[Funland] Lũ ống, lũ quét... và đập thủy điện

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Sau một hồi nghe các cụ phản biện, phản bác,phản đối, phản gì gì nữa thì em thấy thế này:
Chưa ai đưa ra được bằng chứng hoặc ít nhất là lý luận thuyết phục về việc thủy điện làm tình hình mưa lũ, sức tàn phá của lũ nghiêm trọng hơn. Và hiện tại xuất hiện 2 luồng ý kiến đổ tội cho thủy điện thế này.
1. Thủy điện làm tần suất lũ lớn hơn. Mức độ xuất hiện dày hơn. Lý do duy nhất đưa ra là thủy điện chặt phá rừng.
2. Thủy điện xả lũ cứu đập, lũ chồng lũ đổ lên đầu dân. Lý do cũng duy nhất đưa ra là chúng nó chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng nó, mùa khô tích nước mùa mưa xả nước.
Giờ em phản biện lại 2 ý kiến trên như sau:
1. Thủy điện phá rừng làm lũ mạnh hơn:
Thủy điện có phá rừng không? Có, chắc chắn có. Bao gồm phá rừng tận dụng gỗ khu vực ngập nước lòng hồ, phá rừng khu vực nhà máy và tuyến đường vào. Nói chung cứ chỗ nào phá rừng thì chỗ đó nước sẽ tập trung nhanh hơn và tạo thành lũ. Vậy các chỗ thủy điện phá nó sẽ thế nào?
- Vùng ngập lòng hồ: Khu vực này nếu phá thì nằm trong vùng ngập nước, như vậy toàn bộ lưu vực ngập nước sẽ tập trung vào hồ, khu vực này thì cấm dân sinh sống, mặt khác nó nằm hoàn toàn ở 1 sườn của các quả núi, đồi chắn, phía còn lại không ảnh hưởng gì. Kết luận, chặt phá tận dụng gỗ vùng ngập không làm cho tần suất lũ mạnh hơn và không ảnh hưởng gì đến dân sinh cả.
- Vùng nhà máy và đường ống áp lực(nếu có): Vùng này thường ở Hạ lưu, mức độ tập trung nước nếu có vì chặt phá rất nhỏ, tuy nhiên nó sẽ tạo đường tụ thủy và sẽ đổ thẳng vào đầu thằng thủy điện trước tiên, chính vì thế các hình thức tiêu năng bảo vệ nhà máy chúng nó phải làm rất cẩn thận. Và những hình thức tiêu năng này có thể nói bằng hoặc hơn rất nhiều rừng tự nhiên về khả năng giữ nước và tiêu hao năng lượng nước khi đổ xuống hạ lưu. Như vậy khu vực này cũng không gây ra việc tăng tần suất lũ.
- Đường giao thông vào nhà máy: Cái này có lẽ là ảnh hưởng nhiều nhất và có góp phần tăng tần suất lũ cục bộ. Nó sẽ tạo ra 1 dòng chảy cục bộ dọc tuyến đường lớn hơn khi chưa có đường, và nó tàn phá đầu tiên chính là con đường. Tuy nhiên về con đường, nếu như nó có từ trước, có dân sinh qua lại, thì việc chặt phá đã xảy ra để làm đường, và việc đường được mở rộng để phục vụ thi công và vận hành thủy điện sẽ góp phần tăng thêm mức độ tập trung nước, nhưng con đường cũng được kiên cố hóa gần tương ứng để chống lại điều đó. Mặt khác, các cụ thử so