[Funland] Lũ ống, lũ quét... và đập thủy điện

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Việc đầu tiên khi làm thủy điện Cụ biết là gì ko? Chặt rừng dưới danh nghĩa của việc dọn bãi để xây thủy điện. Có người bảo em là làm khéo khi cái chỗ thu hồi ở khu làm thủy điện là đủ vốn cái thủy điện rồi.
Còn về tác dụng của thủy điện thì mùa cạn hạ lưu cần nước thì nó giữ lại để phát điện. Mùa mưa cần giữ thì nó xả ra để bảo đảm an toàn cho nó đầu tiên còn kệ bọn dân dưới hạ lưu.
Cụ đã nhìn mấy cái thủy điện đó chưa?
 

Lungcu

Xe điện
Biển số
OF-37120
Ngày cấp bằng
2/6/09
Số km
2,689
Động cơ
495,841 Mã lực
Nơi ở
Cực Bắc Việt Nam
Trên cùng một dòng sông ,vài cái thủy điện cùng tích nước tối đa khi mưa xuống mà thằng nào cũng tham vì nước là xèng , đến khi không không trụ được nữa thì 123 xả ào một phát. Nếu có thiệt hạ thì tại thiên tai khắc nhiệt .
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Chỉ khi lũ về mà nó xả nước mới là chuyện bồi nhá. Hầu như líu có đâu nha.
Thường hồ nó xả trước khi lũ về hồ kia :D
Lại chém gió! Đã đến thủy điện xem nó vận hành bao giờ chưa? Theo qui trình thủy điện sẽ phải xả nước để cắt lũ khi có dự báo mưa bão quá trình này sẽ là xả-đóng-xả-đóng... trong 1 khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào độ thoát lũ của hạ lưu và dung lượng hồ chứa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Thực tế, các Cty thủy điện giờ đa phần là CP nên có nước tức có tiền nên chả thằng nào ném tiền qua cửa sổ cả. Hơn nữa không có thằng nào vận hành thủy điện mà không có quan hệ tốt với địa phương nên mọi qui trình giám sát bị vô hiệu hóa thậm chí được bao che. Dự báo có thể đúng có thể sai nên chúng nó chủ quan không mấy khi vận hành theo qui trình mà chỉ khi thấy cấp bách tức đã có mưa lớn rồi nó mới xả (thế nên mới có chuyện lũ chồng lũ) Khi đã có mưa, nứơc ở hạ lưu dâng lên đồng thời thủy điện xả lũ sẽ làm lũ tăng cao hơn, nhanh hơn bình thường làm dân phản ứng không kịp. Điển hình các thủy điện ở miền trung nơi có độ dốc lớn và dung lượng hồ chứa nhỏ trong các đợt mưa lũ vài năm gần đây. Hồ chứa thủy điện chỉ có tác dụng điều hòa lũ khi có dung tích đủ lớn những cái này thì thủy điện nhỏ ở Hà Giang, lào cai...không đáp ứng được nên vô dụng. Mưa lũ đợt vừa qua chủ yếu do rừng đầu nguồn bị tàn phá thêm vào đó khí hậu bất thường mới tạo thành hậu quả thảm khốc.
 

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
19,547
Động cơ
523,681 Mã lực
Lại chém gió! Đã đến thủy điện xem nó vận hành bao giờ chưa? Theo qui trình thủy điện sẽ phải xả nước để cắt lũ khi có dự báo mưa bão quá trình này sẽ là xả-đóng-xả-đóng...
trong 1 khoảng thời gian nhất định tùy thuộc vào độ thoát lũ của hạ lưu và dung lượng hồ chứa. Nhưng đó chỉ là lý thuyết. Thực tế, các Cty thủy điện giờ đa phần là CP nên có nước tức có tiền nên chả thằng nào ném tiền qua cửa sổ cả. Hơn nữa không có thằng nào vận hành thủy điện mà không có quan hệ tốt với địa phương nên mọi qui trình giám sát bị vô hiệu hóa thậm chí được bao che. Dự báo có thể đúng có thể sai nên chúng nó chủ quan không mấy khi vận hành theo qui trình mà chỉ khi thấy cấp bách tức đã có mưa lớn rồi nó mới xả (thế nên mới có chuyện lũ chồng lũ) Khi đã có mưa, nứơc ở hạ lưu dâng lên đồng thời thủy điện xả lũ sẽ làm lũ tăng cao hơn, nhanh hơn bình thường làm dân phản ứng không kịp. Điển hình các thủy điện ở miền trung nơi có độ dốc lớn và dung lượng hồ chứa nhỏ trong các đợt mưa lũ vài năm gần đây. Hồ chứa thủy điện chỉ có tác dụng điều hòa lũ khi có dung tích đủ lớn những cái này thì thủy điện nhỏ ở Hà Giang, lào cai...không đáp ứng được nên vô dụng. Mưa lũ đợt vừa qua chủ yếu do rừng đầu nguồn bị tàn phá thêm vào đó khí hậu bất thường mới tạo thành hậu quả thảm khốc.
Nói cho vuông mợ nhá :D
Bên em đi làm thuỷ điện để bán cho I Vi En ợ :D :D :D
 

