi nhận việc sử dụng MANPADS để hạ gục Ka-52 ở vùng lân cận Robotyne.

Trong một diễn biến tiết lộ, 'The Kyiv Post', một hãng tin tức có uy tín của Ukraine, đã quản lý để bảo mật một video. Đoạn phim này chủ yếu cung cấp một cái nhìn thoáng qua về hậu quả hỗn loạn của cuộc đối đầu tại Robotyne.

Video lan truyền trên Nền tảng X, trước đây gọi là Twitter, mang đến một cái nhìn về cuộc hiến đang diễn ra. Trong video, người ta quan sát thấy hai chiếc trực thăng của Nga đang tiến về phía đống đổ nát đang bốc cháy của chiếc Alligator xấu số. Khi cảnh tượng tiếp tục diễn ra, một chiếc trực thăng lơ lửng gần đó một cách thận trọng trong khi chiếc trực thăng kia cẩn thận hạ cánh xuống mặt đất, đổ quân giữa sự hỗn loạn.

Điều thực sự thu hút sự chú ý trong câu chuyện đang diễn ra về cuộc đọ súng này, hiện đang tạo nên làn sóng trên các phương tiện truyền thông, là việc triển khai RBS-70 MANPADS của Thụy Điển để tuyên bố chiến thắng. Việc sử dụng RBS-70 MANPADS này, một thực tế được chứng thực bằng bằng chứng video, đánh dấu bằng chứng đầu tiên về việc Ukraine sử dụng hệ thống này trong chiến đấu.

Trong một tiết lộ đáng chú ý, Lữ đoàn cơ giới số 47 đã tiết lộ một cách khéo léo rằng họ đã triển khai hệ thống RBS-70 vào tháng 7 để bắn hạ Su-25 Frogfoot của Nga, một máy bay phản lực được thiết kế đặc biệt để hỗ trợ trên không. Trước sự kiện này, vào tháng 5, Lực lượng Vũ trang Ukraine đã đưa ra một khẳng định quan trọng rằng họ đã sử dụng thành công hệ thống tương tự để đánh chặn và tiêu diệt “tên lửa hành trình của Nga và máy bay không người lái kamikaze do Iran sản xuất”. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng những tuyên bố táo bạo này đã được trình bày mà không có bất kỳ bằng chứng video đi kèm hoặc xác nhận hình ảnh bổ sung nào.

1692442032152.png


Đoạn video sống động nhanh chóng lan truyền trên mạng đã làm dấy lên những phỏng đoán và đánh giá ban đầu của người dùng mạng, cho thấy khả năng Javelin là thủ phạm bắn rơi Ka-52. Tuy nhiên, các nhà phân tích quân sự đưa ra một quan điểm khác, cho thấy RBS-70 đã xuất hiện ở phần đầu của đoạn phim. Khẳng định này được đưa ra bất chấp sự giống nhau nổi bật giữa hoạt động "khởi động nguội" được thấy trong video và cơ chế của Javelin, được biết là đã hạ gục một chiếc Ka-52 trước đây.

Các chuyên gia trong ngành đã chỉ ra rằng MANPADS, được xác định trong các hình ảnh lan truyền trên mạng xã hội, có nét tương đồng rõ rệt với RBS-70. Họ lập luận rằng Bolide, một loại đạn được sửa đổi từ sê-ri RBS 70 của SAAB, có hình dạng giống hệt nhau và các cánh ở giữa đặc biệt với loại vũ khí được đề cập. Tại thời điểm soạn thảo báo cáo này, Bộ Quốc phòng Ukraine, cùng với quân đội, vẫn chưa chính thức khẳng định hoặc phủ nhận những hoạt động này.

1692442124811.png


Trong một quan sát khác, các chuyên gia đã nhấn mạnh thực tế rằng thành công của hệ thống trong việc vô hiệu hóa các mối đe dọa phần lớn là nhờ tên lửa tiên tiến của nó. Tên lửa này, được điều khiển bởi người điều khiển sử dụng chùm tia laser, vượt qua hiệu quả các biện pháp đối phó của hệ thống Vitebsk EW của Ka-52, khiến nó trở nên vô hiệu.

Vào tháng 4 năm 2023, Ukraine đã chào đón sự xuất hiện của các hệ thống phòng không di động RBS-70 [MANPADS]. Việc mua lại này là kết quả của cam kết ban đầu của Thụy Điển, được thực hiện vào tháng 8 trước đó. RBS-70 MANPADS là sự bổ sung quan trọng cho kho vũ khí quốc phòng của Ukraine, giúp tăng cường khả năng phòng không của nước này.

