Trải qua hơn một ngàn năm Bắc thuộc, hai trăm năm đô hộ của Pháp, văn hóa Việt Nam ít nhiều cũng bị ảnh hưởng bởi văn hóa của những nước đến đô hộ hay từng cai trị Việt Nam là Pháp và Trung Hoa (
Tàu)
Trước đây khoảng hơn 100 năm, văn hóa và tư tưởng người Việt Nam bị ảnh hưởng sâu sắc và nặng nề bởi văn hóa Trung Hoa!
Trong suy nghĩ của người VN lúc ấy giờ lai được giai cấp thống trị cổ vũ thậm chí nhồi nhét: Tất cả những gì cao cấp nhất, tốt nhất đều từ Trung Quốc! Mọi phầm vật hay tư tưởng hể có kèm thêm chữ
Tàu vào thì sẽ là một cái gì đó cao cấp, quý giá, và xinh đẹp hay chuẩn xác! Lịch tàu, thuốc Táu (thuốc Bắc), chè (trà) tàu, gấm, nhung, lụa là, giấy, mực, ..... nếu của tàu là quý mặc dầu tất cả những thứ đó, Việt Nam đều làm được, nhưng hễ của tàu thì quý và mắc hơn rất nhiều so với hàng nội địa Việt Nam!!!!
Dĩ nhiên Trong các dụng cụ hằng ngày của hoàng gia Việt Nam, trong triều đình, đều dùng đồ của tàu và coi đó là một biểu hiện của sự sang trọng quý phái! Ngay cả các quan chức Việt Nam ngày xưa cũng vậy, nhiều hay ít cũng có những món hay vật dụng của tàu, ví dụ như bút, nghiên hoặc một số dụng cụ nào đó. Trong văn hóa và cái nhìn thời đó, khi nói ra chữ tàu kèm vào là bao hàm sự hoàn mỹ!
Một phần vì bị lệ thuộc văn hóa, phần vì không thể tìm được cái tốt hơn, và một phần nữa là do sự mê muội của con người lúc đó!
Ngày nay cuộc sống phát triển, con người ta có nhiều lựa chọn, cũng như nắm được thông tin, và làm chủ tri thức, nên người ta đều thấy rõ bộ mặt thật của tàu (trung quốc) cũng như bản chất thối tha của của chúng! Do đó, mỗi khi nói tới chữ tàu (trung quốc) kèm vào, là sẽ kéo theo một sự kính sợ và chì muốn xa lánh (dù không hay chưa làm được)!
Vào những năm đầu thế kỷ 19, Nguyễn Ánh (Gia Long) vì muốn khôi phục giang sơn và chiến thắng với nhà Tây Sơn, nên đã phải đem con cả hoàng tử Cảnh làm con tin cho Pháp, xin tiếp viện hầu cố giành chiến thắng, diết sạch nhà Tây Sơn.
Tuy vậy, sau khi đã giành được đất nước từ tay nhà Tây Sơn, Nguyễn Ánh vội vàng trở mặt, quay lại với vân hóa Tầu và hạn chế dần mối quan hệ tiếp xúc với người người Pháp cũng như châu Âu. để xóa khỏi cái "bóng ma ân nghĩa" với người Pháp triều đình nhà Nguyễn trong những triều sau Gia Long sau đã tìm mọi cách để nâng cao nền văn hóa Trung Quốc và xa dần nước Pháp và châu Âu: điển hình là chính sách "
bế quan tỏa cảng" của triều Nguyễn, thời Minh mạng mà đỉnh cao là triều Tự Đức. Điều này đã làm cho thực dân Pháp có cớ nhảy vào xâm năng Việt Nam.
Khi Pháp đã chính thức chiếm được miền Nam và chia Việt Nam ra thành ba khu vực riêng biệt: Nam kỳ là thuộc địa, bắc kỳ bảo hộ hay đô hộ và Trung kỳ tự trị. Mối quan hệ ngoại giao giữa Pháp Việt Nam hay nói thẳng ra là mối quan hệ giữa Pháp và triếu nhà Nguyễn được vun đắp bằng mối quan hệ ông vua Pêđê Khải Định và đám công sứ Pháp.