sánh tương quan của con đường và phạm vi chặt phá của nó đối với một địa hình mênh mông đồi núi vẫn đầy cây cối ko? Nó chỉ như 1 sợi chỉ vắt ngang bầu trời, và từ đó có thể tính được mức độ tăng thêm của nó. Còn nếu như con đường chưa hề có, thằng thủy điện làm chỉ để phục vụ nó, thì có liên quan gì đến dân sinh? Nếu dân cố tình vào lấn chiếm sinh sống ở vùng nguy hiểm thượng hạ lưu thì trách ai bây giờ?
- Giờ đến 1 lý do một số cụ đưa ra theo kiểu chửi đổng. Đó là nó chặt phá rừng lan sang cả khu vực bên cạnh. Vậy mời các cụ đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Những ví dụ cụ thể, mức độ chặt so với tổng diện tích lưu vực, em sẽ tính cho các cụ mức độ tăng thêm của nó. Thằng nào làm thế đáng bắn bỏ, em không bênh.
2. Lũ chồng lũ: Cụ thể là thế nào nhỉ? Là dân hạ lưu đã khổ vì mưa ngập lắm rồi, ông thủy điện lại còn xả thêm lũ nữa? Khà khà, giờ em cho các cụ ví dụ thế này.
Cụ sống ở gần đê, thấy bãi bồi màu mỡ quá, cụ trạnh thủ ra đó canh tác. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, từ hồi ông bà thì chỉ được canh tác ra khoảng 10m thôi. Và cụ làm theo no ấm muôn đời.
Sau đó thằng thủy điện nó vào, nó làm thế nào đó mà cụ thấy mấy năm nay có thể canh tác được 100m, thế là cụ làm. Vẫn no ấm muôn đời. Cụ kết luận, ông bà tổ tiên an toàn quá, con cháu làm đấy có sao đâu.
Sau đó đến đời con cụ, nó theo kinh nghiệm của cụ và theo kiến thức trên mạng, biết có thêm thằng thủy điện đầu nguồn, nó canh tác vẫn 100m. Nhưng nó canh tác thêm ít ruộng trên đầu nguồn nữa, thế là chặt cmn rừng đi để làm ruộng.
Đến mùa lũ, mưa to hạ lưu cái 100m của con cụ có nguy cơ hơi ngập, rồi thằng thủy điện nó xả lũ, vì đầu nguồn chặt mịa rừng rồi lũ nó về, thế là cái 100m hạ lưu cụ bị ngập, lập tức chửi bố thằng thủy điện lên, là bố mày đã mệt vì mưa lắm rồi, mày lại còn xả lũ. Ơ hay, vùng an toàn có 10m thôi sao lại lấn vào 100m?
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Thuỷ điện còn có công năng cắt lũ nha.
Nên đi khám Tâm Bệnh đi bạn :D :D :D
Não bằng quả nhỏ mà khoe đi làm thủy điện bán EVN! Ngoài mấy thủy điện lớn hoặc nhỡ mới có giá trị cắt lũ còn đa số thủy điện nhỏ hồ chưa to xấp xỉ cái hồ con rùa chưa được mấy lít nước? Nước lũ không phải nước mắt để mà cắt nhá! Thường mấy con suối dòng chảy của nó chỉ như dải lụa lưu lượng 5-10m3/s nhưng khi lũ về lưu lương có thể tăng đột biến lên 100-200m3/s thậm chí hơn tùy thuộc địa hình. với cái hồ chứa xấp xỉ như hồ con rùa thì mấy phút thì nó đầy, nó tràn để có thể cắt lũ???
 

