Cà phê chồn là những hạt cà phê được con chồn tuyển chọn chín 100 % vì trái cà phê có chín đỏ ngọt ngào thơm tho thì nó mới ăn bằng không dứt khoát nó không bỏ vào mồm!
Trong quá trình tiêu hóa của nó, hạt cafe sống chuyển hóa thẩm thấu các enzim trong ruột non của chồn và hạt cà phê sống lên men cũng như "gia cố" thêm một số hóa chất khác.
Và tất cả các loại cà phê chồn, đều được chế biến khô, do đó khi rang, cấp độ ngừng tốt nhất cũng như
để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm thì hãy dừng ở Full City+ hay Espresso.
Đa phần cà phê cho chồn ăn đều dùng
hạt Robusta: Điều này cũng kéo theo thêm một hệ quả là cấp độ rang thường sẽ bắt buộc phải ở Espresso
Riêng cái hạt cà phê bác uống, là hạt cà phê chồn của Indo được sản xuất ra từ hạt
Aceh Gayo Takengon là một loại cà đặc chủng của đất nước này và ở Bang Takengon.
Nếu ai đã từng rang
cafe Arabica chính hiệu của Indo, đều thấy hạt của nó rất nhỏ và vô cùng xấu xí, một số loại Aeabica nhưng nhìn thoáng giống như robusta.
Không những thế
"điểm" (nhiệt độ) vào crack I của nó thường trên 440 ° F hay hơn.
Thường thì khi hạt cà phê đã được rang ở cấp độ đó và nhiệt độ này, nó sẽ được nở bung hết mức nên việc hạt nở to hơn bình thường là điều dễ hiểu.
Tuy nhiên, để hạt cà phê bé tí như đầu đũa mà nở tới gấp ba lần như hạt đậu phộng (lạc) thì còn có một số những thủ thuật và bí quyết khác.
Khi nào bác đã có mấy rang và thực tâm yêu cà phê, vào "thớt" cafe để học tập chia sẻ kinh nghiệm chú không phải khoe mẽ cũng như xả cái thói "sân si" bằng những lời chửi đổng hoặc những "còm" vô bổ tranh cãi với mục đích cá nhân hay mưu đồ đem tối hay chọc ngoáy .... cho vui, thì em cũng chẳng ngần ngại gì mà chia sẻ với bác!
Có câu "
Giao trứng cho ác" bác ạ!
Hạt cà phê bác uống rang ở cấp độ Espresso nhưng uống không đắng nghét vì nó được rang lưng lửng giữa Full City+ và Espresso nên hậu vị sâu và khi uống không quá đắng nhưng vẫn bảo đảm chín để không còn vi trùng hat mầm bệnh trong hạt cà phê cũng như giữ lại một số hương riêng của cà phê Gayo Tankengo mà nếu rang quá chín thì sẽ mất đi!
Khi uống nó hẳn là bác cũng thấy sự cân bằng, vẫn có thoáng chua sau khi uống của hạt cà phê Arabica và rất sâu và đậm hương socola chứ?
Tuy nhiên, do bác để lâu hơn 3 tuần, nên lớp Crema cũng "phôi pha". Trong thực tế lớp Crema của nó rất dày và sánh.
Việc ra dầu (chỉ bóng sáng chứ không "chèm nhẹp"
) là do cafe để lâu chứ trong "thời hạn tươi" thì vẫn khô khắn, bác ạ!
Gửi các bác coi hình những hạt cafe chồn còn sót lại trong mẹ rang vừa qua cách đây gần 4 tuần và tách cà phê pha ra từ nó: