Thành thật cám ô cụ
ChuộtKGB về thông tin
Em cũng nghe phong thanh Team Luật sư không cho ĐVH rút đơn kiện, thế thì tại sao ĐVH nói là đã rút đơn? ĐVH là chủ hay đám Kền Kền là chủ? (chẳng lẽ phù thuỷ phải luỵ âm binh à?)
Em nghĩ như cụ, vụ nào ra vụ đó, vụ ĐVH kiện GW thì đội kền kền sao buông được. Còn vụ GW kiêh ĐVH thì ĐVH tự lo. Hai vụ kiện là tách biệt. Thế thì ĐVH mệt rồi.
Nhân tiện cụ khai sáng cho em thêm
Vụ ĐVH kiện GW vì ba ngón bàn chân phải, nếu toà phán GW phải bồi thường 2 triệu USD (ví dụ thế). Em nối Toà phán có nghĩa là hai Team Luật sư của hai bên đã thoả hiệp mức đền bù... thế thì cụ GW phải móc hầu bao ra trả. OK
Đến đây cho em hỏi hai khả năng
1) GW (nếu muốn) có thể lôi Bảo hiểm dự phiên này không, để Bảo hiểm chi trả. Thiếu thì GW bù thêm
2) GW lại đâm đơn kiện bảo hiểm và lại có phiên mới?
Còn nữa là án phí thì ai trả, hay cưa đôi
E chào cụ
Ngao5 ạ. Sáng nay em mới có time hầu chuyện cùng các cụ mợ tiếp ạ.
Vụ này, e cũng chỉ theo dõi qua báo đài, và trên thớt nên các tình tiết cụ thể hay lời khai hay thông báo chính thức từ các phía, e không được biết chính xác.
Tuy nhiên, việc ĐVH nói đã rút đơn, e nghĩ ĐVH chỉ đơn thuần cho rằng, không tiếp tục tham gia theo đuổi vụ kiện nữa, việc đó nó có ý nghĩa tương đương với việc rút đơn. Nhưng luật pháp không đơn giản cứ nguyên đơn không tiếp tục theo đuổi vụ kiện, là vụ kiện được giải quyết hoặc bỏ qua. Chắc chắn ĐVH đã ký 1 thỏa thuận ủy quyền với đội kền kền, thì có mặt hay không có mặt ĐVH, đội kền kền vẫn bền bỉ tiếp tục công việc của mình 1 cách hết sức hăng hái, vì nếu có tiền thì kền kền cũng được hưởng không hề nhỏ, trong khi vụ kiện từ phía nhà GW là nguyên đơn mà GW thắng, chỉ có ĐVH là ăn đòn.
Việc ĐVH thắng kiện, em nghĩ cũng không phải quá khó với đội kền kền (theo PL Mỹ), chính vì thế nên nhà GW cũng gấp rút kiện ngược lại ĐVH để mong ĐVH có động thái rút đơn.
Đầu tiên, tòa án và bên công tố sẽ điều tra xem nguyên nhân dẫn đến việc ĐVH bị thương tật là gì? Nếu do cái đế đài phun nước nó rơi vào ngón chân, thì lỗi này có thể nói chủ quan là do chủ nhà (GW). Luật Mỹ không như VN, khi anh thường xuyên tổ chức tiệc tùng tài nhà, thì tại khu vực tổ chức, anh phải đảm bảo an toàn tuyệt đối cho khách tham gia, nếu có bất cứ chướng ngại gì có thể gây nguy hiểm cho khách hàng, chủ nhà phải có trách nhiệm cảnh báo bằng văn bản (ghi chú trong thư mời chẳng hạn)/ cảnh báo bằng rải băng khu vực nguy hiểm/ cảnh báo bằng các thông tin được ghi chú trực tiếp tại hiện trường/ cánh báo bằng miệng,... Nếu chủ nhà đã thực hiện mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho khách, mà khách vô tình để rơi vào 1 trong những khu vực có chướng ngại, thì lỗi này không thể do chủ nhà, và lúc đó, bảo hiểm sẽ vào cuộc, tùy vào điều khoản và số tiền mà chủ nhà đã mua bảo hiểm để bảo hiểm đưa ra mức chi trả phù hợp, và tất nhiên bảo hiểm cũng dựa vào % thương tật, mức độ ảnh hưởng tâm lý, ảnh hưởng đến khả năng lao động, nghề nghiệp của nạn nhân, thu nhập hàng tháng của nạn nhân, tuổi của nạn nhân để đưa ra mức phù hợp.
Còn nếu chủ nhà chưa thực hiện các biện pháp để đảm bảo an toàn cho khách mời, thì chắc chắn là chủ nhà sẽ phải là bên phải đền bù tiền cho khách chứ không phải bảo hiểm, bảo hiểm chỉ đền trong các trường hợp như kiểu bất đắc dĩ, lỗi khách quan không thuộc về bên nào.
Còn nếu chứng minh được khách cố tình để bị thương tật để ăn vạ chủ nhà hoặc BH, thì lúc đó khách sẽ phải đền bù tài sản làm hỏng, và có thể ăn thêm án tù (cái này thì không phù hợp với case của ĐVH).
Như bình thường, ở VN mình, khách đến nhà chơi rất ý thức về việc bảo quản tài sản cho chủ nhà, mình làm hỏng đồ của người ta, mình còn phát ngại và sẵn sàng bỏ tiền để đền bù hỏng hóc. Nhưng ở xứ dâm chủ và nhân quèn thì khác, để khách đến chơi mà làm sao trong nhà mình, dù nhà mình có bị khách phá hỏng thì chủ nhà cũng ăn đủ, nhất là khách là loại vô văn hóa và kém đạo đức thì còn khốn nạn với khách, và đội kền kền cũng rất thích những case nt này