[Funland] Lũ ống, lũ quét... và đập thủy điện

Roman

Xe điện
Biển số
OF-68849
Ngày cấp bằng
21/7/10
Số km
3,391
Động cơ
1,353,059 Mã lực
Nơi ở
Đâu đó Hà Nội phố.
Cháu nghĩ là do: “về cơ bản chúng ta đã phá xong rừng”
 

panameraf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-158475
Ngày cấp bằng
27/9/12
Số km
2,875
Động cơ
377,128 Mã lực
Theo em biết thường thì cao trình đáy hồ mà cao hơn cửa xả nhà máy thì sẽ ko thiết kế cửa xả đáy. Họ đã tính toán tần suất lũ để tk xả tràn đủ thoát lũ lớn nhất có thể. Ở miền trung các dòng sông ngắn và có độ dốc cao nên lợi dụng đào kênh, hầm dẫn nước từ cao xuống thấp chứ ko nhất thiết phải làm hồ trữ nc lớn:)

HB có cửa xả đáy mà cụ:)
Theo em hiểu tác dụng cửa xả đáy và đập tràn bên trên chẳng khác gì nhau, chủ yếu do thằng thiết kế để đảm bảo kinh tế và kỹ thuật, ví dụ mặt bằng chật quá ko bố trí đủ cửa xả mặt phải bố trí ngầm.
 

Bachsima

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-327829
Ngày cấp bằng
20/7/14
Số km
17,743
Động cơ
434,773 Mã lực
Nước về gặp ghềnh đá rõ là nó khác dòng chảy có đáy sâu.
Cái này phải học môn thủy động học mới chuẩn từ.
 

o0senri0o

Xe buýt
Biển số
OF-382516
Ngày cấp bằng
13/9/15
Số km
960
Động cơ
248,733 Mã lực
Tuổi
37
Em đã đọc từ thì thấy có một vài cụ là hiểu về thuỷ điện. Nhiều cụ thực sự không hiểu về ích lợi và tác hại của thuỷ điện, báo chí thì quen thói giật tít làm màu rồi, phỏng vấn mấy ông giám đốc với viện trưởng viện cheo các cơ quan liên quan thì cũng khối ông lên theo con đường cửa sau, ko có chuyên môn nên nhiều ông cũng phát biểu ba láp. Mấy ông chuyên gia trong ngành giải đáp mới là sát nhất. Giải thích chuyên môn thì dài, ko phải ai cũng đọc được và hiểu được nên em tạm nói thế này thôi (theo kiến thức có hạn của em). Cái hại của thuỷ điện là cái hại sau khi nó hết hạn sử dụng ý. Đó mới là cái hại chính của thuỷ điện. Lúc này nó như một quả bom bùn khổng lồ, ko biết xử lý thế nào cả. Xử lý kỹ thuật thì tiền xử lý quá khủng khiếp, vượt cái tiền thu lại từ điện với linh tinh. Còn xử lý không khéo nó là thảm hoạ khi cả một cơn lũ quét bùn khổng lồ sẽ phủ ngập hạ du, để lại vấn đề khủng khiếp về môi trường. Các cụ thấy hậu quả của lũ quét rồi đúng ko ? Thử nhân nó lên gấp trăm lần rồi tưởng tượng xem sao. Còn trong quá trình hoạt động, khẳng định thuỷ điện có lợi. Đó là gì ?

Thứ nhất là lợi về điện, ngày xưa cách đây 2-3 chục năm toàn cắt điện suốt vì thiếu điện, bây giờ điện thì dùng nhiều hơn gấp bội nhưng có mấy khi mất điện ? Nhờ thuỷ điện đấy các cụ. Nhờ nó mà nền kinh tế vận hành tốt hơn, ko bị đứt quãng.

