(Tiếp)
Nga sẽ phản ứng ra sao?
Với việc Phần Lan gia nhập NATO, quan hệ song phương Nga-Phần Lan chắc chắn sẽ ngày càng xấu đi. Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ song phương. Moskva sẽ phải đáp trả bằng công nghệ quân sự và các biện pháp mang tính bài xích khác nhằm loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Sau khi gia nhập NATO, Phần Lan chắc chắn sẽ gia tăng sự phụ thuộc vào Mỹ và EU, những quốc gia đang theo đuổi các chính sách chống Nga. Điều này sẽ làm giảm đáng kể tính linh hoạt trong chính sách đối ngoại của Phần Lan, bao gồm cả các vấn đề như trừng phạt. Tất nhiên, Nga sẽ buộc phải đáp trả việc NATO thiết lập các cơ sở hạ tầng quân sự dọc theo 1.300 km biên giới với Phần Lan, và chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung để tăng cường kiểm soát quân sự ở biên giới Nga-Phần Lan, bao gồm cả việc xây dựng các doanh trại quân đội, sân bay, đường giao thông và nhà kho mới.
Đồng thời, cần lưu ý rằng khi Phần Lan gia nhập NATO, môi trường địa lý của St. Petersburg, thành phố lớn thứ hai ở Nga, cách biên giới Nga-Phần Lan 130 km, sẽ xấu đi. Trong trường hợp Nga và NATO chính thức xảy ra chiến sự, NATO sẽ có thể tấn công thành phố này từ hai hướng: dọc theo tuyến đường Estonia-Pskov-St.Petersburg và tuyến đường Phần Lan- eo đất Karelian-St.Petersburg.
Nga đã khá quen thuộc với những tình huống tương tự, bởi đây là tuyến đường mà Đức Quốc xã dùng để không kích Liên Xô thông qua Phần Lan sau Chiến dịch Barbarossa. Khi đó, quân đội Đức Quốc xã đã hành quân từ Estonia đến Leningrad (St. Petersburg) với sự hỗ trợ của Phần Lan, và Phần Lan đã phát động tấn công vào Leningrad (St. Petersburg) từ eo đất Karelian. Nếu xung đột giữa Nga và phương Tây bước vào giai đoạn chiến tranh nóng, Mỹ và EU hoàn toàn có thể sử dụng con đường đã được “người tiền nhiệm” thử nghiệm và có hiệu quả để tiến vào Nga. Việc Nga phải đề cao cảnh giác điều này sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sức ép chiến lược đối với Moskva.
Ngoài ra, việc Phần Lan gia nhập NATO có thể khiến chủ nghĩa ly khai ở khu vực Karelia gia tăng. Như đã biết, các nhà khoa học chính trị phương Tây cho rằng “vấn đề dân tộc” là một trong những điểm nhức nhối chính của nước Nga hiện đại, có thể dẫn đến sự tan rã lần hai của nước Nga. Một trong những trung tâm ly khai tiềm năng ở miền Bắc nước Nga là vùng Karelia, giành được từ Phần Lan dưới thời Liên Xô và hiện giáp với nước này. Karelia không chỉ gần gũi về lãnh thổ mà còn gần gũi về văn hóa dân tộc với nước láng giềng phương Tây.
Để thực hiện mục tiêu làm suy yếu nước Nga, phương Tây hoàn toàn có thể thông qua Phần Lan để gây tác động tiêu cực đến tình hình ở Karelia, mặc dù vấn đề chủ nghĩa ly khai này ít khả năng xảy ra, nhưng không phải là không tồn tại.
Ngay từ năm 2012, các thành phố và làng mạc ở Karelia đã xuất hiện hiện tượng phát tờ rơi kêu gọi trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Nga. Năm 2013, tên tuổi của doanh nhân địa phương Vyacheslav Drezner đã lan rộng khắp nước Nga, khi ông yêu cầu chính quyền địa phương và liên bang Nga chuyển một phần lãnh thổ Karelian cho Phần Lan. Nhìn chung, vấn đề Karelia là một biện pháp hữu hiệu để phương Tây gây sức ép với Nga, trong khi Phần Lan cũng khó có thể phản đối chính sách này của phương Tây.