Trong thời kỳ mới thành lập, hệ thống phòng thủ này đã được công nhận về khả năng đặc biệt trong việc chống lại máy bay không người lái kamikaze của Nga. Tuy nhiên, thành tích đáng chú ý là đánh chặn một chiếc Ka-52, được nhiều người coi là vũ khí quan trọng trong kho vũ khí của Moscow, đã nhận được sự hoan nghênh rộng rãi từ các chuyên gia trong lĩnh vực này.

1692442254773.png


RBS-70 MANPADS là hệ thống phòng không cơ động được thiết kế để cung cấp khả năng phòng không tầm ngắn chống lại các mục tiêu trên không bay thấp. Đây là một hệ thống do Thụy Điển sản xuất, được đưa vào sử dụng từ những năm 1970 và đã được xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Hệ thống RBS-70 MANPADS hoạt động bằng cách sử dụng đầu dò hồng ngoại để phát hiện dấu hiệu nhiệt của mục tiêu đang đến. Sau khi phát hiện mục tiêu, hệ thống sẽ phóng một tên lửa được dẫn đường bởi người điều khiển để đánh chặn và tiêu diệt mục tiêu. Tên lửa được trang bị đầu đạn nổ mạnh được thiết kế để tiêu diệt mục tiêu khi va chạm.

Mục tiêu của RBS-70 MANPADS chủ yếu là các mục tiêu trên không bay thấp như máy bay trực thăng, máy bay cánh cố định và máy bay không người lái [UAV]. Hệ thống này không được thiết kế để tấn công các mục tiêu tầm cao như tên lửa đạn đạo hoặc vệ tinh.

1692442340680.png


Hệ thống RBS-70 MANPADS có một số đặc điểm kỹ thuật giúp nó trở thành một hệ thống phòng không tầm ngắn hiệu quả. Chúng bao gồm tầm bắn lên tới 8 km, độ cao tối đa 5 km và tốc độ tối đa Mach 1,6. Hệ thống này cũng có tính cơ động cao và có thể dễ dàng vận chuyển và thiết lập bởi một nhóm nhỏ các binh sỹ.
 
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
28,003
Động cơ
655,176 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Vì sao Nga tăng cường sản xuất tên lửa Iskander-M?


Theo Bộ Quốc phòng Nga, những phát triển gần đây cho thấy sự gia tăng đáng kể trong việc sản xuất hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander-M. Việc gia tăng sản xuất đã được xác nhận bởi Sergey Pitikov, Giám đốc điều hành của Cục thiết kế chế tạo máy, công ty đứng sau việc sản xuất các hệ thống tên lửa này, tại Diễn đàn Army-2023. Ông lưu ý rằng việc cung cấp các hệ thống Iskander-M đã tăng gấp nhiều lần.

1692442476075.png


Trong cùng một diễn đàn, truyền thông nhà nước đưa tin rằng Bộ Quốc phòng đã được trao một hợp đồng bổ sung để sản xuất thêm các hệ thống này. Nhu cầu gia tăng này có thể phần lớn là do cuộc xung đột đang diễn ra ở Ukraine và căng thẳng gia tăng với NATO.

Lực lượng Vũ trang Nga có một kho dự trữ tên lửa đáng kể cho hệ thống Iskander-M. Tuy nhiên, phần lớn trong số này nhằm chống lại bất kỳ sự gia tăng thù địch nào với NATO, do đó hạn chế sử dụng chúng trong cuộc xung đột Ukraine. Hạn chế này đã hạn chế việc triển khai hệ thống trên chiến trường, với các cuộc tấn công của Iskander dường như dành riêng cho các mục tiêu ưu tiên cao.

Sử dụng chiến đấu hạn chế trong quá khứ

Hệ thống tên lửa Iskander đã được sử dụng hạn chế trong chiến đấu, đáng chú ý là ở Georgia năm 2008 và có khả năng là ở Syria kể từ năm 2017. Khả năng của hệ thống này gần giống với khả năng của hệ thống OTR-23 Oka của Liên Xô, đặc biệt là biến thể Oka-U tiên tiến.

Trong hậu quả hỗn loạn của sự tan rã của Liên Xô vào năm 1991, Nga đã xoay sở để đưa hệ thống tên lửa Oka-U vốn đang trong giai đoạn phát triển vào giai đoạn hoạt động một cách tương đối dễ dàng và ít phải làm thêm.

1692442563550.png

Oka-U

Diễn ngôn hiện tại giữa các nhà phân tích quân sự cho rằng hệ thống tên lửa Iskander-M có những điểm tương đồng đáng kinh ngạc với Oka-U. Một số người thậm chí còn cho rằng Iskander-M thực chất là chương trình Oka-U, được đổi thương hiệu và tái sử dụng cho thời hậu Xô Viết.