Thứ hai là lợi về điều tiết lũ và hạn (chỉ có những thuỷ điện vừa và lớn thôi). Thuỷ điện càng lớn thì khả năng điều tiết càng tốt. Cứ đợt lũ về, tác hại của lũ chính là ở cái phần đỉnh lũ vì lúc đó là lưu lượng khủng nhất, gây vỡ đê. Mà vỡ đê thì tác hại về kinh tế rất lớn. Thuỷ điện chỉ cần cắt được cái đỉnh này là giảm áp lực cho đê ở hạ du, nhiều khi chỉ chênh nhau một lằn ranh là khác một trời một vực. Thế nên ko thể phủ nhận tác động có lợi này của thuỷ điện. Nhiều cụ bảo thuỷ điện vận hành láo nhiều, đúng là có láo nhưng ko phải 100% và láo có láo nhưng vẫn trong mức độ cho phép nên vẫn có tác dụng điều tiết. Có một vài thằng cá biệt thì ko thể đem áp dụng cho tất cả được. Hiểu đại khái như đúng chuẩn cụ cần một thanh sắt dài 100 cm cho phép + - 10 cm. Thằng làm thép cho cụ nó đưa cụ cây đúng chuẩn 100cm thì là tốt nhất đúng ko nhưng nó dù có thể làm ra thanh dài 98cm nhưng nó cứ làm ra thanh 93cm rồi đưa cụ thanh dài 93cm thì vẫn là ok đúng ko. Đó là làm láo nhưng vẫn trong khả năng cho phép và vẫn sử dụng được. Thực tế thì trong xã hội đầy cụ trong kinh doanh cũng áp dụng kiểu này để tăng lợi nhuận. Về mùa cạn thì thuỷ điện nó vẫn cấp nước nhiều hơn ko có thuỷ điện cho hạ du nên cũng có tác dụng hỗ trợ sản xuất.

Về cái lũ ống với lũ quét xảy ra mạnh hơn do thuỷ điện. Cái này là câu hỏi chính trong bài. Trong phạm vi hiểu biết của em thì câu trả lời là có. Do mấy cái thuỷ điện nhỏ bị lợi dụng xây ở đầu nguồn để phá rừng. Nhưng nó ko phải là chính (kiểu như 30-70. 30 vẫn là có nhưng ko phải là chính). Cái trò lợi dụng thuỷ điện để phá rừng thì cũng chỉ loanh quanh cái lòng hồ thôi. Mà thuỷ điện nhỏ thì bụng hồ cũng ko được nhiều. Trò này nhắm vào khu vực có gỗ quý nhưng cũng chỉ một thời gian thôi. Còn những thuỷ điện nhỏ thực sự làm để phát điện kiếm tiền (chứ ko treo đầu dê bán thịt chó) thì nó chả có lợi cũng chả có hại gì cho lũ ống lũ quét cả vì lưu lượng lũ về bao nhiêu nó trả bấy nhiêu, nó ko có tác dụng điều tiết. Cái hại của nó là sau khi nó hết hạn sử dụng thì xử lý đống bùn thế nào cơ. Cái đóng góp nhiều cho việc tần suất xảy ra lũ ống lũ quét nhiều hơn, mạnh hơn chính là phá rừng. Các phá rừng thì nhiều, lợi dụng thuỷ điện chỉ là một cách phụ. Lý do tại sao phá rừng gây lũ ống lũ quét nhiều hơn, mạnh hơn thì em giải thích sơ sơ thế này. Bình thường mưa rơi xuống thì cây nó làm cản trở tốc độ nước chảy đi, rễ cây cũng làm đất giữ nước tốt hơn. Vậy là chỉ có 1 phần nước mưa tập trung về dòng chính nên lũ nhỏ hơn. Hiểu đại khái như đi vay trả góp ý. 100 triệu nhưng mỗi tháng cụ chỉ phải trả 10 triệu thì áp lực tài chính giảm hẳn phải ko. Tuy nhiên khi phá hết rừng, mưa rơi xuống ko có gì cản trở, giữ lại nên gần như 100% lượng nước về dòng chính làm lũ lớn hơn. Cộng thêm thời gian delay tập trung dòng chảy từ các hướng ngắn hơn hẳn nên rất dễ cộng hợp vào cùng một thời điểm tạo đỉnh lưu lượng gây lũ lớn. Y hệt như bắt cụ trả ngay lập tức 100 triệu thì các cụ chả quay cuồng đầu óc so với mỗi tháng chỉ phải trả 10 triệu phải ko.
 