Hơn nữa, việc Phần Lan gia nhập NATO cuối cùng sẽ hình thành cái gọi là “vành đai phong tỏa Nga” ở biên giới phía Tây nước này. Sau khi Liên Xô tan rã, phương Tây bắt đầu tìm cách thiết lập “vành đai ngăn cách quốc gia biên giới” để ngăn chặn và gây sức ép với Nga, đồng thời kéo họ đến gần biên giới nước Nga hơn. Phương Tây cần có một “tuyến đường phong tỏa” để ngăn chặn sự phục hưng và phát triển của Nga, đồng thời ngăn chặn Nga nối lại quan hệ với Đức và Pháp. Phương Tây tuân theo nguyên tắc của “Thuyết con trăn” do Đô đốc người Mỹ Alfred Thayer Mahan đưa ra cách đây hơn 100 năm, tức là từng bước bao vây và tiêu hao sức mạnh các nước thù địch, tìm cách khiến nước Nga rơi vào vòng bao vây. Trước đây, NATO muốn kiểm soát vùng biển Baltic nhưng thiếu yếu tố Phần Lan, nước có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng nay đã được bổ sung.
Nếu người Phần Lan làm con tốt để NATO chống lại Nga, thì với đất nước bao năm hòa bình này, có lẽ sẽ không còn hòa bình nữa. Đối với Nga, nước này chỉ cần làm quen với việc sống trong điều kiện địa chính trị mới. Không giống như trước đây, Phần Lan sẽ không còn là một đối tác tưởng tượng của Nga, mà là một kẻ thù thực sự. Trong cuộc đấu tranh này, Nga sẽ chính thức coi Phần Lan là kẻ thù.
Đối với EU, tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở châu Âu vẫn chưa được cải thiện từ căn bản, nạn nhân lớn nhất của điều này không chỉ có Nga mà còn là EU. Liệu có cần thiết phải đi theo con đường ngoại giao và an ninh độc lập tự chủ hay không, và liệu có thể kiềm chế sự leo thang của tình hình hay không, rõ ràng là EU vẫn chưa vượt qua được bài kiểm tra khó khăn này.
Nga sẽ phản ứng ra sao?
Với việc Phần Lan gia nhập NATO, quan hệ song phương Nga-Phần Lan chắc chắn sẽ ngày càng xấu đi. Bộ Ngoại giao Nga đã tuyên bố việc Phần Lan gia nhập NATO sẽ có tác động tiêu cực đến quan hệ song phương. Moskva sẽ phải đáp trả bằng công nghệ quân sự và các biện pháp mang tính bài xích khác nhằm loại bỏ các mối đe dọa đối với an ninh quốc gia.
Sau khi gia nhập NATO, Phần Lan chắc chắn sẽ gia tăng sự phụ thuộc vào Mỹ và EU, những quốc gia đang theo đuổi các chính sách chống Nga. Điều này sẽ làm giảm đáng kể tính linh hoạt trong chính sách đối ngoại của Phần Lan, bao gồm cả các vấn đề như trừng phạt. Tất nhiên, Nga sẽ buộc phải đáp trả việc NATO thiết lập các cơ sở hạ tầng quân sự dọc theo 1.300 km biên giới với Phần Lan, và chắc chắn sẽ áp dụng các biện pháp bổ sung để tăng cường kiểm soát quân sự ở biên giới Nga-Phần Lan, bao gồm cả việc xây dựng các doanh trại quân đội, sân bay, đường giao thông và nhà kho mới.
Đồng thời, cần lưu ý rằng khi Phần Lan gia nhập NATO, môi trường địa lý của St. Petersburg, thành phố lớn thứ hai ở Nga, cách biên giới Nga-Phần Lan 130 km, sẽ xấu đi. Trong trường hợp Nga và NATO chính thức xảy ra chiến sự, NATO sẽ có thể tấn công thành phố này từ hai hướng: dọc theo tuyến đường Estonia-Pskov-St.Petersburg và tuyến đường Phần Lan- eo đất Karelian-St.Petersburg.
Nga đã khá quen thuộc với những tình huống tương tự, bởi đây là tuyến đường mà Đức Quốc xã dùng để không kích Liên Xô thông qua Phần Lan sau Chiến dịch Barbarossa. Khi đó, quân đội Đức Quốc xã đã hành quân từ Estonia đến Leningrad (St. Petersburg) với sự hỗ trợ của Phần Lan, và Phần Lan đã phát động tấn công vào Leningrad (St. Petersburg) từ eo đất Karelian. Nếu xung đột giữa Nga và phương Tây bước vào giai đoạn chiến tranh nóng, Mỹ và EU hoàn toàn có thể sử dụng con đường đã được “người tiền nhiệm” thử nghiệm và có hiệu quả để tiến vào Nga. Việc Nga phải đề cao cảnh giác điều này sẽ làm gia tăng mạnh mẽ sức ép chiến lược đối với Moskva.
