Sau một hồi nghe các cụ phản biện, phản bác,phản đối, phản gì gì nữa thì em thấy thế này:
Chưa ai đưa ra được bằng chứng hoặc ít nhất là lý luận thuyết phục về việc thủy điện làm tình hình mưa lũ, sức tàn phá của lũ nghiêm trọng hơn. Và hiện tại xuất hiện 2 luồng ý kiến đổ tội cho thủy điện thế này.
1. Thủy điện làm tần suất lũ lớn hơn. Mức độ xuất hiện dày hơn. Lý do duy nhất đưa ra là thủy điện chặt phá rừng.
2. Thủy điện xả lũ cứu đập, lũ chồng lũ đổ lên đầu dân. Lý do cũng duy nhất đưa ra là chúng nó chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng nó, mùa khô tích nước mùa mưa xả nước.
Giờ em phản biện lại 2 ý kiến trên như sau:
1. Thủy điện phá rừng làm lũ mạnh hơn:
Thủy điện có phá rừng không? Có, chắc chắn có. Bao gồm phá rừng tận dụng gỗ khu vực ngập nước lòng hồ, phá rừng khu vực nhà máy và tuyến đường vào. Nói chung cứ chỗ nào phá rừng thì chỗ đó nước sẽ tập trung nhanh hơn và tạo thành lũ. Vậy các chỗ thủy điện phá nó sẽ thế nào?
- Vùng ngập lòng hồ: Khu vực này nếu phá thì nằm trong vùng ngập nước, như vậy toàn bộ lưu vực ngập nước sẽ tập trung vào hồ, khu vực này thì cấm dân sinh sống, mặt khác nó nằm hoàn toàn ở 1 sườn của các quả núi, đồi chắn, phía còn lại không ảnh hưởng gì. Kết luận, chặt phá tận dụng gỗ vùng ngập không làm cho tần suất lũ mạnh hơn và không ảnh hưởng gì đến dân sinh cả.
- Vùng nhà máy và đường ống áp lực(nếu có): Vùng này thường ở Hạ lưu, mức độ tập trung nước nếu có vì chặt phá rất nhỏ, tuy nhiên nó sẽ tạo đường tụ thủy và sẽ đổ thẳng vào đầu thằng thủy điện trước tiên, chính vì thế các hình thức tiêu năng bảo vệ nhà máy chúng nó phải làm rất cẩn thận. Và những hình thức tiêu năng này có thể nói bằng hoặc hơn rất nhiều rừng tự nhiên về khả năng giữ nước và tiêu hao năng lượng nước khi đổ xuống hạ lưu. Như vậy khu vực này cũng không gây ra việc tăng tần suất lũ.
- Đường giao thông vào nhà máy: Cái này có lẽ là ảnh hưởng nhiều nhất và có góp phần tăng tần suất lũ cục bộ. Nó sẽ tạo ra 1 dòng chảy cục bộ dọc tuyến đường lớn hơn khi chưa có đường, và nó tàn phá đầu tiên chính là con đường. Tuy nhiên về con đường, nếu như nó có từ trước, có dân sinh qua lại, thì việc chặt phá đã xảy ra để làm đường, và việc đường được mở rộng để phục vụ thi công và vận hành thủy điện sẽ góp phần tăng thêm mức độ tập trung nước, nhưng con đường cũng được kiên cố hóa gần tương ứng để chống lại điều đó. Mặt khác, các cụ thử so sánh tương quan của con đường và phạm vi chặt phá của nó đối với một địa hình mênh mông đồi núi vẫn đầy cây cối ko? Nó chỉ như 1 sợi chỉ vắt ngang bầu trời, và từ đó có thể tính được mức độ tăng thêm của nó. Còn nếu như con đường chưa hề có, thằng thủy điện làm chỉ để phục vụ nó, thì có liên quan gì đến dân sinh? Nếu dân cố tình vào lấn chiếm sinh sống ở vùng nguy hiểm thượng hạ lưu thì trách ai bây giờ?
- Giờ đến 1 lý do một số cụ đưa ra theo kiểu chửi đổng. Đó là nó chặt phá rừng lan sang cả khu vực bên cạnh. Vậy mời các cụ đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Những ví dụ cụ thể, mức độ chặt so với tổng diện tích lưu vực, em sẽ tính cho các cụ mức độ tăng thêm của nó. Thằng nào làm thế đáng bắn bỏ, em không bênh.
2. Lũ chồng lũ: Cụ thể là thế nào nhỉ? Là dân hạ lưu đã khổ vì mưa ngập lắm rồi, ông thủy điện lại còn xả thêm lũ nữa? Khà khà, giờ em cho các cụ ví dụ thế này.
Cụ sống ở gần đê, thấy bãi bồi màu mỡ quá, cụ trạnh thủ ra đó canh tác. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, từ hồi ông bà thì chỉ được canh tác ra khoảng 10m thôi. Và cụ làm theo no ấm muôn đời.
Sau đó thằng thủy điện nó vào, nó làm thế nào đó mà cụ thấy mấy năm nay có thể canh tác được 100m, thế là cụ làm. Vẫn no ấm muôn đời. Cụ kết luận, ông bà tổ tiên an toàn quá, con cháu làm đấy có sao đâu.
Sau đó đến đời con cụ, nó theo kinh nghiệm của cụ và theo kiến thức trên mạng, biết có thêm thằng thủy điện đầu nguồn, nó canh tác vẫn 100m. Nhưng nó canh tác thêm ít ruộng trên đầu nguồn nữa, thế là chặt cmn rừng đi để làm ruộng.
Đến mùa lũ, mưa to hạ lưu cái 100m của con cụ có nguy cơ hơi ngập, rồi thằng thủy điện nó xả lũ, vì đầu nguồn chặt mịa rừng rồi lũ nó về, thế là cái 100m hạ lưu cụ bị ngập, lập tức chửi bố thằng thủy điện lên, là bố mày đã mệt vì mưa lắm rồi, mày lại còn xả lũ. Ơ hay, vùng an toàn có 10m thôi sao lại lấn vào 100m?