Trung

Xe điện
Biển số
OF-8065
Ngày cấp bằng
15/8/07
Số km
3,307
Động cơ
563,508 Mã lực
Cụ đã nhìn mấy cái thủy điện đó chưa?
Đúng là cũng tùy cụ ạ. Chu va1, Chu va2 làm ở cái chỗ chẳng còn cây, lại cạnh đường nên không phải phá rừng. Nhưng mà đúng là nhiều thủy điện phá rừng thật, ở đoạn làm đường.

Chu va cũng là loại thủy điện không tích nước, nhưng mà vẫn có nắn dòng với đập dâng.

Ảnh hưởng của thủy điện lên lũ, lụt chắc chắn là tiêu cực.
 

v-kong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-207777
Ngày cấp bằng
27/8/13
Số km
6,222
Động cơ
367,784 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mấy năm gần đây lũ ống lũ quét xảy ra khá dầy gây thiệt hại nặng. Nhiều người đổ lỗi cho các đập thủy điện gây ra. Theo cách hiểu của em thì 2 loại lũ này là do rừng phòng hộ bị tàn phá chứ không phải từ thủy điện, vì về cơ bản thủy điện cũng có tác dụng trị thủy
Theo ý kiến các cụ thì lũ ống, lũ quét là nguyên nhân do đâu ạ?
Cả 2 cụ nhá! Rừng phòng hộ mất làm tăng tốc dòng chảy, sạt lở đất; thủy điện tích nước chạy máy phòng không có mưa thiếu nước, đợi lúc có mưa lũ thì chúng nó xả để tránh vỡ đập. Đan Mạch nhà chúng nó, quy trình này em cũng học thuộc ngày đi làm thủy định NL.
 

toyennha

Xe lăn
Biển số
OF-296722
Ngày cấp bằng
27/10/13
Số km
12,658
Động cơ
-188,191 Mã lực
Nơi ở
Ngoài Vùng Phủ Sóng
Thủy điện chỉ nguy hiểm khi xảy ra sự cố, bình thường nó sẽ điều tiết nước, lũ cho hạ lưu. Trừ khi về mùa khô mà thằng chủ đầu tư nó tích
nước đ.éo nhả cho hạ lưu giọt nào thì hạ lưu mới khốn :D Lũ quá lớn nó không điều tiết được thì bắt buộc phải xả, nếu ko có thủy điện thì lũ đấy vẫn đổ về hạ lưu như thường.
Ko có thủy điện. Đám rừng phòng hộ ấy vẫn giữ được nước vừ vẫn có dòng nước về mua khô. Nhờ có thủy điện. Mua khô nó giữ nước. Mùa mưa lũ nó xã nước phụ theo dòng lũ. :D . nó cũng y như chuyện nước sông mekoong ko về . Đồng Bằng sông Cửu Long. Ngập mặn ngay :D
 

zoro1970

Xe container
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
5,966
Động cơ
2,326,855 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
CNN
Powerful flash flood in China