Oteconde

Xe buýt
Biển số
OF-415808
Ngày cấp bằng
10/4/16
Số km
995
Động cơ
8,671 Mã lực
Tuổi
39
Rừng có tác dụng giữ nước.
Thủy điện cũng có tác dụng giữ nước.
Tưởng giống nhau mà khác nhau.
Ví dụ thực tế:
1. Lấy 1 thùng nước 20 lít dội vào bãi cỏ, nước bị cỏ giữ lại, chảy từ từ. Cũng thùng nước đó dội vào đất chống, nước chảy mạnh, cuốn theo đất đá.
2. Vặn vòi nước để tự chảy ra sàn trong 20p thì nước trên sàn chảy lờ đờ nc hến. Nhưng nếu hứng vào thùng nước rồi dội 1 phát, nc chảy rất mạnh.
Chưa kể ảnh hưởng môi trường, sinh vật.
Lợi hay hại mỗi ng tự nghĩ...
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Mấy năm gần đây lũ ống lũ quét xảy ra khá dầy gây thiệt hại nặng. Nhiều người đổ lỗi cho các đập thủy điện gây ra. Theo cách hiểu của em thì 2 loại lũ này là do rừng phòng hộ bị tàn phá chứ không phải từ thủy điện, vì về cơ bản thủy điện cũng có tác dụng trị thủy
Theo ý kiến các cụ thì lũ ống, lũ quét là nguyên nhân do đâu ạ?
Em không rành về món thuỷ lợi, cụ làm ơn giải thích tác dụng “trị thuỷ” của thuỷ điện giúp em cái??
Thực tế đã cho thấy rồi cụ, thuỷ điện xả nước làm nước lũ dâng cao rất nhanh. Còn về mùa khô thì sông cạn trơ đáy!!!
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
24
Cái này thì phải bàn sâu tý cụ ơi. Trong mùa lũ những thủy điện nào có khả năng điều tiết lũ dưới dạng điều tiết mùa trở lên đều do Ban chỉ huy phòng chống lụt bão trung ương điều kiển hết, và thực hiện theo quy trình vận hành hồ/liên hồ mùa lũ. Các thủy điện nó có được tự ý muốn xả bao nhiêu thì xả đâu. Nó đều phải tuân theo quy trình do bộ ban hành. Tất nhiên sự điều tiết của Ban PCLBTW thì sẽ thiên về an toàn tổng hợp, và ảnh hưởng sâu vào lợi ích của các thủy điện. Vì thế mùa lũ các thủy điện khóc ra tiếng Mán hết cụ ơi.
Một vấn đề cần nói ở đây là sự yếu kém về dự báo khí tượng thủy văn. Tất nhiên hệ thống thiết bị quan trắc của mình cũng khá lạc hậu và ít nên số liệu sai sót là rất nhiều. Từ đó mới sinh ra việc các quyết định xả hồ đập của Ban PCLBTW có nhiều bất cập, ngoài việc ảnh hưởng sâu vào quyền lợi của các thủy điện, cũng góp phần không nhỏ ảnh hưởng lên dân sinh.
Thủy điện có hồ điều tiết lũ nó cắt lũ gần như cụ nói, nhưng cụ thể thế này, em nói chi tiết hơn các cụ dễ hình dung.
Khi 1 cơn lũ nó về đo được khoảng 10.000 m3/s với thời gian duy trì đỉnh lũ dự kiến khoảng 1h, thì thằng thủy điện phải cắt lũ theo kiểu xả 5000m3/s trong 2 giờ. Còn trong mùa lũ, mỗi hồ thủy điện chỉ được phép duy trì mực nước thượng lưu ở 1 mức nhất định, vượt là phải xả.
Thủy điện nó tham kiếm tiền thật nhưng nó không ngu đến độ cưa bom kiếm sắt vụn đâu cụ ơi. Nếu có những lợi ích nhóm như cụ nói, thì may chăng cuối mùa lũ nó xin tích sớm vài ngày, đạt cao trình phát điện tối ưu sớm hơn chút và tận dụng lượng nước cuối lũ phát căng đét thôi. Trong mùa lũ, bố bảo cũng chả thằng thủy điện nào dám tích vượt cao trình mực nước trước lũ quy định trong quy trình cả.
Cụ vẫn chỉ nói lý thuyết! Qui trình ở trên nhà cháu nói rồi những vấn đề nó có thực hiện đúng đâu. Lý thuyết với dòng sông có nhiều bậc thủy điện thì luôn dự báo lũ rồi thủy điện bậc dưới xả đón lũ bậc trên....bậc trên cùng xả đón lũ thượng nguồn. Thực tế bọn dự báo như căng củ cọt. Báo mưa thì nắng vỡ đầu, báo nắng thì mưa thối đất. 1 lần, 2 lần thành ra bọn thủy điện nó nhờn. Xả lũ là xả tiền dự báo đúng không sao sai láy đâu nước phát điện nên khi có dự báo thường chúng nó sẽ chần chừ nghe ngóng. Đời lại vốn không bình lặng, khi có mưa rồi với những thủy điện miền trung nơi độ dốc cao thì lũ về rất nhanh trở tay không kịp dẫn tới nhiều khi mở hết cửa xả vẫn lo vỡ đập. Mà giống đời xả cấp tập như vậy là sai qui trình hạ lưu thoát không kịp làm nước dâng cao và nhanh dân nào chạy cho kịp?
 