darthvader

Xe điện
Biển số
OF-467380
Ngày cấp bằng
2/11/16
Số km
3,573
Động cơ
237,858 Mã lực
Tuổi
48
Bay máy bay từ HN đi Lào, vào ban ngày nhìn xuống dưới mặt đất em có thể đoán được lúc nào vừa qua biên giới. Bên ta một màu trọc lốc suốt một dọc dài. Không còn rừng để giữ nước thì mưa bao nhiêu nó chảy xuống xuôi bấy nhiêu thôi.
 

KhieuDauDo

Xe container
Biển số
OF-301905
Ngày cấp bằng
16/12/13
Số km
5,272
Động cơ
359,278 Mã lực
Việc đầu tiên khi làm thủy điện Cụ biết là gì ko? Chặt rừng dưới danh nghĩa của việc dọn bãi để xây thủy điện. Có người bảo em là làm khéo khi cái chỗ thu hồi ở khu làm thủy điện là đủ vốn cái thủy điện rồi.
Còn về tác dụng của thủy điện thì mùa cạn hạ lưu cần nước thì nó giữ lại để phát điện. Mùa mưa cần giữ thì nó xả ra để bảo đảm an toàn cho nó đầu tiên còn kệ bọn dân dưới hạ lưu.
thế là cứ xin dự án làm thủy điện, chặt cây xong thì cứ chầy cối đíu xây dựng thủy điện nưa cụ nhĩ :D
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Đập dâng, đặc biệt là đập bê tông trọng lực mà không có cửa xả đáy thì kinh dồi, em lạy mấy thằng thiết kế và phê duyệt :))
Thủy điện sông Gianh là điển hình không có cửa xả đáy! Mực nước chết ở cao trình 75m nên dù nước kiệt mà vỡ đập bọn dân ở hạ lưu vẫn chết như thường!
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Não bằng quả nhỏ mà khoe đi làm thủy điện bán EVN! Ngoài mấy thủy điện lớn hoặc nhỡ mới có giá trị cắt lũ còn đa số thủy điện nhỏ hồ chưa to xấp xỉ cái hồ con rùa chưa được mấy lít nước? Nước lũ không phải nước mắt để mà cắt nhá! Thường mấy con suối dòng chảy của nó chỉ như dải lụa lưu lượng 5-10m3/s nhưng khi lũ về lưu lương có thể tăng đột biến lên 100-200m3/s thậm chí hơn tùy thuộc địa hình. với cái hồ chứa xấp xỉ như hồ con rùa thì mấy phút thì nó đầy, nó tràn để có thể cắt lũ???
Bình tĩnh cụ ơi, phản biện nhau trên tinh thần hợp tác nó mới ra chân lý được. Các cụ nóng mặt vơi nhau làm gì.
Từ cái cụ nói đấy, thủy điện nhỏ hồ con rùa thì cắt lũ thế nào được. Đúng trăm phần trăm. Tuy nhiên cũng từ cái hồ bé tí ấy thì lũ về bao nhiêu nó phải xả bấy nhiêu chứ. Và cũng vì cái hồ nó bé tý nên lượng nước tăng thêm so với lũ tự nhiên từ nó gần như bằng 0, thế thì có hay không có nó cũng khác gì nhau khi lũ về? Sao lại đổ tại nó làm lũ mạnh hơn
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Não bằng quả nhỏ mà khoe đi làm thủy điện bán EVN! Ngoài mấy thủy điện lớn hoặc nhỡ mới có giá trị cắt lũ còn đa số thủy
điện nhỏ hồ chưa to xấp xỉ cái hồ con rùa chưa được mấy lít nước? Nước lũ không phải nước mắt để mà cắt nhá! Thường mấy con suối dòng chảy của nó chỉ như dải lụa lưu lượng 5-10m3/s nhưng khi lũ về lưu lương có thể tăng đột biến lên 100-200m3/s thậm chí hơn tùy thuộc địa hình. với cái hồ chứa xấp xỉ như hồ con rùa thì mấy phút thì nó đầy, nó tràn để có thể cắt lũ???
Keke :D :D :D
Nho hay táo đếch cần biết nhưng ít nhất còn là não hơn cái mợ não Tôm




 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Bình tĩnh cụ ơi, phản biện nhau trên tinh thần hợp tác nó mới ra chân lý được. Các cụ nóng mặt vơi nhau làm gì.
Từ cái cụ nói đấy, thủy điện nhỏ hồ con rùa thì
cắt lũ thế nào được. Đúng trăm phần trăm. Tuy nhiên cũng từ cái hồ bé tí ấy thì lũ về bao nhiêu nó phải xả bấy nhiêu chứ. Và cũng vì cái hồ nó bé tý nên lượng nước tăng thêm so với lũ tự nhiên từ nó gần như bằng 0, thế thì có hay không có nó cũng khác gì nhau khi lũ về? Sao lại đổ tại nó làm lũ mạnh hơn
Tư duy của bon Tôm nó là vậy :D :D :D
 