Duration: 00:45 1 day ago
Rainstorms in China's Yunnan province triggered flash flooding that submerged a school and farmland over the weekend.
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Nhiều cụ đổ lỗi cho thủy điện nhỉ. Kể ra thì cái món thủy điện nó cũng đặc thù, không phải ai cũng hiểu được nên bị báo chí bơm thổi cũng phải thôi. Em cũng chả bênh gì thằng thủy điện cả, vì giờ nhà nhà, người người làm thủy điện, đương nhiên nó sẽ nghĩ lợi ích của nó là đầu tiên rồi.
Giờ bàn một chút về lũ ống, lũ quét. Em kiến thức hạn hẹp các cụ cứ ném đá:
Đầu tiên là khái niệm, cái này em copy trên wiki, chắc nó cũng không sai.
1. Lũ ống: Tại những vị trí khe suối, sông nhỏ chảy qua 2 bên sườn đồi núi thung lũng bị khép lại làm cho đường tiêu thoát nước bị hẹp dần và co thắt ở 1 điểm, đó là nơi thường sinh ra lũ ống. Khi mưa ở thượng nguồn lớn, nước đổ về nhiều; điểm co thắt không tiêu nước kịp làm cho nước dâng nhanh ở phía trên và tạo dòng chảy xiết ở phía dưới eo co thắt sẽ sinh ra lũ ống.
2. Lũ quét: Lũ quét được hình thành khi một khối lượng nước khổng lồ được mang đến bởi những cơn mưa dông, bão hay bão nhiệt đới hoặc cũng có thể do một lượng lớn băng tuyết trên núi tan chảy một cách đột ngột. Nó cũng có thể được hình thành khi đập bị vỡ hay xả lũ đập một cách vội vàng với khối lượng xả hàng ngàn mét khối/giây (số lượng để tạo thành lũ quét còn tùy vào độ rộng và độ dốc của con sông bên dưới đập).

Tiếp theo là tần suất xuất hiện, cái này các cụ đang quan tâm. Đó là ngày xưa thì lũ ít, sao giờ nhiều thế. Theo em nó có 2 nguyên nhân.
1. Biến đổi khí hậu: Thực tế thì thời gian gần đây mưa lũ thất thường thật, một số dòng sông hoặc lưu vực có lưu lượng về từng thời điểm rất bất thường, vượt ra ngoài số liệu thủy văn tính toán. Tuy nhiên đổ cho biến đổi khí hậu thì khác gì đổ cho ông trời, sẽ không hợp lòng các cụ auto chửi lắm, nên tạm thời lý do này bỏ qua.
2. Chặt phá rừng: Đây rồi, tìm được thằng đổ lỗi rồi. Mà đúng thế thật, chặt phá rừng làm tốc độ dòng chảy nhanh hơn, lũ tập trung nhanh hơn, địa hình tự nhiên không tiêu thoát kịp nên các con lũ có sức tàn phá thảm khốc hơn.
3. Thủy điện: Đây là ý của một số cụ, không phải của em. Nhưng em sẽ phân tích sâu về cái này. Vậy theo các cụ thủy điện nó góp phần làm lũ mạnh hơn như thế nào. Một câu cửa miệng là mùa khô nó tích phát điện, mùa mưa nó xả cho dân chết. Đây là 1 câu sai lầm rất ấu trĩ. Lý do như sau:
- Mùa khô nó tích phát điện: Lưu lượng mùa khô cực nhỏ, và thằng thủy điện thì muốn phát điện nó cũng phải xả nước xuống hạ lưu chứ phát điện xong nó cất nước đi đâu được. Như vậy lượng nước mùa khô đối với các thủy điện nhỏ thì không đủ để tích, vì nước về bao nhiêu chạy máy bấy nhiêu và nó cũng xuống hạ lưu hết. Với các thủy điện lớn, lượng nước mùa khô chạy máy được tích từ mùa mưa, và như vậy, hạ lưu thủy điện lớn nhận được nhiều nước hơn vào mùa khô chứ ko ít hơn.
- Mùa mưa nó xả cho dân chết: Đối với các thủy điện lớn, hạ lưu mà không có nó thì chết còn tàn khốc hơn. Vì công trình đầu mối của mỗi thủy điện lớn đều là 1 công trình thủy lợi, tác dụng điều tiết nước, cắt lũ mùa mưa. Cái này nhiều cụ hiểu rồi e ko nói sâu hơn. Các cụ có thể nhìn Hòa Bình nó cắt cơn lũ lịch sử vừa rồi để đánh giá. Còn cụ nào vẫn nghĩ Hòa Bình nó xả làm chết lợn chết gà tận Thanh Hóa thì em không có gì để nói nữa.
Còn đối với các thủy điện nhỏ, đây là đối tượng các cụ đang đổ lỗi do sự dắt mũi của bọn báo chí óc lợn. Với các thủy điện nhỏ thì có rất ít hoặc gần như không có khả năng điều tiết lũ, cái đập của nó chỉ dành để dâng nước lên đến đầu vào đường ống áp lực, tạo cột nước cao để phát điện là chính. Vì dung tích hồ rất nhỏ, khả năng điều tiết lũ chỉ ở mức khiêm tốn, thì những cơn lũ lớn về vượt quá khả năng điều tiết của hồ, nó sẽ xả xuống hạ lưu bằng đúng lượng nước về hồ. Như vậy có hay không thằng thủy điện cũng như nhau, chả liên quan gì đến lũ mạnh hơn hay yếu đi cả.
Chốt lại, địa hình tự nhiên bị vặt trụi, cây cối xơ xác, cộng với thời tiết thất thường thì lũ bão nhiều và mạnh là đúng rồi. Thằng thủy điện nó cũng tham gia phá rừng, nhưng là phá trong phạm vi lòng hồ của nó, và sự thay đổi lũ bão sẽ đổ xuống cái hồ ấy, chứ nó đâu đổ lên đầu dân?