Ngoài ra, việc Phần Lan gia nhập NATO có thể khiến chủ nghĩa ly khai ở khu vực Karelia gia tăng. Như đã biết, các nhà khoa học chính trị phương Tây cho rằng “vấn đề dân tộc” là một trong những điểm nhức nhối chính của nước Nga hiện đại, có thể dẫn đến sự tan rã lần hai của nước Nga. Một trong những trung tâm ly khai tiềm năng ở miền Bắc nước Nga là vùng Karelia, giành được từ Phần Lan dưới thời Liên Xô và hiện giáp với nước này. Karelia không chỉ gần gũi về lãnh thổ mà còn gần gũi về văn hóa dân tộc với nước láng giềng phương Tây.
Để thực hiện mục tiêu làm suy yếu nước Nga, phương Tây hoàn toàn có thể thông qua Phần Lan để gây tác động tiêu cực đến tình hình ở Karelia, mặc dù vấn đề chủ nghĩa ly khai này ít khả năng xảy ra, nhưng không phải là không tồn tại.
Ngay từ năm 2012, các thành phố và làng mạc ở Karelia đã xuất hiện hiện tượng phát tờ rơi kêu gọi trưng cầu dân ý về việc ly khai khỏi Nga. Năm 2013, tên tuổi của doanh nhân địa phương Vyacheslav Drezner đã lan rộng khắp nước Nga, khi ông yêu cầu chính quyền địa phương và liên bang Nga chuyển một phần lãnh thổ Karelian cho Phần Lan. Nhìn chung, vấn đề Karelia là một biện pháp hữu hiệu để phương Tây gây sức ép với Nga, trong khi Phần Lan cũng khó có thể phản đối chính sách này của phương Tây.
Hơn nữa, việc Phần Lan gia nhập NATO cuối cùng sẽ hình thành cái gọi là “vành đai phong tỏa Nga” ở biên giới phía Tây nước này. Sau khi Liên Xô tan rã, phương Tây bắt đầu tìm cách thiết lập “vành đai ngăn cách quốc gia biên giới” để ngăn chặn và gây sức ép với Nga, đồng thời kéo họ đến gần biên giới nước Nga hơn. Phương Tây cần có một “tuyến đường phong tỏa” để ngăn chặn sự phục hưng và phát triển của Nga, đồng thời ngăn chặn Nga nối lại quan hệ với Đức và Pháp. Phương Tây tuân theo nguyên tắc của “Thuyết con trăn” do Đô đốc người Mỹ Alfred Thayer Mahan đưa ra cách đây hơn 100 năm, tức là từng bước bao vây và tiêu hao sức mạnh các nước thù địch, tìm cách khiến nước Nga rơi vào vòng bao vây. Trước đây, NATO muốn kiểm soát vùng biển Baltic nhưng thiếu yếu tố Phần Lan, nước có vị trí chiến lược quan trọng, nhưng nay đã được bổ sung.
Nếu người Phần Lan làm con tốt để NATO chống lại Nga, thì với đất nước bao năm hòa bình này, có lẽ sẽ không còn hòa bình nữa. Đối với Nga, nước này chỉ cần làm quen với việc sống trong điều kiện địa chính trị mới. Không giống như trước đây, Phần Lan sẽ không còn là một đối tác tưởng tượng của Nga, mà là một kẻ thù thực sự. Trong cuộc đấu tranh này, Nga sẽ chính thức coi Phần Lan là kẻ thù.
Đối với EU, tình hình an ninh ngày càng xấu đi ở châu Âu vẫn chưa được cải thiện từ căn bản, nạn nhân lớn nhất của điều này không chỉ có Nga mà còn là EU. Liệu có cần thiết phải đi theo con đường ngoại giao và an ninh độc lập tự chủ hay không, và liệu có thể kiềm chế sự leo thang của tình hình hay không, rõ ràng là EU vẫn chưa vượt qua được bài kiểm tra khó khăn này.