minhhainhim

Xe tăng
Biển số
OF-352051
Ngày cấp bằng
23/1/15
Số km
1,451
Động cơ
275,860 Mã lực
Thủy điện sông Gianh là điển hình không có cửa xả đáy! Mực nước chết ở cao trình 75m nên dù nước kiệt mà vỡ đập bọn dân ở hạ lưu vẫn chết như thường!
Cửa xả đáy của Hòa Bình cũng ở cao trình 56, mực nước chết 80. Có nghĩa là HB có xả đáy cũng chỉ xả đến được cao trình 56, vỡ đập thì HN vẫn chết như thường cụ ơi.
Các cụ có vẻ đang nhầm lẫn cửa xả đáy với cống xả cát. Nếu theo khái niệm của các cụ thì Hòa Bình cũng làm đếch gì có "cửa xả đáy"
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Sau một hồi nghe các cụ phản biện, phản bác,phản đối, phản gì gì nữa thì em thấy thế này:
Chưa ai đưa ra được bằng chứng hoặc ít nhất là lý luận thuyết phục về việc thủy điện làm tình hình mưa lũ, sức tàn phá của lũ nghiêm trọng hơn. Và hiện tại xuất hiện 2 luồng ý kiến đổ tội cho thủy điện thế này.
1. Thủy điện làm tần suất lũ lớn hơn. Mức độ xuất hiện dày hơn. Lý do duy nhất đưa ra là thủy điện chặt phá rừng.
2. Thủy điện xả lũ cứu đập, lũ chồng lũ đổ lên đầu dân. Lý do cũng duy nhất đưa ra là chúng nó chỉ nghĩ đến lợi ích của chúng nó, mùa khô tích nước mùa mưa xả nước.
Giờ em phản biện lại 2 ý kiến trên như sau:
1. Thủy điện phá rừng làm lũ mạnh hơn:
Thủy điện có phá rừng không? Có, chắc chắn có. Bao gồm phá rừng tận dụng gỗ khu vực ngập nước lòng hồ, phá rừng khu vực nhà máy và tuyến đường vào. Nói chung cứ chỗ nào phá rừng thì chỗ đó nước sẽ tập trung nhanh hơn và tạo thành lũ. Vậy các chỗ thủy điện phá nó sẽ thế nào?
- Vùng ngập lòng hồ: Khu vực này nếu phá thì nằm trong vùng ngập nước, như vậy toàn bộ lưu vực ngập nước sẽ tập trung vào hồ, khu vực này thì cấm dân sinh sống, mặt khác nó nằm hoàn toàn ở 1 sườn của các quả núi, đồi chắn, phía còn lại không ảnh hưởng gì. Kết luận, chặt phá tận dụng gỗ vùng ngập không làm cho tần suất lũ mạnh hơn và không ảnh hưởng gì đến dân sinh cả.
- Vùng nhà máy và đường ống áp lực(nếu có): Vùng này thường ở Hạ lưu, mức độ tập trung nước nếu có vì chặt phá rất nhỏ, tuy nhiên nó sẽ tạo đường tụ thủy và sẽ đổ thẳng vào đầu thằng thủy điện trước tiên, chính vì thế các hình thức tiêu năng bảo vệ nhà máy chúng nó phải làm rất cẩn thận. Và những hình thức tiêu năng này có thể nói bằng hoặc hơn rất nhiều rừng tự nhiên về khả năng giữ nước và tiêu hao năng lượng nước khi đổ xuống hạ lưu. Như vậy khu vực này cũng không gây ra việc tăng tần suất lũ.