Nếu có một sự ảnh hưởng của thủy điện lên sạt lở đất, thì có thể là cái này. Đó là nó chặn một phần phù sa về hạ lưu, dòng nước trong hơn sẽ có sức xói mòn bờ cao hơn, và ảnh hưởng sạt lở bờ dòng sông là có.
Cụ dẫn chứng và phân tích đúng nhưng chưa đủ. Điểm cụ thiếu chính là việc lợi dụng thuỷ điện để phá rừng ở lòng hồ và tiện tay phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Với những thuỷ điện lớn có khả năng điều tiết như Hoà Bình, Sơn la, Lai Châu thì phá rừng lòng hồ để đổi với việc dựng hồ tích nước là nên làm. Còn với những thuỷ điện nhỏ chỉ có chức năng phát điện (thậm chí ko được phát) thì việc phá rừng này đem lại nhiều hậu quả hơn so với nguồn điện thu được.
 

Meo Meo Meo

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-208531
Ngày cấp bằng
2/9/13
Số km
500
Động cơ
320,460 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Việc đầu tiên khi làm thủy điện Cụ biết là gì ko? Chặt rừng dưới danh nghĩa của việc dọn bãi để xây thủy điện. Có người bảo em là làm khéo khi cái chỗ thu hồi ở khu làm thủy điện là đủ vốn cái thủy điện rồi.
Còn về tác dụng của thủy điện thì mùa cạn hạ lưu cần nước thì nó giữ lại để phát điện. Mùa mưa cần giữ thì nó xả ra để bảo đảm an toàn cho nó đầu tiên còn kệ bọn dân dưới hạ lưu.
Giờ có phải như ngày xưa làm thuỷ điện là có cây để chặt đâu cụ, nghĩ thực tế là do phá rừng lâm tặc thôi.
 

xe rùa 2012

Xe container
Biển số
OF-199905
Ngày cấp bằng
27/6/13
Số km
8,082
Động cơ
377,998 Mã lực
Mấy năm gần đây lũ ống lũ quét xảy ra khá dầy gây thiệt hại nặng. Nhiều người đổ lỗi cho các đập thủy điện gây ra. Theo cách hiểu của em thì 2 loại lũ này là do rừng phòng hộ bị tàn phá chứ không phải từ thủy điện, vì về cơ bản thủy điện cũng có tác dụng trị thủy
Theo ý kiến các cụ thì lũ ống, lũ quét là nguyên nhân do đâu ạ?
100% thuỷ điện đặt ở phần đầu nguồn các dòng sông và để xd nó ng ta phải tàn phá rừng đầu nguồn. rất nhiều thủy điện vừa và nhỏ ng ta cứ nằng năc làm ở các khu rừng già có gỗ chất lượng cao cccm nha
 

Xe ONG

Xe máy
Biển số
OF-572010
Ngày cấp bằng
1/6/18
Số km
72
Động cơ
144,000 Mã lực
Tuổi
36
kiểm lâm phá hết rừng chứ không phải ai.
 

