Em gọi đám giáo viên bây giờ là bọn thợ giảng, vì họ xứng đáng. Có hai thứ ảnh hưởng đến não trạng của họ gồm:
Tập quán từ triền thống Nho giáo, coi người làm thầy như cha và coi học trò như con. Liên kết nó với những quy tắc Nho giáo cha con, thầy trò biến cái nghề dạy học thành ra cao quý thiêng liêng các thức. Về danh nghĩa thì tốt thôi, nhưng bản chất người thầy tự cho mình quyền coi học trò như công cụ để kiếm cắn, để nhào nặn, để cắt gọt cho vừa với định kiến chủ quan của mình.
Từ khi oánh đổ phong kiến, tư duy nghề dạy học ở ta vẫn trước là bám vào triền thống Nho giáo sau là hạng công việc tính công điểm, cũng vẫn vai trò gia công cắt gọt để cho xuất xưởng một đám sản phẩm giáo dục theo chỉ tiêu.
Cả hai cái quan niệm này, về bản chất đều khác xa với các giá trị nhân văn mà người chúng mình bây giờ hiểu được. Vả lại, của đau con xót, ngày xưa nghèo mạt lại đẻ lắm, thôi thì phó mặc bèo chảy mây trôi thế nào cũng được. Bây giờ khấm khá lại đẻ ít, con đứa nào là cục vàng của đứa ấy.
Trước là các phụ huynh cũng nên điềm đạm, phản đối rồi uốn nắn khiếu nại với đám thợ giảng. Đứa nào quá quắt quá hoặc đến nỗi bệnh hoạn thì mới lại tung lên mạng cho thất nghiệp sặc máu ra. Bọn đấy thấy nghiệp thì chỉ đi bán bánh rán may còn có khách.
Sau là đám thợ giảng, cũng tự nên nhìn nhận lại xem mình là ai, mình làm được gì cho xã hội rồi dần dần mà thay đổi nhận thức, bỏ cái kiểu hách dịch khệnh khạng tùy tiện coi con cái nhà người ta như cỏ rác thích mắng là mắng thích đánh là đánh đi. Mỗi đứa trẻ là một nhân cách, nghề sư phạm đến cỡ toshi như ông gì Ta nhi láp ki bên Liên Xô dạy ra rả bao năm nay rồi. Đừng có nghĩ mình làm nghề thầy là mình thế lọ thế chai được làm những thứ tổn hại đến nhân cách người khác. Cư xử tốt thì nhận được đối đãi tốt. Cái quy tắc đấy cũng khá nhân văn.