- Đường giao thông vào nhà máy: Cái này có lẽ là ảnh hưởng nhiều nhất và có góp phần tăng tần suất lũ cục bộ. Nó sẽ tạo ra 1 dòng chảy cục bộ dọc tuyến đường lớn hơn khi chưa có đường, và nó tàn phá đầu tiên chính là con đường. Tuy nhiên về con đường, nếu như nó có từ trước, có dân sinh qua lại, thì việc chặt phá đã xảy ra để làm đường, và việc đường được mở rộng để phục vụ thi công và vận hành thủy điện sẽ góp phần tăng thêm mức độ tập trung nước, nhưng con đường cũng được kiên cố hóa gần tương ứng để chống lại điều đó. Mặt khác, các cụ thử so sánh tương quan của con đường và phạm vi chặt phá của nó đối với một địa hình mênh mông đồi núi vẫn đầy cây cối ko? Nó chỉ như 1 sợi chỉ vắt ngang bầu trời, và từ đó có thể tính được mức độ tăng thêm của nó. Còn nếu như con đường chưa hề có, thằng thủy điện làm chỉ để phục vụ nó, thì có liên quan gì đến dân sinh? Nếu dân cố tình vào lấn chiếm sinh sống ở vùng nguy hiểm thượng hạ lưu thì trách ai bây giờ?
- Giờ đến 1 lý do một số cụ đưa ra theo kiểu chửi đổng. Đó là nó chặt phá rừng lan sang cả khu vực bên cạnh. Vậy mời các cụ đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Những ví dụ cụ thể, mức độ chặt so với tổng diện tích lưu vực, em sẽ tính cho các cụ mức độ tăng thêm của nó. Thằng nào làm thế đáng bắn bỏ, em không bênh.
2. Lũ chồng lũ: Cụ thể là thế nào nhỉ? Là dân hạ lưu đã khổ vì mưa ngập lắm rồi, ông thủy điện lại còn xả thêm lũ nữa? Khà khà, giờ em cho các cụ ví dụ thế này.
Cụ sống ở gần đê, thấy bãi bồi màu mỡ quá, cụ trạnh thủ ra đó canh tác. Nhưng theo kinh nghiệm dân gian, từ hồi ông bà thì chỉ được canh tác ra khoảng 10m thôi. Và cụ làm theo no ấm muôn đời.
Sau đó thằng thủy điện nó vào, nó làm thế nào đó mà cụ thấy mấy năm nay có thể canh tác được 100m, thế là cụ làm. Vẫn no ấm muôn đời. Cụ kết luận, ông bà tổ tiên an toàn quá, con cháu làm đấy có sao đâu.
Sau đó đến đời con cụ, nó theo kinh nghiệm của cụ và theo kiến thức trên mạng, biết có thêm thằng thủy điện đầu nguồn, nó canh tác vẫn 100m. Nhưng nó canh tác thêm ít ruộng trên đầu nguồn nữa, thế là chặt cmn rừng đi để làm ruộng.
Đến mùa lũ, mưa to hạ lưu cái 100m của con cụ có nguy cơ hơi ngập, rồi thằng thủy điện nó xả lũ, vì đầu nguồn chặt mịa rừng rồi lũ nó về, thế là cái 100m hạ lưu cụ bị ngập, lập tức chửi bố thằng thủy điện lên, là bố mày đã mệt vì mưa lắm rồi, mày lại còn xả lũ. Ơ hay, vùng an toàn có 10m thôi sao lại lấn vào 100m?
Cụ nói hay lắm nhưng chỉ trên lý thuýêt và theo đúng qui trình! Thực tế lũ chồng lũ là có thật. Theo qui trình phải xả đập để đón và cắt lũ nhưng hầu như chả có thằng nào làm. Khi bắt đầu có mưa với lưu lượng lớn (đặc biệt là các khu vực Miền Trung địa hình dốc nước lũ lên rất nhanh (chính vì vậy qui trình của nó luôn là xả-đóng-xả-đóng...