Dũng Ốc

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-86161
Ngày cấp bằng
22/2/11
Số km
23,327
Động cơ
585,446 Mã lực
Nơi ở
Một chốn bốn nơi.
Cụ dẫn chứng và phân tích đúng nhưng chưa đủ. Điểm cụ thiếu chính là việc lợi dụng thuỷ điện để phá rừng ở lòng hồ và tiện tay phá rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn. Với những thuỷ điện lớn có khả năng điều tiết như Hoà Bình, Sơn la, Lai Châu thì phá rừng lòng hồ để đổi với việc dựng hồ tích nước là nên làm. Còn với những thuỷ điện nhỏ chỉ có chức năng phát điện (thậm chí ko được phát) thì việc phá rừng này đem lại nhiều hậu quả hơn so với nguồn điện thu được.
Thuỷ điện nhỏ phá rừng để làm gì cụ? Rừng nước ta cỡ 20 năm trở lại đây còn gỗ gì quý nữa không mà phải phá?
 

zoro1970

Xe container
Biển số
OF-59161
Ngày cấp bằng
15/3/10
Số km
5,966
Động cơ
2,326,855 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
CNN
Powerful flash flood in China

Duration: 00:45 1 day ago
Rainstorms in China's Yunnan province triggered flash flooding that submerged a school and farmland over the weekend.
Vừa rồi ko nhờ mấy TĐ Lai châu, SL thì nó quét về tận HN
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
Đúng là cũng tùy cụ ạ. Chu va1, Chu va2 làm ở cái chỗ chẳng còn cây, lại cạnh đường nên không phải phá rừng. Nhưng mà đúng là nhiều thủy điện phá rừng thật, ở đoạn làm đường.

Chu va cũng là loại thủy điện không tích nước, nhưng mà vẫn có nắn dòng với đập dâng.

Ảnh hưởng của thủy điện lên lũ, lụt chắc chắn là tiêu cực.
Phá rừng không phải cái thủy điện nào cũng phá nhưng ảnh hưởng tới môi sinh, môi trường thì chắc chắn có. Không ít thì nhiều, các thủy điện to thì làm hồ chứa, nhỏ thì làm đập dâng nó làm thay đổi dòng chảy dẫn đến ảnh hưởng môi sinh.
 

Hoa sim

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-570412
Ngày cấp bằng
22/5/18
Số km
618
Động cơ
147,970 Mã lực
Tuổi
25
100% thuỷ điện đặt ở phần đầu nguồn các dòng sông và để xd nó ng ta phải tàn phá rừng đầu nguồn. rất nhiều thủy điện vừa và nhỏ ng ta cứ nằng năc làm ở các khu rừng già có gỗ chất lượng cao cccm nha
Lại ngồi xó nhà cào bàn phím!
 

tieunhupha

Xe điện
Biển số
OF-114423
Ngày cấp bằng
27/9/11
Số km
4,652
Động cơ
1,033,440 Mã lực
Thuỷ điện nhỏ phá rừng để làm gì cụ? Rừng nước ta cỡ 20 năm trở lại đây còn gỗ gì quý nữa không mà phải phá?
Nó lấy cớ phá rừng lòng hồ để tiện tay phá cả rừng phòng hộ ở phía trên cụ ạ. Theo luật là rừng ko thuộc lòng hồ thì chặt 1 phải trồng lại 1 cây tương ứng nên chúng nó chặt cây cao 20m và trồng lại cây 2m cho đủ số lượng cũng là thường thấy mà.
 