Toàn Hà Lan

Xe tải
Biển số
OF-488833
Ngày cấp bằng
15/2/17
Số km
351
Động cơ
193,069 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội phố
nói chung do lòng tham của con người thôi
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,333
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em không rành về món thuỷ lợi, cụ làm ơn giải thích tác dụng “trị thuỷ” của thuỷ điện giúp em cái??
Thực tế đã cho thấy rồi cụ, thuỷ điện xả nước làm nước lũ dâng cao rất nhanh. Còn về mùa khô thì sông cạn trơ đáy!!!
Cái này thời cụ ra hỏi những ông nào sống ở ngoài đê Sông Hồng cỡ 20 năm trở lại đây là rõ nhất.
 

leanhduc1707

Xe tăng
Biển số
OF-180299
Ngày cấp bằng
9/2/13
Số km
1,810
Động cơ
353,086 Mã lực
e nghĩ nếu thủy điện lớn có hồ trữ nước mới có tác dụng điều tiết nước vì họ cũng chỉ trữ nước đến giới hạn nhất định sẽ phải xả, còn từ giới hạn xả đến giới hạn an toàn của hồ chứa là khoảng để tiếp nước thượng nguồn trong mùa mưa lũ trong khi vẫn điều tiết cho xả nước để làm sao quá trình xả hạn chế tối đa thiệt hại cho hạ lưu. Còn thủy điện nhỏ (gần như 100% của tư nhân, nên ô nhà nước cũng khó điều hành trong việc điều tiết nước) dựa vào độ dốc tự nhiên của dòng sông không có hồ chứa điều tiết, bình thường mùa khô nước chưa qua đập tràn thì không sao, nhưng mùa mưa nước thượng nguồn BẤT THƯỜNG về quá nhiều NGOÀI TÍNH TOÁN THIẾT KẾ (ông tư nhân nào chẳng muốn trữ càng nhiều nước càng tốt) thì cái đập thủy điện là cái gây ra tai họa, nếu ko có đập thủy điện thì dòng nước cứ về hạ lưu (hậu quả có thể gây ngập úng ở hạ lưu) không bị tích lại ở đập thủy điện, không tích tụ tạo thành bể nước lớn trên cả một đoạn sông dài ở thượng lưu, khi mưa nhiều, nước lớn (qua đập tràn) mà tình hình thời tiết vẫn xấu thì để đảm bảo an toàn cho đập thì cho xả tất cả các cửa, lúc ấy lượng nước về nhiều (nước ở thượng nguồn và nước tích phía trên đập thủy điện ) nên gây ra lũ quét, lũ ống ở hạ lưu là điều khó tránh khỏi
 

Captain

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-30549
Ngày cấp bằng
4/3/09
Số km
5,131
Động cơ
531,156 Mã lực
Nơi ở
Tp.HCM
Cái này thời cụ ra hỏi những ông nào sống ở ngoài đê Sông Hồng cỡ 20 năm trở lại đây là rõ nhất.
Em nghe nói HN sắp sửa lập quận bãi giữa...đất cát ngoài bãi giữa sông Hồng trù phú lắm!
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,333
Động cơ
585,441 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Em nghe nói HN sắp sửa lập quận bãi giữa...đất cát ngoài bãi giữa sông Hồng trù phú lắm!
Ngoài đó em chả rõ. Cơ mà dân mé An Dương, Phúc Xá, Nhật Tân từ đận có thủy điện Sơn La, thủy điện Hòa Bình thì mùa lũ an nhàn lắm. Không còn như trước cứ nơm nớp chạy như chạy giặc.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Em không rành về món thuỷ lợi, cụ làm ơn giải thích tác dụng “trị thuỷ” của thuỷ điện giúp em cái??
Thực tế đã cho thấy rồi cụ, thuỷ điện xả nước
làm nước lũ dâng cao rất nhanh. Còn về mùa khô thì sông cạn trơ đáy!!!
Cụ đã bao giờ được nghe nguờ ta công bố lịch xả hồ thuỷ điện để hạ du lưu ý mở cống lấy nước tưới vào mùa hạn ???
Nguời ta thông báo trên đài phát thanh và tv cả đới :D
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top