để hạ lưu có thể kịp thoát nước) nước dưới hạ lưu dân lên chưa kịp thoát thì nước trên nguồn đã cuồn cuộn đổ về hồ chứa. Với những hồ lớn như Hòa Bình, sơn la, lai châu thì còn có dung tích lớn để kéo dãn thời gian vài ngày chứ mấy hồ nhỏ ở miền trung tích nước dựa theo địa hình dòng chảy chả chứa được bao nhiêu cả nên chỉ 1 thời gian ngắn là phải xả để giữ đập. Cùng với lượng mưa lớn làm dòng chảy của sông dâng cao thì hồ chứa xả nước sẽ làm cho nước dâng nhanh hơn, cao hơn chuyên môn gọi là lũ chồng lũ là vậy. Đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều tang thương cho dân miền trung mấy năm vừa qua. Họ không có đủ thời gian để phản ứng với sự biến đổi đột ngột như vậy. Cái này nhiều người biết nhưng bị bịt không dám lên tiếng. nếu họ lên tiếng thì bạo loạn còn khủng khiếp hơn Phan Rí Cửa nhiều!
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,194
Động cơ
418,258 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Thủy điện sông Gianh là điển hình không có cửa xả đáy! Mực nước chết ở cao trình 75m nên dù nước kiệt mà vỡ đập bọn dân ở hạ lưu vẫn chết như thường!
Theo em biết thường thì cao trình đáy hồ mà cao hơn cửa xả nhà máy thì sẽ ko thiết kế cửa xả đáy. Họ đã tính toán tần suất lũ để tk xả tràn đủ thoát lũ lớn nhất có thể. Ở miền trung các dòng sông ngắn và có độ dốc cao nên lợi dụng đào kênh, hầm dẫn nước từ cao xuống thấp chứ ko nhất thiết phải làm hồ trữ nc lớn:)
Cửa xả đáy của Hòa Bình cũng ở cao trình 56, mực nước chết 80. Có nghĩa là HB có xả đáy cũng chỉ xả đến được cao trình 56, vỡ đập thì HN vẫn chết như thường cụ ơi.
Các cụ có vẻ đang nhầm lẫn cửa xả đáy với cống xả cát. Nếu theo khái niệm của các cụ thì Hòa Bình cũng làm đếch gì có "cửa xả đáy"
HB có cửa xả đáy mà cụ:)
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Không có tí não nào đi cóp nhặt của mấy thằng lều báo mà cũng khoe.
Bình điền của đây
Dak nông của đây
Bắc hà của đây nốt.
Tốt nhất không có nghề thời đừng nên lắp bắp. Không lắp bắp cũng chẳng có ai ở đây chê là không biết nói :D
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Cửa xả đáy của Hòa Bình cũng ở cao trình 56, mực nước chết 80. Có nghĩa là HB có xả đáy cũng chỉ xả đến được cao trình 56, vỡ đập thì HN vẫn chết như thường cụ ơi.
Các cụ có vẻ đang nhầm lẫn cửa xả đáy với cống xả cát. Nếu theo khái niệm của các cụ thì Hòa Bình cũng làm đếch gì có "cửa xả đáy"
Nó rất khác với sông gianh cụ nhá! Sông gianh nếu không xây đập cao trình của nó có không? Dĩ nhiên không. Hồ chứa Sông Gianh thuộc dạng nào? Dựa vào địa hình tự nhiên tích nước. Địa chất sông Gianh thế nào? Hòa Bình xây trên cao trình 56m nhưng hồ chưa của nó lớn trải trên diện tích rộng nên sẽ khác nhiều đấy.
 