meomun346

Xe lăn
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
10,393
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Thuỷ điện có lợi nhiều hơn là có hại ( không gây ô nhiễm môi trường như nhiệt điện, tham gia vào việc điều tiết nguồn nước,....). Nếu mật độ xây dựng các nhà máy thuỷ điện hợp lý thì tốt hơn( thuỷ điện của mình hơi bất cập về vấn đề nay). Tất cả những trận lũ quét và lũ ống không phải 100% do tại thuỷ điện, mà còn do nhiều nguyên nhân khác như nạn phá rừng, biến đổi khí hậu,.....
Nhìn về tổng thể thì thủy điện vẫn có hại cho môi trường cụ nhá. Chả có nhẽ mà tây lông nó lại phá đập thủy điện đi để trả lại sinh thái dòng sông. hay là cái đập đó xây ko đúng chỗ cụ nhể:)):)):))
Em thấy rất nhiều nhà dân làm ở vị trí nguy hiểm (dễ sạt lở, bên cạnh sông, suối), Họ toàn nghĩ kiểu bao nhiêu năm rồi không sao. Còn về việc lũ nhiều thì đủ lý do.
...
4. Quan trọng nhất là dân phá rừng làm nương rẫy nhiều quá, nhất là bây giờ có thuốc diệt cỏ, phun chết sạch các loại cây bụi nên mặt đất trống trơn, đến lúc mưa xuống không giữ được nước.
Cụ nào đi qua vùng Tây Bắc thì quá rõ điều này. Núi đồi trơ trọc. Dân Sơn La phá rừng trồng ngô, dân Yên Bái thì trồng sắn, phá rừng Hoàng Liên Sơn. Có lần em còn thấy ảnh cụ nào đưa lên, có những cây gỗ to đường kính hơn 1m, bị chặt xuống rồi ko vận chuyển ra được, nấm còn mọc đầy lên. Xót quá.
mấy anh sở Tài nguyên môi trường với kiểm lâm, chắc chỉ mải đi buôn chổi đót với chạy xe ôm, nên giờ rừng trơ trụi, dân bị lũ quét.
Em mà là cụ Tổng, em cũng phải cho mấy đứa ấy vào lò.

Nhà cháu nghe bảo là thủy điện như thủy điện Hòa Bình nó có cửa xả đáy, nên điều tiết được. Nước vào hồ thì tháo đáy ra xả. Còn thủy điện kiểu như ở miền Trung không có cửa xả đáy nên lượng nước tích được ít, không có khả năng điều tiết.
Có cửa xả đấy, nhưng nó cũng nằm cao hơn đáy sông rất nhiều cụ ơi. Rồi mấy chục năm nữa, phù sa bồi đắp đầy lên. Chả biết khi ấy thuê máy hút bùn về nạo vét hay đóng cửa nhà máy nữa. Mà hút bùn thì phải xả bùn cát xuống hạ lưu, cá chết, các cụ lại chửi.
Em ko nuôi cá ở hạ lưu thủy điện. Em nghĩ cũng nhờ thủy điện xả nước đều đặn mà nuôi cá được 4 mùa. Khi bán cá to chả đóng thuế cho nhà máy. Khi lũ về quá nhiều, phải xả lũ cứu nhà máy, cá chết lại bắt đền. các cụ thông não em tí coi nào.

Em thì thấy do biến đổi khí hậu và rừng bị thu hẹp là chính...
Cũng chả phải bây giờ mà từ xưa khu vực này lũ ống, lũ quyét cũng kinh khủng, người thợ sơn tràng ngày xưa mùa này cũng nghỉ vì mùa này đi rừng không chết vì bệnh cũng chết vì lũ. Bây giờ dân đông hơn, báo chí truyền thông cũng nhanh hơn nên có cảm giác lũ ống lũ quyét nó nặng nề hơn xưa thôi, chứ thực ra nó vẫn vậy, có nhiều hơn hay to hơn cũng không nhiều lắm, thật!
Không có điều tiết lũ của Hòa Bình hay Sơn La thì mỗi mùa nước như này dân Hà Nội, dân vùng hạ lưu sông Hồng nháo nhác, tin vỡ đê nơi nơi.
Hê hê!
Nhà em ở Tuyên quang. Từ dạo xây hồ thủy điện Na hang tới giờ, mười mấy năm nay; chả phải chạy lũ lần nào. Sướng quá!
Nói cho vuông mợ nhá :D
Bên em đi làm thuỷ điện để bán cho I Vi En ợ :D :D :D
EVN thì đang thiếu điện lắm. Nhà cụ có dàn phát điện Mặt trời họ cũng mua điện luôn (giá thế nào thì e ko rõ)
Nhiều cụ cứ mở mồm ra là chửi Thuỷ điện, nguyên nhân chính là lũ quét từ thượng nguồn, Vân nam TQ
https://www.msn.com/en-ie/news/video/powerful-flash-flood-in-china/vp-AAz82yy
Vân Nam thì có liên quan đến Chu va 1, Chu va 2 đâu cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top