FYI, Khải Định là một ông vua, mà thích Tây còn hơn Tây! và chính Nguyễn Ai Quốc đã từng viết kiến nghị khi KHải Định qua Pháp đự đấu xảo, cũng như viết một vở kịch "Con Rồng Tre" để chỉ tên vua bù nhìn này!
Em xin phép nói dài dòng như vậy, để các bác hiểu tại sao mà đồ gốm sứ Limoges "thâm nhập" vài cung đình Việt Nam kèn cựa với "gốm sứ tầu": Chính vì có một ông vua "
thích Tây hơn Tây" như Khải Đinh, cộng thêm cái máu đồng tính và đồng bóng của ông ta, đã khiến cho rất nhiều những lề thói cung đình Huế bị thay đổi và một trong nhưng lề thói này là bát đĩa dùng trong hoàng gia: Ban đầu, người Pháp cũng đã lấy lòng Khải Định, trong những lần tiếp kiến làm quen bằng những món quà, Món quà đó chính là đồ gốm sứ cao cấp Limoges! Sau này khi Khải Định cũng rất mê và đặt mua gốm sứ Limoges về sử dụng trong hoàng cung.
Tuy cũng dùng gốm đồ sứ Limoges nhưng thay vì sử dụng màu xanh cobalt là màu nổi tiếng, cũng truyền thống đặc thù của Limoges, thì tất cả các đồ sứ Triều đình Huế mua phần lớn là theo kiểu "nửa đực nửa cái" như chủ nhân nó là lại theo
văn hóa và phong thủy của người Việt Nam nên màu thì lại là màu đỏ và màu vàng
Đây là một số những đồ ngự dụng trong triều đình Huế bằng gốm sứ Limoges:
Cũng cần phải nói là trong khi Nam kỳ là thuộc địa, bắc kỳ là bảo hộ, và Trung kỳ tuy là tự trị, nhưng đại số dân Việt Nam lúc bấy giờ, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc, cuộc sống khó rất lầm than nhưng bọn vua quan triều đình nhà Nguyễn vẫn xử (sử) dụng những sản phẩm cao cấp như vậy trong cuộc sống ăn chơi phè phỡn của chúng!
Ngày nay khi nói về cafe sạch ở VN, Otofun phải tự hào khí có những thành viên đã, đang, và sẽ chung tay góp phần bất vụ lợi, những người khởi nguồn và tiếp bước cho
phong trào uống cafe sạch đúng nghĩa cả về phẩm lẫn chất lượng chứ không phải hô khẩu hiệu hay lợi dụng phong trào để kinh doanh hay trục lợi.
Những mẻ cafe rang ra, những tách cafe pha ra trong suốt thời gian qua, ngày càng nhiều,
với chất lượng có thể nói là bằng hay hơn hẳn nhưng trang web quốc tế có "số má" khác cũng đã nóí lên được ý chí bất khuất, tinh thần đoàn kết vượt qua khó khăn của người VN trong mọi mặt trận chứ không chỉ là đánh giặc giữ nước!
Cuộc sống tại Việt Nam, với sự ổn đinh chính trị, tinh thần đoàn kết toàn dân ngày càng thấy rõ, mà thắng lợi bước đầu trong Đại dich Covid-19 là một bằng chứng không thể chối cãi, thì việc
các bác trong "thớt" hay ở ngoài đời, tuy chỉ là nhưng người dân thường nhưng có điều kiện, và cơ hội mua được những miếng ngon (cafe cao cấp, siêu đặc chủng, ....) vật quý (ly tách pha chế cao cấp như Limoges, Albert, Coalport.... )
về dùng hàng ngày cũng đã không chỉ nói lên, mà còn là bằng chứng cho sự ổn định cuộc sống, cũng như hạnh phúc của mọi người hiện nay!