Iskander-M không có đối thủ

Khi nói đến hiệu suất, Iskander-M hầu như không bị thách thức, có lẽ ngoại trừ một số hệ thống tên lửa nhất định ở Trung Quốc và Hàn Quốc. Các nhà phân tích quốc phòng Thụy Điển tại Svenska Dagbladet đã nhấn mạnh các khả năng độc đáo của hệ thống, nói rằng nó cung cấp một “năng lực quân sự hoàn toàn mới”.

1692442615298.png


Họ lưu ý rằng quỹ đạo của tên lửa không hoàn toàn là đường đạn đạo; mặc dù nó có thể cơ động, nhưng nó không thể bay lên một khi nó bắt đầu hướng xuống. Iskander có thể đạt tốc độ ấn tượng khi hướng xuống dưới, đạt vận tốc từ 2-3 km/giây, hoặc Mach 5,8 đến 8,7. Họ chỉ ra rằng việc đánh chặn một tên lửa di chuyển nhanh như vậy đòi hỏi một hệ thống phòng không tiên tiến và khoảng cách chính xác đến mục tiêu.

Sức mạnh tập thể của sức mạnh không quân của NATO đặt ra một thách thức đáng kể đối với Nga, khiến nước này gặp bất lợi đáng kể. Do đó, Nga đã nhấn mạnh một cách chiến lược tầm quan trọng của các khí tài tên lửa đất đối đất, chẳng hạn như Iskander, để duy trì khả năng phản công đáng tin cậy. Cách tiếp cận này là một phần quan trọng trong chiến lược quốc phòng của Nga, đảm bảo nước này vẫn là một thế lực đáng gờm trên trường quốc tế.

1692442689410.png


Iskander-M là hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn của Nga được đưa vào sử dụng năm 2006. Nó được thiết kế để tấn công nhiều mục tiêu khác nhau. Các mục tiêu có thể là bệ phóng tên lửa, hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa của đối phương. Ngoài ra, Iskander-M được thiết kế để tấn công các trung tâm chỉ huy và kiểm soát, v.v. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 500 km và có khả năng mang nhiều loại đầu đạn, bao gồm cả thông thường và hạt nhân.

Hệ thống tên lửa Iskander-M có một số đặc điểm kỹ thuật khiến nó trở thành một vũ khí đáng gờm. Nó có tính cơ động cao nên khó bị phát hiện và nhắm mục tiêu. Nó cũng có độ chính xác cao, với sai số vòng tròn được báo cáo có thể xảy ra [CEP] dưới 5 mét. Ngoài ra, tên lửa có khả năng thực hiện các thao tác lẩn tránh trong khi bay, khiến nó khó bị đánh chặn.

1692442714186.png


Hệ thống tên lửa Iskander-M có khả năng mang nhiều loại đầu đạn, bao gồm cả thông thường và hạt nhân. Đầu đạn hạt nhân mà tên lửa có thể mang theo được cho là vũ khí hạt nhân chiến thuật năng suất thấp với đương lượng nổ lên tới 50 kiloton. Loại đầu đạn này được thiết kế để sử dụng chống lại các mục tiêu quân sự, chẳng hạn như nơi tập trung quân địch, trung tâm chỉ huy và kiểm soát cũng như bệ phóng tên lửa.

1692442756855.png
 

cocsku

Xe cút kít
Biển số
OF-29844
Ngày cấp bằng
23/2/09
Số km
17,083
Động cơ
588,762 Mã lực
Giới tinh hoa, tài phiệt và sản xuất QP Mỹ chắc chắn muốn cuộc chiến này càng lâu càng tốt. Sinh mạng người Nga, người Ukraine chẳng xi-nhê với họ.
Khuấy chính trường Ukr điên đảo bằng Maidan, đuổi được TT hợp hiến lưu vong, kìm hãm đối thủ bằng cấm vận, bằng xung đột...
Để giúp nước Ukraine anh em trong cơn đảo, thì nước Nga cưỡng chiếm bán đảo crimea, tấn công Kiev, Kharkov rồi chiếm đoạt 4 tỉnh miền đông ...

Trừ chính Nga và Ukraine ra, hầu hết các nước ngoài cuộc đều mong muốn chiến tranh kéo dài, vì chiến tranh này có lợi cho họ. Trung quốc, tây âu đều mong muốn chiến tranh để dễ bề kiềm chế Nga. Các nước đang phát triển như Việt nam sẽ được chiều chuộng hơn vì họ có thể mang quan điểm của họ ra mặc cả với các nước lớn ....
 

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,911
Động cơ
97,939 Mã lực
Chỉnh sửa cuối:

Đông86

Xe điện
Biển số
OF-801021
Ngày cấp bằng
21/12/21
Số km
2,911
Động cơ
97,939 Mã lực
ô Reznikov nói- phi công và cán bộ kỹ thuật Ukr đã bắt đầu khóa học F-16 tại Anh và Thụy Điển.
Ukr mong đợi sẽ có Gripen, Eurofighter và Rafael
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top