agrimeco

Xe lăn
Biển số
OF-91241
Ngày cấp bằng
8/4/11
Số km
14,194
Động cơ
418,258 Mã lực
Nơi ở
KĐT văn khê, Hà đông
Cụ nói hay lắm nhưng chỉ trên lý thuýêt và theo đúng qui trình! Thực tế lũ chồng lũ là có thật. Theo qui trình phải xả
đập để đón và cắt lũ nhưng hầu như chả có thằng nào làm. Khi bắt đầu có mưa với lưu lượng lớn (đặc biệt là các khu vực Miền Trung địa hình dốc nước lũ lên rất nhanh (chính vì vậy qui trình của nó luôn là xả-đóng-xả-đóng...để hạ lưu có thể kịp thoát nước) nước dưới hạ lưu dân lên chưa kịp thoát thì nước trên nguồn đã cuồn cuộn đổ về hồ chứa. Với những hồ lớn như Hòa Bình, sơn la, lai châu thì còn có dung tích lớn để kéo dãn thời gian vài ngày chứ mấy hồ nhỏ ở miền trung tích nước dựa theo địa hình dòng chảy chả chứa được bao nhiêu cả nên chỉ 1 thời gian ngắn là phải xả để giữ đập. Cùng với lượng mưa lớn làm dòng chảy của sông dâng cao thì hồ chứa xả nước sẽ làm cho nước dâng nhanh hơn, cao hơn chuyên môn gọi là lũ chồng lũ là vậy. Đây chính là nguyên nhân gây nên nhiều tang thương cho dân miền trung mấy năm vừa qua. Họ không có đủ thời gian để phản ứng với sự biến đổi đột ngột như vậy. Cái này nhiều người biết nhưng bị bịt không dám lên tiếng. nếu họ lên tiếng thì bạo loạn còn khủng khiếp hơn Phan Rí Cửa nhiều!
Cụ nói quá đúng nhưng cái này do yếu tố con người chứ đâu do thuỷ điện:D nếu biết cách vận hành đúng quy trình và nâng cao đc khả năng dự báo thời tiết thì đâu có những chuyện trên phỏng ạ:)
 

Cam 2.5.2012

Xe điện
Biển số
OF-184886
Ngày cấp bằng
12/3/13
Số km
2,265
Động cơ
843,338 Mã lực
Mấy cái thủy điện đó nhỏ lắm chả ăn thua để trị thủy đâu. Nhà cháu đi mấy cái ở Lào cai mương tích nước chỉ bằng sông tô lịch dùng ngay dòng chảy của nó thì được mấy nước đâu mà trị thủy. Chưa kể mấy con suối miền núi ngày thường chỉ như dải lụa nhưng mưa to 1 cái là nước cuồn cuộn thì đập nào ngăn được? Vấn đề ở đây là chúng nó phá hết rừng đầu nguồn rồi nên mưa xuống là có lũ ngay.
Nguyên nhân là do con người hết.
http://dantri.com.vn/xa-hoi/tan-hoang-nhung-canh-rung-phong-ho-khong-con-cay-20180627065054793.htm
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Bình tĩnh cụ ơi, phản biện nhau trên tinh thần hợp tác nó mới ra chân lý được. Các cụ nóng mặt vơi nhau làm gì.
Từ cái cụ nói đấy, thủy điện nhỏ hồ con rùa thì cắt lũ thế nào được. Đúng trăm phần trăm. Tuy nhiên cũng từ cái hồ bé tí ấy thì lũ về bao nhiêu nó phải xả bấy nhiêu chứ. Và cũng vì cái hồ nó bé tý nên lượng nước tăng thêm so với lũ tự nhiên từ nó gần như bằng 0, thế thì có hay không có nó cũng khác gì nhau khi lũ về? Sao lại đổ tại nó làm lũ mạnh hơn
Đấy là nói về thủy điện nhỏ ở miền bắc đợt lũ vừa rồi. Còn với các thủy điện nhỡ như Miền Trung dung tích chứa của nó cũng đáp ứng được nếu làm đúng qui trình.
 

vietran

Xe trâu
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
33,792
Động cơ
723,036 Mã lực
Thủy điện Hòa Bình, Sơn La ... có dung tích điều tiết lũ ... giúp cắt lũ là không thể phủ nhận được.
nhưng khi tính toán (dự báo thủy văn dự báo lũ) nhầm thì có gây lũ khủng khiếp hơn nhá, tức là xả lũ (cứu đập) chồng lên lũ, tuy nhiên chỉ người trong nhà mới biết.
Khủng khiếp chỉ là khi vỡ đập
Còn để bảo vệ đậpngười ta xả tối đa bằng lượng nước đổ về, tức không cắt lũ thì coi như không có thuỷ điện, gì mà lũ chồng lũ với khủng khiếp.
Mịa có éo gì 3 cái chuyện ấy mà trong với chả ngoài, cứ làm như bí mật chế tạo hạt nhân không bằng.
Lũ khủng khiếp là do phá rừng một cách đúng quy trình nhá.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top